Quà tặng cuộc sống

Muôn Dặm Không Mây

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tôn Thư Vân

Download sách Muôn Dặm Không Mây ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Quà tặng cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Huyền Trang là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của lịch sử Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt hành trình một mình đi Ấn Độ thỉnh kinh của ngài, với bao nhiêu gian khổ và hiểm nguy, sau này đã gợi hứng cho người Trung Quốc viết nên bộ tiểu thuyết nổi tiếng Tây Du Ký. Và từ đó không chỉ người Trung Quốc mà cả thế giới biết đến nhân vật lịch sử Tam Tạng Huyền Trang qua hình ảnh hư cấu Đường Tăng. Trong thực tế, quả đã tồn tại một nhân vật lịch sử như thế. Và trong những năm vừa qua, có một số người đã muốn tái tạo hành trình thỉnh kinh của ngài. Cô Tôn Thư Vân, là một trong những người đó, đã ghi lại hành trình của mình cùng những cảm xúc trong tác phẩm Muôn Dặm Không Mây. Nay cô Tâm Hiếu phát tâm dịch những ghi chép này của Tôn Thư Vân ra tiếng việt, để cho không chỉ những người con Phật chúng ta đọc mà còn để cho mọi người biết hành trình gian khổ ngài Huyền Trang đã trải qua bằng những ghi chép của chính người hôm nay.

Tôi viết mấy lời này để xin giới thiệu cùng bạn đọc Việt Nam về cuốn sách đầy hứng thú này.

Đầu xuân năm Bính Tuất 2006

Thượng tọa Thích Trí Siêu

(Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát)

Lời dịch giả

Vào năm 646, ngài Huyền Trang, vị cao tăng đời Đường, đã căn cứ theo lộ trình Tây du của mình, viết nên quyển Đại Đường Tây Vực ký…, đến đời Minh, Ngô Thừa Ân đã chuyển thể từ Đại Đường Tây Vực ký thành Tây Du ký. Từ đó, những câu chuyện liên quan về Đường Tăng được lưu truyền rộng rãi ở nhân gian. Thời gian cứ thế trôi qua, đến nay cũng hơn 1.000 năm, một nữ sĩ Trung Quốc đã độc hành lại con đường của ngài Huyền Trang, đồng thời đem những điều trải qua viết nên quyển Ten thousand Miles without a cloud (Muôn dặm không mây) bằng tiếng Anh. Mùa hè năm 2004, tác giả đã chuyển dịch thành tác phẩm “Vạn lý vô vân” và xuất bản tại Trung Quốc.

Tác giả tên thật là Tôn Thư Vân, sinh năm 1963 tại tỉnh Hà Bắc. Năm 1982, cô thi đậu khoa ngoại ngữ trường đại học Bắc Kinh, sau đó du học nghiên cứu sinh ngành lịch sử cận đại tại đại học Oxford ở Anh. Trong thời gian học tập ở Oxford, cô có dịp giao lưu với các học giả Ấn Độ. Các học giả này đánh giá cao về ngài Huyền Trang, xem Ngài như một anh hùng, trong khi đó cô là người sinh trưởng và được giáo dục tại Trung Quốc, nhưng nhận thức về lịch sử nước nhà, cũng như sự hiểu biết về ngài Huyền Trang rất ít, cô cảm thấy hổ thẹn, bèn quyết tâm tây hành theo dấu chân của ngài Huyền Trang khi xưa, thể nghiệm tất cả mọi nguy hiểm và gian khổ trên đường cầu pháp của Ngài, tái hiện nhận thức văn hóa Phật giáo và cuộc sống của Ngài trong thời kỳ thịnh Đường.

Ngài Huyền Trang đến Ấn Độ cầu học Phật pháp khoảng 19 năm; sau khi về nước, ngài dốc toàn lực cho sự nghiệp phiên dịch, hoằng pháp. Hơn 1300 năm trở lại đây, kinh văn đọc tụng đa phần do Ngài phiên dịch. Ngài không chỉ là một vị cao tăng, mà còn là sứ giả văn hóa, nhà du hành vĩ đại. Lỗ Tấn, tác giả nổi tiếng của Trung Quốc đầu thế kỷ XX, xưng tụng Ngài là “Bậc đống lương của dân tộc”…, Lương Khải Siêu cũng tôn Ngài là “Thiên cổ nhất nhân”, từ đó có thể thấy địa vị quan trọng của Ngài trong lịch sử Trung Quốc.

Bản thảo của tác phẩm Ten thousand miles without a cloud mới viết được một chương, lập tức được công ty Harper Collins thuộc tập đoàn Murdock nổi tiếng ở Anh Quốc mua ngay bản quyền. Ấn bản tiếng Anh, với bìa thiết kế mang đậm nét thiền, sau khi xuất bản ở London vào tháng 7 -2003 đã gây sóng gió trong giới độc giả Anh Quốc và nhận được vô số lời đánh giá cao. Ngoài nước Anh và vùng lân cận, tác phẩm Ten thousand miles without a cloud được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như Pháp, Ý, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Một phụ nữ Trung Quốc, cô thân vạn lý tìm hiểu hành trình của bậc cao tăng cách nay hơn 1000 năm. Quyển sách đã làm chấn động giới học giả năm châu, đây cũng là đề tài gây chú ý cho các nhà xuất bản tại Trung Quốc.

Tiến sĩ Amartya Sen – người từng được giải thưởng Nobel về kinh tế học, trong lời đề tựa cho bản dịch Trung Quốc của mình nói: “Đây là quyển sách đa tầng mức, đa góc độ, cũng là một tuyệt phẩm bao hàm văn hóa, lịch sử, địa lý và nhân văn…”

Đây là bộ sách dùng tâm để thể nghiệm. Tác giả đã dùng lối diễn đạt chân thật, sinh động, tư tưởng sâu sắc, kết hợp với rất nhiều hình ảnh đẹp trong lộ trình của mình, nhận thức nền văn minh tiên tiến và cổ xưa, nâng cao vị trí văn hóa Trung Quốc trong con mắt của mọi người trên thế giới, thẳng tiến vào thế giới tinh thần uyên bác của ngài Huyền Trang, lãnh ngộ được chân đế Phật giáo.

Cảm nhận được giá trị của tác phẩm, tuy bận học nhưng chúng tôi vẫn tranh thủ thời gian dịch sang tiếng Việt. Vì bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, thêm vào người dịch theo sát bản văn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong quý vị góp ý. Hy vọng quyển sách này sẽ mang nhiều lợi ích đến các độc giả nước nhà.

Phúc Châu, ngày 20/12/2005

Tâm Hiếu

ĐỌC THỬ

Muôn dặm không mây

Mọi người đều biết nhân vật Đường Tăng trong Tây Du ký là một người có bản tính yếu đuối, lương thiện, kiền thành, nhưng lại độc đoán, không phân rõ phải trái. Dưới sự bảo hộ của Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, Trư Bát Giới biếng nhác và Sa Tăng bộc trực, Đường Tăng trải qua 81 nạn, cuối cùng thì hoàn thành chuyến Tây Thiên thỉnh kinh.

Đường Tăng thật ra là nhân vật lịch sử Huyền Trang đời nhà Đường. Tây Du ký là bộ tiểu thuyết thần thoại diễn dịch lại hành trình sang Ấn Độ cầu pháp của ngài Huyền Trang. Tác phẩm văn học ưu tú này dựa vào sự tưởng tượng phong phú, qua sự phán đoán về tinh thần của thế giới hiện thực đã tạo nên hình tượng nhân vật đầy cá tính, trở thành tác phẩm văn học sử có sức lôi cuốn. Chính vì thế trong cuộc Cách mạng Văn hóa bài trừ tất cả văn hóa truyền thống do Mao Trạch Đông đề xướng, Tôn Ngộ Không trở thành thần tượng của phái tạo phản, và Tây Du ký cũng không bị xem là văn hóa đồi trụy. Tập truyện tranh đầu tiên của tôi chính là Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh.

Nhưng Đường Tăng trong tiểu thuyết và ngài Huyền Trang trong lịch sử thì hoàn toàn khác biệt.

Thời gian học tập tại Oxford, người bạn Ấn Độ đã kể cho tôi nghe ngài Huyền Trang rất được dân Ấn tôn sùng, anh ta nói nếu như không có Đại Đường Tây Vực ký của ngài Huyền Trang, lịch sử Ấn Độ cổ đại vẫn còn là một màn đen, thậm chí họ không biết đức Phật là người Ấn Độ. Tôi vô cùng kinh ngạc. Trong sách giáo khoa thời trung học tôi có đọc và biết ngài Huyền Trang biên soạn Đại Đường Tây Vực ký, nhưng tôi không biết nhiều về nội dung; tôi chỉ biết về ngài hạn hẹp qua nhân vật yếu đuối trong Tây Du ký. Ngày thứ hai tôi đến thư Viện trường Oxford tìm được quyển Đại Đường Tây Vực ký và truyện ký về ngài. Liên tục ba ngày tôi đọc sách, một nghi vấn luôn luẩn quẩn trong đầu: Tại sao với một nhân vật mà Lỗ Tấn xưng là “Bậc đống lương của dân tộc Trung Hoa” này mà tôi lại không biết?

Cũng như những người dân Trung Quốc, từ Tây Du ký tôi biết Đường Tăng theo lệnh của Đường Thái Tông sang tây thiên thỉnh kinh cầu cho đại Đường luôn bình an. Cầm trong tay chiếu thư của hoàng đế, ông rời khỏi Trường An, Đường Thái Tông đưa tiễn mười dặm. Trên thực tế, ngài Huyền Trang kháng lệnh triều đình, trong đêm trốn khỏi thành Trường An, đi đến đâu cũng đều bị lệnh truy bắt. Ngài một mình đi hơn năm vạn dặm trong 19 năm. Để thuyết phục vua Cao Xương cho phép tiếp tục tây hành, ngài đã tuyệt thực, trên ngọn Thiên San băng giá ngài suýt mất mạng, bị cường đạo bắt làm vật tế thần sông… nhưng ngài xem tất cả những gian khổ hay công danh lợi lộc chỉ là quá trình tu đạo của mình.

Tôi không hề biết hiện tại người Trung Quốc đang tụng những kinh điển hằng ngày phần lớn là do ngài dịch. Sau khi từ Ấn Độ trở về, ngài Huyền Trang dốc lòng dịch kinh, hoằng pháp, số lượng kinh điển phiên dịch rất nhiều, ngài đã để lại cho văn hóa Phật giáo Trung Quốc một tài sản vô cùng quý báu. Văn hóa Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn đối với triết học, luân lý, logic, văn học, ngôn ngữ, âm nhạc, vũ điệu, kiến trúc, y học, thậm chí những tập tục và sinh hoạt đời thường của Trung Quốc, và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Một triết gia đã nói không hiểu Phật giáo thì sẽ không hiểu văn hóa Trung Quốc. Với những thanh niên Trung Quốc sinh vào thập niên 1960 như tôi, Phật giáo mà ngài Huyền Trang tín ngưỡng chính là đại danh từ mê tín phong kiến. Tôi biết rằng tín ngưỡng Phật giáo của ngoại là đối tượng cuộc cách mạng của chúng tôi. Tôi không hiểu việc thắp nhang, lễ Phật làm sao đem lại niềm an ủi cho con người, cũng như không hiểu làm thế nào mà nó có thể đồng hành trong suốt cuộc đời đau khổ của ngoại, lại càng không hiểu đối tượng của cuộc cách mạng này sao lại là một bộ phận quan trọng hình thành nên truyền thống và lịch sử của chúng tôi.

Người xưa nói: “Đọc vạn quyển sách như đi vạn dặm đường.” Lần theo vết tích ngài Huyền Trang, dựa vào những ghi chép trong Đại Đường Tây Vực ký, cách nay hơn 1300 năm, vào thời gian giao thoa giữa lịch sử và hiện thực, tôi đã tự thân đi để thể nghiệm những gì mà ngài Huyền Trang đã trải qua, mong tiến sâu vào thế giới tinh thần của ngài, tìm hiểu sự giao lưu văn hóa của các nước đã ảnh hưởng đến Trung Quốc. Trên bước tây hành diệu vợi, tôi một mình đi gần một năm, trải qua những hiểm nguy, những phiền phức, những cơ cực bần cùng cũng như bạo lực tại thánh địa Phật giáo, nhưng tôi vẫn kiên trì, và cuối cùng đã tìm được quá khứ.

Chương 1

Bà ngoại tôi và ngài Huyền Trang

Hình ảnh ngoại âm thầm cầu nguyện dưới ánh trăng luôn khắc sâu trong ký ức tôi. Tôi trưởng thành trong tình thương yêu của bà. Ngoại đã dạy tôi nhận thức được lẽ thiện – ác của cuộc đời. Điều tôi khó hiểu nhất là ngài Huyền Trang vì sao được người dân Ấn Độ tôn xưng như một vị thánh, còn Lỗ Tấn tiên sinh lại ca tụng Ngài là “Bậc đống lương của Trung Quốc”.

“Mồng 8 tháng chạp, mồng 8 tháng Chạp, đông cứng cái cằm”. Đây là ngày lạnh nhất trong năm, cũng là ngày báo hiệu mùa xuân sắp đến. Vào buổi sáng tinh mơ, chúng tôi ngồi bên bếp lò lột củ tỏi, đem từng nhánh tỏi lột rửa sạch, để trong vại ngâm dấm và đậy kín nắp, đợi đến đêm Giao thừa mang ra ăn với bánh chẻo. Bố vừa giục chúng tôi làm việc, vừa không ngừng đảo nồi cháo to đang sôi sùng sục trên bếp lửa; nồi cháo này có đủ các loại đậu, nếp, táo, hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt sen, nhãn nhục, nho khô, phải nấu nửa ngày mới nhừ, mùi cháo thơm lừng khắp nhà. Ngày này, nhà nhà đều nấu nồi cháo mồng 8 tháng chạp cho người lớn, trẻ con ăn, thậm chí cả chó, mèo, gà cũng phải uống một chút nước cháo, còn dư một ít dành phần cho người đi vắng chưa về. Tôi hỏi bố vì sao phải ăn cháo vào mồng 8 tháng Chạp? “Đại khái là biểu thị kiết tường! Đem toàn bộ ngũ cốc, lương thực dư trong một năm nấu chung, hy vọng mọi năm đều có dư”- bố vừa nói vừa dùng sức quậy nồi cháo – “Con biết không? Các cụ còn đem cháo tô lên cây, họ cho rằng cây ăn cháo năm sau sẽ cho nhiều trái.”

“Thế vì sao hôm nay mồng 8 tháng Chạp được ăn cháo, ngày mai lại không được ăn?” tôi hỏi tiếp.

“Con không ngừng hỏi, thật là phiền” bố xua tay, ra vẻ bực mình. Tôi thấy ngoại mấp máy môi tính nói gì, nhưng lại thôi.

Buổi tối lúc sắp đi ngủ, ngoại hỏi tôi: “Con muốn biết vì sao hôm nay phải ăn cháo mồng 8 tháng Chạp hả?”

– Dạ, con hỏi bố cả buổi, bố không trả lời, còn nói con lắm lời nữa.

– Lúc có bố con, ngoại không tiện nói. Kỳ thật, hôm nay ăn cháo mồng 8 tháng Chạp là có nguyên do. Hôm nay là ngày kỷ niệm Phật Tổ thành đạo.

– Phật Tổ là ai vậy?

– Chính là ông Phật trong đại điện mà ngoại dẫn con đi chùa đó.

– Ông thành Phật, tại sao chúng ta lại phải ăn cháo?

– Là như vầy – Ngoại chậm rãi nói với tôi – Phật Tổ là người Ấn Độ, sống cách nay hơn 2000 năm.

– Ấn Độ ở đâu?

– Rất xa, rất xa, độ khoảng hơn một vạn dặm. Ngài thấy mọi người thọ khổ, thọ tội, bèn nghĩ ra một phương pháp tạo phước cho người đời. Ngài suy nghĩ, suy nghĩ, không ăn cũng không ngủ.

– Không ăn, không ngủ làm sao được?

– Chính thế! Ngài bị hôn mê. Sau đó, một cô gái chăn dê đi ngang, trông thấy Ngài như vậy, bèn vắt một bát sữa, để một chút gạo, nấu thành cháo loãng dâng ngài. Uống xong bát cháo, Ngài có sức, ngồi dưới gốc cây quán tưởng một thời gian dài, đột nhiên vào một hôm Ngài tìm ra phương pháp. Phương pháp này là để người tin theo Phật, như vậy, Ngài thành Phật Tổ. Sau này, mỗi năm đến ngày này, mọi người đều ăn cháo để nhớ nghĩ về Phật Tổ. Thời gian dài, trở thành thói quen.

– Phật Tổ thật giỏi, rất nhiều người vì Ngài mà ăn cháo.

Tôi lớn lên mới nhận thức được Ngài quả là tuyệt vời.

Quê hương của tôi có câu ngạn ngữ: “Lão thái thái, đừng lo phiền. Ăn cháo mồng 8 tháng Chạp là đến năm mới rồi”. Sau ngày này, mọi người đều chuẩn bị đón năm mới; trẻ con cũng vừa bẻ quày ngón tay đếm, miệng vừa hát lên bài ca dao: “Hai mươi ba, cúng kẹo dẻo”. Ngoại nói đây là tục hối lộ ông Táo, khẩn cầu ông về Trời nói tốt cho chúng ta. “Hai mươi bốn, viết thư pháp”, mỗi nhà đều hy vọng trên cửa lớn dán mấy câu đối kiết tường, nhà ngoại không ai biết thư pháp nên phải ra chợ mua về. “Hai mươi lăm, quét dọn nhà cửa”, đây là việc trẻ con không vừa ý lắm, trời lạnh như cắt, thở ra hơi khói, còn phải lau chùi tất cả cửa sổ. Sau đó là hấp bánh bao, hầm gà, hầm thịt… tất cả đều làm theo thứ tự, thật tỉ mỉ.

Ngóng sao, ngóng trăng, cuối cùng năm mới trông đợi cũng đã đến. Bình thường không có đậu phộng, bánh kẹo, trái cây khô… để ăn, thế mà thoáng chốc không biết những thức ăn này từ đâu mà đến; ăn Tết có mấy ngày, ngày nào cũng đều được ăn thịt, ăn gà, ăn vịt, ăn cá! Nhìn trên bàn bày đầy những thức ăn ngon, xem trên người từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài đều là đồ mới. Tôi nghĩ nếu như ngày ngày đều ăn Tết thì thật tốt biết bao!

Cái vui nhất của ngày Tết, ngoài ăn ra, còn chơi. Có rất nhiều chỗ vui chơi. Ngày thường chỉ có thể ở trong sân chơi đá cầu, nhảy dây, chơi trốn tìm; bây giờ Tết đến nhiều hơn: trên đường náo nhiệt đến nỗi mắt tôi không nhìn thấy hết, đặc biệt là miếu hội, muốn gì có nấy. Miếu hội ở quê là một bãi đất trống trước chùa, nơi đây bình thường lạnh tanh, không bóng người, nhưng lúc có miếu hội, người đông như kiến. Trẻ con chúng tôi dưới tấm bạt che chạy tới chạy lui, xem bên này, nhìn bên kia. Nào là thi nhảy cao, nhảy sập, cưỡi lừa, đội hình nộm thi nhảy, thổi kẹo đường, nắn đất thành hình người, biểu diễn múa, bán hoa vải, hay nhất là xem diễn kịch. Trên sân khấu, các diễn viên phục trang đủ màu sắc, mặt tô phấn, diễn tuồng liên tục mà không biết mệt. Trời đã tối hẳn, tôi đành tiếc rẻ quay trở về nhà.

Thoáng chốc, tất cả đều thay đổi. Đường phố náo nhiệt y như những ngày Tết. Ngoài đường treo đầy những biểu ngữ, xanh có, đỏ có, hồng có, vàng có, bay phần phật trước gió; khắp nơi đều treo cờ đỏ cùng ảnh Mao Trạch Đông. Loa phóng thanh từ sáng đến tối không ngừng phát ra những bài ca Cách mạng. Nhóm thanh niên trong đội tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông, vừa đeo những câu trong sách hồng bảo, vừa diễu hành các tư thế cách mạng. Họ dường như không biết mệt, nếu có ai xỉu đều được dìu đi liền. Thời đại Cách mạng Văn hóa đến rồi, trong nhóm này, có người đeo huy hiệu hình Mao Chủ tịch trên ngực, mặc cho ghim đâm vào ngực chảy máu cũng không nề.

Tôi nhớ lại lúc bấy giờ, cả phố thường xuống đường, xếp từng đội, hàng đầu đốt pháo, người cầm cờ giấy, người vác biểu ngữ, mọi người đều đồng thanh hô to khẩu hiệu, phụ nữ nhảy múa theo nhịp chiêng trống. Mỗi lần như vậy, tôi hỏi bố mẹ vì sao phải đi diễu hành và đều được nghe câu: “Mao Chủ tịch có chỉ thị mới! Thời gian này, dù đang làm bất kỳ việc gì cũng phải ngưng, xuống đầu phố, nghe tuyên truyền chỉ thị tối cao, phát thệ trung thành với Mao chủ tịch.”

Chúng tôi thường thấy những người được mệnh danh là “Phe chống đối” bị đem đi diễu ngoài phố. Trên đầu đội mũ giấy, cổ đeo tấm biển to bên trên dùng mực đen viết, lại dùng mực đỏ vạch một vòng tên tuổi của họ. Trong nhóm người này, có người là địa chủ mặc đồ lụa, tóc cắt nửa đầu, mặt tô phấn hồng; có người là giáo sư trên áo phết mực hồng, mực đen, mực xanh; có người nữ ngoại tình, cổ bị đeo giày; có những vị sư già, áo dài rách nát còn bị phết phân bò. Họ trông giống những chàng hề được hóa trang trong đoàn kịch. Tôi và bọn trẻ con vừa chạy phía sau họ, vừa réo gọi, vừa cười.

Những người này bị đưa ra bãi đất trống để đấu tố. Đây giống như một cuộc giải trí, lôi cuốn rất đông người xem. Có lần tôi kéo ngoại cùng đi xem. Những người phạm tội bị đám đông vây lấy đang từ từ đi tới. Họ bị sỉ vả, lại còn bị nhổ nước bọt, một lính vệ binh dùng dây da đánh họ. Có một số người rớt mũ, để lộ ra vết bị xâm bằng thép hằn sâu vào da thịt. Loa phóng thanh trên xe không ngớt loan truyền: “Đả đảo phản cách mạng! Hãy để bọn họ nếm mùi quả đấm thép của chúng ta! Để bọn họ suốt đời không thể đứng dậy!” Có người cho chúng tôi biết đây là những thành phần phong kiến, địa chủ, giai cấp tư sản, phần tử trí thức mong lật đổ giai cấp công nhân chuyên chính, vì thế chúng ta nên đề cao cảnh giác. Đấu tranh giai cấp không được quên, ngày ngày đều phải tuyên truyền. Tôi nhón lên nhón xuống muốn xem cho rõ những người này. Ngoại dựa vào cột điện, mặt trắng bệch, quay sang nhìn thẳng vào mắt tôi nói: “Nếu con đối với người như vậy, sẽ bị đoạ vào địa ngục”. “Ngoại đừng dọa con, làm gì có địa ngục”- tôi trả lời. Trời tối, hồng vệ binh xếp thành đội ngũ quay về. “Giai cấp chống đối” hạ mũ và tấm bảng trên cổ xuống, cúi đầu lặng lẽ trở về nhà. Ngày mai, họ lại tiếp tục bị đem diễu ngoài phố.

Tôi nhớ mình thường hỏi ngoại, nhóm người này làm sao có thể lật đổ chính quyền? Tôi thật không hiểu. Những vị sư già mang áo tràng vừa dơ vừa cũ rách, xem ra rất ốm yếu, dường như lúc nào cũng dễ bị những tấm biển đè xuống. Ngoại nói những vị đó tâm mềm yếu, vì sợ dẫm lên kiến, đi đứng rất cẩn thận; trước khi đốt đèn họ đều đậy nắp che, vì sợ con thiêu thân bay vào. Thế nhưng bố tôi lại cảnh cáo tôi không được mê tín, ông nói: “Chó cùng rứt giậu.”

Rất nhanh, văn hóa cách mạng đi vào giai đoạn mới, thời kỳ văn hóa cách mạng đổi thành Cách mạng Văn hóa, đầu tiên đánh vào bốn cái cũ: tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục và tập quán cũ. Chùa chiền khắp nơi ở nông thôn hay thành thị vào thời điểm này bị xem là tiêu chí thể hiện mê tín của thời phong kiến, tất nhiên trở thành đối tượng chủ yếu của hồng vệ binh. Làng tôi có ngôi chùa nhỏ mà trước kia ngoại thường dắt tôi đến. Nơi đây rất đặc biệt, bên dưới hành lang đại điện và ngoài sân bày rất nhiều hàng mã hình ngựa, trâu, người, lớn như thật. Tôi rất thích đem về một cái, nhưng ngoại nói những vật này dành cho người chết dùng. Tôi thật không hiểu người đã chết sao còn dùng những thứ này. “Phá tứ cựu”(1) ban hành, hồng vệ binh dùng búa đập vỡ tượng Phật thành nhiều mảnh, đuổi đi người giữ chùa, sau đó dùng đinh niêm phong cổng chùa. Về sau do nhu cầu của cách mạng, chùa trở thành kho lương thực.

Hồng vệ binh ngày càng ráo riết, họ bắt đầu lục soát những ngôi nhà bị xem là “năm loại đen”. Họ nghĩ rằng trong những ngôi nhà này nhất định chứa những chứng cứ phản cách mạng. Kết quả của cuộc lục soát chỉ là những đĩa hát, tạp chí, đồ cổ, đồ trang sức, áo khoác da, tấm thảm, ghế sôpha. Tuy không tìm ra chứng cứ phản cách mạng như vũ khí, thuốc đạn, nhưng những đồ vật này vẫn chứng minh những người chủ còn ấp ủ tư tưởng hoài niệm lối sống tư sản, lúc nào cũng mong phục hưng. Hồng vệ binh đem xe kéo những đồ vật quý – cho là không cần dùng này – ném đầy đường.

Có lần, ngoại đang đi trên đường, gặp lúc hồng vệ binh đang lục soát một nhà bên đường. Trong nhà không có vật gì đáng giá ngoài những cuốn sách. Hồng vệ binh quá thất vọng, đem sách quăng khắp đường, bắt chủ nhà đứng lên, đánh đập túi bụi, sau đó bỏ đi. Ngoại tôi đỡ người chủ nhà dậy, có ý nhặt lại giúp những quyển sách, nhưng ông cụ lắc đầu nói: “Không cần nữa, đó là những quyển sách mang lại tai họa”. Nhìn thấy vậy, ngoại rất tiếc, tuy không biết chữ, ngoại cũng nhặt một vài cuốn truyện tranh đem về nhà. Những cuốn sách vừa dơ, dính đầy bụi, có quyển không còn bìa. Ngoại tìm một miếng vải cẩn thận lau sạch, dặn dò chúng tôi: “Bên ngoài rất loạn, về sau nên ít ra ngoài chơi, chỉ ở nhà đọc sách thôi!”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button