Quà tặng cuộc sống

Linh hồn của tiền

Linh hon cua tien - Lynne Twist1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lynne Twist

Download sách Linh hồn của tiền ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook               

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Trong tác phẩm Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài “Vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người“, Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc: “Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất… Tiền bạc là thước đo giá trị trí tuệ, đạo đức, năng lực và nhận thức của mỗi con người và của cả xã hội, là nguồn gốc của mọi điều tốt đẹp khi người ta nhận thức đúng đắn giá trị của nó.

Tiền bạc có phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi không? Nếu không thì bản chất của đồng tiền là gì? Đó là một công cụ trao đổi, là biểu hiện vật chất của nguyên tắc giao dịch thương mại của con người. Trong đó, người ta trả giá cho giá trị họ nhận được. Đó không phải là công cụ của những người ăn mày đi xin ăn bằng những giọt nước mắt, cũng không phải là vũ khí của kẻ cướp dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản, mà chỉ có những người biết lao động mới có khả năng làm ra đồng tiền…

Nhưng tiền chỉ là công cụ. Nó có thể đưa bạn đi bất cứ nơi nào bạn muốn nhưng không lái xe thay bạn. Nó giúp bạn thỏa mãn những nhu cầu, nhưng không đem lại cho bạn những nhu cầu đó. Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc cho con người khi họ không hề biết hạnh phúc là gì, không thể đem lại những quy tắc về giá trị có giá trị, và cũng không đem lại mục đích khi con người không biết mình muốn gì. Đồng tiền không thể mua trí thông minh cho kẻ ngốc, mang lại sự thán phục cho kẻ hèn yếu, sự kính trọng cho kẻ bất tài…”

Có lẽ Linh hồn của Tiền cũng có chung một góc tiếp cận vấn đề tiền bạc như thế. Đây là cuốn sách dạy chúng ra về thái độ cư xử với tiền bạc, cách kiếm tiền, tiêu tiền và trao tặng tiền. Tiền mang lại sự đầy đủ về vật chất nhưng không phải là tất cả. Tiền không mua được sự đầy đủ về mặt tâm hồn.

Là một nhà hoạt động xã hội toàn cầu, người đã vận động quyên góp được 150 triệu đô-la cho các mục đích nhân đạo, có lẽ hơn ai hết Lynne Twist hiểu rõ hai mặt rất trái ngược nhau của đồng tiền. Và cuốn sách này chính là một sự chia sẻ trải nghiệm từ chính cuộc đời bà, từ những cuộc gặp với những người giàu nhất cũng như nghèo khó nhất, từ những người rất nổi tiếng như mẹ Teresa và Dalai Lama đến những anh hùng vô danh hàng ngày. Thông qua những câu chuyện cá nhân đó, bà mong muốn giúp chúng ta thay đổi suy nghĩ thiếu thốn, thèm muốn, và gánh nặng bằng suy nghĩ đầy đủ, tự do và có mục đích.

Trong một xã hội chạy theo đồng tiền, Linh hồn của Tiền khiến chúng ta lùi lại, trầm xuống và suy nghĩ về tiền bạc với những giá trị hạt nhân, cốt lõi của con người… Mang tên Linh hồn của Tiền nhưng đó thực sự là về Linh hồn của chúng ta…

Nhận xét:

Linh hồn của Tiền là một cuốn sách đầy cảm hứng và lôi cuốn. Nó sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ về tiền… Một cuốn sách dành tặng cho tất cả những ai mong muốn góp phần xây dựng thế giới này tốt đẹp hơn“.
– Jane Goodall, Đại sứ thiện chí hòa bình của Liên hợp quốc

Nếu bạn từng bị tiền đe dọa, cản trở hay làm tổn thương thì cuốn sách này sẽ giúp bạn hàn gắn những vết thương ấy. Đây là cuốn sách viết về tiền khác thường nhất mà tôi từng đọc…
– Bác sĩ Rachel Naomi Remen

Với cách hành văn đầy thuyết phục và cuốn hút, Linh hồn của Tiền miêu tả cách sử dụng tiền như một phương tiện giúp chúng ta hoàn thành những lý tưởng cao nhất về cuộc sống, tình yêu và khám phá ý nghĩa mới trong chính cuộc sống chúng ta“.
– Tiến sĩ Y học Dean Ornish

Bằng sự nhạy cảm tinh tế, Linh hồn của Tiền chỉ ra rằng cách chúng ta đối xử với bản thân và cách chúng ta sử dụng tiền bạc là hai mặt của một đồng tiền. Lynne Twist đã trả lại ma thuật cho tiền khi nhận thức tiền là một dạng năng lượng mà với chúng, ta có thể tạo nên những điều kỳ diệu“.
– James Garrison, Chủ tịch Diễn đàn thế giới

Linh hồn của Tiền là tiếng chuông đánh thức dài chậm rãi cho sự chuyển biến của chúng ta và thế giới hướng tới hòa bình, hòa hợp và sự giàu có cho tất cả mọi người“.
– Robert Muller, Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc

Trong một quốc gia và một thế giới bị phân chia sâu sắc hơn bao giờ hết giữa có và không có, nơi mà mong muốn của các triệu phú được ưu tiên trước những nhu cầu của trẻ em và người nghèo, Linh hồn của Tiền nhắc nhở chúng ta rằng khi mải miết chạy theo tiền, bạn sẽ tìm ra điều bạn thực sự quan tâm và rằng những lựa chọn sẽ dẫn đến một con đường mới…
– Marian Wright Edelman, Chủ tịch Quỹ bảo vệ trẻ em

Linh hồn của Tiền là nỗ lực tiên phong, đầy thấm thía của một nhà gây quỹ để biến xã hội mang nỗi ám ảnh coi tiền là thước đo giá trị đầu tiên thành những hành động lâu dài và đem lại sự mãn nguyện. Một câu chuyện đầy sức mạnh về cuộc đấu tranh và chiến thắng dành cho cả những người giàu cũng như những người nghèo khổ“.
– Tiến sĩ Edgar Mitchell

ĐỌC THỬ

TIỀN VÀ TÔI, TIỀN VÀ CHÚNG TA

Tiền giống như những chiếc khuyên sắt được xỏ vào mũi chúng ta. Chúng đang kéo ta đến bất cứ nơi nào chúng muốn. Chúng ta đã quên mất rằng chính chúng ta đã tạo ra chúng.
— Mark Kinney

Tại một ngôi làng trù phú ẩn sâu trong rừng rậm Amazon, cách biệt với bất cứ dấu hiệu nào ta quen gọi là văn minh tới mười ngày đường, anh Chumpi Washikiat cùng bộ lạc mình đang thực hiện một công việc táo bạo và chưa từng có tiền lệ: học cách sử dụng tiền.

Mặc dù đã 26 tuổi, song Chumpi mới bắt đầu tiếp xúc với tiền cách đây vài năm. Bộ lạc của anh, những người Achuar, đã sống hàng nghìn năm mà không hề biết đến tiền. Trong suốt khoảng thời gian đó, những thế hệ người Achuar đã sinh trưởng, lao động nuôi sống gia đình, xây dựng nhà cửa, và duy trì cả cộng đồng – họ làm tất cả những việc đó mà không cần dùng đến tiền. Họ đã và vẫn đang chung sống rất hài hòa với những yếu tố ảnh hưởng có tác động mạnh mẽ nhất lên cuộc sống của họ – những thế lực tự nhiên, mối quan hệ giữa các thành viên bộ lạc và với rừng – nhưng họ chẳng hề có mối liên hệ nào với tiền bạc. Nguyên tắc có đi có lại chính là loại tiền tệ chung. Mọi người đều hiểu rằng tất cả các thành viên trong làng sẽ chia sẻ và chăm sóc cho nhau. Nếu con gái của Tantu cưới con trai của Natem thì bạn bè và hàng xóm sẽ đến và giúp họ dựng một ngôi nhà. Khi một anh thợ săn giết được một con lợn lòi, cả làng sẽ cùng liên hoan. Những thăm trầm của cuộc sống chủ yếu đều do thiên nhiên gây ra. Mọi trận chiến nổ ra đều là vì danh dự. Chúng chẳng liên can gì đến tiền bạc cả.

Chumpi lớn lên trong một môi trường như thế, nhưng số phận đã an bài, anh thuộc về thế hệ sẽ thay đổi tất cả những điều đó. Vào đầu những năm 1970, người Achuar lần đầu tiên tiếp xúc với thế giới hiện đại thông qua những nhà truyền giáo. Chỉ trong hai thập kỷ, mảnh đất của cha ông họ trở thành mục tiêu nhòm ngó của các công ty dầu mỏ và các lợi ích thương mại khác. Khu rừng rậm có nguy cơ bị họ phá sạch để lấy gỗ và khai thác dầu dưới lòng đất. Năm 1995, Bill – chồng tôi và tôi được những thủ lĩnh người Achuar mời đến làm đối tác hỗ trợ họ bảo vệ đất đai và lối sống truyền thống của những người thổ dân. Chính dịp đó tôi đã gặp Chumpi, một chàng trai – một chiến binh Achuar trẻ tuổi và thiện nghệ.

Một vài năm sau cuộc gặp gỡ đầu tiên đó, Chumpi được các già làng và thủ lĩnh người Achuar chọn gửi đi học ở Mỹ. Anh là người Achuar đầu tiên học tiếng Anh, một công cụ thiết yếu giúp người Achuar có thể thỏa thuận về việc bảo tồn rừng và trao đổi buôn bán với thế giới bên ngoài hiệu quả. Đồng thời Chumpi cũng bắt đầu học một thứ ngôn ngữ nữa của cuộc sống phương Tây đương đại: ngôn ngữ của tiền. Đó chính là vốn từ thiết yếu để tồn tại trong một thế giới hoàn toàn khác so với thế giới của anh, nơi mà tiền luôn luôn là yếu tố chi phối, đôi khi là yếu tố chi phối duy nhất, đối với tất cả mọi người và mọi việc.

Chumpi sống cùng gia đình tôi tại nhà chúng tôi. Anh đi học tại một trường gần đó và học tiếng Anh rất chăm chỉ. Những bài học về tiền thì đến với anh mọi lúc mọi nơi như khí thở. Bất cứ nơi nào anh tới, ngôn ngữ và ý nghĩa của tiền đều tràn ngập bầu không khí, từ bảng thông báo, biển và chương trình quảng cáo cho đến thẻ ghi giá tiền trên những chiếc bánh. Khi trò chuyện với những học sinh khác, anh tìm hiểu được về những hy vọng, ước mơ và viễn cảnh tương lai sau khi tốt nghiệp của họ, hay như cách họ nói là “cuộc đời trong thế giới thực” – thế giới của tiền. Anh bắt đầu nhận ra cuộc sống ở Mỹ nghĩa là thế nào: nghĩa là hầu hết mọi thứ trong cuộc sống và mọi lựa chọn của chúng ta – từ đồ ăn ta ăn, quần áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, ngôi trường ta học, công việc ta làm, tương lai ta mơ ước, chúng ta lập gia đình hay ở vậy, sẽ có con hay không, cho đến thậm chí cả vấn đề tình yêu – tất cả đều chịu ảnh hưởng của cái thứ được gọi là tiền.

Không lâu sau đó, Chumpi nhận ra rằng anh và những người đồng bào của mình đã bước vào mối quan hệ với tiền. Tiền bạc đã trở nên có ý nghĩa. Nếu người Achuar muốn bảo vệ khu rừng quê hương, họ sẽ phải đối mặt với thực tế là nó có giá trị với người khác, bởi nó có khả năng tạo ra tiền. Một số bộ lạc khác trong vùng biết đến tiền qua một cách cay đắng hơn. Họ đã bán quyền sở hữu đất để lấy tiền, số tiền sau đó tan biến cũng nhanh như khi nó đến, và cuối cùng, họ mất đất đai, nhà cửa, lối sống, và cả những di sản trước kia từng là của họ.

Người Achuar rất chú ý đến bài học này. Họ nhận ra rằng thử thách đối với họ chính là phải sử dụng sức mạnh của tiền rõ ràng và kiên định nhằm phục vụ mục đích cao nhất của mình: bảo vệ rừng và sử dụng những tài nguyên của nó để đảm bảo tương lai bền vững cho chính họ và cho muôn loài. Họ hiểu rằng mối quan hệ mới mẻ chưa từng có với tiền bạc này phải được đặt vững chắc trên nền tảng của những giá trị cốt lõi và những quyết tâm gắn bó vững chắc nhất với cuộc sống và mảnh đất của họ, nếu không, cũng như những người láng giềng kia, họ sẽ bị tiền hủy hoại. Nhiệm vụ khó khăn này đến nay vẫn còn tiếp tục, nó vẫn đang thử thách độ bền vững của các mối quan hệ cũng như nguyên tắc cộng đồng đã tồn tại lâu đời trong nền văn hóa của họ.

Khi người Achuar sống trong ngôi nhà rừng rậm của mình, họ sống trong sung túc và có mọi thứ họ cần. Cuộc sống đã tiếp diễn như vậy trong hàng thế kỷ, thậm chí hàng thiên niên kỷ. Nhưng chỉ cần bước một bước ra khỏi rừng, đi vào thế giới của chúng ta, họ không thể nào tìm được cái ăn, nơi trú ngụ, hoặc sống được dù chỉ là thời gian ngắn mà không dùng đến tiền. Dù muốn hay không tiền là thứ bắt buộc phải có. Việc may mắn được chứng kiến và tham gia dịp lần đầu tiên người Achuar tiếp xúc với thế giới của tiền bạc đã thôi thúc tôi và anh Bill suy ngẫm và đánh giá lại mối quan hệ giữa tiền bạc và chính chúng tôi, và giữa nền văn hóa của chúng ta với tiền bạc.

Giống như Chumpi và những người Achuar, tất cả chúng ta đều có một mối quan hệ rõ ràng với tiền, mặc dù điều đó diễn ra gần như vô thức và không được để tâm tới. Nó định hình những trải nghiệm của chúng ta với cuộc sống, những cảm xúc sâu sắc nhất của chúng ta về bản thân và về người khác. Dù bạn tiêu đồng đô-la, yên, rupi hay đracma[1], thì tiền luôn là một trong những vấn đề trung tâm, mấu chốt trong cuộc sống của bất cứ ai. Điều này đúng trong trường hợp của tôi, và cũng đúng đối với tất cả những người tôi từng gặp, dù họ có nhiều hay ít tiền.

Mọi người đều thích tiền, và hầu hết chúng ta đều cảm thấy một mối quan tâm, thậm chí là nỗi sợ hãi dai dẳng rằng chúng ta sẽ không bao giờ thật sự có đủ, hoặc có thể giữ đủ tiền. Nhiều người trong chúng ta vờ coi tiền không quan trọng, hoặc nghĩ rằng không nên quan trọng hóa nó. Nhiều người khác sống công khai với quan điểm đặt việc kiếm được thật nhiều tiền làm mục đích hàng đầu. Dù số tiền chúng ta có, hay không có, là nhiều hay ít, nỗi lo chúng ta không có hoặc sẽ không có đủ luôn khiến ta bứt rứt không yên. Chúng ta càng cố để có tiền, thậm chí cố lờ đi hay vượt lên trên nó, tiền càng thít chặt vòng kiềm tỏa lên cuộc sống của ta.

Tiền đã trở thành sân chơi mà tại đó, chúng ta đánh giá khả năng và giá trị của mình bằng cách so sánh với người khác. Chúng ta lo rằng nếu không ra sức kiếm thêm tiền thì có lẽ chúng ta sẽ mất vị trí trong đội hoặc lợi thế trong cuộc chơi. Nếu không giành được thế trận, chúng ta cảm thấy mình đang thất bại. Nếu không dẫn đầu hay chí ít là ngang bằng với người khác trong cuộc đua tài chính, chúng ta cảm thấy mình đang tụt lại phía sau và cần nỗ lực để bắt kịp đối thủ. Cuộc chơi có lúc thật thú vị, có lúc thật đáng sợ, nhưng rủi ro bao giờ cũng lớn bởi trên sân chơi tiền bạc, nếu không phải là người chiến thắng, chúng ta chỉ có thể là kẻ chiến bại.

Thậm chí ngay cả khi cuộc chơi đang thuận lợi, chúng ta vẫn thường cảm thấy một sự hụt hẫng, một khoảng cách vời vợi giữa hình ảnh cuộc sống lý tưởng ta hằng hình dung với cuộc đời thực ta đang sống hàng ngày, bị đè nặng dưới sức ép của những trăn trở thường nhật làm thế nào kiếm được nhiều tiền hơn, mua sắm nhiều hơn, tiết kiệm nhiều hơn, giành được nhiều hơn, sở hữu nhiều hơn, và trở thành người quan trọng hơn. Có thể bạn cho rằng một tài sản khổng lồ sẽ mang đến sự bình yên và tự do, nhưng những người giàu có sẽ cho bạn biết sự thật không phải vậy. Đối với họ, cái giá phải trả cho trò chơi thì lớn hơn nhưng bản chất trò chơi thì vẫn vậy. Dù bạn là một vị tổng giám đốc kiếm được 7 triệu đô-la vào năm ngoái, nhưng nếu người cùng chơi golf với bạn vừa đàm phán thành công một hợp đồng trị giá 10 triệu đô-la, còn bạn thì không, điều đó cũng đã đẩy bạn tụt lại phía sau trong cuộc chơi tiền bạc. Khi số tiền đặt cược vào trò chơi càng lớn, ta càng có nhiều thứ để mất, và việc dẫn đầu trong trò chơi càng đòi hỏi nhiều thứ hơn. Không ai thoát khỏi những tác động của tiền. Tất cả mọi người đều phải đương đầu với những thăng trầm về tiền bạc trong cuộc đời mình.

Dù xem xét tiền bạc trên góc độ cuộc sống cá nhân hay gia đình, tại công sở, hay trên thực trạng kinh tế và phát triển của cả đất nước, chúng ta vẫn chỉ thấy duy nhất một bức tranh: Tiền chính là yếu tố cấu thành có sức thôi thúc mạnh mẽ, trớ trêu, kỳ diệu, bị phỉ báng và hiểu lầm nhiều nhất của cuộc sống hiện đại.

THỨ ĐƯỢC GỌI LÀ TIỀN

Nếu chúng ta muốn tước bỏ lớp vỏ hàng nghìn năm văn hóa tác động và quy định cách nhìn tiền bạc, để xem xét đến nó một cách mới mẻ hơn, chúng ta có thể bắt đầu từ một số điểm rất đơn giản. Tiền không phải là một sản phẩm của tự nhiên. Tiền không mọc trên cây, cũng không rơi từ trên trời xuống. Đó là một phát minh của riêng con người. Đó hoàn toàn là sản phẩm của trí tuệ chúng ta. Chúng ta tạo ra nó, và rồi sản xuất nó hàng loạt. Nó là thứ vô tri vô giác trong lịch sử khoảng 2.500-3.500 năm qua đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; có lúc là những miếng vỏ sò hay hòn đá, có lúc là những thỏi kim loại quý, lúc là một mảnh giấy và có khi là một chớp nháy trên màn hình máy tính. Ngay từ đầu, tiền được phát minh để hỗ trợ việc chia sẻ và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các các nhân cũng như các nhóm người. Đến nay, tiền vẫn giữ vai trò ấy, nhưng dường như trong quá trình đó, chúng ta đã trao cho tiền sức mạnh vượt quá vai trò thiết thực ban đầu của nó.

Giờ đây, thay vì coi tiền là thứ công cụ do chúng ta sáng tạo và điều khiển, chúng ta coi nó là một điều tất yếu của tự nhiên, một thế lực ta phải đương đầu. Thứ gọi là tiền, tiền quy ước hay tiền giấy được sản xuất hàng loạt với giá trị bản thân không lớn hơn một mẩu giấy viết hay tờ khăn giấy Kleenex, đã trở thành thế lực có sức kiểm soát lớn nhất trong cuộc sống của chúng ta.

Tiền chỉ mang sức mạnh mà chúng ta gán cho nó và chúng ta đã gán cho nó một sức mạnh gớm ghê. Chúng ta gần như đã trao cho nó quyền lực tối cao. Nếu chỉ nhìn vào hành vi, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta đã khiến tiền trở nên quan trọng hơn bản thân chúng ta và ý nghĩa hơn cuộc sống con người. Con người đã làm và sẽ còn làm những điều khủng khiếp chỉ vì tiền. Người ta giết người vì tiền, nô dịch người khác vì tiền và biến chính mình thành nô lệ của cuộc sống tẻ nhạt cũng chỉ vì theo đuổi đồng tiền.

Vì tiền, loài người sẵn lòng hủy hoại Mẹ Trái đất. Chúng ta đã tàn phá rừng, ngăn lấp sông, khai thác gỗ đến cạn kiệt, đánh bắt cá quá mức và làm nhiễm độc đất bằng chất thải từ công nghiệp và nông nghiệp. Chúng ta đã đẩy nhiều bộ phận trong xã hội xuống vị trí thứ yếu, dồn người nghèo vào các dự án nhà ở, để mặc các khu nhà ổ chuột trong các thành phố hình thành, bóc lột nhiều quốc gia để có lao động rẻ mạt hơn, và chứng kiến sự sa ngã của hàng nghìn – thực tế là hàng triệu người – trong đó có không ít là những người trẻ tuổi, bị cuốn vào nạn buôn bán ma túy để kiếm tiền, làm tổn thương người khác và từ bỏ chính hy vọng của mình trong cuộc sống tội lỗi, nô dịch hoặc tù đày. Chúng ta đã tiếp tục gán cho đàn ông và phụ nữ những quyền lợi khác nhau và không bình đẳng đối với tiền và sức mạnh của nó, nô dịch phụ nữ, bóp méo những trông đợi và nghĩa vụ của đàn ông bằng chính các đặc quyền của họ…

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button