Quà tặng cuộc sống

Khi Ta Thay Đổi Thế Giới Sẽ Đổi Thay

khi-ta-thay-doi-the-gioi-se-doi-thay1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Karen Casey

Download sách Khi Ta Thay Đổi Thế Giới Sẽ Đổi Thay ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Mỗi người đều có quyền quyết định cuộc đời mình sẽ đắng cay hay ngọt ngào. Trong mọi khoảnh khắc, chúng ta quyết định hành động trong thanh thản hay lo lắng. Chúng ta có toàn quyền quyết định. Đó thật sự là một chân lý.

Làm cho cuộc sống ngọt ngào hơn không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực. Thế nhưng, cần phải có quyết tâm – quyết tâm để tạo ra những thay đổi nhỏ bé trong cách nhìn nhận con người và sự việc xung quanh. Thay vì coi mọi thứ như chướng ngại vật hay mối đe dọa tiềm ẩn, chúng ta hãy nghĩ rằng mỗi tình huống là một cơ hội quý giá để có được sự bình yên. Mỗi lần cư xử thân thiện với người khác là chúng ta lát thêm một viên gạch trên con đường dẫn đến hạnh phúc của bản thân và hơn thế nữa, để kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.

“Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay” đưa ra luận điểm: chúng ta chỉ có hai lựa chọn thật sự trong đời. Lựa chọn thứ nhất là rơi vào thất vọng, tê liệt và để mặc nỗi sợ hãi lấn lướt. Lựa chọn thứ hai là mở rộng trái tim với thế giới xung quanh, hàn gắn bản thân và người khác bằng cách thay đổi thói quen hành động trong các mối quan hệ. Chúng ta không thể thay đổi một ai đó. Chúng ta thường cũng không thể thay đổi hoàn cảnh. Nhưng chúng ta có thể thay đổi chính cách ứng xử của mình. Chúng ta có thể học cách suy nghĩ trước khi hành động. Chúng ta có thể học cách hành động bằng trái tim yêu thương thay vì phản ứng bằng thái độ tức giận hay tổn thương. Chúng ta hãy ghi nhớ là mình nắm quyền kiểm soát mọi thứ. Khi chúng ta ngừng chú tâm vào khó khăn, cách giải quyết sẽ xuất hiện.

Được trình bày trong 12 bước đơn giản, cuốn sách này cung cấp cho chúng ta những hiểu biết cần thiết để tự tìm ra cách ứng xử thân thiện và tích cực trước mọi tình huống. Mỗi ngày một bước, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi nhỏ – khi cộng lại sẽ thành thay đổi lớn – đối với người duy nhất mà chúng ta có thể thay đổi: chính bản thân mình.

Bất kỳ ai trong chúng ta hầu như đều ít nhất một lần nếm trải những muộn phiền: hôn nhân trục trặc, lo lắng về con cái và tài chính, bất bình trước thế giới xung quanh hay vật lộn với sự khó khăn trong một vấn đề nào đó… Sự mệt mỏi và thất vọng khi đối mặt với những điều đó khiến hầu hết chúng ta nghĩ mình không thể đạt được những thành công to lớn, có ý nghĩa thay đổi cuộc đời. Song, tất cả chúng ta đều có thể tích lũy những thành công nhỏ bé mỗi ngày, nếu biết cách tiến lên phía trước.

Và cuốn sách này tiềm ẩn ý nghĩa của niềm tin đối với sức mạnh của nhận thức, nó sẽ chỉ cho chúng ta con đường tiến lên ấy! Nó sẽ mang đến cho bạn tất cả những lý do bạn cần để tin rằng: Chỉ cần một chút sẵn sàng để thay đổi suy nghĩ, ngày mai của chúng ta chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay.

Trích dẫn:

Trong gia đình, tôi là con gái thứ ba. Sáu mươi lăm năm trước, mặc kệ mọi lời khuyên can của bác sĩ, cha tôi vẫn khăng khăng nài ép mẹ tôi sinh thêm con, bởi lẽ ông muốn co con trai nối dõi. Nhưng mẹ tôi thì hoàn toàn không muốn. Tôi không dám chắc mình hiểu thấu nỗi buồn của mẹ về đứa con sắp chào đời từ lúc bà còn đang mang thai nhưng tôi nghĩ là mình cảm nhận được điều đó. Một trong số các bác sĩ trị liệu trước đây của tôi cũng nghĩ vậy. Hai năm sau khi tôi ra đời, lại có thêm đứa trẻ thứ tư nữa, một đứa con trai. Bố tôi cực kỳ hoan hỷ còn mẹ ngày càng buồn bã hơn.

Những ký ức thời thơ ấu của tôi gắn liền với việc quan sát nhất cử nhất động của cha mẹ và cố gắng đoán xem liệu mình có phải là nguyên nhân gây ra sự bất hạnh của họ – những cơn thịnh nộ không dứt của cha và nỗi buồn của mẹ – hay không. Dò xét những biểu hiện trên khuôn mặt cha mẹ để biết mình nên cư xử và chịu đựng như thế nào gần như trở thành bản năng thứ hai trong tôi. Và tôi cố né tránh tối đa việc giao tiếp bằng mắt với cả hai người.

Gần như lúc nào tôi cũng thấy sợ hãi. Đôi lúc nỗi sợ khiến tôi như tê liệt. Tôi dành hầu hết những buổi chiều và tối chủ nhật nằm dài trên chiếc đi-văng trong phòng khách, cảm thấy sợ muốn phát ốm khi nghĩ đến việc quay trở lại trường vào sáng thứ hai và đối mặt với những giáo viên luôn khiến tôi thấy lo lắng và khó chịu giống y cảm giác mà cha mẹ gây ra cho tôi. Nỗi sợ hãi đi theo tôi suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành, từ trong những cơn đau dạ dày đến tất cả mọi thứ.

Thời trung học, tôi đã mài dũa được nhiều thói quen nhằm giải quyết những lo âu của mình. Một trong số đó là tưởng tượng mình đang chạy trốn đến một thế giới kỳ ảo và tôi thường viết về nó mỗi khi rảnh rỗi. Tôi muốn dành càng ít thời gian bên gia đình càng tốt. Chính vì thế, năm 15 tuổi, tôi lén khai gian tuổi của mình và tìm được việc làm ở một trung tâm thương mại. Nhờ đi làm mỗi ngày sau giờ học va cả thứ bảy mà tôi cắt giảm được một khoảng thời gian đáng kể phải chạm mặt với gia đình.

Thật không may, điều này chẳng giúp ích gì cho căn bệnh lo lắng của tôi.

Khi lớn lên, anh chị em chúng tôi chẳng bao giờ trò chuyện với nhau về những cuộc chiến liên miên trong nhà. Đáng buồn hơn, chúng tôi gần như không giao tiếp với nhau và vì thế, tôi không bao giờ biết được liệu những trận chiến ấy có gây ra cho họ nỗi sợ hãi giống như tôi không. Dường như mỗi người chúng tôi, dù ít hay nhiều, đều đi rón rén quanh nhà, cố tránh né những cơn thịnh nộ vô cớ của cha, nhưng không chịu thừa nhận rằng đó là điều mình đang làm. Có lẽ tự cô lập lẫn nhau chính là cách chúng tôi chiến đấu nhằm ngăn cản nỗi sợ hãi biến thành sự thật và tóm lấy mình.

Chỉ trong vài năm gần đây, chị em chúng tôi mới bắt đầu đề cập đến mối quan hệ căng thẳng trong gia đình mình. Nhưng vì trong những “gia đình lộn xộn” chẳng bao giờ có hai người cùng chia sẻ một quan điểm nên không có gì ngạc nhiên khi dường như chẳng ai nhớ lại điều ấy một cách sinh động như tôi, một chị của tôi thậm chí còn không nhớ gì.

Suốt thời trung học, mặc dù là thành viên của một nhóm bạn trong lớp, nhưng tôi luôn có cảm giác mình xa cách với bạn bè. Tôi thường dò xét vẻ mặt của mọi người để biết họ nghĩ gì về mình, giống như thói quen tôi vẫn làm ở nhà. Tôi khá chắc chắn là không ai trong số những người bạn nhận ra tôi cảm thấy bất an đến thế nào. Tôi nhất định không chịu bày tỏ nỗi sợ hãi của mình. Tôi không cần làm thế bởi vào năm 15 tuổi, tôi đã tìm ra một thứ hoàn hảo để loại bo những lo lắng: rượu.

Ngay từ đầu, tôi đã bị nghiện rượu. Đương nhiên không phải ngày nào tôi cũng say xỉn, ít ra là cho đến khi kết hôn. Sau khi lập gia đình, tôi mới bắt đầu uống thường xuyên. Mỗi khi say, tôi thật sự có được cảm giác hạnh phúc ngắn ngủi; rượu đã mang đến cho tôi cảm giác tự do, không còn sợ hãi bất cứ điều gì. Cha mẹ không hề co một lời khiển trách hay thậm chí một chút quan tâm nào về thói rượu chè của tôi, có lẽ vì cả hai ông bà cũng như hầu hết họ hàng chúng tôi đều là những người nghiện rượu. Say xỉn và vui vẻ mà không cần chú ý gì đến bản thân là điều quá dễ dàng. Và may mắn thay, những cuộc họp mặt gia đình thường diễn ra chính là nơi tôi có thể kết hợp điêu luyện một ly rượu trên tay này với một điếu thuốc chôm chỉa của ai đó trên tay kia.

Năm 1957, tôi bất đắc dĩ vào đại học với mục đích duy nhất là tìm một người chồng ham mê tiệc tùng. Tôi thật sự không muốn thể hiện lộ liễu ý định của mình, nhưng ai để ý một chút sẽ thấy nó quá rõ ràng. Và tôi đã thành công. Cuộc hôn nhân đầu tiên bắt đầu khi chúng tôi còn là sinh viên năm cuối của Đại học Purdue và bản thân tôi cũng thấy ngạc nhiên vì nó kéo dài tới 12 năm. Rượu ban đầu là chất keo gắn kết và sau đó là chất độc chia rẽ chúng tôi.

Dù không cố ý nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn gây tổn thương cho nhau, hết lần này đến lần khác.

Rất lâu trước khi cuộc hôn nhân kết thúc, chúng tôi chuyển đến Minnesota để chồng tôi tiếp tục học. Cuộc sống hôn nhân ngày càng trở nên ngột ngạt bởi rượu và sự phản bội của chồng tôi. Khi ly hôn, chứng nghiện rượu của tôi đã vượt ngoài tầm kiểm soát nhưng tôi vẫn xoay sở được việc học của mình một cách diệu kỳ. Mãi về sau, tôi vẫn ngạc nhiên không hiểu sao mình có thể dễ dàng vượt qua chương trình tiến sĩ trong thời gian đó. Khi đến Minnesota, tôi hoàn toàn không có bất kỳ dự định nào nhằm theo đuổi việc học hành. Nhưng chính men rượu đã tiếp thêm sức mạnh để tôi làm đơn xin nhập học. Hơn nữa, khi ấy tôi chẳng có gì thú vị để làm hay một kế hoạch cụ thể nào cho cuộc sống. Sau tám năm làm giáo viên tiểu học ở bang Indiana và Minnesota, tôi thật sự chẳng dám tin là mình đủ thông minh để làm bất cứ điều gì khác. Tôi là người ngạc nhiên hơn cả khi thấy mình bắt đầu tích lũy các tín chỉ.

Nhưng nỗi sợ hãi vẫn cứ bám lấy tôi. Tuy vậy, tôi không thể rũ bỏ nỗi khao khát nhận được sự chú ý và khen ngợi từ những người khác, đặc biệt là đàn ông. Thật may mắn vì cuối cùng, chất men cũng phải đầu hàng trước ý muốn của tôi.

Năm 1976, bằng quyết định cai rượu và các chất gây nghiện khác, tôi đã cứu cuộc đời mình thoát khỏi kết thúc thê thảm, theo đúng nghĩa đen.

Cuộc sống điều độ đã giúp tôi nhận ra rằng chẳng có sự việc nào xảy ra một cách ngẫu nhiên. Nơi chúng ta đang đứng, nơi tôi đang đứng lúc này, là kết quả nhận thức của chính mình. Tất nhiên, điều đó cũng đúng với bạn.

Quá trình phát triển nhận thức này diễn ra trong nhiều năm – đây là thời gian tôi phải bỏ ra để khám phá vô vàn con đường khác nhau dẫn đến hạnh phúc và cố gắng lắng nghe tiếng nói từ trong tâm hồn mà tôi tin là căn nguyên của mọi chân lý. Khi hiểu ra rằng mọi thứ chúng ta cần tìm đều có sẵn trong mỗi người, tôi bỗng thấy mọi vấn đề trong cuộc sống của mình trở nên sáng sủa và dễ dàng. Điều đó định hướng, khuyến khích tôi viết và đã xuất bản 16 cuốn sách trong vòng 20 năm qua.

Cuốn sách các bạn đang cầm trên tay tiết lộ một lớp nghĩa khác, sâu hơn về niềm tin của tôi đối với sức mạnh của nhận thức. Nó khẳng định điều Abraham Lincoln từng nói: “Hạnh phúc của ta lớn bằng cái ta tạo ra trong đầu”. Tôi thích quan niệm này. Nó đơn giản hóa mọi nhiệm vụ. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu trong suy nghĩ, chúng ta muốn như vậy. Ai cũng co quyền chọn lựa. Chúng ta sẽ đến được đúng nơi mình muốn, trở thành đúng con người như mình hằng ao ước.

Chúng ta có toàn quyền quyết định. Đó là chân lý. Mỗi người đều có quyền quyết định cuộc đời mình sẽ đắng cay hay ngọt ngào. Trong mọi khoảnh khắc, chúng ta quyết định hành động trong thanh thản hay lo lắng.

Làm cho cuộc sống ngọt ngào hơn không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực. Thế nhưng, cần phải có quyết tâm – quyết tâm để tạo ra những thay đổi nhỏ bé trong cách nhìn nhận con người và sư việc xung quanh. Thay vì coi mọi thứ như chướng ngại vật hay mối đe dọa tiềm ẩn, chúng ta hãy nghĩ rằng mỗi tình huống là một cơ hội quý giá để có được sự bình yên. Mỗi lần cư xư thân thiện với người khác là chúng ta lát thêm một viên gạch trên con đường dẫn đến hạnh phúc của bản thân và hơn thế nữa, để kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.

-Karen Casey

ĐỌC THỬ

 

CHĂM SÓC KHU VƯỜN CỦA RIÊNG BẠN

Con người thường có thói quen chú tâm quá nhiều vào việc của người khác. Đôi khi, chúng ta phán xét, bình phẩm về ai đó một cách lộ liễu. Chúng ta cố gắng kiểm soát những người đi trên cùng hành trình của mình với thái độ tức giận, lôi kéo, hổ thẹn hay tội lỗi. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng đó là những lựa chọn sai lầm và hoàn toàn không phải là nhiệm vụ của chúng ta.

Nhưng, việc không chú ý đến bản thân và cố gắng kiểm soát người khác đôi khi lại là một phương pháp tránh né khôn ngoan bởi tạm thời, nó giúp chúng ta khỏi phải nhìn vào những hành vi thỉnh thoảng rối loạn của mình.

Những người hiện diện trong cuộc sống của chúng ta là tấm gương phản chiếu để ta biết mình là ai. Họ có thể là người thân, bạn bè, hàng xóm hay thậm chí những người xa lạ chúng ta nhìn thấy ở tiệm tạp hóa hoặc trong lúc kẹt đường. Cách chúng ta đối nhân xử thế cho biết ta phải làm gì đối với bản thân. Và khi thôi chú tâm vào cuộc sống của người khác, chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ duy nhất được giao phó: kiểm soát cách cư xử của mình.

Nhưng làm như thế nào? Đơn giản thôi! Chúng ta phải học và sau đó luyện tập vài cách ứng xử mới.

Chăm lo cuộc sống của bạn, không phải của ai khác!

Chúng ta có thể lớn lên trong môi trường mà ở đó, cha mẹ chúng ta thường chỉ trích bạn bè, người thân hay hàng xóm chỉ vì sự khác biệt trong quan điểm hay hành động. Bị ám ảnh bởi việc quan sát hành vi của bạn bè, người thân hay thậm chí là của một người hoàn toàn xa lạ và khao khát thay đổi hoặc kiểm soát được những hành vi ấy là một chất xúc tác cực mạnh dẫn đến rối loạn trong tư duy của chúng ta. Điều tai hại này xảy ra song song với ý nghĩ sai lầm rằng chúng ta có thể thay đổi bất kỳ ai, ngoại trừ bản thân. Chúng ta có thể lãng phí nhiều năm trời cố gắng thay đổi người bạn đời hay một số bạn bè khác để rồi thật nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng biết rằng, chuyện của người khác chẳng liên quan gì đến ta, không lý do gì ta phải bận tâm kiểm soát hay nhận xét họ. Chịu trách nhiệm về bản thân mình thôi là đủ rồi.

Cần phải nhắc lại rằng: chúng ta không chịu trách nhiệm về người khác, cũng không liên quan gì đến hành vi, suy nghĩ, mơ ước, kho khăn, thành công hay thất bại của họ!

Thậm chí con cái chúng ta cũng có hành trình riêng của chúng và cái gọi là sự kiểm soát của cha mẹ đối với con cái thật ra chỉ là ảo tưởng. Chúng ta có thể đưa ra ví dụ, có thể đề nghị một khuôn mẫu cư xử nào đó, có thể đặt ra các quy tắc đạo đức, thậm chí yêu cầu con cái sống theo những nội quy nhất định khi ở trong nhà, nhưng cuối cùng, chính chúng mới là người quyết định mình muốn trở thành người như thế nào, muốn làm cái gì, bất chấp mọi nỗ lực của chúng ta. Tuy nhiên, rồi sẽ đến lúc chúng ta phải cảm ơn điều đó.

Tôi muốn nói rằng: Hãy ăn mừng vì sự thật là chúng ta không chịu trách nhiệm với bất kỳ ai, ngoại trừ bản thân. Điều này giải thoát chúng ta khỏi một gánh nặng và một trách nhiệm chẳng đem lại lợi lộc hay phúc lành gì cho ta cả. Hãy làm chủ mọi hành động và suy nghĩ của mình, sẵn sàng từ bỏ quá khứ trong lúc thưởng thức hiện tại. Chừng đó đã đủ khiến chúng ta bận rộn. Hãy thực hiện những việc này, chúng chính là lý do để chúng ta có mặt ở đây. Chỉ khi nào chúng ta sống với cuộc đời của mình và giải quyết những chuyện của riêng mình, để yên cho những người khác làm điều tương tự, thì ta mới tìm thấy được bình yên.

Để người khác được là chính họ

Rất nhiều khoảng thời gian quý báu đã bị lãng phí một cách vô ích trong những nỗ lực bắt người khác trở thành mẫu người như ta muốn hoặc làm điều mà ta nghĩ là tốt nhất cho họ (hay cho chúng ta). Nhưng rồi những cố gắng ấy chỉ đem đến thất bại hết lần này đến lần khác. Đây không những là một sai lầm mà còn là sự phí phạm cuộc sống quý giá mà ta được ban tặng. Đã đến lúc phải bỏ qua tất cả.

Lần đầu tiên tôi được giới thiệu về khái niệm “bỏ qua” là khi tham gia một nhóm hoạt động xã hội của chương trình Twelve Step và phải mất khá nhiều thời gian tôi mới nắm được ý nghĩa của nó. Chẳng phải nhiệm vụ của tôi là dẫn dắt những người thân yêu để họ có được quyết định và hành động sáng suốt sao? Và nếu có thể, chẳng phải tôi nên kiểm soát họ? Tôi luôn nghĩ rằng không làm như thế đồng nghĩa với sự ích kỷ và thiếu quan tâm. Thật may mắn vì cuối cùng tôi đã nghiệm ra là người thân, bạn bè, hàng xóm và thậm chí những người xa lạ đi ngang ta trên đường, phải được là chính họ chứ không phải là con người mà tôi mong muốn. Phải phạm sai lầm thì họ mới rút ra được bài học và tìm được lý do vui mừng với thành công của bản thân.

Có rất nhiều lý do để từ bỏ việc điều khiển người khác. Nhưng quan trọng nhất là vì chúng ta sẽ không bao giờ thành công trong việc đó và không thể tìm được cảm giác thanh thản nếu cứ mãi chú tâm vào cuộc sống của người khác. Để được bình yên, chúng ta phải tôn trọng sự chọn lựa của người khác và chỉ quan tâm đến những vấn đề trong cuộc sống của riêng mình.

Từ bỏ vị trí trung tâm trong cuộc sống của người khác

Bởi không ai có thể yên ổn ngự trị ở trung tâm cuộc sống của chúng ta nên ta cũng không cần phí phạm thời gian quý báu nhằm tự biến mình thành tâm điểm trong cuộc sống người khác. Có vẻ như điều này chạm đến tự ái của bạn, nhưng đã đến lúc phải chấp nhận sự thật. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải cách ly người khác hay tống khứ họ ra khỏi cuộc đời mình trước khi bị họ “bỏ rơi”, hay chúng ta phải lờ đi suy nghĩ và hành động của mọi người để tránh phụ thuộc thái quá vào họ. Đứng ngoài quan sát có thể là một lựa chọn đúng đắn và sáng suốt hơn.

Điều cốt yếu là phải xác định được vai trò của ta trong mọi mối quan hệ, biết khi nào trách nhiệm của ta kết thúc và trách nhiệm của người khác bắt đầu. Khi bị chi phối vì những hành động, ước mơ hay biến cố của người khác, chúng ta sẽ tự trói cảm xúc của mình và cản trở sự tiến bộ mà ta xứng đáng đạt được. Thật không may là hầu hết chúng ta thường mắc kẹt trong chuyện của người khác chỉ vì muốn có cảm giác an toàn. Chúng ta muốn mọi người xung quanh phải chia sẻ hết suy nghĩ của họ với mình, muốn họ không ngừng chú ý đến ta, muốn mỗi kế hoạch của họ đều phải có ta trong đó. Nhưng như thế không thể gọi là quan hệ, mà đúng hơn, là sự lệ thuộc; là một sợi dây liên kết tồi tệ. Một mối quan hệ thật sự đem đến sự thanh thản phải là sự tương tác lẫn nhau. Nó cho phép ta kết nối với mọi người trong khi vẫn chăm lo và tôn trọng cuộc sống riêng của mình, đồng thời cho phép những người bạn đồng hành của ta được làm điều tương tự.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button