Quà tặng cuộc sống

Hoa Anh Đào Vẫn Nở

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thái Hà

Download sách Hoa Anh Đào Vẫn Nở ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Quà tặng cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Tôi đến Nhật Bản lần đầu tiên năm 1998, theo lời mời của Tập đoàn Sumitomo cùng các cán bộ lãnh đạo ngành điện Việt Nam. Những tình cảm tốt đẹp của các bạn Nhật vẫn mãi in đậm trong trái tim tôi. Chắc còn rất lâu tôi mới có thể quên được những nụ cười thân thương, sự chu đáo, sự đón tiếp đặc biệt tại bất cứ nơi nào đoàn đến.

Tôi có một số người bạn Nhật. Tôi hiểu được đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, đúng hẹn của họ. Tôi ngấm một phần tinh thần kỷ cương trên dưới của những người bạn này. Tôi hiểu hơn những khía cạnh khác nhau của lòng trung thành thông qua họ.

Ít khi nào bố mẹ tôi gọi điện cho tôi nhiều như dịp này. Tôi bất ngờ và không hiểu sao hai ông bà ở quê lúa Thái Bình nhưng lại quan tâm đến nước Nhật, thương và quý người dân Nhật đến vậy.

Đất nước Nhật Bản đang phải đối mặt với hậu quả của động đất và sóng thần khủng khiếp, hiếm có trong lịch sử. Cả thế giới nín thở và chờ đợi tin tức từng giây phút. Và lại thêm biết bao bài học dành cho tất cả chúng ta.

Câu chuyện về cậu bé chín tuổi được hầu hết các báo đưa tin. Một câu chuyện cảm động. Ai ai cũng bàn luận về câu chuyện tưởng như chỉ có trong cổ tích này.

Buổi tối. Trong hàng người rồng rắn xếp hàng để nhận thực phẩm phân phát có một em nhỏ chừng chín tuổi. Trên người bé chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh nhưng em lại xếp hàng cuối cùng. Sợ đến lượt của em thì chắc chẳng còn thức ăn nên một cảnh sát Nhật gốc Việt đã đến hỏi thăm rồi cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người cậu bé. Anh cũng đã tặng số lương khô – khẩu phần ăn tối của mình cho bé. Tuy nhiên,

cậu bé nhận túi lương khô, cảm ơn rồi mang túi lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để số lương khô đó vào thùng thực phẩm đang phân phát, sau đó quay lại xếp hàng.

Tôi xúc động vô cùng khi đọc được câu trả lời của cậu bé: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”

Cháu bé chín tuổi mới học lớp Ba đã dạy cho tất cả chúng ta biết bao bài học, trong đó bài học lớn nhất là sự hy sinh. Quả thật, một dân tộc sản sinh ra những đứa trẻ chín tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và biết hy sinh vì người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại.

Bao câu chuyện khác nữa đang được kể ra và còn bao câu chuyện nữa mà chúng ta chưa biết đến. Cả thế giới đang nghiêng mình kính cẩn khâm phục người Nhật. Ý tưởng gom những câu chuyện cảm động và tinh thần đối mặt với khó khăn của Thái Hà Books ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của anh Thang Đức Thắng – Tổng biên tập báo điện tử VnExpress.net. Đó là lý do ra đời cuốn sách này. Cám ơn tất cả các đồng nghiệp của tôi tại Thái Hà Books và VnExpress đã làm việc hết mình, không quản ngày đêm để cuốn sách ra mắt bạn đọc. Chân thành cảm ơn Quán chay Hương Sen đã hỗ trợ chúng tôi trong việc xuất bản cuốn sách này.

Vì thời gian gấp rút và việc tiếp cận thông tin khó khăn, chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ của bạn đọc cũng như những tác giả bài viết về các thiếu sót trong quá trình biên soạn cuốn sách. Nhưng trên hết, chúng tôi mong muốn thông qua cuốn sách này để gửi tới những nạn nhân của đợt động đất, sóng thần vừa qua lời chia sẻ, và bày tỏ sự khâm phục với tinh thần và ý chí kiên định của họ. Nguyện cầu cho đất nước Nhật Bản!

Hoa anh đào vẫn nở, trong trái tim bạn, trong trái tim tôi và trên đất nước Mặt Trời Mọc!

Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Thái Hà Books

Nhiều điều xiết bao

Gợi hồn ta nhớ

Những cánh anh đào

(Trích Cánh anh đào muôn thuở

Thơ Basho, Đoàn Lê Giang dịch)

* Nhật Bản là một trong những nước bị động đất nhiều nhất thế giới. Nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nước Nhật hứng chịu khoảng 20% số trận động đất trên 6 độ Richter của thế giới.

Ở nước Nhật, cứ khoảng năm phút lại có một “cơn rùng mình” của mặt đất.

ĐỌC THỬ

NHỮNG NGÀY RUNG CHUYỂN, SÓNG THẦN CAO CHE KHUẤT MẶT TRỜI

Sự kiện và con số

MỘT SỐ TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN XẢY RA Ở NHẬT TỪ NĂM 1900

11/03/2011:Đại địa chấn Đông Nhật Bản, 9 độ Richter, ước tính số người thiệt mạng có thể lên tới trên 10.000 người, thiệt hại 235 tỉ đôla

16/08/2005:Khu vực phía Bắc Tokyo, 7,2 độ Richter,80 người bị thương

23/10/2004:Niigata, 6,8 độ Richter,65 người chết, 3.000 bị thương

17/11/1995:Kobe, 7,3 độ Richter,hơn 6.400 người chết, thiệt hại 100 tỉ đôla

01/09/1923:Kanto, 7,9 độ Richter,140 người chết

ĐẠI ĐỊA CHẤN 11/3 NẰM TRONG SỐ 10 TRẬN ĐỊA CHẤN CÓ CƯỜNG ĐỘ LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

1. 9,5 độ Richter: Ngày 5/5/1960, trận động đất ở phía Nam Chile làm chết hơn 1.600 người và khiến 2 triệu người mất nhà cửa.

2. 9,2 độ Richter: Ngày 27/3/1964, trận động đất và sóng thần ở Alaska, Mỹ, làm 128 người chết và gây thiệt hại nghiêm trọng cho thành phố Anchorage của bang này.

3. 9,1 độ Richter: Ngày 26/12/2004, trận động đất trong vùng biển Indonesia gây cơn sóng thần cực lớn hủy hoại bờ biển của các nước xung quanh Ấn Độ Dương và làm chết hơn 220.000 người.

4. 9,0 độ Richter: Ngày 4/11/1952, trận động đất ngoài khơi bán đảo hẻo lánh Kamchatka ở vùng viễn đông của Nga gây ra cơn sóng thần lan rộng trên Thái Bình Dương.

5. 9,0 độ Richter: Xảy ra ở Peru vào ngày 13/8/1868.

6. 9,0 độ Richter: Ngày 26/1/1700, trận động đất cách bờ biển Bắc Mỹ 1.000 km gây ra sóng thần trên Thái Bình Dương và gây thiệt hại cho cả những dân làng ở bờ biển Nhật Bản.

7. 9 độ Richter: Ngày 11/3/2011, trận động đất ngoài khơi đông bắc Nhật Bản gây ra cơn sóng thần cao 10 m.

8. 8,8 độ Richter: Ngày 27/2/2010, trận động đất ngoài khơi Chile và sóng thần làm chết hơn 500 người, phần lớn ở vùng duyên hải Maule, cách 400 km về phía tây nam thủ đô Santiago.

9. 8,8 độ Richter: Ngày 31/1/1906, trận động đất ở vùng bờ biển Ecuador và Colombia đã gây rung chuyển cả thành phố San Francisco ở Mỹ.

10. 8,7 độ Richter: Ngày 4/2/1965, trận động đất ở quần đảo Rat hẻo lánh thuộc bang Alaska, Mỹ, gây ra cơn sóng thần cao đến 10 m.

BẢY NGÀY KINH HOÀNG

Ngày 11/3

Trận động đất 9 độ Richter xảy ra lúc 14h46 (12h46 giờ Việt Nam), kéo dài trong vòng hai phút. Tâm chấn nằm ở độ sâu 24 km dưới lòng đất, cách thành phố Sendai, thủ phủ đảo Honshu khoảng 130 km về phía đông. Toàn bộ vùng đông bắc Nhật Bản và thủ đô Tokyo chao đảo dữ dội. Nối tiếp ngay sau đó là 19 đợt dư chấn mạnh 6,3-7,1 độ Richter.

Trên toàn nước Nhật có hơn 40 đám cháy bùng phát sau động đất. Sân bay quốc tế Narita ở Tokyo, cửa ngõ chính ra vào nước Nhật, phải đóng cửa.

Hai giờ sau trận động đất, thảm họa mới thật sự bắt đầu. Những cơn sóng thần khổng lồ liên tiếp đánh vào hàng chục thành phố dọc bờ biển miền đông nước Nhật dài 2.100 km. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là thành phố Sendai thuộc tỉnh Miyagi: Hai cơn sóng thần, một cao 4m và một cao tới 10m, đã đánh sầm vào thành phố 1 triệu dân này. Cảnh sát ở thành phố Sendai cho biết 200-300 thi thể được tìm thấy trên bờ biển. Cảnh kinh hoàng tương tự cũng diễn ra ở thị trấn miền bắc Kamaichi và hàng loạt thành phố ven biển khác.

Công ty Điện lực Tokyo thông báo, máy phát điện dự phòng cho các lò phản ứng số 1, 2 và 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I bị hư hại và hệ thống cấp điện dự phòng bằng diesel cũng bị sóng thần phá hủy. Tình huống này khiến hệ thống làm mát cho các lò phản ứng bị trục trặc, đe dọa nguy cơ cháy nổ và rò rỉ phóng xạ.

Thị trường chứng khoán Tokyo sụt giảm tới 5% sau động đất. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan thành lập Ủy ban xử lý thảm họa khẩn cấp do ông đứng đầu.

Ngày 12/3

Khoảng 68 đội tìm kiếm và cứu hộ từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ đang trực chiến song Liên Hiệp Quốc vẫn chờ giới chức Nhật

Bản bật đèn xanh để triển khai. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói với các phóng viên, tổ chức này sẵn sàng giúp đỡ Nhật Bản những gì họ cần, bao gồm hỗ trợ nhân đạo và đang theo dõi sát sao các dư chấn.

Sau khi các lò phản ứng tự động ngừng hoạt động, căng thẳng tại nhà máy Fukushima I không ngừng gia tăng do hệ thống làm mát cho các lò bị hỏng. Các kỹ sư đi đến quyết định cho hơi nước có chứa một lượng phóng xạ nhỏ thoát ra ngoài để giảm khí nén trong lò phản ứng số 1, tránh nguy cơ nó bị nổ tung.

Áp suất không ngừng gia tăng tại lò phản ứng số 2 của nhà máy Fukushima I và hơi nước chứa phóng xạ bắt đầu được khai thông, rò rỉ thêm lượng phóng xạ ra ngoài không khí.

Một vụ nổ lớn xảy ra tại lò phản ứng số 1 nhà máy Fukushima I, khiến một toà nhà tại đây bị sập xuống làm 4 công nhân bị thương. Cả thế giới chấn động và dấy lên mối lo ngại về nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân kiểu Chernobyl.

Nhật xác nhận toà nhà xây bằng bê tông bao quanh kết cấu thép chứa lò phản ứng số 1 của nhà máy đã bị sập, nhưng lõi thép bảo vệ lò vẫn còn nguyên. Để tránh nguy cơ tan chảy hạt nhân, Nhật quyết định bơm nước biển để làm nguội, đồng nghĩa với việc lò phản ứng 40 năm tuổi này sẽ không thể tái sử dụng do bị muối ăn mòn. Họ cũng bơm nước biển cho lò phản ứng số 3 để giảm áp suất.

Những thảm họa kép kinh hoàng trên thế giới

Tháng 2/2010: Trận động đất mạnh 8,8 độ Richter gây sóng thần tại Chile giết chết ít nhất 521 người. Cảnh báo sóng thần đã được báo động ở 53 nước và những con sóng thậm chí gây một số thiệt hại ở Nhật thuộc bờ bên kia Thái Bình Dương.

Ngày 13/3

Tổng số 69 chính phủ các nước và 5 tổ chức quốc tế đã đề nghị trợ giúp Nhật tính đến 9h sáng 13/3.

Nhật tiếp tục ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhà máy điện nguyên tử thứ hai là Onagawa vì mức phóng xạ cao bất thường được ghi nhận tại đây.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố nguy cơ rò rỉ phóng xạ đối với người dân tại Nhật ở mức khá thấp. Trong khi đó, giới chức Nhật xếp tai nạn tại Fukushima I vào cấp 4 trên thang độ có 7 cấp, trong đó mô tả có rỏ rì phóng xạ ở mức độ nhỏ và có ít nhất một người thiệt mạng (thảm họa Chernobyl xếp ở cấp độ 7).

Đến lượt hệ thống làm mát của lò phản ứng số 2 trong nhà máy Fukushima I gặp trục trặc. Công ty Điện lực Tokyo cho biết họ sẽ phải tiếp tục cho thêm hơi nước bên trong lò thoát ra ngoài và như thế sẽ có thêm chất phóng xạ vào không khí. Các chuyên gia cũng bắt đầu cân nhắc bơm nước biển vào lò phản ứng này vừa để hạ nhiệt và cũng “tiêu diệt” luôn công trình tốn kém này.

Lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima I đối mặt với nguy cơ tan chảy một phần hạt nhân và nồng độ phóng xạ bắt đầu tăng lên vượt quá mức cho phép an toàn.

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ban bố tình trạng khẩn cấp tại nhà máy điện hạt nhân khác của Nhật là Onagawa, nằm cách Fukushima I hơn 160 km về phía bắc. Nhưng sau đó, Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản trấn an rằng hệ thống làm mát tại nhà máy Onagawa vẫn ổn, xóa bỏ lo ngại nhà máy này theo bước Fukushima I trở thành điểm nóng hạt nhân.

Tháng 9/2009: Động đất mạnh 8 độ Richter gây sóng thần cao đến 12m quét qua nhiều khu vực ở Nam Thái Bình Dương làm 194 người thiệt mạng, bao gồm 34 người ở Samoa (Mỹ).

Ngày 14/3

Con số tử vong chính thức là 1.597 người, nhưng có thể tăng vọt vì có thông tin khoảng 2.000 thi thể đã được tìm thấy ở các bờ biển. Theo Trung tâm Thông tin động đất quốc gia Mỹ, tuy đã là ngày thứ tư sau động đất nhưng trung bình mỗi giờ Nhật vẫn trải qua 12-15 dư chấn.

Khoảng 100.000 binh sĩ và các thành viên dân phòng, với sự hỗ trợ của tàu thuyền và trực thăng, vẫn khẩn trương thực hiện chiến dịch tìm kiếm cứu nạn và dọn dẹp bãi lầy đổ nát.

Tại các trung tâm cứu trợ tại Sendai, dân chúng tiếp tục phải ngủ trên sàn nhà và các bảng thông báo chật kín tên người mất tích. Hệ thống giao thông đường sắt ở Sendai bị ngưng trệ hoàn toàn và cách duy nhất người ta có thể tiếp cận được vùng thảm họa là bằng đường không.

Lần thứ hai nhà máy Fukushima I chứng kiến vụ nổ và lần này xảy ra tại lò phản ứng số 3 với cột khói trắng bốc cao. Một vụ nổ mới đã xảy ra tại lò phản ứng số 3 tại nhà máy hạt nhân Dai-ichi ở Fukushima. Có 11 công nhân bị thương sau khi hydro bốc cháy. Một lò phản ứng khác đã mất khả năng làm lạnh. Các nhà chức trách cho hay 180.000 người đã phải sơ tán khỏi khu vực. Các kỹ sư đang nỗ lực dùng nước biển làm dịu các lò phản ứng và đến thời điểm này có tới 160 người bị phơi nhiễm phóng xạ.

Nhật Bản cho biết đã làm nguội an toàn hai trong số các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima I, trong khi vẫn nỗ lực để làm mát các lò phản ứng còn lại đang quá nóng do hệ thống tự động bị hỏng.

Tháng 9/2007: Hai trận động đất mạnh 8,4 độ Richter tại Sumatra, Indonesia gây sóng thần cục bộ ập vào thành phố Padang. Ít nhất 25 người thiệt mạng.

Ngày 15/3

Theo thống kê chính thức của Cục Cảnh sát quốc gia Nhật, đến hôm nay có 2.411 người chết, 3.118 người mất tích và 1.885 người bị thương. Khoảng 15.000 người đã được cứu thoát và 450.000 người phải sống tại nơi ở tạm hoặc với người thân trên toàn khu vực.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tới thời điểm này đã có tới 102 nước và vùng lãnh thổ đề nghị hỗ trợ Nhật Bản. Trong khi đó, có 14 tổ chức quốc tế đã tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ.

Vụ nổ lò phản ứng số 2 xảy ra tiếp theo các vụ nổ ở lò số 1 và số 3 trước đó, khiến 15 người bị thương cùng 190 người có khả năng bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức vượt quá an toàn cho phép. Các công nhân làm việc ở lò lập tức được sơ tán, trừ những người có nhiệm vụ bơm nước biển để làm nguội. Lò số 4 bị cháy dữ dội. Thủ tướng Nhật Naoto Kan xác nhận sự kiện này và kêu gọi người dân sống trong bán kính 20 đến 30 km cách nhà máy nên ở trong nhà đề phòng phơi nhiễm phóng xạ. Thiết lập vùng cấm bay có bán kính 30 km xung quanh nhà máy Fukushima I.

Phóng xạ được xác nhận đã “lan vào không khí” tại khu vực nhà máy và gió phóng xạ có thể tới Tokyo, cách nhà máy 240 km, ngay trong ngày. Sau đó, Tokyo ghi nhận mức độ phóng xạ cao gấp 10 lần bình thường, nhưng giới chức thành phố trấn an rằng điều này vẫn chưa đến mức đe doạ sức khoẻ con người.

Các thị trường chứng khoán hỗn loạn khi Nikkei lao dốc 10,5% trong một ngày.

Tháng 4/2007: Một trận động đất mạnh 8 độ Richter xảy ra ở quần đảo Solomon gây nên trận sóng thần làm 52 người thiệt mạng.

Ngày 16/3

Theo thống kê mới nhất cảnh sát, ít nhất 3.373 người chết, 6.746 người mất tích và 1.897 người bị thương sau thảm họa kép hôm 11/3. Đài Truyền hình NHK đưa tin, 450.000 người đang trú trong các nơi ở tạm tại các vùng bị ảnh hưởng.

Nhiều người chạy khỏi Tokyo trong bối cảnh các diễn biến xấu liên tiếp xảy ra liên quan tới sự cố tại tổ hợp điện hạt nhân Fukushima vốn bị hư hại nặng nề sau động đất và sóng thần.

Các công nhân đã buộc phải ngừng các hoạt động ngăn chặn tan chảy ở nhà máy Fukushima và rút khỏi nơi này vì mức phóng xạ quá cao. Hơn 140.000 dân sống trong bán kính 30 km từ nhà máy đã phải sơ tán.

Nhiều nước đã khuyến cáo công dân của mình tại Nhật nhanh chóng sơ tán khỏi những vùng nguy hiểm.

Cơ quan An toàn hạt nhân Pháp đánh giá thảm họa ở Nhật hiện nay tương đương mức 6 trong 7 thang bậc tai nạn hạt nhân quốc tế, và chỉ đứng sau thảm họa Chernobyl năm 1986.

Báo động lan khắp toàn cầu. Tại châu Âu, khoảng 500 trung tâm cấy ghép tủy xương được đặt trong tình trạng sẵn sàng chữa trị cho các nạn nhân từ Nhật. Nhiều nước láng giềng của Nhật Bản như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Ấn Độ… đã tăng cường các hoạt động kiểm tra nhiễm xạ đối với người và hàng hóa đến từ quốc đảo này.

Trong ngày, một dư chấn mạnh 6 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi Chiba, đông Tokyo, kéo theo nhiều cơn chấn động nữa.

Tháng 7/2006: Động đất mạnh 7,7 độ Richter rung chuyển đảo Java của Indonesia và gây nên cơn sóng thần cướp đi sinh mạng 654 người.

Ngày 17/3

Theo thống kê chính thức, số người chết hoặc mất tích đã vượt quá con số 14.000, với 5.000 người thiệt mạng và gần 9.000 người mất tích, trong khi 380.000 nạn nhân vẫn phải trú tại các nơi ở tạm. Theo Cơ quan Quản lý Thảm họa và Hỏa hoạn Nhật Bản, tổng số tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn hoặc một phần lên tới 100.396.

Trực thăng quân sự Nhật Bản đã dội một lượng nước khổng lồ xuống để hạ nhiệt lò phản ứng nhà máy Daiichi, nơi các diễn biến xấu (nổ và cháy) liên tiếp xảy ra đối với 4 lò phản ứng trong những ngày vừa qua. Công ty Điện lực Tokyo – đơn vị vận hành nhà máy – thông báo 5 công nhân đã thiệt mạng tại hiện trường, hai người mất tích và 21 người bị thương. Trong khi đó, lượng nước làm mát ở lò phản ứng số 5 đang giảm mạnh mặc dù lò này đã ngừng hoạt động ngay khi xảy ra động đất.

Có khuyến cáo rằng Nhật Bản chỉ còn 48 giờ nữa để đảo ngược tình hình nhằm tránh xảy ra một thảm họa Chernobyl thứ hai.

Khoảng 10.000 người đã tới các cơ sở y tế và trung tâm sơ tán ở Fukushima để kiểm tra nhiễm xạ.

Trong một bài phát biểu hiếm hoi, Nhật hoàng Akihito kêu gọi người dân Nhật đoàn kết vượt qua khó khăn.

Nhiệt độ ở các khu vực bị động đất thuộc đông bắc Nhật Bản giảm mạnh. Tuyết phủ trắng khắp nơi. Những người may mắn sống sót sau trận thiên tai hôm 11/3 nay phải đối mặt với khó khăn về thời tiết trong bối cảnh không có điện, thiếu nước sinh hoạt và thực phẩm.

Vào buổi trưa, khu vực gần bờ biển phía đông đảo Honshu lại hứng chịu một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter. Tâm chấn nằm ở độ sâu 25,3 km, cách Fukushima 271 km về phía đông.

Tháng 12/2004: Chấn động khủng khiếp từ trận động đất 9,1 độ Richter xảy ra tại đảo Sumatra, Indonesia gây nên sóng thần cực lớn, cướp đi sinh mạng của 220.000 người tại nhiều nước ven Ấn Độ Dương.

THẢM HỌA TẠI NHẬT QUA NHỮNG CON SỐ

Trận động đất và sóng thần ngày 11/3 tại Nhật Bản vừa qua đã gây ra tổn thất kinh hoàng và cuộc khủng hoảng hạt nhân.

Dưới đây là những ảnh hưởng của sự kiện lịch sử này qua những con số thống kê.

Mức độ động đất

• 9,0 – Cường độ trận động đất ngày 11/3, mạnh nhất từng được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản

• 10 m – Độ cao của cơn sóng thần quất vào các vùng bờ biển đông bắc Nhật Bản

• 4 m – Độ xa mà nhiều khu vực bờ biển Nhật Bản bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu sau trận động đất

• 16,5 cm – Độ xa mà trục trái đất bị dịch chuyển sau trận động đất Nhật Bản, khiến trái đất quay nhanh hơn và ngày ngắn hơn 1,8 phần triệu giây so với trước

• 1.000 lần – Mức độ mạnh hơn của trận động đất tại Nhật Bản so với trận động đất mới đây ở thành phố Christchurch, New Zealand

Tổn thất về người và của

• 8.450 – Số người được xác nhận thiệt mạng tính đến ngày 21/3

• 10.000 – Số người chết cuối cùng vì thảm họa tại Nhật được dự đoán sẽ vượt qua cột mốc này

• 15.000 – Số người mất tích hoặc chưa thể xác định tung tích

• 550.000 – Số người được sơ tán khỏi nhà kể từ trận động đất hôm 11/3

• 215.000 – Số người đang tập trung tại các trung tâm trú ẩn rải rác ở khu vực xảy ra động đất thuộc vùng đông bắc Nhật

• 2.050 – Số trung tâm sơ tán được lập tại vùng đông bắc Nhật

• 621 tỷ đôla – Số tiền tương đương mức sụt giảm của chỉ số chức khoán Nikkei 225 trong hai ngày sau động đất

• 235 tỷ đôla – tương đương 4% GDP, là con số thiệt hại về tài sản của Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới ước tính

• 160 tỷ đôla – Tổng chi phí ước tính cho tái thiết sau thảm họa

• 100.000 – Số binh sĩ lực lượng phòng vệ Nhật Bản được huy động tới khu vực động đất sóng thần để tham gia chiến dịch nhân đạo

• 76.000 – Số nhà bị hư hại trong động đất và sóng thần

• 6.300 – Số nhà bị phá huỷ hoàn toàn trong thảm hoạ

• 5 triệu – Số hộ dân bị cắt điện sau động đất

• 1,5 triệu – Số người không được tiếp cận với nước sạch sau thảm họa

• 102 – Số quốc gia trên thế giới đề nghị hỗ trợ Nhật khắc phục hậu quả thảm họa

Khủng hoảng hạt nhân

• 8,2 – Cường độ động đất mà nhà máy Fukushima I được thiết kế có thể đứng vững, trong khi trận động đất ngày 11/3 mạnh 9,0 độ Richter

• 4 – Số lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushia I gặp sự cố nổ hoặc cháy sau động đất. Nhà máy này có tổng cộng 6 lò phản ứng.

• 20 km – Bán kính vùng sơ tán khẩn cấp xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I

• 200.000 – Số người phải sơ tán khỏi vùng nguy hiểm quanh nhà máy Fukushima I đang gặp sự cố

• 140.000 – Số người sống ngoài vùng sơ tán quanh nhà máy Fukushima I nhưng được cảnh báo ở yên trong nhà đề phòng phơi nhiễm phóng xạ

• 750 – Số công nhân được sơ tán khỏi các nhà máy điện hạt nhân sau động đất

• 1.650 – Số người được xét nghiệm nồng độ ô nhiễm phóng xạ

• 30 km – Bán kính khu vực cấm bay được thiết lập xung quanh các lò phản ứng đang gặp sự cố

• 250 km – Độ xa tính từ nhà máy Fukushima mà mức độ phóng xạ được phát hiện ở Tokyo

• 10 lần – Mức độ phóng xạ tại Tokyo vượt quá mức bình thường sau sự cố Fukushima I

Đình Nguyễn

www.vnexpress.net

TỪ SỰ KIỆN 11/3 NHÌN RA THẾ GIỚI

NHẬT BẢN KHÔNG THỂ TRÁNH THẢM HỌA THIÊN NHIÊN

Miền bắc Nhật Bản nằm ngay phía trên rìa phía tây của mảng địa tầng Bắc Mỹ và gần mảng địa tầng Thái Bình Dương. Trong một khu vực được gọi là “rãnh Nhật Bản”, mảng kiến tạo Thái Bình Dương dịch chuyển về phía tây khoảng 8 cm mỗi năm. Cơn địa chấn ngày 11/3/2011 là kết quả của sự va chạm giữa hai mảng địa tầng ở đường đứt gãy.

Sự dịch chuyển lên phía trên của mảng địa tầng Bắc Mỹ khiến một lượng nước khổng lồ phía trên nó trồi lên với sức mạnh khủng khiếp. Từ tâm chấn của động đất, năng lượng của nước lan tỏa ra mọi hướng. Những con sóng dưới đáy đại dương có bước sóng khá lớn trong khi chiều cao lại thấp nên chúng có thể lan truyền với tốc độ 900 km/h. Khi sóng tới gần bờ, địa hình dốc dưới đáy biển khiến chiều cao của sóng tăng. Sóng cao ngất tràn lên bờ vì lượng nước và năng lượng khổng lồ dồn đẩy chúng từ phía sau.

Tờ Le Journal du Dimanche dẫn lời Giáo sư địa chấn học Jean-Paul Montagner thuộc Viện Vật lý địa cầu Paris nhận định dù là nước có những trang bị tối tân nhất thế giới để cảnh báo và đối phó với động đất, sóng thần nhưng Nhật vẫn không tránh khỏi những thiệt hại khi thảm họa xảy ra. Động đất là một trong những hiện tượng thiên nhiên khó dự đoán nhất và khoa học hiện nay chưa thể dự đoán chính xác ngày giờ xảy ra một trận động đất. Tất cả những gì các chuyên gia có thể làm được là xác định các khu vực “có nguy cơ”. Riêng về hệ thống cảnh báo sóng thần, hiện Nhật đã cải tiến rất nhiều để rút ngắn thời gian báo động. Tuy nhiên, với tốc độ di chuyển thường rất nhanh của sóng thần (trung bình 800 km/h), khó có thể sơ tán toàn bộ dân chúng kịp thời để tránh thương vong.

Đề cao văn hóa ứng phó với thảm họa

Nhật Bản vốn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi động đất, sóng thần nên từ lâu đã nổi tiếng là nước có khả năng chống lại các loại thiên tai này

hiệu quả nhất thế giới. Với quy mô 9 độ Richter, trận động đất hôm 11.3 nếu xảy ra tại một nước khác thì con số thương vong và thiệt hại về vật chất có thể đã cao hơn rất nhiều.

Nhiều trận động đất yếu hơn vẫn có thể gây thiệt hại nặng nề hơn. Cơn địa chấn 7-7,3 độ Richter ngày 12/1/2010 tại Haiti làm 250.000 đến 300.000 người thiệt mạng, hơn 300.000 người bị thương và 1,2 triệu người mất nhà cửa. Đến nay, vẫn còn 800.000 người Haiti phải sống trong hàng ngàn khu lều trại tạm bợ tại Thủ đô Port-au-Prince. Các chuyên gia cho rằng tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp, người dân không được cung cấp đủ kiến thức, dụng cụ để đối phó động đất và những khó khăn về kinh tế làm ảnh hưởng công tác cứu hộ là các nguyên nhân chính khiến hậu quả trở nên đặc biệt nghiêm trọng.

Thảm khốc không kém là trận động đất 9,1 độ Richter ngoài khơi đảo Sumatra, Indonesia ngày 26/12/2004, kéo theo những đợt sóng thần kinh hoàng tại nhiều nước quanh tâm chấn, làm thiệt mạng khoảng 220.000 người. Riêng tỉnh Aceh, phía bắc đảo Sumatra chịu thiệt hại nặng nề nhất với 168.000 người chết.

Trung Quốc là quốc gia từng chịu nhiều trận động đất gây thương vong khủng khiếp. Nặng nề nhất là đợt rung chuyển 8,2 độ Richter ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, lấy đi sinh mạng của 240.000 người năm 1976. Ngoài ra, trận động đất 8,6 độ Richter vào năm 1920 tại tỉnh Cam Túc và

8,3 độ Richter năm 1927 tại thủ phủ Tây Ninh của tỉnh Thanh Hải cũng đều gây thiệt mạng 200.000 người.

TOP 5 THÀNH PHỐ CÓ NGUY CƠ CAO HỨNG CHỊU THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT

Tokyo, Nhật Bản


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button