Quà tặng cuộc sống

Hãy để trẻ tự lựa chọn hay nghệ thuật yêu thương

coffee_and_books1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Barry Neil Kaufman

Download sách Hãy để trẻ tự lựa chọn hay nghệ thuật yêu thương ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :            

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Đây là một số nam nữ thanh thiếu niên tôi đã gặp gỡ. Những khuôn mặt trẻ măng với những đôi mắt tinh nhanh từ nay khắc sâu vào lòng tôi sống động, thân yêu và cởi mở hẳn trò chơi mặt nạ che đậy những ý nghĩ, tình cảm của các cháu trước đây. Lớp trẻ đã tưởng khi bộc lộ nội tâm sẽ đấu tranh ghê gớm với những khó khăn, những khổ sở phải giấu giếm. Các cháu đã học cách đối mắt với tà thần, không gươm, không giáp trụ. Mặt nạ được bỏ ra và cuối cùng khi các cháu tự nhìn nhận mình với một thái độ dịu dàng, độ lượng hơn thì sự thay đổi, những tiến bộ không còn nhỏ nhoi hầu như không nhận thấy…mà là những chân hoan hỉ của người khổng lồ.
* * *

Một câu chuyện thường là công cụ hoàn mỹ phác họa mọi vẻ đẹp, những ý nghĩa và tiềm lực của một cuộc vận động về con người. Vì vậy, thay vì nêu lên những khái niệm, ý nghĩ, tôi muốn để mỗi thanh thiếu niên kể câu chuyện mình với bạn và nhìn bạn như đã coi tôi trước đây: một người thầy, người bạn và sự thách thức ném vào chính lòng nhân từ của tôi.

Khi người ta để lớp trẻ tự thể hiện bản chất và tìm đúng sự thật của mình, họ có muôn vàn phương pháp tìm điều gì cần biết. Những tiến bộ của họ tổng hợp thành những kinh nghiệm đặc biệt được gợi ra cho chúng ta. Tôi muốn nhấn mạnh chữ “gợi ra” vì chúng ta có khi đứng trước những hoàn cảnh tương tự, những hoàn cảnh chúng ta coi cái chúng ta phải đương đầu: Ameli, cô gái mới trưởng thành lẩn tránh bản năng giới tính trở thành béo phị; Anggen, thiếu nữ mảnh dẻ, nhiệt tình, muốn vượt qua vết thương lòng bị cưỡng hiếp mang thai; Dominic, cô gái nhỏ tỉnh lẻ trốn tránh sự giận dữ, hắt hủi tự cảm thấy khi bố mẹ ly dị nhau; Giannet, ít muốn tự khẳng định mình dù thầy cô giáo cho cô là một cô bé dụt dè và ngớ ngẩn; David, câu con trai bảy tuổi bị mọi người trách mắng cho là hay quấy rầy, vô kỷ luật. Robertito, một trẻ em cá biệt mà mọi chuyên gia cho là trường hợp vô vọng.

Mỗi câu chuyện có một dấu ấn riêng; những chuyện này phản ánh một bước nhảy tự phát, sau mỗi cuộc gặp gỡ; những chuyện khác diễn biến cụ thể, từng bước trong nhiều tháng.

Vì vậy tôi tập hợp lại từng phần vào một cuốn sách – Dù tôi có giảm bớt một ít của phần lớn chuyện kể nhằm tôn trọng đời tư của lớp trẻ và “cô đọng” chúng để dễ đọc, mục đích của tôi là trình bày sự nhìn nhận tiến bộ và sự phát triển thái độ khoan dung, tham gia vào những cuộc đối thoại của từng người.

Sự vươn lên trong mỗi trường hợp, tuy riêng biệt và chi tiết cũng trở thành một tia sáng rọi vào bối cảnh chung, tạo cơ hội diễn tự những liên quan sâu sắc với người quan sát để cân nhắc, lựa chọn…, đơn giản chỉ bằng cách giơ bàn tay thân thiện và độ lượng.

Trẻ em từ chúng ta sinh ra nhưng chúng ta không sở hữu chúng. Chúng không phải là tài sản. Không phải vì chúng nhỏ mà ít giá trị, Đó là những trí tuệ tự do chúng ta phải yêu mến và thưởng thức sự hiện diện. Chúng có thể đưa lại cho chúng ta một kinh nghiệm tuyệt vời và giúp chúng ta phát hiện ra nhân tính.

Tác giả – Kaufman

CÂU CHUYỆN AMELI

Con đường lượn giữa những kiến trúc cổ, một di tích được gìn giữ trọn vẹn. Một bà già bận áo choàng xám và đi bốt đang cào đất gần bức tường đá. Bên kia đường những người đang san bằng con đường dốc quanh chiếc đầm rộng. Chim hải âu và ngỗng trời kêu vang trên không.

Chiếc xe Zeep của chúng tôi vượt cao hẳn các xe khác, tôi ngồi sau tay lái được ngắm một phong cảnh đặc biệt. Xa xa, những chiếc xe hãm phanh đèn đỏ nhấp nhánh như một trò chơi Domino vô tận, Giao thong bị ngừng hẳn. Kẹt giữa mớ sắt thép ầm ĩ bốc khói đó, tôi nhảu khỏi xe ngồi trên thanh chắn phía trước. Khuất dần sau mái nhà, mặt trờ hắt lên cây cối vầng hào quang sang chói.

Một toán học sinh trung học chuyện trò rôm rả đi qua gần chỗ tôi ngồi. Một cô gái lớn, mảnh mai tách ra tiến lại gần phía tôi. Đôi mắt xanh ánh lên.

Xin chào, tôi đây – cô nói.

Một thoáng nghi ngờ thể hiện trong lời giới thiệu vô vị đó. Tôi mỉm cười nhớ lại cuộc đàm phán gần hai năm trước đây, cũng bắt đầu bằng những lời như vậy.

*  *  *

Xin chào, tôi đây – tiếng nói đầu dây réo lên.

Chào “tôi”. Vì không nhận ra giọng nói, tôi rất vui được biết cô cho biết tên.

Thôi, đừng vờ vĩnh nữa! Mẹ tôi bảo gọi điện thoại cho ông vào lúc năm giờ.

Đồng hồ chỉ mười bảy giờ bốn mươi lăm phút. Cười thầm, tôi giở một tập giấy, vui vì cô gái muốn tôi nhận ra ngay. Giở xem toàn bộ những tờ giấy xé ra và những mẩu ghi chú xem ai đã hẹn gọi điện cho tôi vào lúc năm giờ chiều, tôi không tìm tòi nữa mà hỏi người đối thoại xem tôi có thể giúp ích được gì.

Không đâu. Giọng cô nói có vẻ không chắc chắn lắm.

Cô có muốn giúp tôi không? – Tôi hỏi, ý thức được câu hỏi có vẻ khôi hài tuy với ý đồ nghiêm túc.

Không, đó là câu trả lời.

Thế vì sao cô gọi cho tôi?

Vì cần phải thế.

Theo cô, “cần phải thế” là sao?
Rất đơn giản, cô nói – Nếu tôi không gọi ông, mẹ tôi sẽ giao tôi với ông chú mà ông này dọa sẽ đưa tôi vào bệnh viện thần kinh. Tôi không có sự lựa chọn nào khác.
ồ! Tôi nói, nhận ra ngay cô gái. Đáng lẽ cô có thể quyết định để người ta chở cô vào một bệnh viện thần kinh.
Tôi không muốn, dĩ nhiên rồi. Chính vì thế mà tôi gọi điện thoại cho ông.
Thế “cần phải” gọi hay cô muốn gọi?
Đầu giây im lặng. Tôi nghe cô nuốt nước bọt và giọng nói rõ ràng hơn.
Tôi nghĩ là tôi muốn – cô gái thì thầm.
Đồng ý….thế thì có việc gì nào?
Thối thật! Cuộc nói chuyện này thật ngây ngô. Ông hoàn toàn biết rõ nguyên nhân tôi gọi ông.
Cô thực sự nghĩ thế à? Tôi hiểu vì sao mẹ cô muốn cô gọi tôi. Bà có lý do của bà, còn lý do của cô là gì?
Tôi coi như là cần một cuộc gặp mặt.
Cô có cần gặp tôi hẹn gặp không?
Có, buồn cười thật!
Đồng ý – Tôi trả lời. Biết được người ta muốn gì và hỏi cho ra có lẽ là một kinh nghiệm tuyệt vời.
Được, được rồi! Cô nói. Trước khi thống nhất giờ hẹn, tôi muốn nói với ông một điều. Mẹ tôi nói là ông rất cởi mở. Tôi muốn biết việc đó đúng đến mức nào! Tôi không có ý định ngồi nhìn ông trong văn phòng suốt một giờ. Chúng ta có thể gặp nhau gần bờ đầm ở thành phố cổ không?
Tôi đã có nhiều cuộc tiếp xúc với một số học sinh của tôi trong khu vườn này. Tôi không chút ngần ngại.
Tốt thôi, nếu cô thích.
Với những điều kiện của tôi.
Đấy là cuộc hội kiến của cô mà.
Hay lắm, cô nói.
Mười sáu giờ ngày thứ tư, có phù hợp với cô không?

Chà chà. Ông có dáng vẻ thế nào?
Một mét tám mươi, tao cao, râu rậm, tóc nâu để dài, mũi to.
Tôi nhận ra mình mỉm cười khi nghe tự tả mình
Ông có vẻ kỳ cục như vậy à?- cô hỏi
Có lẽ theo cái nhìn của một số người nào đó. Còn cô, tôi nhận ra cô như thế nào?
Cô trả lời có chút tinh ranh:
Thế này! Tôi bận chiếc veston đen, khoác áo ngoài cổ trắng.
Tốt lắm. Tôi sẽ ngồi trên một chiếc ghế bên đầm.
Hết rồi chứ?
Đúng, tôi trả lời. Nếu cô không hỏi tôi việc gì khác.
Không
Tuyệt. Vậy thứ tư sẽ gặp nhau
Chờ đã!
Cô gái nghĩ một lúc lâu.
Tên tôi là Ameli
Xin chào Ameli. Nhiều người gọi tôi là Gấu; vợ con tôi thì cứ gọi là “Bar” rồi “Gấu” đôi khi là “Gấu lớn”.
Tôi sẽ gọi ông là Kaufman, hay tôi phải gọi là ông Kaufman?
Tùy cô
Đồng ý, Kaufman. Hẹn ngày thứ tư.

ĐỌC THỬ

Trích nhật ký của Ameli, ngày mồng 3 tháng năm

…Tôi không ngờ ông ta hiền lành đến thế, nhưng tôi không thích ông- vợ con gọi ông là Gấu, thật cảm động. Có lẽ trước đây, ông quản lý một vườn thú. Bộ râu! Bộ râu! Tôi không muốn nói với ai, không cần nói với ai. ở tôi chẳng có gì trục trặc cả.

Người đàn bà bẩn thỉu! Bố tôi định bỏ rơi nhưng có lẽ bà ta nằn nì. Nhìn bà ta cùng với Potié, người ta sẽ bảo bố tôi “bị đá”.
Tinet và tôi có vẻ ngốc nghếch, ngồi trên cầu tiêu vừa hút thuốc, khi đi vào văn phòng vẫn còn phi phèo. Tôi chỉ nghĩ đến ăn đá và sôcôla. Norman mời tôi thứ sáu đi chơi. Tôi biết rõ anh ta muốn gì. Ameli béo hay đúng hơn Ameli to lớn. Tôi không bao giời nhìn vào gương nữa. Chỉ Alan là người bạn thực sự độc nhất của tôi.
Con đỉa hút máu. Ông Thomas nhìn chằm chằm vào đôi vú của Johan. Ông ta không dám nhìn Lise vì cô đã tống khứ ông ta. Tôi gặp Catherine trong hành lang sau buổi tập. Tôi không thể nhìn thẳng vào cô. Tôi làm ra vẻ không thấy cô nhưng cô ta biết thế. Tôi thật khó chịu về trường hợp Catherine…
*  *  *

Bầu trời công viên u ám khi tôi chờ Ameli trong cuộc tiếp xúc đầu tiên. Một làn sương mỏng, ánh bạc bao trùm đồng ruộng, che mờ những khía cạnh sắc nét, phủ trùm lên những màu sắc rực rỡ. Tôi nhìn ra xa trên con đường bao quanh bờ đầm. Không có cô gái nào bận veston đen cổ áo trắng. Tôi ngần ngại ngồi lên một chiết ghế gỗ dài. Mấy phút sau, sương mù hầu như không nhận thấy, thấm ướt quần tôi. Những con chim bay lượn xung quanh làm tôi lãng ý. Hai cậu con trai chơi ném đĩa. Một đoàn trẻ nhỏ chạy trên đồng cỏ đến một chiếc cầu cũ.
Mười phút dần dần trôi qua. Không có bóng dáng Ameli. Tôi lại nhìn vào các góc công viên và nén ý muốn bỏ đi. “Theo những điều kiện của tôi”, cô ta đã nói thế và tôi cũng đã chấp nhận.
Đàn hải âu cất tiếng kêu, bay theo một cô gái mới lớn đang máy móc tung lên trời những nắm bỏng ngô. Điệu bộ duyên dáng tương phản với sự bất động lạ lùng của khuôn mặt. Chiếc áo bluson bó lượn quanh mình. Đôi ống quần bó sát đùi. Mặc dù béo phị, cô gái bận quần áo thích hợp với một người thon thả hơn. Tuy ở cách xa tôi mấy trăm mét, tôi thấy cô nhiều lần nhìn về phía tôi. Cô liếc nhìn tôi tò mò và bí mật. Đó là Ameli, tôi nghĩ, nhận ra cô theo bản năng.
Thấy tôi nhìn chăm chú, cô quay lưng lại, đi đến một con đường nhỏ khuất mắt tôi. Hai mươi phút sau trôi qua. Bỗng cô gái xuất hiện trước mặt tôi ở phía bên kia đầm. Lần này cô ném hai miếng cho vịt và bỏ vào miệng miếng thứ ba. Thậm chí hôm nay phong cách nhai bánh của cô gái vẫn rõ rệt trong ký ức tôi. Miệng cô thực hiện một động tác máy móc như rời khỏi thân mình.
Lúc tôi đứng dậy, cô gái nhìn thẳng vào tôi, giơ cao bảy ngón và tôi hiểu. Chỉ còn bảy phút nữa cho cuộc gặp gỡ, hay đúng ra là cuộc không gặp gỡ của chúng tôi. Tôi lại ngồi xuống, quan sát cô trong lúc cô tiếp tục cho vịt ăn. Đúng bảy phút sau, cô quay lại rời công viên.
*  *  *

Trích nhật ký của Ameli, ngày mồng 10 tháng năm
Tay kiêu căng bẩn thỉu đó ngồi lỳ trên ghế, thái độ phớt tỉnh hoàn toàn. Nhưng tôi biết ông ta tự cảm thấy như một con lừa, tìm kiếm một chiếc bluson có cổ trắng. Mục tiêu rõ quá! Tôi chỉ nghĩ trò chơi nhỏ này làm tôi thích thú…như dắt mũi con chó.
Tôi có lý trong trường hợp anh Norman. Anh ta có bàn tay dài. Trông anh thật gớm guốc. Anh chỉ nghĩ đến hôn, nhưng tôi không hôn. Anh ngạc nhiên quá trời khi tôi tát anh!

Janne và Maclen thuyết về sự giải phóng phụ nữ trong giờ rảnh; họ nằn nì tôi theo lời họ nhưng tôi không quan tâm đến cuộc khởi loạn của họ. Hơn nữa, Crista cho họ là đồng tính luyến ái. Sudan nói lải nhải với chúng tôi về buổi tối tuyệt vời với Hugo. Và khi không phải với Hugo thì là với một anh khác. Cô ta phải có những đôi vú từng trải nhất cả trường. Thật chối tai! Tôi bảo cô im đi. Cô cho là tôi ghen ghét. Tôi chán ngấy thì đúng hơn. Nhưng cô cũng có lý. Ngoài Alan, Norman mặt trứng cá là người duy nhất mời tôi đi chơi đã hai tháng nay. Đúng là buồn trong những tối thứ bảy ngồi ngẩn ngơ trước màn hình vô tuyến…

Cuộc gặp gỡ lần thứ hai của chúng tôi cũng bắt đầu như lần trước trừ việc tôi ngồi ở một chiếc ghế khác. Ameli vẫn mang bỏng ngô ném choc him và một chiếc bánh khác cho vịt. Không chào hỏi. Tuy vậy mỗi người càng ý thức hơn sự có mặt của người kia.
*  *  *

Trích nhật ký Ameli, ngày 17 tháng năm
Tôi vẫn chơi màn kịch ấy với Kaufman trong công viên. Tôi chắc mẩm ông ta sẽ đến chỗ tôi kêu lên là hai chúng tôi phải trò chuyện với nhau hay đại loại như thế…Nhưng không. Tôi tự nhủ ông chơi trò gì. Nhưng tôi có thể vững vàng trong thời gian lâu như ông ấy. Cũng lạ, thực sự ông có vẻ như một con Gấu. Và cứ tiếp tục là con người thờ ơ, thoải mái, chỉ ngồi trong công viên.
Tôi không thấy Catherine. Có lẽ cô đau ốm nhưng tôi không muốn gọi điện thoại cho cô.
Đôi khi tôi có cảm tưởng như điên lên: hôm nọ, khi tôi đang mơ màng trong lớp, tôi thấy Norman đang đứng gần cửa sổ. Anh ta kể với mọi người đã hôn tôi như thế nào, bịa ra cả một câu chuyện bậy bạ. Mọi người cười ồ lên. Tôi bèn chạy lại, đẩy anh ta qua cửa sổ. Tôi sung sướng nghe anh ta kêu lên, ngã trên hè phố. Nhìn lại mặt khi không phải Norman mà là Pohn, không chịu được Norman và bà Hung hãn…
*  *  *
Trong cuộc gặp gỡ thứ ba, Ameli lại gần ghế tôi ngồi cách ba mét, đôi mắt dàn với mắt tôi. Một cái nhìn nghi ngờ nhưng có nét dịu dàng. Giận dữ nhưng dễ cảm. Muốn tránh đi nhưng cũng muốn lại gần. Tôi mỉm cười với cô, thành thật xúc động vì sự có phần đặc biệt của cô.
Bỗng cô quay lưng lại và bỏ đi. Thời gian trôi qua, phía bên kia đầm cô có một cử chỉ ngạc nhiên. Cô giơ tay chào tôi nhưng nét mặt vẫn bất động, vô cảm. Cô làm tôi nhớ lại cuộc du lịch của chúng tôi với đứa con trai Raul; cháu tập những động tác đơn giản nhất một cách khó khăn.
*  *  *

Trích nhật ký Ameli, ngày 24 tháng năm
Tôi không hiểu vì sao nhưng hôm nay tôi đã giơ tay chào ông ta. Có lẽ vì thương cảm, tôi không muốn ông cảm thấy đơn độc. ồ, mặc kệ ông ta! Kaufman đã chấp nhận cho tôi đặt điều kiện, thế thì ông phải đi đến cùng. Khi tôi gần lại ông, ông mỉm cười với tôi như một gã ngu xuẩn. Có lúc tôi có cảm giác ông thành thật, ông yêu thương tôi. Tôi muốn cho ông một nắm đấm vào mặt đồng thời cũng muốn ôm lấy ông. Anh có thể nghĩ rằng có người chịu đựng được tôi? Cô bạn thân luôn luôn đẩy vào lưng bảo tôi đến các cuộc gặp gỡ. Tôi những muốn cô để tôi yên. Bố tôi than phiền tôi không tiến bộ gì. Không, thật đấy! Bây giờ thậm chí tôi muốn gặp một người chữa bệnh thần kinh. Mẹ tôi bảo tôi cần một người bạn chứ không cần thầy thuốc. Một người bạn? Bà biết thế nào về điều đó? Có lẽ tôi điên hơn người ta tưởng nhiều…

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button