Quà tặng cuộc sống

Hạnh Phúc Gia Đình

hanh phuc gia dinh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Narada

Download sách Hạnh Phúc Gia Đình ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Trong Phật giáo có bốn hạng phước điền:

–      Phật

–      Alahán

–      Mẹ

–      và Cha

Chư Phật, chư vị Alahán, Mẹ và Cha là bốn thửa ruộng đệ nhất phì nhiêu trong thiên hạ để gieo trồng phước báu.

Chư Phật là những đóa hoa vô cùng quý giá của nhân loại, nhưng cũng là một thứ hoa vô cùng hy hữu.

Chư vị Alahán là những đóa hoa quý báu khác, chỉ trổ sanh tươi tốt trong thời kỳ có một vị Phật tổ ra đời. Nhưng một bà mẹ hiền, một ông cha lành hằng có trong mỗi gia đình.

Nếu con cháu hiểu được bổn phận của mình, biết được công ơn cha mẹ và khéo khai thác hai thửa ruộng phì nhiêu sẵn có ở trong nhà, ắt sẽ được phong phú không sai. Nếu thận trọng gieo trên hai sở thượng điền này những hạt giống tốt thì sớm chầy sẽ gặt được vô số quả lành. Hữu hạnh thay cho trẻ con nào được sanh trưởng trong một gia đình mà cha phải đạo cha, mẹ tròn phận mẹ. Bao nhiêu tình thương, bao nhiêu lòng hiếu thảo của con trẻ sẽ lai láng chảy vào cha mẹ. Theo Phật giáo, đối với cha mẹ, cái trọng ơn mà con phải mang trong lòng thật không lường được. Ví dầu con phải cõng cha trên vai mặt, mẹ trên vai trái, đi khắp thế gian, cả một thế kỷ và trong thời gian ấy cung phụng đầy đủ cho cha mẹ; ví dầu phải đặt cha mẹ trên một mâm vàng đầy ngọc ngà châu báu rồi thành kính quỳ lạy, như lạy một vị hoàng đế thống trị nhân loại, lạy ngày lạy đêm đi nữa, vị tất con đã đền đáp đủ ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Theo Ấn Độ giáo, một ông thầy dạy đạo quý bằng một trăm ông thầy dạy chữ, một người cha bằng một trăm ông thầy dạy đạo, nhưng một bà mẹ hiền quý bằng một ngàn người cha.

 

*

* *

Tại sao từ ngàn xưa, ai ai cũng cho rằng ơn cha mẹ là cao quý, thiêng liêng hơn tất cả? Không cần tìm kiếm xa vời, một người cha lành bao giờ cũng dành để cho con tất cả cái gì quý báu nhất của mình, hy sinh tất cả cho con và tìm hạnh phúc an vui của chính mình trong sự an vui hạnh phúc của con. Dầu giàu, dầu nghèo, cha luôn luôn nghĩ đến vấn đề giáo dục cho con, nếu phải tiêu xài bao nhiêu tiền cũng không tiếc. Niềm vui sướng nhất đời của cha là được thấy con nên người và sống đầy đủ trong sự yên lành vui vẻ.

Về phần mẹ, từ lúc chưa thấy mặt con, bà đã đặt trong lòng một tình thương vô hạn. Nuôi còn bằng sữa, và sữa là gì nếu không phải là máu? Vậy, mẹ nuôi con bằng máu của mình. Lắm khi thức suốt đêm trường, không nhắm mắt, không nghỉ ngơi, để canh chừng ru hát cho con ngủ thẳng giấc. Công ơn của mẹ không sao tả được. Con là núm ruột, là hòn máu, là một bộ phận của mẹ, là kho vàng quý báu, là nguồn hạnh phúc vô bờ bến của mẹ; con đau là mẹ xót, con mạnh là mẹ vui. Thiếu con, mẹ sẽ thấy lẻ loi, hiu quạnh, buồn tẻ và tự thấy vô phước.

ĐỌC THỬ

NGƯỜI CHA THÂN ÁI

Rất khó cho trẻ con thấu đáo được đức tính hy sinh của cha và tình thâm của mẹ, vì lòng thương lai láng của cha mẹ tựa hồ như nước mưa từ không trung rơi xuống, đem lại bao nhiêu hạnh phúc cho nhân loại rồi êm đềm lặng lẽ chảy đi, không màng đến sự biết ơn của một ai. Hình đây là một định luật thiên nhiên trong trời đất, lòng thương của cha mẹ từ trên nhỏ xuống vô bờ bến mà từ dưới chảy lên lại rất hiếm hoi. Thật vậy, người làm cha mẹ không bao giờ trông đợi nơi sự đền ơn trả thảo của trẻ con khờ dại, chưa từng kinh nghiệm, chưa biết lo nghĩ đến bổn phận làm con, cũng như chưa nhận thức được thế nào gọi là tình thương.

Chưa đến lúc đóng vai trò làm cha mẹ, trẻ con không thể thấu triệt được tình thương của cha mẹ như thế nào.
Truyện tích sau đây về tình thương của cha mẹ đối với con cái rất đáng làm một bài học quý cho đàn hậu tiến:

Hoàng tử A Xà Thế (Ajatasattu) bị Đề Bà Đạt Đa (Dvadatta) xúi giục, định giết cha là Bình Sa Vương (Bimbisara) để chiếm ngôi. Rủi thay, âm mưu của hoàng tử bị bại lộ, vua cha bắt được quả tang. Quần thần xinh hành phạt xứng đáng, nhưng vua cha quá thương con không đành xử phạt, lại còn nhường ngai vàng cho hoàng tử, vì thấy con thèm muốn làm vua.

Đã không biết ơn, A Xà Thế lại còn hạ ngục vua cha và ra lệnh bỏ đói cho chết lần chết mòn. Chỉ một mình hoàng hậu được phép vào thăm. Mỗi khi đi, bà giấu đồ ăn trong túi áo đem cho chồng. A Xà Thế hay được quở trách mẹ. Sau bà dấu đồ ăn trong đầu tóc. A Xà Thế cũng biết được. Cùng đường, bà tắm rửa sạch sẽ rồi thoa vào mình một thứ đồ ăn làm bằng mật ong, đường và sữa. Vua gợt lấy món ăn này trên tay để ăn cho đỡ đói. Nhưng A Xà Thế cũng bắt được và cấm hẳn mẹ không cho vào thăm cha nữa.

Lúc ấy, vua Bình Sa Vương cam chịu đói, nhưng lòng vẫn không oán trách con, cho đó là oan nghiệp tiền kiếp, có vay có trả, nên cố gắng tham thiền, đắc quả Tu đà hoàn trong lúc đi kinh hành. Thấy cha vẫn vui tươi, A Xà Thế nhất định giết cha cho khuất mắt, nên ra lệnh cho một người thợ cạo vào khám lấy dao bén gọt gót chân, lấy dầu vào muối xát vào rồi hơ trên lửa nóng.

Khi người cha bất hạnh thấy thợ cạo đến thì mừng thầm, ngỡ rằng con mình đã ăn năng hối hận, cho người đến cạo râu tóc cho mình để rước về. Trái với sự ước mong của Ngài, chính anh thợ cạo đến để đem lại cho Ngài cái chết vô cùng thê thảm.

Cùng một ngày ấy, vợ A Xà Thế hạ sanh được một hoàng nam, tin lành đến cho A Xà Thế cùng một lượt với bạo tinh vua Bình Sa Vương vừa chết trong ngục. Hay tin chánh hậu hạ sanh một hoàng nam, nỗi vui mừng của A Xà Thế không sao tả được. Cả người nghe nhẹ nhàng sung sướng, tình thương của một người cha lần đầu tiên chớm nở trong lòng, mặn nồng sâu sắc, thấm vô từng khớp xương ống tủy. Đứa con đầu lòng là một nguồn yêu thương cho cha mẹ thưởng thức được tình thương mới mẻ, đậm đà, vô cùng trong sạch. Cảm giác đầu tiên của một người mới có được đứa con đầu lòng dường như đưa họ vào một cảnh giới kỳ lạ, khiến họ tưởng rằng máu huyết của mình đã nhỏ giọt ra để nối tiếp mình.

Vừa lúc ấy, A Xà Thế sực nhớ đến cha.

Bỗng nhiên, ông đứng phắt dậy, kêu lên như điên: “Hãy mau mau lên, thả lập tức người cha yêu quý của trẫm…”. Than ôi, nhưng người cha yêu quý ấy đã là người thiên cổ!

Khi hay tin cha chết, vua hối hận đi tìm mẹ và hỏi: “Thưa mẫu hậu, khi con còn nhỏ, phụ hoàng có thương con không?”. “Con ôi! Cho đến giờ này con mới hỏi thì đã muộn rồi. Và sao con hỏi lạ vậy? Mẹ tưởng trên thế gian này không tìm đâu cho ra một người cha lành như vậy. Để mẹ thuật lại cho con nghe: Lúc mẹ còn mang con trong lòng, một ngày nọ, mẹ thèm lạ lùng một món kỳ quái. Mẹ thèm nút vài giọt máu trong bàn tay mặt của cha con, mà mẹ đâu dám nói ra. Rồi càng ngày, mẹ càng xanh xao và sau cùng phải thú thật với cha con. Khi nghe vậy, cha con vui vẻ lấy dao rạch tay cho mẹ nút máu. Lúc ấy, các nhà chiêm tinh trong triều tiên tri rằng con sẽ là người thù của cha con. Do đó, tên con là A Xà Thế (Ajatasattu) – kẻ thù chưa sanh. Mẹ có ý định muốn giết con ngay trong lòng, nhưng cha con không cho. Khi sanh con ra, mẹ nhớ đến lời tiên tri nên một lần nữa muốn giết con. Một lần nữa, cha con cản mẹ. Một hôm con có một mụn nhọt trên đầu ngón tay, đau nhứt vô cùng, khóc suốt ngày đêm, không ai dỗ con ngủ được. Cha con đang cùng bá quan phân xử việc triều đình, nghe vậy cầm lòng không được, bế con trong lòng và không ngần ngại ngậm ngón tay con trong miệng, nhè nhẹ nút cho con đỡ đau. Gớm thay! Cái mụn nhọt bể, máu mủ tuôn ra trong miệng cha con, và sợ lấy ngón tay ra, con sẽ nghe đau, nên cha con nuốt luôn vào bụng cả máu lẫn mủ.”

Nghe xong, A Xà Thế xúc động rơi lệ dầm dề.

Nghe qua chuyện tích này, các con cũng có thể tưởng tượng được nỗi buồn thảm của A Xà Thế.

Thế thường trong mỗi trường hợp, cha mẹ hiểu thấu lòng con trẻ vì đã trải qua đoạn đường ấy rồi. Cũng vì lẽ ấy, dầu con có phạm tội quan trọng đi nữa, cha mẹ luôn sẵn sáng tha thứ và cũng luôn luôn sẵn sàng hứng lấy, cam chịu những lỗi lầm của con. Đôi khi cha mẹ không làm vừa theo ý con, nhưng đó là một việc bất dắc dĩ. Cha mẹ lúc nào cũng muốn cho con mình hữu phước, nhưng lắm khi con cái hiểu lầm, tưởng cha mẹ cố làm cho mình vô phước, nên có những thái độ bất hiếu mà tưởng là chánh đáng. Lắm khi cha mẹ dọn đường cho con đi, con lại đi ngược chiều, cho rằng mình khôn ngoan hơn cha mẹ. Vì đó mà những đứa con ngỗ nghịch bị lầm đường lạc nèo, khổ thân trọn đời. Dầu sao, cha mẹ vẫn tha thứ cho con và trong những phút hoạn nạn của con, người làm cha mẹ vẫn sẵn sàng chực bên cạnh để sẵn sáng giúp đỡ, bảo bọc con.

Đó là thái độ của người cha lành sáng suốt.

Nhưng con có thấu triệt được những trách nhiệm và tình thương của cha mẹ đối với mình chăng? Không, vì con chưa đến tuổi làm cha mẹ. Khi hiểu được thế nào là tình thương của cha mẹ thì lắm khi đã muộn rồi, như trường hợp của vua A Xà Thế vừa kể trên.

Vậy, phận làm con phải vâng lời cha mẹ và để cho cha mẹ an lòng làm tròn sứ mạng.

Ghi chú: trong đạo Nho có câu: “Dưỡng tử phương tri phụ mẫu” (Nuôi con mới biết ơn cha mẹ). Sanh con nuôi nấng cực khổ, chừng đó mới hiểu thấu được công ơn cha mẹ. Vậy cùng xác nhận một sự kiện: tình thương từ trên nhỏ xuống hơn là từ dưới trở lên. Nho giáo nhận thức với tinh thần khiển trách lòng người bạc bẽo, chậm hiểu cho đến đỗi phải chờ đến lúc có con, nuôi con, mới biết được công ơn cha mẹ, thì lúc ấy cha mẹ đã không còn.

Trái lại, Phật giáo tìm hiểu tại sao và giải thích rằng đó là do nơi sự thiếu kinh nghiệm của trẻ con. Khi còn nhỏ, nó chỉ hưởng tình thương của cha mẹ mà chưa có tình thương ấy trong lòng. Chưa làm cha nên không có tình cha. Chưa làm mẹ nên không có tình mẹ. Thảo nào nó chưa biết được tình thương của cha mẹ đậm đà sâu rộng đến đâu. Vậy, Phật giáo nhận thức sự kiện ấy với tinh thần khoan dung.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button