Quà tặng cuộc sống

Quà Tặng Cuộc Sống – Đừng Bao Giờ Ngừng Mơ Ước

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Quà Tặng Cuộc Sống – Đừng Bao Giờ Ngừng Mơ Ước ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Quà tặng cuộc sống là bộ sách vô giá về những giá trị trong cuộc sống. Đó là những câu chuyện nhẹ nhàng về tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn bè. Qua từng câu chuyện, bạn sẽ biết cách học yêu bản thân mình hơn và trân trọng từng giây phút trong cuộc đời. Thành công hay thất bại, thậm chí những kinh nghiệm tệ hại nhất cũng chính là những bài học đáng giá nhất sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của cuộc sống.

Quà tặng cuộc sống – Đừng bao giờ ngừng mơ ước mang đến cho bạn đọc những suy nghĩ tích cực, không ngừng vươn lên trong cuộc sống, luôn có tư duy tích cực, yêu đời và cuộc đời sẽ đẹp hơn.

ĐỌC THỬ

SỰ THÀNH CÔNG BẤT NGỜ

Chuyện xảy ra ở một trường học ở vùng nông thôn Arkansas. Phần lớn những học sinh đều là những đứa trẻ châu Phi lai Mỹ nghèo nàn, thất học. Hãy cám ơn tổ chức tài trợ được sáng lập bởi Rockefeller và những đứa trẻ được giải nhất “Chapter I” sẽ tham gia vào một loại chương trình đọc khác.

Theo tiến sĩ Marie Carbo, sản phẩm trí tuệ của một đứa trẻ dựa vào sự tập trung mà tầm quan trọng đối với việc học đọc của những đứa trẻ thông minh thì kém hẳn đối với những đứa trẻ có cách học thông minh.

Sau khi đứa trẻ đã hiểu cặn kẽ một quyển sách, chúng được thưởng bằng cách cho phép chúng mang sách, băng và máy nghe về nhà đến cuối tuần.

Chính ý nghĩ này đã góp phần củng cố thêm việc học tập của chúng. Rồi thứ sáu lại đến. Nicole ra về và trên tay nắm chặt sách, băng và máy nghe. Điều này có thể được hiểu rằng những đứa trẻ sẽ trở lại trường vào ngày thứ hai với những món đồ mà chúng đã mang về.

Vào ngày thứ hai, Nicole đã không mang những quyển sách và băng để trả lại cho trường. Mỗi ngày, em đều nói rằng mình đã quên hoặc không đưa ra bất kỳ lý do nào để bào chữa cho hành động đó của mình. Cô giáo biết điều này không giống với bản chất của Nicole. Có điều gì đó đã xảy ra ở đây.

Ba tuần trôi qua mà sách và băng vẫn chưa được trả lại cho trường.

Rồi một ngày kia, mẹ của Nicole trong bộ đồng phục công nhân của nhà máy chế biến thức ăn nhanh đã đến trường trước sự ngạc nhiên của mọi người. Bà nói với thư ký trường rằng bà muốn gặp giáo viên dạy phương pháp đọc ở bên ngoài!

Người giáo viên ấy đã đi ra bên ngoài để gặp mẹ của Nicole với sự e dè có thể cảm thông được. Người mẹ tay nắm chặt sách, băng và máy nghe đã nói với cô giáo rằng bà muốn giải thích tại sao Nicole đã không mang sách và băng trả lại như đã hứa. Chính cô giáo mới là người sẽ bị khiển trách chứ không phải Nicole.

Cô giáo chợt hiểu vấn đề một cách nhanh chóng là mẹ của Nicole đã không dễ gì nói rõ lý do tại sao Nicole lại không mang trả tư liệu này sớm.

Cô giáo chờ đợi trong sự im lặng dường như đang kéo dài khó chịu. Người mẹ ngập ngừng trong những lời đầu tiên. Rồi bất ngờ, như đã tìm được cảm giác dễ chịu, bà bắt đầu kể câu chuyện đáng chú ý.

“Khi Nicole về nhà và nói với tôi rằng nó đang học đọc. Tôi đã không tin nó. Không ai trong gia đình tôi có thể đọc. Cha mẹ tôi không thể đọc. Và cả anh chị em tôi đều không thể đọc. Tôi cũng như thế!

Khi tôi sinh Nicole tôi chỉ mới học lớp sáu. Tôi đã phải nghỉ học. Tôi mãi mãi từ bỏ mọi hy vọng về việc học cách đọc.

Khi Nicole mang sách về nhà và đọc cho tôi nghe. Tôi đã hỏi nó: “Con đã học đọc như thế nào?” và nó đã nói với tôi rằng: “Dễ lắm mẹ ơi. Con vừa nghe băng vừa theo dõi bất cứ những điều gì mà cô giáo con đọc trong sách. Nếu con muốn đọc, con chỉ tiếp tục lắng nghe và đọc theo cô giáo cho tới khi con có thể tự mình đọc được. Mẹ cũng có thể làm được điều đó đấy mẹ ạ!”.

Tôi không tin Nicole. Nhưng tôi chỉ biết một điều tôi phải cố gắng… Nguyên nhân Nicole không mang những đồ dùng học tập trả lại cho trường là bởi vì tôi không thể để nó mang đi! Tôi phải tìm ra cách để đọc được giống như con gái nhỏ của tôi”.

Sau một chút do dự, người mẹ đề nghị: “Tôi có thể đọc cho cô nghe được không?”.

Giống như từng bước của một đứa trẻ mới bắt đầu tập đọc. Chính người mẹ đã tự mình đọc những từ đầu tiên cho cô giáo nghe. Cùng lúc đó, những giọt nước mắt của bà tuôn trào. Trong khoảnh khắc xúc động này, cô giáo cũng bắt đầu khóc. Nếu bất kỳ ai nhìn thấy hai người trong lúc này cũng đều nghĩ rằng có một thảm kịch nào đó đã xảy ra. Làm sao có ai biết được rằng những giọt nước mắt của họ thực sự đã chảy ra cho niềm hạnh phúc vì bà ấy đã đọc được. Thượng đế đã ban cho bà nghị lực.

Mẹ của Nicole tiếp tục giải thích rằng chính quyển sách mà bà đang ôm chặt nó một cách thân yêu nơi ngực của mình đã giúp cho bà học đọc.

Không cần phải thốt lên những lời để ngợi ca Chúa mà chính những lời của người mẹ ấy đọc lên đã đầy đủ rồi. Những điều này đã được biểu lộ qua vẻ mặt đầy tự tin của bà.

Đối với cô giáo của Nicole, đây dường như là một khoảnh khắc thiêng liêng, không lời nào có thể diễn tả được. Cô Awed đã xúc động, không gì có thể diễn tả khi thấy được hiệu quả của chương trình dạy đọc. Kết quả này như là một sự xác nhận về những điều mà cô đã được học để dạy. Những điều ngạc nhiên này dường như đã xảy ra một cách rất tình cờ. Cô không giúp đỡ gì cho bà mẹ nhưng chương trình học đọc đã mang lại kết quả thật ngẫu nhiên.

Tất cả những thuận lợi mà người mẹ ấy đã tự học được từ chương trình dạy đó không nằm ở phần nào trong giáo án của cô giáo. Với kết quả tình cờ đã đạt được này, đó có phải là trò đùa của tạo hóa hay không? Đối với bà mẹ này thật sự mà nói đó có phải là món quà của tạo hóa đã tình cờ ban tặng cho bà mà bà không thể hiểu, giải thích hay kiểm soát?

Bà mẹ ngồi nhướn lên một tí và cao giọng phá vỡ đi sự im lặng của mình rằng bà đã thực sự làm được điều mà bà không thể làm được. Đó là việc bà đã từng chấp nhận một cách không nghi ngờ rằng mình ngu lắm, không học đọc được, nhưng bây giờ thì bà đã khác, bà đã đọc được. Cô ấy đã đọc được cho mẹ của mình nghe! Từ Kinh Thánh! Vào một buổi sáng Giáng sinh!

MARY LOU

Đó là ngày đầu tiên tôi chuyển đến lớp bảy trường Miss Hargrove. Với “người mới đến” như tôi việc hòa nhập vào môi trường mới thật không dễ dàng, vì vậy trong thời gian này tôi rất lo lắng. Sau khi được giới thiệu trước lớp, tôi đã cố mỉm cười rồi đi đến chỗ mình ngồi và mong rằng mọi người sẽ chú ý đến mình.

Giờ ăn trưa thật ngạc nhiên thú vị, khi bọn con gái kéo đến ngồi chung bàn với tôi. Bọn họ nói chuyện thật thân thiện, vì vậy tôi bắt đầu cảm thấy thoải mái. Những người bạn mới làm tôi hòa nhập thật nhanh với ngôi trường mới, với thầy cô giáo và những đứa bạn khác. Không bao lâu sau lũ bạn kể cho tôi nghe về Mary Lou English. Thật sự cô ấy tự gọi mình là Mary Louise.

Luôn tỏ vẻ đứng đắn, một cô gái trẻ với nét mặt nghiêm nghị và những bộ quần áo lỗi thời, cô nàng không xấu, nhìn không đến nỗi buồn cười. Tôi nghĩ cô ta khá xinh xắn, nhưng tôi không đủ nhạy cảm để nói lên điều đó. Đôi mắt đen sẫm và nước da màu olive, mái tóc dài và đen như tơ, nhưng cô ta lại uốn xoắn như ống điếu!

Chỉ có điều cô ta mang giày, chiếc váy len dài bằng lông cừu còn hồ trông rất cứng, chiếc áo cánh có nhiều riềm xếp đầy những hình ảnh trông rất “nhà quê”. Bọn con gái thường thì thầm và cười khúc khích. Mary Lou không buồn đưa mắt nhìn khi bước qua bàn chúng tôi, cằm vẫn giữ cao với một “quyết tâm sắt”. Cô ta không trò chuyện với ai và chỉ ngồi ăn một mình.

Sau giờ tan trường, bọn con gái rủ tôi tham gia vào trò vui trước trường. Tôi rất hồi hộp nhưng vẫn thử làm thành viên của nhóm. Chúng tôi chờ. Tôi không biết chờ tới lúc nào, tôi muốn về nhà ngay nhưng tôi cũng cố nán lại.

Một lúc sau, Mary Lou bước xuống những bậc thang, ngay lập tức những cánh tay quấn quanh chiếc ba lô của cô ta. Những lời mắng nhiếc, trêu chọc, khiếm nhã, một chút bình luận và chế giễu từ bọn con gái bắt đầu. Tôi hơi chần chừ nhưng rồi cũng nhanh chóng gia nhập.

Càng tiến gần cô ta tôi càng hăng lên. Những lời lẽ đầy hằn thù, thấp kém, hèn hạ mà chưa bao giờ tôi dám nghĩ tới cứ tuôn ra từ miệng tôi. Bọn con gái lùi lại phía sau reo hò cổ vũ. Được khuyến khích, tôi giật mạnh dây da quai ba lô và sau đó đẩy Mary Lou ngã chúi xuống. Mọi người cười thật to và đứng về phía tôi. Tôi đã trở thành thủ lĩnh của nhóm.

Nhưng lúc ấy tôi không lấy gì làm tự hào. Một điều gì đó bên trong làm tôi cảm thấy tổn thương. Nếu bạn đã từng ngắt bỏ đôi cánh của một chú bướm, bạn biết tôi đang cảm thấy thế nào.

Mary Lou gượng đứng dậy, nhặt lại sách vở – không có một giọt nước mắt hoặc một sự đáp trả – cô bỏ đi. Cô ta vẫn ngẩng cao đầu dù một dòng máu nhỏ đang rỉ xuống từ vết thâm tím ở đầu gối. Tôi nhìn cô ta di chuyển chậm chạp, khó khăn về phía cuối đường.

Tôi rời khỏi lũ bạn đang cười đùa vui vẻ và chợt trông thấy một người đàn ông đứng bên cạnh chiếc xe. Ông có đôi mắt đen sẫm và khuôn mặt đĩnh đạc. Đó là cha của Mary Lou. Ông đứng im lặng và nhìn cô con gái tội nghiệp đang đi về phía mình, có vẻ ông tôn trọng thái độ của Mary Lou. Đôi mắt ông ánh lên nỗi đau buồn và đi kèm là niềm tự hào. Khi tôi đi ngang qua, ông chỉ nhìn tôi trong sự nín lặng với đôi mắt nhòa lệ. Điều đó càng khiến tim tôi thêm đau nhói và xấu hổ. Ông không nói một lời nào.

Sau này không một lời rầy la từ thầy cô hay giáo huấn từ cha mẹ lại có sức lay động, khiến trái tim tôi ray rứt như ánh mắt của người cha ấy. Ánh mắt của người cha ấy đã dạy tôi thế nào là sự tử tế, sức mạnh của tình thương và biết tôn trọng phẩm giá con người. Tôi không bao giờ tham gia vào đám đông người để dửng dưng với sự đau khổ của người khác và cũng không lần nào làm đau người khác cho lợi ích của chính mình.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button