Dù Thế Nào Cũng Phải Sống, Bởi Chúng Ta Chỉ Sống Một Lần
1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK
Tác giả : Sungbong Choi
Download sách Dù Thế Nào Cũng Phải Sống, Bởi Chúng Ta Chỉ Sống Một Lần ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
Danh mục : Quà tặng cuộc sống
2. DOWNLOAD
Download ebook
File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.
Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.
Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách
3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Lời giới thiệu
Tôi là đứa trẻ lớn lên trên đường phố
Xin chào quý bạn đọc, tôi là Sungbong Choi. Mỗi khi giới thiệu bản thân “Tôi là Sungbong Choi” với một ai đó, và cả khi viết lời giới thiệu cho cuốn sách này cũng vậy, tôi thường tự hỏi điều đầu tiên mọi người nghĩ về tôi là gì. Á quân của Korea’s Got Talent mùa đầu tiên, Nella Fantasia, Paul Potts của Hàn Quốc, đứa trẻ bán kẹo dạo… những cái tên này phần nào cũng chính là con người tôi nhưng cũng không hoàn toàn là tôi.
Trong những cái tên trên, tôi tự hỏi không biết có phải “đứa trẻ bán kẹo dạo” là cái tên mà nhiều người biết đến nhất, và cũng là cái tên mà tự bản thân tôi thấy thân thuộc nhất hay không. Thực sự thì dù bản thân tôi không cảm thấy có xúc cảm gì đặc biệt nhưng đó lại là cái tên luôn khiến mọi người ngạc nhiên.
Chính bởi cái tên này mà từ sau khi xuất hiện trên ti vi, rất nhiều nhà xuất bản đã tìm đến và khuyên tôi hãy thử viết một cuốn sách về bản thân mình nhưng tôi đã không thể đơn giản gật đầu chấp nhận. Quãng thời gian tôi từng trải qua có thể được viết thành một câu chuyện nhưng tôi không biết một người mới 23 tuổi như tôi thì có thể nói được điều gì. Tôi đã nghĩ rằng giờ mình mới bắt đầu bước chân vào đời, có quá nhiều thứ phải học và viết sách không phải là một việc đúng đắn nên làm. Trên tất cả, điều khiến tôi sợ hãi nhất chính là mọi người sẽ có cái nhìn sai lệch về tôi, cho rằng tôi, thay vì ca hát lại muốn trở nên nổi tiếng hơn nhờ bán đi những câu chuyện trong quá khứ của bản thân.
Tuy vậy, điều khiến tôi quyết tâm xuất bản cuốn sách này là lời nói của một người hâm mộ bị ung thư giai đoạn cuối. Người phải nhận sự phán quyết rằng cuộc sống của anh chẳng còn kéo dài được bao lâu ấy đã nói: “Cậu còn vượt qua được cuộc sống như thế, vậy mà tôi lại chỉ biết than thân trách phận”. Người đó nói rằng sự tồn tại của tôi đã trở thành niềm an ủi đối với anh ta nhưng chính tôi mới là người nhận được sự an ủi.
Những em nhỏ mắc bệnh máu trắng, những người già cô đơn không nơi nương tựa… trong số những người hâm mộ luôn ủng hộ tôi có rất nhiều người dù cuộc sống luôn khó khăn nhưng vẫn kiên cường sống và không bao giờ đánh mất hi vọng. Niềm an ủi mà những con người đó nhận được từ tôi, niềm an ủi mà bản thân tôi nhận được từ họ, và câu chuyện chứa đựng trong cuốn sách này chính là bắt đầu từ “niềm an ủi” đó. Nếu không niềm an ủi giữa tôi và những con người này thì có lẽ tôi sẽ chẳng thể nào quyết tâm cho ra đời cuốn sách
. Tuy nhiên, việc lật lại những trang quá khứ không phải là một việc dễ dàng. Tôi đã nhận ra rằng đào xới lại những câu chuyện mà chúng ta vô tình hay cố tình quên đi, những câu chuyện đã ngủ sâu trong kí ức, không hiển hiện ra mà ăn sâu, bám chắc trong trái tim, những câu chuyện mà chúng ta không bao giờ muốn gợi nhớ lại… phải chính diện đối mặt với chúng là một việc khó khăn đến nhường nào. Khơi gợi lại những vết sẹo còn chưa lành hẳn không chỉ đơn giản là sự đau đớn. Cuốn sách này tràn đầy những “tôi” cố chấp đối diện với cuộc sống, những “tôi” luôn muốn tin rằng con người đó không phải là mình.
Tôi đã đấu tranh với nỗi sợ hãi rằng liệu sau khi nghe xong câu chuyện về cuộc đời mình, mọi người còn có thể tiếp tục yêu mến và ủng hộ tôi nữa hay không. Và chính quý vị là sức mạnh giúp tôi có thể có dũng khí để viết cuốn sách này. Nếu cuốn sách này có thể trở thành niềm an ủi nho nhỏ đối với mọi người thì bản thân tôi cũng sẽ nhận được niềm an ủi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến mọi người ở nhà xuất bản, biên tập viên đã không từ bỏ, hết lòng giúp đỡ để cuốn sách này được ra đời. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn cùng tình yêu đến tất cả những người đã ở bên tôi cho tới tận bây giờ. Khi giở những trang đầu tiên của cuốn sách này, hi vọng rằng dù quý bạn đọc đang phải đối mặt với hoàn cảnh nào, đang mơ những giấc mơ nào cũng sẽ có sức mạnh để đứng lên và hướng tới một ngày mai mà các bạn hằng mơ ước. Tôi sẽ luôn dùng hết sức mình để ủng hộ các bạn.
Xin cảm ơn.
Một ngày xuân năm 2012
Sungbong Choi
Phần 1 Thời niên thiếu không thể nào quên
10 năm trên đường phố
Khi đó tôi mới 5 tuổi
Cái chậu cao su màu đỏ. Tôi trốn trong cái chậu cao su to đùng dùng để muối kim chi. Không phải là chơi trốn tìm, cũng không phải đang chuẩn bị để hù một ai đó. Tôi ngồi co mình trong cái chậu là để trốn khỏi cô nhi viện.
Cô nhi viện là nơi có những người luôn quát mắng tôi. Là nơi có những người nói tôi phải làm cái này, không được phép làm cái kia. Tôi ngồi đợi trời tối trong cái chậu cao su để trốn khỏi cái nơi luôn áp bức, đè nén tôi. Chẳng biết thời gian đã trôi qua bao lâu nhưng khi mặt trời sắp lặn, bàn chân phải ngồi co cụm lại của tôi bắt đầu tê bì.
Người ta nói rằng từ khi lên ba, tôi đã được gửi vào cô nhi viện. Tôi không nhớ nổi cô nhi viện mà tôi bỏ trốn khi lên 5 ấy là nơi tôi đã ở lại trong suốt hai năm hay là một trong những nơi mà tôi được chuyển đi chuyển lại. Nhưng có một điều tôi nhớ rất rõ đó là cô nhi viện ấy thật đáng sợ. Là do những trận đòn khủng khiếp? Hay do bị ngược đãi? Tôi không rõ nhưng dù sao thì cô nhi viện là kí ức đầu tiên tôi có và cũng là vết tích cuối cùng ở Seoul trong tôi.
Khi biết chắc rằng không có ai đi tìm mình, điều đầu tiên mà tôi làm là ra khỏi cái chậu, loạng choạng vì bàn chân đã tê đến mất hết cảm giác và chạy khỏi sân cô nhi viện. Dù cô nhi viện đã khuất đằng xa, tôi vẫn cảm giác có ai đó ở phía sau đang nhìn chằm chằm vào gáy mình nên vẫn không dám chậm bước.
Tôi đã đi bao lâu? Trước mắt hiện ra một nơi tấp nập những chiếc ô tô khổng lồ. Những chiếc xe chở đầy người đi và đến. Tôi đã leo lên một trong những chiếc xe ấy. Bởi bản năng mách bảo tôi rằng nếu ngồi lên đó, xe sẽ đưa tôi đến một nơi thật xa.
ĐỌC THỬ
“Này cậu bé, cậu đi một mình à?”
Người lái xe quay lại nhìn tôi và hỏi với một khuôn mặt nghi hoặc.
“Bố, mẹ… chờ.”
Người lái xe tưởng tôi muốn nói bố mẹ tôi đang chờ ở điểm đến. Tôi ngồi ngoan ngoãn, nhìn ra ngoài cửa xe, hệt như một đứa trẻ đang trên đường đi gặp bố mẹ nó. Đến khi xe xuất phát, tôi mới thực sự cảm thấy mình đã trốn khỏi cô nhi viện. Một cảm giác như muốn quất vào sau đuôi xe. Nhanh, nhanh nữa, xa, xa nữa. Đi tới đây vẫn chưa đủ. Tôi muốn đến một nơi không một ai biết tôi, không một ai có thể tìm thấy tôi. Không lâu sau đó, xe dừng lại ở một thành phố xa lạ. Đó là bến xe phía Đông thành phố Dae Jeon.
Ra khỏi bến xe, con đường đầu tiên tôi nhìn thấy là một khu ăn chơi với đèn nê-ông lấp lánh và những người say rượu lảo đảo đi trên đường. Tôi bị cuốn theo đoàn người tới trung tâm của khu ăn chơi ấy. Với một đứa trẻ 5 tuổi, đứng cao chưa tới thắt lưng người lớn thì thế giới lần đầu tiên nhìn thấy đó thật cao và rộng lớn. Nhìn lên trên, những bảng hiệu sặc sỡ nhiều màu sắc trên nền trời đêm như đang ngó xuống nhìn tôi. Một con phố lạ lẫm nhưng những tấm bảng hiệu rực rỡ và cả những người lớn đang đi loạng choạng kia đều không làm tôi thấy sợ hãi. Thậm chí, tôi còn cảm thấy bình an. Tôi đã được giải phóng. Tôi đã tự do. Không còn ai bảo tôi phải ngồi yên nữa, trên con phố này, tôi sẽ làm những gì tôi muốn.
Tôi đi bộ suốt cho đến lúc trời sáng. Những tấm bảng hiệu đã tắt đèn, những người say rượu cũng biến mất, chỉ có tôi vẫn đi lại quanh quẩn trên con phố. Trời tối, rồi trời lại sáng, cứ như vậy đã mấy ngày trôi qua. Tôi rời khỏi con phố náo nhiệt và một mình đi tới một con ngõ nhỏ không bóng người. Đối lập như ngày và đêm, nếu con phố kia san sát cửa hàng và quán rượu thì con ngõ nhỏ này lại tĩnh lặng, thi thoảng mới thấy một cái đèn đường. Đói đến mức không thể nhấc được chân nhưng tôi không biết phải làm thế nào mới kiếm được đồ ăn nên chỉ còn cách tiếp tục lê bước. Cứ như thế cho đến khi phía trước bỗng tối sầm và sức lực ở chân biến mất hết.
“Này, dậy đi.”
Trong ý thức mơ hồ, tôi nhận thấy có ai đó đang lay vai mình. Mở mắt ra, một khuôn mặt nhếch nhác, che cả bầu trời, đang nhìn tôi. Không phải là người lớn. Mặc một bộ quần áo bẩn thỉu, khuôn mặt còn nhếch nhác hơn, một anh trai. “Bố mẹ đâu?” Khi tôi ngẩng cổ lên thì anh đỡ tôi dậy. Mặc dù chân không còn sức để bước nhưng anh đã dìu tôi đi theo anh. Nơi anh đưa tôi đến là một quán ăn Trung Hoa. Anh gọi hai bát mì trộn tương đen.
Đến giờ tôi vẫn rất thích mì trộn tương đen. Những ngày tháng phải ăn mì thay cơm khiến tôi luôn phát ngấy khi nhắc tới các món mì, nhưng tôi lại rất hay ăn mì trộn tương đen. Món mì trộn đen xì, mằn mặn, ngòn ngọt. Ngay cả khi cổ họng đau như bị xé do khóc quá nhiều thì tôi vẫn có thể xì xụp món mì trộn tương đen ấy một cách ngon lành như thể cổ họng được bôi dầu vậy.
Cái ngày đầu tiên được ăn mì trộn tương đen cũng vậy. Món ăn lần đầu tiên được ăn trong đời ấy ngon tới mức làm tôi không phân biệt nổi cái cảm giác lưu lại nơi đầu lưỡi, là sợi mì hay là lưỡi mình đang trôi tuột vào cổ họng nữa. Cả khuôn mặt vùi vào bát mì, sau khi giải quyết xong, người anh đó kể cho tôi nghe câu chuyện của mình.
Sau khi bỏ nhà đi, anh bán kẹo cao su dạo ở khu phố này. Ở khu phố ăn chơi Yong Jeon-dong, Dae Jeon – thế giới đầu tiên hiện lên trong mắt tôi ấy quy tụ đầy những quán karaoke, quán bar, tiệm gà rán, quán rượu, nhà hàng và quán ăn vặt.
“Không phải tất cả những cửa hàng ấy đều có thể đến bán kẹo. Trước hết để kẹo lên bàn. Rồi sau đó phải chờ đợi với một khuôn mặt thật là đáng thương. Có như thế người ta mới mua kẹo cho. Anh mua kẹo với giá 200 won, khi bán giá 1.000 won, như vậy là lời 800 won. Một phong năm cái như thế này là 5.000 won.”
Với một đứa bé nghe còn chưa sõi thì khái niệm về tiền hoàn toàn không có. Cả việc tính tiền cũng dĩ nhiên không biết. Nhưng nó vẫn lờ mờ hiểu được rằng đưa kẹo cho người ta, nhận tiền là có thể được ăn mì trộn tương đen. “Đưa kẹo”, “Nhận tiền”, “Mua đồ ăn”, ba điều này đã khắc sâu vào đầu tôi. Có tiền mới có thể ăn, tôi đã học được điều quan trọng nhất khi sống trong thế giới này như vậy đấy.
Ra khỏi quán ăn Trung Hoa, tôi vẫn đi theo anh. Tôi nhìn và học cách anh đi mua kẹo và bacchus (một loại nước tăng lực) rồi đi bán ở những quán rượu hay câu lạc bộ đêm. Nhưng nó cũng chỉ trong một thời gian, chẳng bao lâu sau đó, anh ấy đã bỏ tôi lại đi riêng.
“Dù sao thì đi bán trên đường sẽ thường xuyên gặp lại nhau mà.”
Anh vỗ vỗ vai tôi và nói rất ra dáng người lớn. Anh không có lý do phải chăm sóc tôi. Chỉ với việc anh cứu giúp một đứa bé đói lả trên đường, dậy cho nó phương thức tồn tại đã là một sự ban ơn quá lớn rồi. Tôi cũng muốn đi theo anh nhưng lại thấy như vậy sẽ làm phiền đến anh nên đánh chấp nhận.
Tôi cũng sợ hãi khi chỉ có một mình
Nhưng cách để không bị chết đói và sự tự do
Chỉ hai điều này thôi với tôi cũng là đủ rồi.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi chia tay anh, tôi lại rơi vào cảnh đói bụng. Tôi mân mê phong kẹo cao su trong túi mà anh cho trước khi đi. Tôi quyết định thử đi bán kẹo như anh chỉ dạy. Ban đầu, còn chưa kịp bán kẹo, tôi đã bị người ở quán đuổi đi. Lần thứ hai, lần thứ ba cũng như vậy.
Tôi tiếp tục thử vài lần nữa nhưng đến cái bậu cửa của quán tôi cũng không đi qua được. Rõ ràng là tôi đã làm sai cái gì đó. Tôi đứng ngoài cửa, thận trọng quan sát những người ra vào quán. Mỗi khi ra vào quán, bọn họ đều nói, “Xin chào”. Tôi đã học được câu nói đó. Xin chào. Từ sau đó, mỗi khi đi vào quán tôi đều chào người chủ quán.
“Cháu chào chú. Cháu bán kẹo cao su ở đây được không ạ?”
Thái độ của chủ quán mỗi người mỗi khác. Có người mặc kệ tôi làm gì thì làm, thỉnh thoảng, rất hiếm khi nhưng cũng có người còn cho tôi cái ăn hoặc một góc để ngủ. Nhưng phần lớn bọn họ đều quát lớn bắt tôi ra ngoài, không ít lần tôi bị họ bạt tai đuổi ra ngoài. Thời gian trôi qua, tôi cũng dần trở thành đứa trẻ bán kẹo có kinh nghiệm, biết khi nào có thể lén chủ cửa hàng để vào bán kẹo. Và thế là tôi đã học được một phương thức để sống sót trên đường phố.
Đó là sự nhạy bén.
Trải qua những ngày tháng sống trên đường phố, quả nhiên đúng như lời anh nói, một ngày nọ khi đang lang thang trên đường, tôi đã gặp lại anh.
“Có bán được chút nào không?”
Trên con đường toàn những người không quen biết, được một khuôn mặt quen thuộc hỏi thăm khiến tôi cảm thấy rất vui sướng. Cứ nghĩ tới việc anh cũng như tôi, vừa bán kẹo vừa bị người ta đánh chửi thì ngực tôi lại thấy đau nhói, như thể trên con đường cô đơn này chỉ có mình anh và tôi vậy.
Một ngày của tôi bắt đầu bằng việc đi bán kẹo từ lúc chập tối cho những người uống rượu rồi kết thúc bằng việc bán kẹo cho những người đi ăn canh giải rượu vào buổi sáng. Khách cũng giống như các chủ cửa hàng, mỗi người một khác. Khi tôi mon men lại gần, có người vừa tỏ ra tội nghiệp vừa mở ví, có người chẳng thèm liếc mắt, cũng có người đuổi tôi ra chỗ khác. Phần lớn đều là không thèm để ý hoặc xua tay đuổi đi.
Bởi vì tôi cũng là một đứa trẻ khá nhanh nhạy nên dần dần cũng học được cách lợi dụng tình huống của mấy người khách với điều kiện của mình. Mặc dù bề ngoài trông tôi bẩn thỉu nhếch nhác nhưng vì là trẻ con, mặt mũi cũng thuộc dạng sáng sủa nên so với những đứa trẻ bán kẹo khác, tôi dễ dàng tìm được sự đồng cảm của những người khách hơn. Cũng chẳng cần phải tỏ ra tội nghiệp, đáng thương. Bởi vốn dĩ tôi đã là một đứa trẻ mồ côi đi bán kẹo cao su đáng thương rồi. Với những người đi cùng người yêu hoặc những người say rượu thì mọi việc lại càng dễ dàng.
“Ôi trời, em bé, thật là đáng thương quá!”
Nếu người bạn gái nhìn tôi với khuôn mặt đầy thương cảm thì ngay lập tức người con trai đi cùng sẽ mở ví. Không nhất thiết cứ phải là những cặp đôi đang hẹn hò, ở những chỗ tụ tập đông người, chỉ cần có một người cảm thấy tội nghiệp tôi thì chắc chắn sẽ có người rút tiền ra mua kẹo. Tuy nhiên đấy cũng chỉ là chuyện khi tốt ngày. So với những người tốt bụng mua kẹo cho thì số người yêu cầu tôi phải làm cái này cái kia mới mua kẹo cho lại nhiều hơn.
“Ở đâu ra có loại không làm mà lại được ăn thế? Biết uống cái này không? Uống thì tao mua cho!”
“Này thằng nhóc, đời này lấy đâu ra cái gọi là cho không hả? Giờ mày để tao tát mày một cái, rồi tao sẽ cho tiền.”
Một đứa bé không biết rượu là gì nhưng người ta bảo uống thì tôi uống. Không biết bị sẽ đau thế nào nhưng người ta bảo để cho họ tát thì tôi để cho họ tát. À không, dù có biết rượu là gì thì tôi cũng vẫn sẽ uống. Dù biết sẽ đau như thế nào thì tôi cũng sẽ để cho họ tát mình. Khi tôi ép buộc mình uống những chén rượu đắng nghét thì tôi cũng hiểu ra con người ai cũng xấu xa, và những kẻ đang cười ngoác miệng trước mắt tôi lại càng xấu xa hơn. Thế nhưng, kẻ xấu xa nhất là những người không chịu mua kẹo dù tôi đã làm theo những gì họ sai khiến. Việc bán kẹo càng khó khăn, tính cố chấp trong tôi càng tăng lên.
Đó là sự kiên trì.
Related Posts: