Quà tặng cuộc sống

Để Kén Thành Bướm

De ken thanh buom - Joan Z. Borysenko1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Joan Z. Borysenko

Download sách Để Kén Thành Bướm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                                       

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

 

Lời giới thiệu


Hai khía cạnh của cuộc sống

Với nụ cười trên môi, chàng thanh niên sải những bước chân hạnh phúc trên đường, anh ta nghĩ về một viễn cảnh tương lai đầy hứa hẹn đang chờ đón mình. Nhưng ở góc đường gần đó là một con tê giác khổng lồ đang tiến rất nhanh đến ngã tư đường – nơi cả hai sẽ đâm sầm vào nhau trong tích tắc.

Đó là một cảnh trong phim “Người New York” mà chúng tôi rất thích. Chàng thanh niên có thể thấy được tương lai phía trước, nhưng điều đó vẫn xa vời, còn thực tại sắp phải chạm trán với con tê giác thì dường như anh ta không thấy được. Đó là sự ngẫu nhiên nằm ngoài mọi dự đoán. Tuy nhiên, những sự ngẫu nhiên này lại luôn thường trực và có thể xảy ra bất cứlúc nào trong cuộc đời mỗi chúng ta. Ai cũng mong muốn tìm được ẩn số của cuộc đời mình, rồi từ đó an nhàn , tự tại sống một cuộc sống theo như số mệnh đã an bài. Thếnhưng mấy khi con người được thỏa nguyện , và cũng có mấy ai cam chịu số phận như thế. Cuộc đời vẫn không ngừng biến đổi, như vòng xe luân hồi chuyển động, trong đó mỗi đoạn đường ta đi đều chứa đựng những điều mới lạ. Thậm chí nó xảy ra rất nhanh, chỉ trong khoảnh khắc mà giây phút này ta đi trên đoạn đường này nhưng sau đó ta đã bước trên đoạn đường khác. Điều quan trọng là bạn có điều khiển được bánh xe đó không, hay là tự buông xuôi chấp nhận cho cuộc đời đưa đẩy. Có những điều bất ngờ ngẫu nhiên là may mắn , hạnh phúc nhưng cũng có khi nó lại là những trăn trở, khổ đau, phiền muộn hay những điều bất hạnh được xem như là vận mệnh không ai lường trước được.

Đông Cung Thái Tử Siddhartha rời bỏ cung điện tráng lệ của mình để trở thành một khất sĩ, miệt mài tìm kiếm chân lý, kiên nhẫn trì giới và nắm giữđược vận mệnh của mình dưới danh hiệu Đức Phật. Christopher Reeve bị ngã ngựa và phải ngồi xe lăn suốt đời, nhưng thay vì buồn nản, than thân trách phận, ông sẵn sàng thay đổi cách sống. Sự điềm tĩnh, lòng nhân ái, bao dung và mong ước giúp đỡ người khác đã biến ông trở thành Siêu Nhân thật sự, đúng như nhân vật Siêu Nhân ông từng thể hiện rất thành công trong bộ phim nổi tiếng cùng tên những ngày còn là diễn viên hollywood.

Bánh xe của cuộc đời vẫn quay, mọi thứ vẫn không ngừng biến đổi, những thách thức và cơ hội không ngừng được mở ra. Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy biết gõ cánh cửa lòng mình để mở nó, một thế giới mới đang ẩngiấu trong những lớp vỏ xù xì, cũng như loài sâu bướm đang hoàn thiện mình dần lên trong lớp kén bao bọc để hướng đến cuộc sống bên ngoài cao rộng hơn.

Hãy trở thành chính mình để vận hành bánh xe của quá trình chuyển hóa.

Hầu hết các chương trong quyển sách này đều nói về nhận thức đối với sự chuyển hóa – khoảnh khắc xảy ra sau khi mọi chuyện đã chấm dứt ở quá khứ nhưng chưa chuẩn bị cho sự kiện mới ra đời ở tương lai. Dấn thân vào vùng hoang sơ của sự thay đổi là một hành trình không có sẵn lối đi, bạn phải tìm kiếm con đường cho riêng mình. Những vấn đề mà chúng tôi đề cập đều có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều tình huống chuyểnhóa, được sắp xếp theo mức độ từ những trăn trở, buồn rầu, đau khổ, mất mát, cho đến khi nhận thức, thấu hiểu, lấy lại nghị lực và lòng can đảm.

Các chương sách đều độc lập với nhau nên bạn có thể đọc bất kì chương nào mình thích. Với cách sắp xếp như thế, chúng tôi hy vọng quyển sách là kim chỉ nam giá trị mỗi khi cuộc sống của bạn có thay đổi hay rơi vào những tình thế cấp bách.

Chúc các bạn nhận ra và hòa hợp cùng sức mạnh chuyển hóa diệu kì của sự thay đổi!

– Joan Z. Borysenko, Ph.D và Gordon F. Dveirin, Ed.D

ĐỌC THỬ

1.SỰ CHUYỂN HÓA TỰ NHIÊN

Quan sát cả chu kì tiến hóa của nòng nọc quả thật hấp dẫn. Chúng là những nghệ sĩ biến hình theo trình tự có tính nghệ thuật cao, là bậc thầy của sự chuyểnhóa tinh tế và thầm lặng. Nòng nọc có đầu to, những cái đuôi thon dài, nhọn hoắt di chuyển thật uyển chuyển về phía trước. Rồi một ngày nào đó, không kèn không trống, những sinh vật nhỏ bé này bắt đầu một tiến trình thay đổi: đuôi từ từ thu ngắn lại và từ thân mình mọc ra bốn cái chân nhỏ xíu, giống một tác phẩm điêu khắc được tạc nên từ từ, hai chân sau mạnh mẽ và hai chân trước khéo léo được định hình. Dường như cả những biến đổi bên ngoài lẫn sự chuyển hóa bên trong đều được tiến hành cùng lúc một cách hoàn hảo, trong khi đó nòng nọc vẫn tiếp tục bơi lội tung tăng, tranh ăn vàung dung tự tại cho đến một ngày chúng biến thành một sinh vật lưỡng cư tuyệt vời, có khả năng sống cả trong nước lẫn trên cạn. Theo cách nhìn và suy ngẫm của chúng ta, quá trình chuyểnhóa có ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể chúng, được diễn biến một cách chậm rãi và tinh tế chứ không có quán hiều biến động.

Trái lại, loài sâu bướm biến hình thành bướm theo cách thức mãnh liệt hơn nhiều. Ta vừa mới thấy chúng là những con sâu xấu xí, bò lổm ngổm, nhai lá cây rào rào, thế mà giờ đây lại treo mình lơ lửng trên nhánh cây, biến thành con nhộng ở thời kì phôi thai, tự nhốt mình trong “cỗ quan tài dệt bằng tơ” (cái kén).

Không giống nòng nọc, sâu bướm đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thiện dần những bộ phận cho phép nó vươn đôi cánh bay lượn trên bầu trời. Những tế bào mới, còn gọi là tế bào thành trùng, bắt đầu sinh sôi nẩy nở trong cơ thể chúng, hệ thống miễn dịch phát huy tác dụng mạnh mẽ, gắng sức tiêu diệt những khách lạ được xem là kẻ xâm nhập . Các tế bào thành trùng của sâu bướm nhân bội lên rất nhanh, lấn áp cả hệ thống miễn dịch. Thật ra sinh vật bé nhỏ đáng thương này hóa lỏng thành một món xúp đầy dinh dưỡng để nuôi tế bào thành trùng. Cuối cùng, hoa nhỉ trong niềm vui chiến thắng, các tế bào này tập hợp thành một cộng đồng, hình thành nên một sinh vật hoàn toàn mới: con bướm với đôi cánh xinh đẹp , sặc sỡ sắc màu chẳng khác nào ảo ảnh.

Sâu bướm có hạt giống của sự chuyển hóa – tế bào thành trùng – đã ở cùng nó trong suốt vòng đời. Đến tuổi già, nó chết đi để tái sinh kiếp sống mới, cũng chính là bản chất, bản ngã và vận mệnh thật sự của nó. Có lẽ chúng ta cũng giống như loài bướm có đôi cánh xinh đẹp kia ở đặc điểm là cũng có hạt giống mang bản sắc con người đã ngấm sâu vào cơ thể, giúp ta chuyển hóa cái tâm, thoát khỏi cảm tính tiêu cực, chịu đựng được khủng hoảng về tình cảm và tồn tại dù cuộc sống có nghiệt ngã đến đâu.

Tôi thích sự chuyển hóa theo kiểu của nòng nọc hơn, nhưng chưa từng có ai hỏi tôi về quan điểm này . Có lẽ, những ai đi trọn sáu mươi năm cuộc đời sẽ cảm nhận sâu sắc hơn vì đã chứng kiến bao sự đa đoan, oan trái: li biệt, phản bội, cái chết của người thân yêu trong gia đình, tranh chấp, mâu thuẫn, bất an, phiền muộn… chẳng khác nào sự biến hình của loài sâu bướm khi đi hết một vòng huyền nhiệm của tạo hóa. Ít có sự chuyển hóa nào giống như của nòng nọc mà vẫn giữ được sự tĩnh tại nhất định trong tâm hồn : kiên nhẫn và thận trọng.

Nhà triết học vĩ đại người MỹWilliam James, người sáng lập nền triết học đương đại, cho rằng quá trình chuyển hóa của con người vừa mang tính xáo trộn bất ngờ vừa là quá trình phân rã từ từ. Vấn đề chính làm tôi quan tâm đến cả hai quá trình này là cái gì làm phấn chấn đời ta. Thông thường, ta không chọn cái thay đổi mang tính khủng hoảng và cũng chẳng nhận thức được sự chuyển hóa được phân rã từ từ nhằm giúp ta bóc tách nhiều lớp vỏ vướng víu chằng chịt bao quanh đời mình. Nếu cả hai loại thay đổi này không xảy ra một cách có nhận thức, vậy chúng bắt nguồn từ đâu? Phải chăng chúng được sinh ra từ một cái gì như chất kích thích sinh trưởng thực vật auxin, đã giúp cho thân cây hướng về ánh sáng hay vẫn còn một bí mật tâm linh nào đó sâu thẳm hơn?

Khi bắt gặp một đóa hoa nhỏ đang phát triển trong kẽ nứt của vỉa hè xi măng, chúng ta đều nhận thức được , từ một cá thể đơn bào nhỏ xíu cho đến những sinh vật đa bào như con người, tất cả đều có một khát vọng sống, một bản năng tự nhiên khác thường để vượt qua trở ngại và hướng đến sự hoàn thiện.

“Sức mạnh từ mầm xanh đã mang đến cho đời một bông hoa”, vần thơ nổi tiếng của thi sĩ xứ Wales, Dylan Thomas, nói về sự tiến hóa của cây trồng dường như ứng dụng đúng cho sự chuyển hóa cái tôi của loài người, cái bản ngã bẩm sinh luôn muốn hạnh phúc và khước từ nỗi đau. Có một cái gì đó tiềm tàng, luôn thúc giục chúng ta sử dụng hết mọi tiềm năng để vươn lên, giống như một hạt giống cỏn con cũng có thể trở thành một thân cây khổng lồ.

Điều này làm tôi nhớ đến người bạn, đồng thời cũng là người đồng nghiệp của mình: Jeanhouston, bậc thầy thật sự về năng lực tiềm ẩn của con người, đã được nhà tâm lý học Jeffrey Mishlove phỏng vấn trong loạt chương trình truyền hình đặc biệt Thinking Allowed. Jean kể về tình bạn của cô với một người Pháp, Pierre Teilhard de Chardin, anh này vừa là chuyên gia xuất sắc về cổ sinh vật học, vừa là một triết gia. Cô tình cờ gặp anh ở công viên Central năm 14 tuổi và sau đó, cả hai thành bạn.

Cô kể về những buổi đi dạo với Chardin: “Thật là đặc biệt. Cảnh vật bỗng trở nên hữu tình, tràn đầy sức sống. Cách anh ấy nhìn bạn như thể bạn làngôi nhà bề bộn với những đồ vật không cần thiết nhưng ẩn giấu điều gì đó đáng được tôn kính – qua ánh mắt ấy, bạn tự cảm thấy mình như toát lên cái gì rất thần thánh, tràn đầy cảm xúc, vui tươi và rực rỡ”. Jean thường đề cập đến “tính thánh thiện” tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Theo lối ẩn dụ của cô, sự thay đổi làm tách lớp vỏ hạt giống, cho phép chúng ta lấp đầy thiện tâm. Đó cũng là “chân tánh” của vạn vật, giống như quả sồi phải phát triển thành cây sồi, còn chúng ta được định hướng để phát triển tính thánh thiện của chính mình. Đó thật là một triết lý sâu sắc. Dĩ nhiên, triết lý này không còn là lối ẩn dụ sâu xa nữa mà nó đang tồn tại trong thực tế đầy sinh động. Tôi muốn biết “tính thánh thiện” này (hay ít nhất một con sóng trong đại dương bao la của nó) sẽ được tôi nhận dạng và cảm nhận ra sao. Và với bạn, nó khác biệt thế nào? Tôi quan tâm đến cuộc đối thoại để hiểu rõ ý nghĩa của vấn đề này đối với mỗi người chúng ta, từ đó sẽ nhận thức được đầy đủ các khía cạnh trong cái tôi thật sự của mình hơn là chỉ biết được cái chung chung, tổng quát.

Và đối với mỗi người khác nhau, thuật ngữ “tính thánh thiện ” mang một ý nghĩa khác nhau. Một vị tôn sư nổi tiếng mà tôi thán phục, gần đây có tham gia vào buổi đối thoại giữa người theo Phật giáo và Thiên Chúa giáo ở Boulder, Colorado, rồi sau đó là buổi đối thoại giữa người theo Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo ở Denver. Ông đã khéo léo tránh cách giải thích theo kiểu rất trẻ con là có“một ông có râu ở trên trời, tay cầm quyển sách màu đen”. Rõ ràng cả ông lẫn người nghe trong hai buổi pháp thoại đang cùng nói về một vấn đề(mặc dù các Phật tử không dùng từ Thượng Đế). Tất cả mọi người đều nói về sự nhận thức , hay “sự giác ngộ” cố hữu trong tâm mỗi người. Bản chất của nhận thức – tùy theo cách mọi người gọi: “Thượng Đế”, “Đấng Toàn Năng”, “Đấng Chí Tôn”, hay “Đấng Mạc Khải Thần Linh” của người Do Thái – chính là trí tuệ và lòng nhân ái. Khả năng tiềm ẩn và trí tuệ tự nhiên, cả hai vừa chuyển hóa chúng ta vừa chuyểnhóa chính bản chất của nó.

SUY NGẪM

Bạn có thể nhớ đến khoảnh khắc khi cả thế giới của bạn bị tan rã và bạn đang trong quá trình chuyển hóa không? Cảm giác lúc đó như thế nào ? Bạn có nhận ra khác biệt nào so với thế giới hiện tại không? Nếu bạn không thể nhớ đến câu chuyện của riêng mình, hãy ghi lại sự chuyển hóa có tác động mạnh mẽ đến một người nào đó, thậm chí đó là câu chuyện xảy ra trong một quyển sách hoặc trong một bộ phim.

2.NGHI THỨC CỦA SỰ HANH THÔNG

Thế vào lúc nào thì sự thay đổi tiến lên thành sự chuyển hóa? Và sự chuyển hóa là gì?

Jim Curtan, một người bạn của chúng tôi, có thủ một vai thú vị trong phim “Một mình trên hoang đảo” (Cast Away) do Tom Hanks đóng vai chính. Bộ phim chuyển tải thông điệp sâu sắc về viễn cảnh của quá trình chuyểnhóa. “Một mình trên hoang đảo” không chỉ là câu chuyện thú vị về sự thay đổi mang tính bi kịch lớn màcòn là một minh chứng tuyệt vời về nghi thức hành đạo, gồm ba giai đoạn do các nhà nhân loại học mô tả về quá trình chuyển hóa qua các giai đoạn khác nhau trong đời.

Nhân vật chính trong phim, Chuck Noland, là anh chàng kỹ sư luôn nhìn đồng hồ, làm việc quần quật, cống hiến tất cả thời gian của mình cho hệ thống phát triển nhanh của công ty FedEx. Đây là một ẩn dụ, ám chỉ Chuck là kẻ tôn thờChronos, thần thời gian. Tiếng tích-tắc, tích-tắc của đồng hồ lúc nào cũng văng vẳng trong đầu anh ta, không có gì quan trọng bằng việc phải giao hàng nhanh hơn thời gian quy định vài phút. Kết nối tình thâm là nỗi ám ảnh đáng sợ trong đời Noland bởi cách làm việc không bao giờ ngơi nghỉ của anh. Trông anh chẳng khác nào một chiến binh đường phố luôn bị quấy rầy, không có thời gian dành cho người phụ nữ màanh yêu hết mực . Anh ăn ào ào , uống ào ào, chạy ào ào. Chủ yếu là tọng, nhét, nuốt, ực. Thậm chí, anh không thể nhìn thẳng vào mắt của bạn đồng nghiệp mình – người bạn có vợ đang hấp hối vì bệnh ung thư. Noland không phải là người xấu , chỉ là kẻ vô tâm và lơ đãng mà thôi.

Lối sống cũ của Noland kết thúc một cách đột ngột khi chiếc phi cơ của hãng chuyển phát nhanh FedEx chở anh đến Malaysia bị rơi ở phía Nam Thái Bình Dương, vàanh là người duy nhất sống sót. Sống một mình trên hoang đảo xa xôi trong 4 năm, anh tồn tại được là nhờ có chiếc đồng hồ bỏtúi cổ xưa mà vị hôn thê đã tặng cho anh vào đêm Giáng sinh khi anh từbiệt cô để đi công tác . Máy đồng hồ đã bị hỏng khi phi cơ rơi và như thếthời gian đã ngừng lại – cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Thật ra, hình tượng thời gian ở đây không liên quan gì tới chiều kích mới mà Noland lâm vào. Chiếc đồng hồ ngưng chạy nhắc nhở anh về một tình yêu đã mất, thôi thúc anh phải sống để mà tìm lại những thứ đã mất đi. Vài bưu kiện bị trôi giạt lên bờ cùng với anh, và quả bóng da trong một bưu kiện đã cứu rỗi linh hồn anh. Noland dùng máu từ bàn tay bị thương của mình để vẽ lên đó một khuôn mặt và đặt tên là Wilson bởi anh coi gương mặt trên quả bóng là một người bạn . Chính người bạn tưởng tượng này trở thành nhân vật không thể thiếu cho sự phát triển lòng nhân ái của Noland.

Thời gian 4 năm một mình trên hoang đảo giữa đại dương mênh mông của Chuck Noland là thời kì chuyểnhóa. Lối sống cũ của anh tan rã cùng với chiếc phi cơ, nhưng anh vẫn chưa tìm được một cuộc đời mới.

Đúng lúc sự biến đổi từ một người “cũ” thành một người “mới” của anh sắp được hoàn thành thì những mảnh vỡ buồng vệ sinh của chiếc phi cơ trôi giạt vào bờ để anh có thể đóng một chiếc bè để vượt biển . Quá trình thử thách giữa đại dương trên chiếc bè nhỏ bé quả là khủng khiếp , và thời khắc được định rõ khi quả bóng Wilson rơi qua mạn bè và trôi xuống biển trong một cơn bão.

Bị giằng xé giữa hai tình huống, hoặc là nhảy xuống biển để cứu bạn mình (quảbóng) hay là ở lại trên bè để cứu mạng mình, Noland đã chọn sự sống cho mình. Nhưng nỗi buồn mất bạn không thể nào nguôi trong tâm hồn anh. Sự dấn thân để tạo nên lòng nhân hậu với đời đã hình thành mạnh mẽ trong anh suốt thời gian thử thách trên đảo hoang. Rồi phép mầu đã xảy ra: một con cá voi bơi song hành cùng anh, hát lên những bài ca huyền bí về cái đẹp , đúng lúc đó thì một chiếc tàu đi ngang qua và cứu sống Noland.

Một Chuck Noland trở về Mỹkhác với một Chuck Noland trước đây. Anh có thể nhìn thẳng vào đôi mắt của người bạn có vợ đang hấp hối lúc anh ra đi. Bằng sự sẻ chia chân thành, Noland xin lỗi bạn về sự vắng mặt trong giờ phút đau buồn đó. Anh đã cắt đứt mọi đam mê và tham vọng để trở thành người có trí tuệ, biết cách giải quyết những vấn đề liên quan đến chia rẽ, hận thù, thành kiến và vị kỷ. Còn vị hôn thê của anh, vì tin rằng anh đã chết, đã lập gia đình và có một người con. Khoảnh khắc tái hợp của họ thật cảm động. Anh hiểu rằng cô quyết định từ bỏ cuộc hôn nhân đểtrở về với anh và tìm một cuộc sống mới cho mình là điều đáng trân trọng.

Bộ phim kết thúc bằng hình ảnh của một Noland trưởng thành, đứng một mình với tâm trạng suy tư ở ngã tư đường, nơi giao nhau giữa bốn con đường đất ở miền quê, và cũng là nơi bộ phim bắt đầu. Đó là một biểu tượng sâu sắc. Ngã tư đường làng chính là hình ảnh của chiếc thập tự giá. Cha Thomas Keating, một tín đồ Cơ đốc giáo hiện đại, nói rằng chiếc thánh giá tượng trưng cho sự giằng co giữa hai người trong một thân thể, giữa hai chiều hướng tốt và xấu đan xen trong cuộc sống. Thanh ngang đại diện cho quan niệm về cái chết của bản ngã lòe bịp bị trói buộc vào thời gian, hay còn là một cái tôi đượchình thành rất sớm trong đời, nhằm che chở cho chúng ta được an toàn do phải tuân thủ những ý niệm, những quy ước trong xã hội. Thanh đứng đại diện cho sự hồi sinh của một chân lý vĩnh hằng, một thực tại vĩnh cửu, nơi mà bản tính thực của chúng ta đang trú ẩn.

Chuyển đổi từ cuộc sống này sang cuộc sống khác – từ thế giới đáng sợcủa sự ràng buộc vào thời gian cho đến thế giới của lòng nhân ái, không bị vướng bận vào thời gian – là trọng tâm của quá trình chuyển hóa. Nhưng trong thực tế, điều này có nghĩa là gì? Tức là, sự thay đổi về bản chất từ câu chuyện này sang câu chuyện khác xảy ra như thế nào? Đôi khi trong cuộc sống, đặc biệt là khi tấm thảm đỏ bị kéo khỏi chân, chúng ta không còn tin tưởng vào lối suy nghĩ sáo mòn và hành vi xưa cũ để giữ cho chúng ta an toàn và hạnh phúc thì lúc đóchúng ta mới sáng tỏvà thấu hiểu vấn đề.

Sự cố gắng vô vọng của vua Lear để giữ lấy ngai vàng và khoa trương sức mạnh quyền lực mặc dù đã qua tuổi thanh xuân là một minh chứng. Chỉ có ông là không nhận ra ngôi vị hoàng đế của mình đã chấm dứt vì sức tàn lực kiệt. Cuối cùng, bị những sự kiện trần trụi trong đời sỉ nhục , bản tính quý tộc cao quý thật sự của ông mới xuất hiện . Khi tấn bi kịch trò đời lên đến cao trào , nhân vật chính của Shakespeare mới nhận thức rằng: “Ta là lão già ngu xuẩn đáng thương”.

Vào khoảnh khắc đó, sự chuyển hóa có khi sửng sốt, có khi bỡ ngỡ: lớp vỏ bọc mà trước đây vua Lear dựng lên, để bày tỏ cho thế giới thấy đây là đặc tính của riêng mình đãbị bóc tách, vỡ tan. Và thật thú vị, vượt qua được cái thị rồi sẽ thấy cái như. Chân như, châ ngiá trị tỏa sáng của một cái tôi chân thật . Vua Lear trở nên dễ bị tổn thương. Một con người thật của chính mình khi không còn vướng mắc dục vọng, hận thù gì nữa. Đó là bí mật của sự chuyển hóa: ngày nào đó ta chợt nhận ra ta.

CHUYẾn hÀnh TRÌNH QUA BA GIAI ĐOẠN Trong những câu chuyện về nghi thức hanh thông, các nhân vật chính nhận ra và thể hiện cái tôi của mình trong một hành trình gồm ba giai đoạn . Thoạt tiên, họ bị ép buộc đểtừ bỏ thế giới quen thuộc của mình, thế giới mà họ yêu quý– sự mất mát và nỗi thống khổ bị chia lìa là điều không tránh khỏi. Có lẽ các bạn đã có sự trải nghiệm đó: mất việc làm , bị phá sản , có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe…

Khi ai đó bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư hay bệnh AIDS, họ thường bảo rằng bầu trời như sụp đổ, mặt đất như chao đảo và nuốt chửng lấy họ. Không có cảm giác nào giống như giây phút này – con người cũ của họ đã chết nhưng họ chưa thể tái sinh thành một con người khác . Bất ngờ bị hất tung ra khỏi thế giới quen thuộc và rơi vào một thế giới xa lạ là sựkết thúc giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyểnhóa.

Bước vào giai đoạn hai, nhân vật chính chuyển sang thời kì quá độ, thời kì diễn ra những gì mà nhà nhân loại học Cornell Victor Turner (người đã nghiên cứu nghi thức hành lễ của bộ lạc Ndembu ở Tây Nam Zambia) gọi là “tâm ngưỡng kích thích”. Sự khai tâm đạt ởngưỡng kích thích, ngưỡng của cái mới mẻ, nhưng người này chưa đạt được ngưỡng của sự chuyển hóa. Chẳng hạn, trong trường hợp một đứa bé trai rời khỏi mái nhà, khỏi vòng tay thân yêu của mẹ để tiến vào rừng bắt đầu cho nghi thức cắt bao quy đầu thì nó không còn là thằng bé nữa, nhưng nó vẫn chưa thể trở thành người đàn ông thực thụ. Đây là giai đoạn trung gian, nơi mà sự hỗn độn thống trị; nhưng theo thời gian, cậu bé có thể vượt qua.

Nhà khoa học Mỹ gốc Bỉ Ilya Prigogine, nhân vật từng đoạt giải Nobel Hóa học năm 1977 với học thuyết “cấu trúc phân ly”, đã mở ra sự hiểu biết mới về giá trị của sự hỗn loạn . Về cơ bản , ông thừa nhận sự hỗn độn làmột lực của quá trình tiến hóa , ở đó sự sụp đổ của lề lối xưa cũ có thể đưa đến những thành tựu tiến bộ không ngờ, một khi đã thoát ra được tình trạng rắc rối, phức tạp để tiến lên một trình độ cao hơn. Giai đoạn quá độ, đầy náo loạn trong hành trình thay đổi, thường được đánh dấu bằng thành tựu bất thường như thế. Như thể là cấu trúc thời gian và không gian bị phá vỡ, cho phép những sự kiện bất ngờ xảy ra.

Tính nhất quán trong thời kì quá độ của sự thay đổi, quá trình chữa lành, hay sự thấu hiểu thường được đánh dấu bằng sự kiện đáng kinh ngạc , vượt quá khả năng nhận thức của chúng ta. Những con người mới xuất hiện , trởthành bạn đồng minh của ta trong chuyến hành trình, trí tuệ đạt được hiện nguyên hình hài, đôi khi dưới những hình thức diệu kì. Con cá voi đồng hành cùng Chuck Noland trong hành trình kết thúc ở tâm ngưỡng kích thích trên chiếc bè giữa biển khơi là một người bạn đồng minh khác thường, một yếu tố để gợi mở lòng tin hay một ân huệ được Chúa ban cho loài người, thường xuyên xuất hiện khi sự hỗn loạn ở giai đoạn khốc liệt nhất.

Vượt qua thời kì quá độ đầy tính hỗn mang của tâm ngưỡng kích thích trong nghi thức của sự hanh thông có liên quan đến việc phải đối mặt với vô số trở ngại, thách thức : Noland phải vượt biển trên một chiếc bè mỏng manh; Jason phải chiến đấu với rồng thiêng mới lấy được lọn tóc xoăn bằng vàng trong câu chuyện thần thoại Hy Lạp; nàng Bạch Tuyết ăn phải trái táo có tẩm độc và chỉ có tình yêu mới đánh thức nàng khỏi giấc ngủ thiên thu.

Một trong những điều đặc biệt của những thách thức này là ta không thể đương đầu và vượt qua chúng trong thế giới phẳng, nơi mọi thứ xảy ra theo trật tự thời gian. Sự khai tâm phải được tĩnh tại và từ bỏ mọi ham muốn cá nhân để hòa hợp với sự hanh thông tuệ giác ở mức độ cao hơn.

Thử thách này là đúng đắn và hợp lý bởi nó đi ngược lại với cách thức thông thường mà cái tôi vận hành là sử dụng mong ước cá nhân để thúc đẩy sự việc . Ở ngưỡng cửa của thời kì quá độ luôn có những vận hội mới lẫn hiểm nguy rình rập. Nguy hiểm vì ta quá căng thẳng mong mau thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực đang đè nặng lên tâm hồn mình: mọi tức giận , tị hiềm , buồn nản đưa đến thoái chí và nản lòng. Nhưng nếu bạn liên tục chiêm nghiệm vềnhững táchại của cảm xúc tiêu cực thì ý thức của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ khác thường và cơ hội sẽ đến khi bạn nhận thức được rằng: những cảm xúc tiêu cực đó thật vô nghĩa, điên rồ và xuẩn ngốc .

Giai đoạn thứ ba của nghi thức hanh thông được nối tiếp , đứa bé trai của bộlạc Ndembu rời khỏi túp lều của mẹ trong giai đoạn đầu tiên của chuyếnhành trình thường trải qua một hay hai năm trong khu rừng hoang vắng trước khi trở thành người đàn ông thật sự. Trong thời kì quá độ, cậu ta học hỏi kinh nghiệm từ những người đàn ông khác để trở thành một chiến binh có lòng nhân ái. Cậu ta cũng phải trải qua khoảnh khắc đơn độc để chiêm nghiệm về bản thân (giống như Chuck Noland đã từng trải). Cuối cùng người trở về từ sự khai tâm không giống như người đã ra đi. Cậu béđã trở thành một người đàn ông thực thụ, được rèn luyện về trí tuệ và nhân cách để cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng.

Joseph Campbell gọi trình tự chuyển hóa trải qua ba giai đoạn của sự tự giác ngộ là “Hành trình của vị anh hùng”. Các nhà làm phim Hollywood thường sử dụng trình tự này để làm cốt truyện bởi bản chất nội tại của mỗi chúng ta đều có sự nhận thức bẩm sinh. Chúng ta đang xem một cốt truyện tuyệt vời nhất: chuyến hành trình mang “tâm” về nhà. Trình bày hệ thống những câu chuyện về sự thay đổi trong cuộc đời mỗi chúng ta như nghi thức của sự hanh thông, hành trình của những vị anh hùng, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và giải phóng tâm trí khỏi ngục tù.

Một nhà sư sau khi tu hành đắc đạo đã bộc bạch rằng: “Lúc chưa đi tu, tôi thấy núi là núi, thấy sông là sông. Trong lúc đi tu, thấy núi chẳng phải núi, thấy sông chẳng phải sông. Nay khi đã đạt được bản ngã thật của chính mình, lại thấy núi là núi, thấy sông là sông”. T. S. Eliot diễn tả rất hay cái bình thường nghịch lý về sự trải nghiệm mang tính chuyển hóa khác thường này trong tác phẩm Little Gidding: “… vàkết thúc tất cả sự khám phácủa chúng tôi là sẽ đến nơi mà chúng tôi bắt đầu và lần đầu tiên biết đến nó”.

SUY NGẪM

Nếu bạn đang trong quá trình thay đổi, thì bạn đang ở giai đoạn nào trong nghi thứchanh thông? Bạn có được sự trải nghiệm của tính đồng nhất ở tâm ngưỡng kích thích không? Bạn có được sự tĩnh tại trong tâm để từ đó đạt được sự thấu hiểu sâu sắc ở trạng thái quá độ không? Và cuối cùng, sự thay đổi sẽ như thế nào nếu bạn nhìn thấy nó từ sự khai tâm bước sang sự chuyển hóa để đạt được bản chất thật của tâm?


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button