Quà tặng cuộc sống

Để Hôm Nay Trở Thành Kiệt Tác

De hom nay tro thanh kiet tac1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : John C. Maxwell

Download sách Để Hôm Nay Trở Thành Kiệt Tác ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Để Hôm Nay Trở Thành Kiệt TácBí quyết thành công nằm trong chính kế hoạch hàng ngày của bạn.

Dường như rất rõ ràng rằng một quyết định tốt sẽ giúp kiến tạo một tương lai tốt hơn, nhưng rất nhiều người không nhận thấy được mối liên quan giữa việc thiếu thành công nơi họ với những quyết định tồi mà họ đã đưa ra. Có những người đưa ra vài lựa chọn, sau đó trải qua những kinh nghiệm tiêu cực, mà vẫn băn khoăn không hiểu tại sao dường như cuộc đời của họ không thể tiến lên được. Họ không bao giờ hiểu ra được. Một số người biết những lựa chọn của họ có lẽ là không tốt cho bản thân, nhưng họ vẫn làm bằng mọi giá. Không ai bảo là có được một quyết định tốt là đơn giản, nhưng nó là điều cần thiết để thành công…

Vậy làm thế nào để đi đến thành công? Cuốn sách sẽ là tập hợp của 12 việc làm hằng ngày giúp bạn nhanh chóng đi đến sự thành công của bạn, đó chính là: Thái độ, Ưu tiên, Sức khỏe, Gia đình, Suy nghĩ, Sự cam kết, Tài chính, Đức tin, Quan hệ, Hào phóng, Giá trị, Trưởng thành !!!

Trích đoạn sách hay:

Rất khó tìm ra động lực trong những lúc không có chút hy vọng nào vào tương lai. Nhận biết được mục tiêu giúp người ta đưa ra quyết định thay đổi và sau đó là theo đuổi đến cùng với kỷ luật cần có để giữ cho thay đổi đó là mãi mãi, sau khi bị đau tim, tôi nhận thấy điều đó rất đúng.

Một người bạn đã dành rất nhiều thời gian ở bên tôi suốt quá trình hồi phục đã chứng kiến tôi bỏ qua các bữa tráng miệng hết lần này đến lần khác – điều này không giống tính cách tôi chút nào – và cuối cùng thì anh hỏi, “Ông đã mất cảm giác thèm ăn tráng miệng rồi sao?”

“Không hề,” tôi trả lời, “nhưng cảm giác thèm sống của tôi mãnh liệt hơn.”

Một trong những cách để bạn có thể biết mình đang làm việc trong một lĩnh vực thế mạnh là nó thực sự tiếp năng lượng cho bạn. Thậm chí nếu bạn đang ở những giai đoạn đầu sự nghiệp hoặc đang bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới và bạn không giỏi lắm ở điều mà bạn đang làm, bạn vẫn biết nó là một lĩnh vực thế mạnh bằng cách chú ý tới cách bạn phản ứng với các thất bại của mình. Các sai sót thách thức bạn sẽ cho bạn biết những lĩnh vực thế mạnh của mình. Các sai sót đe dọa bạn sẽ cho bạn biết những lĩnh vực thế yếu của mình.

Nếu bạn muốn trở thành một nhà tư tưởng vĩ đại, trước tiên bạn cần phải trở thành một nhà tư tưởng tốt. Trước khi trở thành một nhà tư tưởng tốt, bạn phải trở thành một nhà tư tưởng. Trước tiên, để trở thành một nhà tư tưởng, bạn phải sẵn sàng để sản sinh ra một loạt các ý tưởng hết sức tầm thường và xấu xí. Chỉ qua việc thực hành và phát triển tư duy của mình hàng ngày, những ý tưởng của bạn mới trở nên tốt hơn. Khả năng tư duy được quyết định không phải bởi mong muốn suy nghĩ của bạn mà bởi những suy nghĩ của bạn trong quá khứ. Để trở thành một nhà tư tưởng tốt, hãy suy nghĩ nhiều hơn. Một khi ý tưởng bắt đầu tuôn trào, chúng sẽ tốt dần lên. Một khi suy nghĩ đã tốt hơn lên, nó sẽ không ngừng cải thiện.

Cám Ơn Món Quà! – Mới chỉ đọc qua vài phần thôi mà tôi vô cùng thích thú với cuốn sách này. Ngẫm nghĩ ra vài điều vô cùng chí lý về những món quà quí giá mà tôi nhận được hàng ngày, và một cách nào đó xem xét lại về thái độ của chính mình. Tôi thích cách tác giả ví dụ về Thời gian, tôi thì sẽ sử dụng ví dụ về thời gian như là 24 giờ là 1.440 phút thì tưởng tượng là bạn mỗi ngày bạn có 1.440 đô la/ ngày. Vậy bạn tiêu xài nó thế nào? Còn về THÁI ĐỘ, thì có một điều hay mà tôi đọc được rằng: tưởng tượng THÁI ĐỘ là bảng giá, và nó sẽ cho thấy giá trị của bạn như thế nào. Và THÁI ĐỘ như thế nào, cũng là do mình quyết định nên. Tuy có một vài chỗ vẫn chưa hiểu, nhưng tin rằng sau khi đọc hết những phần còn lại, và đọc thêm vài lần nữa, tôi sẽ hiểu thấu đáo hơn và quan trọng là áp dụng vào cuộc sống của chính mình” – Lê Hà Nha Trang.

Đơn Giản Nhưng Không Dễ Khi Thực Hiện – Đọc quyển sách này tôi đã học được rất nhiều điều: mỗi chúng ta ai cũng có cho riêng mình một khát vọng vào tương lai tốt đẹp. Nhưng đâu phải ai cũng biết được rằng muốn có 1 tương lai thì rất cần có 1 hiện tại, bạn muốn tương lai như thế nào thì ngay bây giờ phải hành động. Tôi đã từng không biết phải hành động như thế nào, do dự, chần chừ… mặc dù tôi rất rất muốn được hành động. Mỗi ngày 24g trôi qua mà tôi không biết mình đã sống tốt nhất chưa? Và bây giờ thì câu trả lời đã rõ ràng hơn khi tôi đọc quyển sách này. Mỗi ngày tôi cố gắng làm nhiều nhất có thể để ngày qua đi tôi không hối tiếc. Không cần làm điều gì phi thường chỉ cần làm những điều bình thường 1 cách phi thường mà thôi. Chúc các bạn có mỗi ngày là 1 kiệt tác nhé!” – Pham Trang.

Để Hôm Nay Trở Thành Kiệt Tác – Để hôm nay trở thành kiệt tác là một tác phẩm khá hay của Maxwell, nó như là một nguồn sinh khí mới để tiếp thêm động lực cho các bạn tiến lên. Nó sẽ dạy bạn làm như thế nào để cuộc sống trở nên bổ ích hơn, giúp bạn đưa ra những lời khuyên và những nguyên tắc để giúp bạn thành công. Nhưng có một điều đó là đừng chỉ nên xem nó như một cuốn lí thuyết khô khan, bởi như vậy thì nó chả giúp ích gì cho bạn cả! Hãy bắt tay vào LÀM và THỰC HIỆN những mục tiêu mà nó đã đề ra, bước đầu sẽ là hơi khó khăn nhưng dẩn dần khi đã trở thành thói quen thì bạn sẽ thấy quyển sách này thật bổ ích. Một tương lai tốt đẹp đang hứa hẹn ở phía trước!” – Ha Phuong.

Quá Tuyệt Vời – Bạn sẽ không bao giờ thay đổi được cuộc đời của mình cho tới khi bạn thay đổi những việc bạn làm hàng ngày. Mỗi ngày trong cuộc đời bạn chỉ là sự chuẩn bị cho những ngày sắp tới. Bạn trở thành thế nào chỉ là kết quả của việc bạn làm hôm nay”. Đọc được câu nói này các bạn cảm thấy như thế nào? Riêng tôi thì cảm thấy rằng từ trước đến nay tôi luôn suy nghĩ về những điều xa xôi mà không biết rằng chính việc kỹ luật bản thân mỗi ngày mới giúp tối có thể tiến tới thành công được. Đây là một trong những cuốn sách mà bạn không thể bỏ qua nếu bạn muốn chinh phục đỉnh cao thành công trong mọi việc bạn làm. Xin hãy cho mình cơ hội để học hỏi được kinh nghiệm từ những người thành công các bạn nhé.” – Nhóc Lùn.

Ngắn Gọn Thuyết Phục Và Đáng Suy Ngẫm – Cuốn sách này được viết cùng tác giả với quyển Tôi tư duy, tôi thành đạt. Tác giả là một nhà truyền giáo, một người chuyên đào tạo khả năng lãnh đạo, cũng là một tác giả viết nhiều quyển sách nổi tiếng bán chạy. Tôi đánh giá cao khả năng thuyết phục và quan điểm của tác giả. Cuốn sách chia ra làm nhiều chương viết về những vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mọi người như Gia đình, Sức khỏe, Niềm tin, Công việc, Sự hào phóng, Sự trưởng thành. Đôi chỗ đọc hơi khó hiểu nhưng tác giả đã đưa đến một cái nhìn mới mẻ về cách bạn sử dụng thời gian của mình. Làm thế nào để biến 24 giờ mỗi ngày trở thành khoảng thời gian tuyệt vời nhất ? Lựa chọn thái độ, quyết định theo những nguyên tác nào để đạt được sự thành công và mãn nguyện trong cuộc sống ? Hãy tự đọc và cảm nhận với cuốn sách nhé. Tôi nghĩ mình sẽ đọc lại cuốn sách này, khi nào tôi cảm thấy cuộc sống của mình quá bận rộn hoặc thiếu vắng niềm vui, để biết cách điều chỉnh thái độ của mình cho phù hợp” – Nguyễn Hồng Anh.

ĐỌC THỬ

1

THÁI ĐỘ

Tôi nhận ra tầm quan trọng của thái độ vào năm 1964 khi vừa tròn 17 tuổi. Huấn luyện viên đội bóng rổ trường trung học của tôi, Don Neff, gặp tôi vào đầu mùa bóng và nói rằng ông muốn tôi trở thành đội trưởng. Tôi rất phấn khích nhưng cũng hơi ngạc nhiên bởi tôi biết đồng đội của mình, John Thomas, chơi tốt hơn tôi. Nhưng sau đó huấn luyện viên Neff đã giải thích về quyết định của mình như sau. “John”, ông nói: “trò là người có thái độ tốt nhất trong đội, và nó ảnh hưởng tốt đến các đồng đội khác.”

Chỉ vài tuần sau, tôi nhận được danh hiệu “Học sinh gương mẫu của tháng” ở trường. Tại sao vậy? Một lần nữa, đó là kết quả của thái độ. Các giáo viên nói rằng họ thích thái độ của tôi. Và rồi điều đó đã ngấm vào tôi. Thái độ đã tạo nên nhiều thay đổi trong chính cuộc đời tôi. Và nó cũng ảnh hưởng đến những người sống quanh tôi.

Đó cũng là lúc tôi đưa ra quyết định đối với thái độ sống của mình: Tôi sẽ luôn giữ thái độ sống tích cực và sử dụng thái độ đó để tác động đến mọi người xung quanh.

Nhiều người trên thế giới đã tin tưởng sai lầm rằng, thái độ của họ là sẵn có. Nó đã dần trở thành một thói quen nên họ tin rằng không thể thay đổi nó. Họ coi nó như một thuộc tính mặc định mà họ có, giống như chiều cao hay tiền sử mắc bệnh ung thư trong gia đình. Nhưng đó là một sai lầm.

ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH CHỌN MỘT THÁI ĐỘ SỐNG TỐT VÀ THỂ HIỆN NÓ HÀNG NGÀY
Thái độ của bạn là một sự chọn lựa. Nếu bạn muốn cuộc sống của bạn là một kiệt tác thì bạn phải có một thái độ tích cực. Nếu giờ thái độ của bạn chưa tốt, bạn cần thay đổi nó. Hãy đưa ra quyết định. Và đây là cách thực hiện:

Có trách nhiệm với thái độ của mình
Sau khi vợ chồng tôi cưới nhau được khoảng 4, 5 năm, chúng tôi được mời tham dự một buổi hội thảo dành cho các mục sư và tôi tới với tư cách là một trong những diễn giả. Margaret cũng đồng ý thực hiện một cuộc thảo luận chuyên đề dành cho các cặp vợ chồng. Margaret không dành niềm đam mê cho việc diễn thuyết như tôi. Cô ấy có thể làm tốt việc đó, nhưng lại không thực sự có hứng thú với nó. Tôi muốn được hỗ trợ cô ấy nên đã tham dự cuộc thảo luận của cô. Trong thời gian hỏi đáp, một phụ nữ đứng dậy và hỏi: “John có làm cho chị hạnh phúc không?”

Phải nói rằng, tôi rất trông đợi câu trả lời của Margaret. Tôi là một người chồng chu đáo, và tôi yêu Margaret rất nhiều. Không biết sẽ được nghe những lời khen ngợi gì đây?

“John có làm tôi hạnh phúc không à?” cô hơi do dự. “Không, anh ấy không làm cho tôi hạnh phúc”. Tôi chỉ mong tìm được cái cửa thoát hiểm gần nhất. “Trong 2, 3 năm đầu tiên sau khi cưới”, cô tiếp tục: “tôi đã nghĩ rằng, làm cho tôi hạnh phúc là nhiệm vụ của John, nhưng anh ấy đã không làm việc đó. Chẳng phải anh ấy quá đáng với tôi hay gì cả. Anh ấy là một người chồng tốt. Nhưng không một ai có thể làm cho người khác hạnh phúc. Đó là việc của tôi.”

Là một cặp mới cưới ở độ tuổi đôi mươi, cô đã chỉ ra cho mọi người vài điều mà trước đó họ chưa được học. Mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm với thái độ của chính mình. Nếu bạn muốn ngày hôm nay trở nên tốt đẹp, bạn phải chịu trách nhiệm về cách mà bạn nhìn nhận nó.

Quyết định thay đổi những thái độ không tốt
Tôi đã đọc chùm truyện tranh Peanuts trong nhiều năm, và tôi luôn là một người hâm mộ nhiệt thành. Tôi nhớ một đoạn trong đó Lucy thông báo: “Ôi, tao cảm thấy khó chịu quá.”

Em trai của cô, Linus luôn lo lắng về việc giảm căng thẳng trong nhà, trả lời: “Có thể em sẽ giúp được. Sao chị không ngồi vào chỗ của em ngay trước tivi, trong khi đó em sẽ chuẩn bị cho chị một bữa ăn nhẹ? Ai cũng có lúc cần một chút nuông chiều để giúp ta cảm thấy tốt hơn”. Sau đó Linus mang ra một chiếc sandwich, vài chiếc bánh sô-cô-la, và một ít sữa. “Em có thể mang thêm cho chị thứ gì nữa không”, cậu hỏi: “Có gì mà em chưa nghĩ ra nhỉ?”

“Đúng, có một điều mà mày chưa nghĩ đến,” Lucy trả lời. Và sau đó cô ấy bất ngờ thét lên: “Tao không cần cảm thấy tốt hơn!”

Trong bao nhiêu năm cố họa sĩ Charles Schulz vẽ Peanuts, đó dường như luôn là một trong những vấn đề của Lucy.

Cô không muốn thay đổi trong những lĩnh vực mà cô có thái độ không tốt và cô có quá nhiều lĩnh vực như vậy!

Có rất nhiều người giống như Lucy. Tôi đã đề cập đến việc có nhiều điều trong cuộc sống mà ta không thể lựa chọn, như bố mẹ bạn, nơi bạn sinh ra, hay chủng tộc của bạn. Nhưng thái độ là cái mà bạn có thể thay đổi. Và gần như ai cũng có một vài lĩnh vực trong suy nghĩ của mình cần được cải thiện. Nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt hơn, bạn cần theo sát các khu vực này.

Suy nghĩ, hành động, nói và cư xử như người mà bạn muốn trở thành
Nếu tham dự một buổi họp lớp sau 10 năm hoặc hơn nữa, có thể bạn sẽ bất ngờ bởi sự thành đạt của những người bạn cũ – một anh bạn cổ hủ trở thành một luật sư nổi tiếng, hay Jane – một cô bạn chất phác – trở thành một ngôi sao điện ảnh, hay anh chàng nghiện máy tính trở thành sáng lập viên của một tập đoàn lớn. Bằng cách nào mà sự biến chuyển như vậy xảy ra? Những người đó đã thay đổi cách họ suy nghĩ về bản thân. Bạn đã thấy họ như họ vẫn thế (hay đơn thuần là bạn nghĩ về họ như vậy). Họ thì nhìn bản thân theo những gì họ có thể trở thành. Vì vậy họ học để hành động giống và thu lượm các kỹ năng của người mà họ muốn trở thành. Việc biến đổi cần thời gian; thường thì sự biến đổi đó là không đáng kể để có thể nhận thấy hàng ngày (kiểu như cha mẹ thường không thấy con mình lớn lên vậy). Nhưng với những người không gặp họ trong 10, 20 hay 30 năm thì sự biến đổi này trở nên phi thường, như con bướm lột bỏ xác sâu vậy.

Nếu bạn mong muốn thay đổi bản thân, bạn nên bắt đầu từ suy nghĩ của mình. Tin tưởng rằng bạn có thể tiến bộ hơn, rằng bạn có thể biến thành người mà bạn mong muốn trở thành. Ralph Waldo Emerson nói: “Những điều đã qua và những điều sẽ tới chẳng là gì nếu đem so với con người thực sự trong ta.” Nếu suy nghĩ của bạn thay đổi, thì mọi thứ cũng sẽ thay đổi theo.

Coi trọng con người
Một trong những bí mật để duy trì thái độ tốt đó là coi trọng con người. Bạn không thể cùng một lúc vừa không thích con người vừa có thái độ tốt với họ. Hãy thử nghĩ về điều này: bạn đã bao giờ gặp một người đối xử không tốt với mọi người mà lại có thái độ tích cực chưa? Tương tự như vậy, bạn không thể cùng một lúc vừa có thái độ không tốt, vừa động viên ai đó. Động viên người khác nghĩa là giúp đỡ họ, tìm kiếm những điểm tốt trong họ, và cố gắng giúp họ bộc lộ những phẩm chất tích cực. Quá trình này sẽ đào thải những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu bạn.

Sự tương tác với mọi người sẽ tạo ra âm sắc cho cả một ngày.

Điều đó giống như là âm nhạc của cuộc đời. Khi bạn đối xử tệ với mọi người, thì sẽ giống như phải nghe một bản nhạc chối tai. Nhưng khi bạn coi trọng mọi người và đối xử với họ tử tế, thì giống như bạn được thưởng thức một giai điệu ngọt ngào suốt cả ngày vậy.

Phát triển nhận thức sâu sắc về cuộc sống
Bạn đã bao giờ gặp những người luôn phàn nàn về mọi việc chưa? Món súp của họ quá nóng. Giường của họ quá lạnh. Kỳ nghỉ của họ quá ngắn. Lương của họ quá thấp. Bạn ngồi cạnh họ trong một bữa tiệc hoa lệ, trong khi bạn thưởng thức từng miếng đồ ăn thì họ sẽ cho bạn biết những sai sót ở tất cả mọi món. Những người như vậy không biết trân trọng cuộc sống, họ chẳng hề quan tâm đến những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại cho họ.

Qua email, một người bạn đã kể cho tôi nghe một câu chuyện về tính cách rất “tập thể” và tự lập của một bà cụ 92 tuổi đang sống tại trại dưỡng lão. Kể từ khi mắt bà kém đi nhiều và chồng bà qua đời ở tuổi 70, đây là lựa chọn duy nhất mà bà có. Bà kiên trì ngồi đợi ở hành lang cho đến khi được thông báo phòng đã sẵn sàng.

Khi bà được đưa xuống hành làng, người phục vụ mô tả căn phòng đường sau tấm rèm che cửa sổ.

“Tôi thích nó,” bà cụ tán dương.

“Nhưng bà vẫn chưa nhìn thấy phòng mà. Cứ đợi một chút đã,” người phục vụ trả lời.

“Không cần phải làm gì thêm với nó cả”, bà trả lời. “Hạnh phúc là điều gì đó mà ta tự định trước. Cho dù tôi có thích căn phòng hay không điều đó không phụ thuộc vào việc bài trí đồ đạc trong phòng. Nó phụ thuộc vào cách mà tôi sắp xếp suy nghĩ của mình.”

Sự trân trọng không phải là vấn đề của sở thích hay sự tinh tế. Đó là vấn đề quan điểm. John Wooden nói: “Mọi việc trở thành tốt nhất cho những người tạo điều kiện tốt nhất để mọi việc diễn ra.” Nơi bắt đầu là với những điều nhỏ bé. Nếu bạn học được cách trân trọng và biết ơn chúng, bạn sẽ biết đánh giá cao những điều lớn lao cũng như tất cả những điều khác.

QUẢN LÝ KỶ LUẬT THÁI ĐỘ
Nếu muốn nhận được mọi ích lợi từ một thái độ tích cực, bạn cần phải làm nhiều hơn là chỉ quyết định trở nên tích cực. Bạn còn phải quản lý quyết định đó nữa. Với tôi, trong phạm trù thái độ, nó có nghĩa là: hàng ngày tôi sẽ có những điều chỉnh cần thiết để giữ thái độ đúng đắn. Nếu đây là một phạm trù mới mẻ với bạn, có thể bạn sẽ băn khoăn không biết phải làm thế nào. Đây là một vài chỉ dẫn sẽ giúp bạn tiếp tục con đường:

Nhận thức rằng bạn phải điều chỉnh thái độ hàng ngày
Tôi khám phá ra rằng thái độ sống không tự nhiên hay dễ dàng được duy trì ở trạng thái tích cực. Ví dụ, một điểm yếu suốt đời trong thái độ sống của tôi là thiếu kiên nhẫn với mọi người. Nó là vấn đề ngay cả khi tôi còn nhỏ. Ở trường, khi giáo viên dành hẳn một ngày để ôn tập trước kỳ thi học kỳ, tôi đã nhận được cái nhìn thiếu thiện cảm khi hỏi: “Nếu chúng em đã hiểu bài rồi thì có cần thiết phải ôn tập lại không ạ?” Và đến giờ tôi vẫn chiến đầu với tính thiếu kiên nhẫn. Hàng ngày tôi tự hỏi: “Mình có thiếu kiên nhẫn với ai không?” Nếu có, tôi xin lỗi người đó. Tôi đã phải làm việc đó nhiều hơn số lần mà tôi muốn thú nhận.

Giống như mọi sự rèn luyện, thái độ của bạn cũng không tự chăm sóc được mình. Vì vậy nó cần được quan tâm hàng ngày. Thiên hướng tự nhiên của bạn càng ngả về thái độ bi quan hay phê phán, bạn càng cần chú ý nhiều hơn tới thái độ. Hãy bắt đầu mỗi ngày với việc kiểm tra thái độ. Và hãy để ý tới những lá cờ đỏ báo hiệu vấn đề rắc rối trong thái độ của bạn.

Tìm kiếm mặt tích cực trong mọi chuyện

Cách đây không lâu, tôi tình cờ nghe được một lời cầu nguyện mà tôi nghĩ nó thật tuyệt vời. Lời cầu nguyện ấy như thế này:

Chúa kính yêu,

Hôm nay, cho tới giờ, con đã làm mọi điều đúng đắn. Con không ngồi lê đôi mách, con không mất bình tĩnh, con không tham lam, gắt gỏng, khó chịu, ích kỷ hay bê tha. Con không than vãn, nguyền rủa hay ăn sô-cô-la.

Tuy vậy, chỉ vài phút nữa con sẽ ra khỏi giường, và con sẽ cần có thêm rất nhiều sự trợ giúp sau đó. Tạ ơn Người.

Có thể không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nếu đủ nỗ lực, bạn sẽ tìm thấy những điều tốt đẹp, thậm chí ở giữa những tình huống cực kỳ khó khăn. Trong cuốn Cười to lần nữa (Laugh again), bạn tôi, Chuck Swindall giải thích rằng khi mẹ Teresa được hỏi về những yêu cầu cần thiết của những người trợ giúp Mẹ trong công việc cứu trợ những người cùng khổ ở Calcutta, Mẹ nêu ra 2 điều: mong muốn làm việc chăm chỉ và một thái độ vui vẻ. Nếu ai đó có thể vẫn vui vẻ khi xung quanh là những xác chết và những người nghèo nhất trong những người nghèo, thì nhất định chúng ta cũng có thể làm vậy trong tình huống của chúng ta.

Trong mọi trường hợp, hãy tìm ai đó lạc quan
Không điều gì giúp cho một người luôn giữ được sự lạc quan bằng việc có một đồng minh. Thực tế, thế giới đầy những người bi quan, và họ luôn tụ tập cùng nhau. Nhưng những người lạc quan cũng ở khắp nơi. Bạn thường thấy họ vượt lên trên những người tiêu cực như những con chim ưng vậy. Khi đó, hãy tìm kiếm họ. Nếu bạn đang trải qua một giai đoạn khó khăn, hãy gần gũi và “theo sát” đằng sau họ như cách mà các tay đua vẫn làm. Nếu họ gặp khó khăn, hãy đứng ra phía trước và giải quyết vấn đề đó. Hai người tích cực thì tốt hơn là một cá nhân đơn độc trong cuộc chiến với nỗi muộn phiền.

Luôn nói những điều tích cực trong các cuộc đối thoại
Tôi vẫn cố gắng hình thành thói quen thêm những lời bình luận tích cực vào tất cả các cuộc trò chuyện với mọi người. Việc đó bắt đầu với những người gần gũi với tôi nhất. Khi vợ tôi xinh đẹp (việc này rất là thường xuyên!), tôi nói với nàng. Tôi khen ngợi các con mỗi khi gặp chúng. Và tôi khen cháu tôi hết lời mỗi khi chúng tôi gặp nhau. Nhưng không chỉ dừng ở đó. Tôi chân thành khen ngợi, ca tụng, cảm tạ, ủng hộ, nâng đỡ và trao thưởng cho mọi người bất cứ lúc nào có thể. Đó là điều tuyệt vời với tôi cũng như với những người khác. Tôi thành thực khuyên bạn nên làm như vậy, và tôi biết bạn cũng có thể học để làm như thế.

Loại bỏ những ngôn ngữ tiêu cực khỏi vốn từ của bạn
Cha tôi nghỉ hưu khi 75 tuổi, nhưng ông dành cả đời cho việc diễn thuyết trước công chúng. Ông xuất thân trong một gia đình bình thường, vì thế ông luôn làm việc chăm chỉ để học hỏi và phát triển. Khi tôi còn là một cậu bé, ông thường cho anh tôi, Larry, và tôi 10 đồng mỗi khi chúng tôi tìm thấy một lỗi ngữ pháp ông mắc phải trong khi giảng đạo. Đó chỉ là một ví dụ cho thấy ông đã nỗ lực thế nào để tự hoàn thiện bản thân. (Tôi cũng đoán rằng ông làm việc đó còn là để chúng tôi tự học ngữ pháp nhiều hơn).


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button