Quà tặng cuộc sống

Đạo và đời – Nguyễn Khắc Viện

dao va doi1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK ĐẠO VÀ ĐỜI

Tác giả : Nguyễn Khắc Viện

Download sách Đạo và đời – Nguyễn Khắc Viện ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :               

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nguyễn Khắc Viện – Đạo Và Đời: Nguyễn Khắc Viện sinh ngày 5 tháng 2 năm 1913, xuất thân từ một gia đình khoa bảng (thân phụ là Nguyễn Khắc Niêm, đậu Hoàng Giáp năm 1907), quê xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

– Học tiểu học tại Hà Tĩnh và Huế, trung học tại Trường Quốc học Vinh và Quốc học Huế, sau đó ra Hà Nội học Trường Bưởi.
– Năm 1934: Đỗ xuất sắc ba bằng tú tài ở Trường Bưởi.
– 1934 – 1937: Học Đại học Y khoa Hà Nội.
– 1937: Sang Pháp tiếp tục học Đại học Y khoa.
– 1940 – 1941: Tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa và các bệnh nhiệt đới (2 bằng). Tham gia hoạt động phong trào Việt kiều.
– 1942: Bị lao phổi và điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, tỉnh Grenoble, một bệnh viện dành cho trí thức và sinh viên Pháp. Sau 6 tháng điều trị, bệnh có đỡ, xin ra viện tiếp tục hoạt động. Nhưng vì ăn uống tham khổ và làm việc quá sức, bệnh tái phát.
– 1943 – 1948: Vào lại bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, phải lên bàn mổ 7 lần, cắt bỏ 8 xương sườn, toàn bộ phổi phải và 1/3 phổi trái, tưởng không thể thoát chết. Nhưng nhờ nghị lực cao, dần dần lấy lại sức, vừa nằm điều trị, vừa đọc sách triết học Đông – Tây, tìm ra phương pháp dưỡng sinh hợp với thể bệnh của bản thân để tự cứu chữa, đồng thời tham gia các hoạt động ủng hộ cuộc kháng chiến ở Việt Nam.
– 1949: Gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong chi bộ bệnh viện. Tích cực vận động trí thức trong bệnh viện ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam, đòi hoà bình, chấm dứt chiến tranh.
– 1950: Ra viện, hoạt động Việt kiều tại Grenoble.
– 1952 – 1963: Lên Paris thay Giáo sư Phạm Huy Thông làm Tổng thư ký kiêm Bí thư Đảng đàon Hội liên hiệp Việt kiều ở Pháp. Viết bài cho Tạp chí: La Pensée, La nouvelle Critique, Démocratic nouvelle, Europe… và hoàn thành tập sách Le sud vietnam depuis Đien Bien Phu. Vận động tri thức Pháp ủng hộ kháng chiến Việt Nam…

“Suốt cả cuộc đời, Nguyễn Khắc Việtn tuân thủ trung thực và trung thành một Đạo sống rất đẹp, vốn là cái truyền thống muôn đời của trí thức Việt Nam: yêu nước, lo dân”. (Hoàng Như Mai).

“Ở ông, sự cọ xát của những nền văn hoá Đông Tây không hề làm sứt xước mà ngược lại tô chuốt cho bản tính Việt Nam: một tính cách nhất quán nhưng lại mềm dẻo trong tư duy và có khả năng luôn tự điều chỉnh”. (Đỗ Lai Thuý).

“Không chỉ trong suy nghĩ mà toàn bộ con người ôn là một cầu nối giữa phương Tây và phương Đông” (Gunter Giesenfeld).
Cuốn sách thể hiện rõ nét ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa phương Đông trong con người nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện Qua tư duy phân tích của một nhà Tây học, tác giả bàn về đạo Nho với cái nhìn đầy sắc sảo. Ông so sánh những đặc điểm của Nho giáo với những quan điểm của chủ nghĩa Mác, nhận thấy được những hạn chế và những điểm tích cực của mỗi học thuyết.

Ông rất tinh tế khi nhận thấy: “Giữa những người Mác-xít và nho sĩ chân chính, không phải chỉ có sự đồng nhất về mục tiêu chính trị mà họ còn gần gũi trên lĩnh vực tư tưởng… Sự khác biệt cơ bản giữa Nho giáo và chủ nghĩa Mác là ở tính chất khoa học”. Ông cho rằng, để hiểu được Nho giáo, cần có cái tâm, phải có một bề dày truyền thống lịch sử của một dân tộc ngàn đời thấm nhuần đạo nho trong từng hơi thở, chứ nếu chỉ nghiên cứu qua tài liệu sách vở, thì dù có phương pháp phân tích xác đáng cũng chỉ hiểu được triết lý mà không thấm nhuần đạo lý – vấn đề cốt lõi của Đạo Nho. Trong cuốn sách, Nguyễn Khắc Viện cũng trình bày những câu tâm đắc nhất trong kinh điển Nho giáo như Tứ Thư, Ngũ Kinh, Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh…

Theo Nguyễn Khắc Viện, đạo lớn nhất của một con người là đạo làm người “Đạo Sống”. Từ cấu trúc tâm lý của con người với ba mặt: sinh lý, xã hội, tâm lý, ông đã đúc kết ra một đạo lý gồm 3 mặt có mối liên hệ mật thiết là “dưỡng sinh – xử thế – tu thân”.

Là một người theo Tây học, chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa phương Tây, sinh sống và làm việc ở Pháp nhiều năm và từng qua nhiều nước tư bản chủ nghĩa, Nguyễn Khắc Viện nhìn thấu rõ những mặt hạn chế và tích cực của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông còn là con nhà quan, như ông nói là “chưa phải thực sự lột xác, trải qua gian khổ cam go”, hành trình đến với chủ nghĩa xã hội của Nguyễn Khắc Viện cũng không hề suôn sẻ, đó là một cuộc đấu tranh lý trí tình cảm và trách nhiệm của một người con đất Việt. Nguyễn Khắc Viện đã có những phân tích rất sắc sảo dựa trên bối cảnh tình hình chính trị văn hóa xã hội đương thời của đất nước.

Qua cuốn Đạo và Đời, bạn đọc không chỉ hiểu được Đạo Nho, đạo lý dân tộc qua cảm nhận của một con người tài hoa uyên bác, một con người là “cầu nối giữa phương Đông và phương Tây”, mà còn được sống lại không khí lịch sử đất nước những năm đầu thế kỉ qua con mắt phân tích sắc sảo đầy trách nhiệm của một trí thức Việt Nam ưu tú.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button