Quà tặng cuộc sống

Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thích Nhất Hạnh

Download sách Con Sư Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

PHẦN DẪN NHẬP

Kim Sư tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng đã bao hàm được giáo lý của kinh Hoa Nghiêm, một kinh Đại thừa. Tông phái Hoa Nghiêm được thành lập dựa trên giáo lý của kinh Hoa Nghiêm và đã xiển dương giáo lý duyên khởi tới mức tròn đầy. Ngoài tông Hoa Nghiêm, Trung Quốc còn khoảng mười tông phái Phật giáo, tất cả chúng ta đều nên tìm hiểu nội dung của mười tông phái đó.

Tông Hoa Nghiêm thừa hưởng nhiều giáo lý của các ngài Mã Minh và Long Thọ, nên có khi người ta nhận hai ngài là hai vị tổ đầu tiên; nhưng kỳ thật sơ tổ của tông Hoa Nghiêm là thầy Đỗ Thuận. Sau thầy Đỗ Thuận là các thầy Trí Nghiễm, thầy Pháp Tạng, thầy Trừng Quán và thầy Tông Mật; cả năm thầy ấy được gọi chung là Hoa Nghiêm Ngũ Tổ.

Thầy Pháp Tạng sinh năm 643 và tịch năm 712, là người gốc Khương Cư (Sogdian) như thầy Tăng Hội cho nên có thể gọi thầy là Khương Pháp Tạng giống như ta gọi thầy Tăng Hội là Khương Tăng Hội vậy. Năm 21 tuổi, thầy Pháp Tạng tuy chưa xuất gia nhưng đã theo học với thầy Trí Nghiễm. Tới năm 28 tuổi, có lẽ không có duyên được trực tiếp làm đệ tử thầy Trí Nghiễm nên khi xuất gia, thầy làm đệ tử thầy Bạt Trần.

Thầy Pháp Tạng biết nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Phạn, nên đã tham gia dịch rất nhiều kinh như kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Già và hàng chục bộ kinh khác tại trung tâm dịch thuật kinh điển từ tiếng Phạn ra chữ Hán. Trung tâm này do thầy Nghĩa Tịnh được vua Đường khuyến khích thành lập sau khi thầy đi Ấn Độ về.

Tuy là tổ thứ ba nhưng phải nói thầy Pháp Tạng là người có công nhiều nhất trong sự nghiệp thành lập tông Hoa Nghiêm (“Pháp Tạng”có nghĩa là kho tàng của chánh pháp). Thầy đã hệ thống hóa giáo lý Hoa Nghiêm một cách rất thông minh và đã giảng kinh Hoa Nghiêm tới ba mươi lần.

Nữ hoàng Võ Tắc Thiên rất thích nghe thầy Pháp Tạng thuyết pháp; một hôm bà đã mời thầy vào cung giảng kinh. Thấy trong cung có một con sư tử bằng vàng, vậy là thầy cầm lên và lấy nó làm ví dụ để giảng về giáo lý Hoa Nghiêm cho nữ hoàng nghe. Sau buổi ấy, thầy về chùa và ghi chép lại những điều mình đã giảng. Đó chính là tác phẩm Hoa Nghiêm Kim Sư tử Chương.

ĐỌC THỬ

HOA NGHIÊM KIM SƯ TỬ CHƯƠNG

Kinh Đại Tiến Phúc tự, sa môn

Pháp Tạng thuật

Kinh ở đây là kinh đô Trường An đời Đường. Đại Tiến Phúc tự là nơi cư trú và cũng là nơi thầy Pháp Tạng viên tịch. Sa môn – tiếng Phạn là sramana, có nghĩa là bần tăng, một ông thầy tu khiêm nhường – là tiếng gọi những vị tu sĩ. Ngày xưa đức Thích Ca cũng được gọi là sa môn Gautama.

Thuật có nghĩa là kể lại. Thuật khác với tác, vì tác có nghĩa là sáng tác; tác giả là người tạo ra, còn thuật giả là người kể lại. Người xưa thường thể hiện sự khiêm nhường của mình qua câu: “thuật nhi bất tác.” Thầy Pháp Tạng cũng vậy, thầy sáng tác rất nhiều nhưng vẫn nói đây là ý của Bụt, của tổ, của thầy mình, thầy chỉ lặp lại chứ không tự sáng tác ra. Trong câu mà thầy dùng, sa môn Pháp Tạng thuật, cả sa môn và thuật đều là những từ khiêm nhường. Khi nghe người nào nói giọng khiêm nhường thì ta biết người đó giỏi. Còn khi nghe người nào nói kiểu ba hoa, khoe khoang, là ta biết người đó chưa giỏi.

Trong Đại Tạng Hán có hai nhà chú giải, một trong hai vị đó là Vân Gian (có nghĩa là: trong mây). Bản chú giải của thầy Vân Gian mang số 1180 trong Đại Tạng. Ở đây chúng ta không sử dụng bản chú giải của hai thầy đi trước mà đi trực tiếp vào nguyên văn.

.I. MINH DUYÊN KHỞI

(Làm sáng tỏ lý duyên khởi)

Minh duyên khởi

Vị kim vô tự tánh, tùy công xảo tượng duyên, toại hữu sư tử tướng khởi; khởi đãn thị duyên, cố danh duyên khởi.

[Làm sáng tỏ lý duyên khởi

Vàng không có tự tánh, nhờ điều kiện thợ khéo mà tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên nên gọi nó là duyên khởi.]

Duyên khởi (conditioned arising) là sự sinh khởi của các pháp tùy trên điều kiện. Ví dụ như một bông hoa nhờ có hạt giống, nhờ mưa, nhờ nắng, nhờ đất… mà sinh khởi, hay có thể nói cách khác là biểu hiện ra.

Vàng không có tự tánh, nhờ điều kiện là thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Chúng ta nên biết rằng con sư tử mà thầy Pháp Tạng cầm trên tay để thuyết pháp chỉ là một ví dụ thôi. Thầy dùng hai hình ảnh để nói chuyện là vàng và sư tử, thêm vào đó là ông thợ. Nhờ quán sát nên chúng ta mới thấy vàng trong tướng sư tử. Vàng chính nó không có tự tánh, nhờ điều kiện có thợ giỏi mà tướng sư tử mới hiện ra. Đó gọi là duyên khởi. Không có duyên sinh thì không có sư tử. Và nói tới duyên sinh ta lại thấy có hai loại: ông thợ là duyên khởi, vàng là tánh khởi. Tính cũng là một loại duyên.

Bây giờ chúng ta dùng một ví dụ khác là nước và sóng. Giữa nước và sóng cũng có mối liên hệ như giữa vàng và sư tử. Sự liên hệ đó là anh chàng gió. Nếu gió không can thiệp vào thì làm gì có sóng nổi lên cho chúng ta thấy; cũng như không có ông thợ khéo thì làm sao có được con sư tử. Nếu không có sóng thì làm sao thấy được nước; cũng như không có sư tử thì làm sao thấy được vàng. Qua đó, chúng ta thấy có ba điều kiện:

  1. Vàng tượng trưng cho bản thể, nền tảng của những hiện tượng. Cũng như nước là nền tảng của sóng thì vàng là nền tảng của sư tử. Nếu không biểu hiện ra sư tử thì vàng biểu hiện ra cái gì? Nó có thể biểu hiện ra đôi bông tai, chiếc vòng hoặc dây chuyền.
  2. Con sư tử tượng trưng cho thế giới hiện tượng (phenomenal world) hay hiện tượng giới. Trong khi học về kinh Hoa Nghiêm, ta phải biết con sư tử vàng mà thầy Pháp Tạng cầm trên tay chỉ là một ví dụ, đừng nên để mình bị mắc kẹt vào đấy.

Đợt sóng có xuống, có lên, có cao, có thấp; nhưng nước không có những tính đó. Sư tử, bông tai, dây chuyền… có lớn, có nhỏ, có đẹp, có xấu; nhưng vàng thì vượt thoát khỏi những cái đó, không nhỏ, không to, không đẹp, không xấu. Chúng ta không thể nói gì về vàng vì vàng là vô tính. Nhờ không có tự tánh nên mới có được những hiện tượng (phenomena) trên thế giới (thế giới hiện tượng).

  1. Ông thợ tượng trưng cho duyên, cho điều kiện.Nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Nếu không có sự can thiệp của ông thợ thì chúng ta sẽ không thấy được sư tử, hay đôi bông tai… và không thấy được vàng; tương tự nếu không có sự can thiệp của gió thì sẽ không thấy được sự liên hệ giữa nước và sóng.

Nói về duyên khởi, chúng ta có thể nói đến bốn giáo lý như sau:

  1. Nghiệp cảm duyên khởi (conditioned arising from Karma)Nghiệplà hành động – những hành động thiện, ác, đẹp, xấu của ta đưa tới sự có mặt và hoàn cảnh của chính ta. Nghiệp cảm duyên khởi đưa tới chánh báo và y báo. Chánh báo là con người, là ngũ uẩn, còn y báo là hoàn cảnh. Đó là lời giải thích của các tông phái Tiểu thừa.

Sau khi Bụt nhập diệt khoảng 140 năm thì có những tông phái khác nhau ra đời. Thời gian đó gọi là thời gian Đạo Bụt Bộ phái. Trước đó có Đạo Bụt Nguyên thỉ và sau đó là Đạo Bụt Đại thừa.

Đối với Đạo Bụt Bộ phái, như phái Hữu bộ, thì duyên khởi quan trọng nhất là nghiệp cảm. Do nghiệp cảm đưa tới quả báo nên gọi là Nghiệp cảm duyên khởi.

2- A-lại-gia duyên khởi (conditioned arising from the store of conciousness) Khi bắt đầu đi sang Đạo Bụt Đại thừa thì Pháp Tướng tông – dạy về Duy Thức hay Duy Biểu – chủ trương:


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button