Quà tặng cuộc sống

Cái Dũng Của Thánh Nhân

cai dung cua thanh nhan1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thu Giang Nguyễn Duy Cần

Download sách Cái Dũng Của Thánh Nhân ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bạn đọc cảm nhận

Đây là sách gối đầu giường của mình, đọc rất nhiều lần và đánh dấu đầy sách. Sách ngắn, nếu những điều rất thiết thực (nhưng không dễ thực hiện), trong việc rèn luyện bản thân, tinh thần bên trong và kỷ luật bên ngoài. Mình đặc biệt thích cách viết của cụ Nguyễn Duy Cần, rất gần gũi, chỉ đúng bệnh, như đang trò chuyện, không dùng những văn vẻ đao to búa lớn như các sách kỹ năng hiện giờ (và giá trị hơn một mớ sách kiểu đó), đọc rất thích và rất thấm. Cụ minh họa bằng các điển tích Á Đông (cụ có vẻ thích Lão Tử và Trang Tử), nên gần với tính cách người VN và dễ tiếp thu hơn. Tất nhiên sách viết đã hơn nửa thế kỷ, có những đoạn không phù hợp, có đôi chỗ hơi khiên cưỡng, nhưng trong các sách cụ cũng hay nói “chấp kinh thì phải tùng quyền”, chỉ chọn lọc những đoạn mà mình cảm thấy tâm đắc nhất, đọc đi đọc lại và cố gắng làm theo, cũng đã cực kỳ đáng quý rồi.

Thu Giang – Nguyễn Duy Cần là học giả không lạ gì đối với những ai đam mê tìm hiểu Đạo Học của Trung Hoa cổ. Văn phong của ông nhẹ nhàng, trầm mặc nhưng đầy sức thuyết phục. Cái dũng của thánh nhân được viết ra nửa trước của thế kỷ XX, tuy nhiên sức ảnh hưởng của nó đến thời đại này không hề nhỏ. Trong lối sống công nghiệp như hiện nay, tính ghanh đua và đố kỵ đã len lỏi vào những góc nhỏ nhất của tâm hồn, chúng để lại những tư duy phờ phạc vì sợ bị dòm ngó, sợ bị phê phán và trên hết là sợ bị xem thường. Chúng ta đã quên đi giá trị nội tại của bản thân mình, quên đi sức mạnh vốn có của sự điềm đạm, sự bình tĩnh – thứ thực sự cần thiết, để trở thành một con người đúng nghĩa sống, chứ không phải tồn tại. Đó là những gì Cái dũng của thánh nhân đề cập. Chẳng cao siêu gì, chẳng xa xôi gì, chỉ ở ngay nội tâm ta mà thôi… hoàn toàn có thể đạt được. Sách được viết đơn giản, kết hợp với những câu chuyện cổ học tinh hoa làm ví dụ, kèm theo là tinh hoa ý vị của đạo học mà Thu Giang đã dễ dàng truyền tải qua các câu văn súc tích mà trầm mặc. Một cuốn sách rất đáng đọc.

Trích dẫn :

CHƯƠNG I: CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN

Đức Hạnh của con người, dẫu có nhiều thứ bực nào, cũng không ngoài hai loại: tư đức và công hạnh.
Tư đức là những đức tánh ăn chịu về nhân cách riêng của từng cá nhân như: nhẫn nại, can đảm, quả quyết, điềm đạm.
Công hạnh là những hạnh tốt của cá nhân đối với người chung quanh, như đối với cha mẹ, anh em, bà con, vợ chồng, bậu bạn và hơn nữa, với chủng tộc và nhân loại

Ở đây, tôi xin bàn về cái tư đức đầu tiên mà cũng là cứu cánh của tất cả những tư đức khác, tức là cái tư đức căn bản đưa con người lên tới bực CHÍ NHÂN: tính ĐIỀM ĐẠM.

Bất kỳ là tôn giáo hay luân lý nào, nếu bàn đến chỗ cùng cực của nhân cách, đều lấy tính ĐIỀM ĐẠM làm căn bản.
Phật, bàn về “tâm vô quái ngại”; Lão, nói về “vô vi điềm tĩnh”; Nho, luận đến “hạo nhiên chi khí”, – toàn chỉ vào một đức tánh đã nói trên: ĐIỀM ĐẠM.

ĐIỀM ĐẠM là gì?
Điềm-đạm tức là cái tính “như như bất động”, thản nhiên bình tĩnh, “không để cho ngoại vật động đến tâm mình”[1]. Người điềm đạm, tức là người đã làm chủ cả Tình dục và Ý chí của mình. Nói một cách khác, người điềm đạm, tức người “tự động” không “bị động” vì những vật không tùng mình nữa.

“Khổng Tử bị vây ở đất Khuông, không còn phương thế nào thoát ra được, bèn lấy đờn, đờn và ca. Tử Lộ hỏi: “Phu Tử làm sao vui được thế?…” Khổng Tử nói: “Ngươi lại đây ta nói cho mà nghe Ta đã làm hết sức ta, để tránh cái chuyện nầy, thế mà không được, đó không phải còn tại ta nữa, mà là tại Trời. Xưa Nghiêu, Thuấn không bị cự cùng như ta ngày nay đâu, chẳng phải do nơi cái tài thận trọng của các ông ấy hơn ta mà được, mà là tại cái Mạng của họ không như của ta. Kiệt, Trụ, không phải tại họ tài ba ít hơn Nghiêu, Thuấn mà họ bị hại chỉ vì cái Mạng của họ không giống như hai người kia. Lặn xuống đáy biển, mà không biết sợ giao long, đó là cái Dũng của bọn chài lưới. Vào rừng mà không biết sợ hổ báo, đó là cái Dũng của bọn thợ săn. Thấy gươm bén mà không biết sợ, xem tử như sanh, ấy là cái Dũng của người liệt sĩ. Biết được chỗ cùng thông là Thời, Mạng và bất cứ là ở vào cảnh nguy hiểm nào cũng không biết sợ, đó là cái DŨNG của Thánh nhân”[2]

Cái Dũng của Thánh nhân tức là chỗ cùng cực của Điềm Đạm.

Tích xưa, – theo thần thoại Phù tang – các vị thần ở trên cõi trời, có một khi cùng tranh nhau quyền bá chủ cả thế gian. Bất kỳ là vị nào, cũng đều cho mình là quyền lực trên hết tất cả Trời Đất. Các vị thần mới nhất định bầu cử một người làm trọng tài trong cuộc thi chọi, coi ai được làm bá chủ. Vị trọng tài nầy, có trí phán đoán và tính ngay thẳng đặc biệt, cũng là người cao tuổi hơn hết.
Trong các vị thần, một vị bước ra nói:
– Các ngài hãy xem đây, sẽ thấy rõ sức mạnh phi thường của tôi như thế nào.
Tức thời, một ánh sáng chớp lạnh xương, liền theo đó, tiếng sấm nổ vang, làm rung động cả không trung, dường như cả thế gian đều rung rinh sắp đổ Các vị thần đều tái mặt. Lúc bấy giờ, không còn một ai còn dám nghĩ mình là người bất khả xâm phạm nữa.
Vị thần Bão tố, bước ra nói: -Sức mạnh của tôi, còn ghê gớm hơn nữa kìa. Hãy xem dưới kia, cánh đồng mênh mông lặng lẽ.
Nói vừa dứt lời, bỗng mặt nước biển dâng lên Ban đầu từ từ… kế đó sóng nổi gió tung Nước càng dâng, gió càng lớn, sóng càng to cuồn cuộn ầm ầm chỉ thấy còn có một vùng nước mênh mông trắng giã Những ngọn núi cao, sóng đánh lấn riết, không còn thấy mặt Sóng càng phút càng cao, gió càng phút càng lớn hăm he chìm ngập đến cõi trời. Các vị thần thất sắc, cầu khẩn xin tha Thần Bão tố vẫy tay một cái: sóng lặn, gió êm bấy giờ nước biển lao xao, sóng chạy lăn tăn trên bãi cát.
Các vị thần vừa tỉnh trí hoàn hồn, thì nghe có một giọng lảnh lót cất lên:
“Sức mạnh không phải ở nơi sự phô trương của sức bạo tàn, vì nó chỉ có phá hoại mà không tạo lập. Sức mạnh ở cái thuật khuất phục ấy bằng ý muốn của họ. Người ta cảm vì sự dịu dàng mà chịu khuất phục chớ không phải vì bị khủng khiếp mà chịu khuất phục”.
Dứt lời, vị thần Âm nhạc lấy ống tiêu thổi lên một hơi, nhẹ nhàng, êm ái như thế nào mà hết thảy các vị thần mê mẩn tâm thần, như ngây dại Tất cả đều như bị sức âm nhạc lôi cuốn vào giấc ngủ thôi miên.
Nhưng có một vị thần thái độ huyền bí, dường như thản-nhiên bất-động.
Vị này không thấy sấm sét mà choá mắt.
Sóng bủa, nước dưng cũng không khiến gương mặt trầm tĩnh của ông thay đổi.
Mà tiếng nhạc du dương, thâm trầm huyền ảo kia cũng không cảm động lòng ông chút nào cả.
Vị trọng tài day qua hỏi: -Ngài có phải mù, điếc gì không?
– Không. Tôi thấy và tôi nghe.
– Tại sao Ngài không động lòng. Sấm nổ, nước dưng không làm cho quả tim Ngài chao động lên sao? Nhạc thần, tiêu thánh không làm cho tâm hồn Ngài xao xuyến sao?
– Ngài lầm! Quả tim tôi cũng đập, tâm hồn tôi cũng xao.
– Nhưng sao gương mặt Ngài, tôi không thấy lộ vẻ lo sợ hay vui sướng gì cả?
– Không. Tôi là “Điềm Đạm”. Tôi là kẻ biết huấn luyện cảm giác tôi, tôi là kẻ đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những người còn làm tôi mọi nó vì chính các Ngài đã không thể chế trị nó.
“Có ích gì lo đi chế-trị sự vật quanh mình, trong lúc mà, một tiếng nhạc tiêu tao cũng đủ làm cho cái tay cầm sấm sét kia phải rụng rời như rũ liệt
Còn nói đến uy lực nỗi gì, kẻ có tài ảo hoặc người kia, khi thấy nước dưng, nghe sấm nổ, cũng vẫn lao nhao lo sợ như ai.”..

ĐỌC THỬ

Các vị thần, cúi mặt làm thinh. Vị trọng tài nói tiếp:
– Quyền bá chủ là người nầy. Sức mạnh thật, nơi tâm hồn điềm tĩnh của người nầy!
“Hơn cả sự điều khiển sự vật, người nầy đã khéo léo biết điều khiển tình dục của mình.”

“Bất kỳ là một thế lực nào, nếu còn một thế lực khác đánh ngã, không còn gọi đặng là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế, rõ là người có sức mạnh trên hết. Bất kỳ là những ám thị, những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn người nầy đặng. Trái lại, người nầy đã thấy hết, và đã khéo lợi dụng cả thảy để làm tôi mọi cho mình. Nếu các anh em tin cậy nơi sự phê phán của tôi, thì tôi xin nói thật: “Vị thần điềm-đạm nầy là chúa tể chúng ta cả thảy.”

Từ ấy đến nay, câu phê phán ấy vẫn không sai giá.
Phải, sự Điềm Đạm là chúa tể của chúng ta cả thảy. Đạo hạnh con người đi đến đó, là đã tới chỗ cùng cực của nhân cách con người rồi.
Trót một nền học thuật của Lão Trang, không ngoài cái ý đem con người đến cõi “điềm đạm chí cực”. Cái đó sâu xa, cao thượng quá, chưa phải chỗ nói của tôi hôm nay.
Tôi đã dành sẵn cho nó một nơi khác.
Muốn lên chỗ cao, phải khởi từ chỗ thấp. Muốn được một tinh thần bất uý, điềm đạm như các bực Thánh nhân, trước hết phải biết nguyên nhân khiến lòng ta hay chao động sợ sệt Sợ, không phải là một chứng bịnh nan y. Phải có chí, và kiên tâm thì làm gì không đạt được ý nguyện.
Sau đây, tôi sẽ bàn đến những phương pháp, từ thấp lên cao, để cho mỗi một người của chúng ta đều được đi đến cái tinh thần đại dũng ấy.

CHƯƠNG II: SÚC TÍCH KHÍ LỰC
A. Phần lý thuyết
NGUYÊN NHÂN thứ nhất khiến cho ta có tánh hay sợ, là thiếu sức khỏe.
Sức khỏe, không phải là sức mạnh của cân cốt, mặc dầu sức của cân cốt là hiện tượng của sức khỏe. Ta phải khéo phân biệt chỗ đó.
Thật vậy, có nhiều người to lớn vạm vỡ, nhất thời có thể vác cả trăm cân, không thấy mệt, thế mà gặp chút nghịch cảnh là đủ thấy con người của họ rụng rời, chán nản Họ nhát như cheo. Cân cốt họ to lớn, mạnh dạn, nhưng mà khí lực họ rất kém cỏi sa sút.
Sức khỏe ở nơi sự khéo tu dưỡng khí lực, chứ không phải chỉ nơi sự điêu luyện thân thể mà thôi.
Napoléon đâu phải là một người to lớn, mạnh mẽ, nhưng khí lực ông dồi dào, có khi đánh trận suốt ngày nầy qua ngày kia, thức suốt đêm kia qua đêm nọ, thế mà tinh thần ông vẫn minh mẫn hoạt bát luôn luôn, không ai sánh kịp. Sức làm việc của ông là một chuyện phi phàm. Là nhờ đâu? Nhờ ông khéo tu dưỡng khí lực.
Các bạn hẳn cũng có nghe nói đến khoa học khí công của người Trung Hoa và Ấn Độ. Có nhiều nhà luyện khí, nhỏ thó, sức mạnh về cân cốt cũng tầm thường, nhưng, một cái đấm hay một cái đá, hoặc một cái ngó của họ, cũng đủ làm cho cái người của mình đảo điên ngơ ngẩn Ấy là nhờ khí lực của họ hết sức đầy đủ dồi dào.
Tại sao khí lực và sức lực lại khác nhau? Khí lực thì ở dưới quyền thẩm sát của cái Thần, mà sức lực thì dưới quyền kiểm tra của Khí.
Đấy là chỗ mật pháp của khoa học khí công, chưa phải chỗ tôi nói ở đây.
Khí lực là môi giới giữa thần minh và xác thịt. Khí lực không khác nào dầu xăng, thể chất như cái xe, còn thần minh như người cầm lái vậy. Không khí lực thì thân thể không bao giờ tuân lệnh nỗi ý chí của thần minh.
Hiếm kẻ nói: “Tôi đâu có muốn sợ Tôi đã hiểu không có gì phải sợ cả. Thế sao quả tim tôi đập mạnh, rồi cái sợ ở đâu nó tràn vào lấn cả tâm hồn “ Đó là tại ta thiếu khí lực.
Súc tích khí lực, ngoài những phương pháp khí công để tăng gia nó, cũng còn có nhiều cách giữ gìn cho nó đừng tản mác vô ích.
Giữ gìn cho nó đừng tản mác, là phương pháp tiêu cực: – còn luyện tập khí công là phương pháp tích cực. Ở đây tôi chỉ bàn qua phương pháp tiêu cực. Tuy là tiêu cực, nhưng cũng phải dụng công như phương pháp tích cực, có khi còn khó khăn hơn cả trăm lần như ta sẽ thấy sau đây.
Tóm lại, có hai cách để súc tích khí lực:
Công phu dưỡng khí;
Công phu luyện khí.
Một cái tiêu cực, một cái tích cực, một cái thuộc Âm, một cái thuộc Dương, ta phải cho nó đi liền với nhau một cách điều hòa mới mong có được sự thăng bằng của sức khỏe.
Ở đây, tôi muốn các bạn để ý đến công phu dưỡng khí trước hết, vì như các bạn đã biết, về phương diện tiền bạc, nếu muốn giàu có, trước phải lo cần kiệm, rồi sau mới lo làm tiền thêm. Về phương diện súc tích khí lực cũng một thế.

Công phu dưỡng khí

Vật chất và tinh thần quan hệ với nhau rất mật thiết. Một thể chất bạc nhược không bao giờ có đặng một tinh thần dũng mãnh. Cái đó là một điều hết sức hiển nhiên.
Nguyên nhân làm cho ta hao tán khí lực, là sự náo động vô ích. Ta nên phân biệt cho kỹ náo động và hoạt động. Phàm muốn thi hành một điều gì, ta phải quan sát cử động ta, đừng cho nó có những phung phí vô ích.
Sống, phải hoạt động, nhưng không nên náo động chút nào cả.
Quay máy xe hơi là để mà chạy đến một chỗ nào nhất định Tới nơi rồi, vô lý lại không tắt máy, để hao xăng vô ích. Để máy chạy vô ích trong lúc xe nghỉ đó là náo động; – để máy chạy trong lúc xe đi, đó là hoạt động.
Một cái động vô ích, và một cái động hữu ích, đó là chỗ phân biệt náo động và hoạt động.
Trong đời ta cần phải kiểm tra và trừ khử một cách gắt gao những náo động, những phung phí vô lối khí lực ta, nếu ta muốn đi đến một tinh thần thanh-sảng và tự chủ.
Mỗi một cử động vô ích, như la hét, cười cợt, nhảy nhót, rùn vai, rút cổ, ra tay ra chơn, nóng nảy vụt chạc toàn là những cử động vô ích, chỉ để làm tiêu hao khí lực, chớ không bổ dụng vào đâu cả. Ta nên biết, bất kỳ là một cử động nào, dầu yếu hay mạnh, cũng đều làm cho khí lực tiêu hao.
Vậy ta phải hết sức tiết kiệm những khí lực hao tổn vô lối ấy, bòn mót nó như bòn vàng.
… “Ở một xứ kia, rất xa có một ngọn núi rất cao. Trên triền núi, có những đường suối chảy rất trong, ban đêm cũng thấy nhấp nhô ánh sáng dưới đáy Cái trạng thái đặc biệt ấy, làm cho hai người lữ khách đi lạc vào khu vực ấy, để ý.
Muốn khám phá cái trạng thái huyền bí ấy, mấy người nầy lấy tay mò dưới đáy và bốc lên một bụm cát để xem.
Một người la lên:
– Ý vàng đây anh.
– Phải, vàng.
Rồi anh sau này, vẫn ngồi lẳng lặng suy nghĩ.
Anh trước, thì lo hốt lên đổ xuống, chơi một hồi cho đã, đứng dậy, chùi tay và thở ra, than:
“Thật vậy đấy là chất vàng. Nhưng mà, nó có ích gì cho mình. Anh không thấy, vàng ở đấy, chỉ là những cái mạt rất nhỏ, có thấm vào đâu mà để ý tới nó cho tốn công vô ích.”
Anh ngồi suy nghĩ trả lời:
– Không. Mình phải thủng thỉnh mà bòn từ chút, rồi hiệp lại mới nên một thỏi chớ.
– Thôi anh! Tôi không phải đem cái đời của tôi chôn nơi chốn hoang sơn cùng cốc nầy. Tôi muốn làm giàu một cách nhanh chóng kìa. Người ta quyết chắc với tôi rằng ở ngoài những miền biển kia có rất nhiều giống thú lạ, da nó rất quý. Anh cũng dư biết tôi là một tay thiện xạ, bá phát bá trúng. Tôi sẽ bắt đầu đi vào con đường tôi đã nói.

– Tôi cũng biết như anh vậy. Nhưng mà tôi cũng biết cái phần số dành sẵn cho những thợ săn mạo hiểm và khinh suất, lơ đễnh đi vào chỗ đầy nguy hiểm mà không dè trước. Anh nên biết, nơi đấy là một chỗ đồng hoang cỏ cháy: không có một cái suối, không có một bóng cây. Ví dầu anh có thể thâu thập đặng rất nhiều tấm da quý giá đến thiên kim vạn lượng đi nữa, trước khi anh bị sự đói khát nó vật ngã anh, anh liệu có thể một mình anh chở cả kho tàng ấy mà đi về tới quê hương xứ sở anh không?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button