Quà tặng cuộc sống

Bước Đi Nhỏ Thay Đổi Cuộc Đời – Robert Maurer

buoc di nho thay doi cuoc doi1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Robert Maurer

Download sách Bước Đi Nhỏ Thay Đổi Cuộc Đời – Robert Maurer ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook             

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bạn đọc cảm nhận

“Khi mỗi ngày bạn tự cải thiện một chút, cuối cùng những điều vĩ đại sẽ đến. Khi mỗi ngày bạn tự hoàn thiện mình một chút, cuối cùng sự hoàn thiện lớn sẽ đến. Không phải ngày mai hay ngày kia nhưng rốt cuộc, bạn sẽ đạt được kết quả lớn. Đừng tìm sự hoàn thiện to lớn, mà hãy từ từ tìm sự hoàn thiện nhỏ. Đó là cách duy nhất có thể đạt được – và thành quả cũng bền lâu hơn.”

– John Wooden – 1 trong những HLV thành công nhất trong lịch sử bóng rổ các trường ĐH

Nếu bạn muốn tạo một sự thay đổi – sự thay đổi bền vững. Đây là một phương pháp phổ biến, được lưu hành rộng rãi giữa các doanh nhân Nhật Bản hàng chục năm nay và được sử dụng bởi các cá nhân khác nhau trên toàn thế giới. Một bí quyết tự nhiên và hoàn hảo để đạt và giữ gìn mục tiêu của bạn. Nó len lỏi vào từng kế hoạch chặt chẽ nhất.

Trích dẫn sách

“Khi mỗi ngày bạn tự cải thiện một chút, cuối cùng những điều vĩ đại sẽ đến. Khi mỗi ngày bạn tự hoàn thiện mình một chút, cuối cùng sự hoàn thiện lớn sẽ đến. Không phải ngày mai hay ngày kia nhưng rốt cuộc, bạn sẽ đạt được kết quả lớn. Đừng tìm sự hoàn thiện to lớn, mà hãy từ từ tìm sự hoàn thiện nhỏ. Đó là cách duy nhất có thể đạt được — và thành quả cũng bền lâu hơn.”

– John Wooden, một trong những huấn luyện viên thành công nhất trong lịch sử bóng rổ ở các trường đại học.

Triết lý bước đi nhỏ đem lại sự cải thiện này đã được đưa vào Nhật sau chiến tranh, khi lực lượng bảo hộ của Tướng Douglas Mac Arthur bắt đầu tái thiết lại đất nước bị tàn phá này. Nếu bạn đã quen với sự thống lĩnh của các tập đoàn Nhật Bản, bạn sẽ lấy làm ngạc nhiên khi biết rằng nhiều tập đoàn sau chiến tranh trong số đó đi lên từ hai bàn tay trắng, vốn có thói quen quản lí uể oải, tinh thần làm việc yếu kém. Tướng Mac Arthur nhận ra nhu cầu cần phải cải thiện hiệu quả và nâng cao chuẩn mực kinh doanh của người Nhật. Một nền kinh tế Nhật Bản thịnh vượng là mối quan tâm trên hết của ông, bởi một xã hội vững mạnh mới có thể là bức tường chắc chắn chống lại mối đe doạ từ phía bắc Triều Tiên và là nguồn cung cấp ổn định cho quân đội Mỹ. Tướng Arthur đã đem những chuyên gia TWI của Chính phủ Mỹ sang, đó là những người luôn coi trọng những bước đi nhỏ bé hàng ngày mà tạo sự đổi thay. Và đồng thời, ông cũng tự đề ra những mục tiêu nhỏ.

Không lực Hoa Kỳ tổ chức những lớp học quản lý và giám sát cho các doanh nghiệp Nhật Bản ngay bên cạnh những căn cứ quân sự. Những lớp học này có tên là Chương trình Đào tạo Quản lý (MTP) và giáo lý của nó cũng giống như học thuyết mà tiến sĩ Deming cùng các đồng nghiệp phát triển từ khi chiến tranh nổ ra. Hàng ngàn nhà quản lí doanh nghiệp Nhật đã được tuyển vào học.

Thái độ tiếp thu ý tưởng này của người Nhật thật bất ngờ. Các cơ sở công nghiệp của họ đã bị phá huỷ, họ thiếu nguồn lực để tái tổ chức một cách nhanh chóng. Và chính các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản không quên rằng họ bại trận là do công nghệ và thiết bị siêu cường của Hoa Kỳ, vì vậy họ rất lắng nghe bài học sản xuất từ người Mỹ. Coi người lao động là nguồn lực sáng tạo, cải tiến và học cách tiếp thu ý kiến từ người ở vị trí thấp hơn mình là một quan niệm không hề phổ biến (như người Mỹ đã từng bị như vậy), nhưng những học viên của chương trình này đã thử cố gắng. Những nhà quản lý, giám đốc các doanh nghiệp bắt đầu làm việc trong các ngành công nghiệp dân sự, nơi họ háo hức phổ biến cẩm nang của những bước đi nhỏ.

ĐỌC THỬ

Tại Mỹ, hàng loạt những chiến lược của tiến sĩ Deming nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất phần lớn bị lãng quên khi quân đội trở về nước và việc sản xuất trở lại bình thường. Tuy nhiên, ở Nhật ý tưởng này vẫn là một phần của sự vực dậy văn hoá kinh doanh Nhật Bản. Vào cuối những năm 1950, Hiệp hội Cơ khí và các nhà khoa học Nhật Bản (JUSE) đã mời tiến sĩ Deming, người đề xướng việc kiểm tra chất lượng, cố vấn thêm về hiệu quả kinh tế và năng suất trên cả nước. Như chúng ta đã biết, các doanh nghiệp Nhật Bản tự tái thiết trên cơ sở của những bước tiến nhỏ bé đã sớm nhảy vọt trong việc nâng cao nâng suất. Những bước đi nhỏ này thành công đến nỗi người Nhật tự đặt tên cho nó bằng ngôn ngữ của mình: Kaizen.

So sánh giữa học thuyết Kaizen và sụ đổi mới Học thuyết Kaizen và sự đổi mới là hai chiến lược chính được sử dụng để tạo sự thay đổi. Trong khi đổi mới đòi hỏi những cuộc cải cách mạnh mẽ và chấn động, thì phương thức Kaizen muốn bạn đặt những bước tiến nhỏ, thoải mái để tạo điều tốt đẹp hơn.

Trong những năm 1980, học thuyết Kaizen lại bắt đầu quay trở lại Mỹ, chủ yếu trong những ngành ứng dụng kỹ thuật cao. Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với bài tập Kaizen khi tư vấn cho một tập đoàn; với tư cách một người thành đạt, tôi nghi ngờ lý thuyết này và bắt tay vào nghiên cứu nó kỹ hơn. Sau mấy thập niên, tôi khám phá ra việc ứng dụng phương pháp Kaizen dùng những bước đi nhỏ để đạt được thành công cho mỗi cá nhân. Công việc trong lĩnh vực y khoa, tiếp xúc với từng bệnh nhân và giảng dạy tại Trường Y khoa Los Angeles, Đại học California đã cho tôi cơ hội chứng kiến những người cần phải có cuộc cách mạng trong cuộc sống – từ bỏ một thói quen xấu, thanh thản với nỗi cô đơn của mình hay rũ bỏ những công việc không mong muốn. Làm trợ lý cho các doanh nghiệp, giúp họ vật lộn với khó khăn là nhiệm vụ chính của tôi. Tôi luôn chứng kiến nhiều người can đảm nỗ lực làm cuộc cách mạng để hoàn thiện mình, Một số người thành công, nhưng đa số thất bại. Thông thường, những tâm hồn phẫn uất này luôn bỏ cuộc, chấp nhận sự an ủi của cuộc sống chứ không theo đuổi mục tiêu đích thực của đời mình nữa. Từng gặp những người dùng bài tập Kaizen trong công việc của mình, tôi băn khoăn liệu Kaizen có chỗ đứng trong văn phòng của các nhà tâm lí học, vì phương thức này không chỉ mang lại lợi ích giản đơn mà còn mở rộng tiềm năng nhận thức, ứng xử và thậm chí cả tinh thần cho những người như Julie.
Bước đi nhỏ, bước nhảy lớn

Julie đã gợi ý cho tôi một ứng cử viên hoàn hảo, tạo sự thay đổi từ những thứ nhỏ nhất, ít nguy cơ nhất. Tôi và Julie cùng chờ đợi kết luận của bác sĩ điều trị. Như tôi đã tiên lượng, bà bác sĩ này khuyên Julie nên dành thời gian cho mình nhiều hơn và tập thể thao. Ngay khi bà ta chuẩn bị đề nghị Julie dành ít nhất ba mươi phút một ngày – một lời dề nghị dễ vấp phải mốì hoài nghi lẫn sự tức giận – tôi thấy mình như sắp nhảy chồm lên:

“Thế liệu bà có nghĩ đến việc mỗi ngày dậm chân trước ti-vi chỉ một phút thôi không?

Bà bác sĩ đó ném ánh nhìn hoài nghi vào tôi. Nhưng khuôn mặt Julie thoáng bừng tỉnh, cô nói: “Tôi sẽ thử thế xem sao.”

Khi Julie quay trở lại để khám, cô cho biết thực sự cô đã dành mỗi tối một phút tập trước ti-vi. Cứ cho là cô ấy chưa thể khoẻ lên nhiều với chỉ sáu mươi giây mỗi ngày tập bài tập có cường độ thấp, nhưng trong lần khám thứ hai này, tôi để ý thấy thái độ của cô đã khác. Thay vì hết nhuệ khí như những người không thể theo được mấy bài tập thể dục, Julie có vẻ hoạt bát hơn, giọng nói và thái độ ít ngập ngừng hơn.

“Tôi có thể làm gì nữa trong một phút mỗi ngày đây?” – Cô băn khoăn hỏi.

Tôi thực sự xúc động. Vâng, chỉ là một thành công nhỏ nhưng còn hơn là sự nản lòng mà tôi nhiều lần chứng kiến trước đây. Chúng tôi bắt đầu hướng dẫn cho Julie từng bước để có được cuộc sống lành mạnh hơn, nâng thói quen tập thể dục lên dần từng phút. Trong vòng vài tháng, Julie nhận ra rằng ý nghĩ chống lại việc theo các chương trình tập luyện đã hoàn toàn tan biến. Bây giờ cô đang háo hức muốn tham gia các chương tập aerobics bậc cao một cách đều đặn và nhiệt tình! Cùng lúc này, tôi cũng giới thiệu từng bước Kaizen đến những bệnh nhân khác khác ỏ trung tâm y khoa, khách hàng ở lớp trị liệu tâm lý và cả ở những công ty nơi tôi làm tư vấn. Và khi tôi nói chuyện về những bước đi thực sự nhỏ bé ở đây, thoạt tiên người ta cứ nghĩ đó là những thứ vớ vấn rắc rối. Thay vì khuyến khích khách hàng từ bỏ những công việc không mong muốn, tôi khuyên họ mỗi ngày dành vài giây tưởng tượng chi tiết một công việc lý tưởng. Nếu một bệnh nhân muốn bỏ café, nên mỗi ngày uống ít đi một ngụm. Một người quản lí hay thất vọng cũng có thể thử trao những phần thưởng giá trị nhỏ, không cần quá lớn, cho người làm công để khuyên khích họ.

Việc áp dụng phương pháp Kaizen cho mỗi cá nhân được truyền lại một cách tự nhiên. Doanh nghiệp và nhà máy sản xuất có xu hướng tích luỹ các bước cải tiến để thành sự thay đổi lớn. Nhưng tâm lí của mỗi cá nhân có khác nhau. Trên thực tế, một số lượng lớn khách hàng của tôi, chỉ bằng trực giác, đã tiếp thu những điều mà tôi mất bao năm trời quan sát: Sự thay đổi nhỏ giúp đầu óc con người bước qua nỗi sợ hãi ngăn cản thành công và sự sáng tạo. Giống như người học lái xe thực hành ở một bãi đỗ xe trống, đầu tiên ngồi vào xe, thử các thiết bị, sau đó lái thử vài phút, khách hàng của tôi học cách nắm vững những bước nhỏ để thay đổi ở một môi trường an toàn, không bị đe doạ.

Thông thường, con người luôn mong muốn phát triển một thói quen tốt, dù đó là một bài tập thể thao (như trường hợp của Julie), một chế độ ăn kiêng, dọn dẹp bàn làm việc hay dành thời gian yêu thương, giúp đỡ bạn bè. Rốt cuộc, khách hàng của tôi ngỡ ngàng khi khám phá rằng họ đạt được mục tiêu của mình mà không hề có ý thức mình đang nỗ lực làm việc đó. Điều này xảy ra như thư thế nào? Tôi tin phương thức Kaizen thực sự hiệu quả khi liên kết các nơ-ron thần kinh não, một ý tưởng tôi sẽ đề cập đến ở chương sau, như một khách hàng thường nói với tôi: “Những bước đi này rất nhỏ đến nỗi tôi không thể thất bại được?

Do xu hướng đa số mọi người muốn cải thiện sức khoẻ, các mối quan hệ hay nghề nghiệp, cuốn sách này nên dành nhiều chỗ cho những đề tài này. Nhưng những nguyên tắc tôi vạch ra đây có thể áp dụng cho bất kỳ mục tiêu muốn thay đổi nào, từ việc chấm dứt thói quen cắn móng tay đến việc học cách nói không với những lời đề nghị vớ vấn làm tốn thời gian của bạn. Khi bạn cân nhắc các kế hoạch thay đổi, tôi hy vọng bạn vẫn giữ nguyên triết lí những bước đi nhỏ. Kaizen là phương pháp thú vị và hiệu quả để đạt được mục tiêu cụ thể, nhưng nó cũng tạo ra thách thức lớn: Để đáp ứng nhu cầu thay đổi cuộc sống liên tục của con người, phải tìm những bước cải thiện nhỏ nhưng liên tục.

Qua hàng thập niên làm việc với rất nhiều người có sức khoẻ và nhu cầu khác nhau, tôi đã đưa ra giả thuyết tại sao Kaizen lại có tác dụng khi con người ta thất bại. Tôi xin đưa ra lý thuyết này ở ngay chương đầu tiên. Những chương sau, gồm sáu chiến lược khác nhau, dành cho sự ứng dụng phương pháp Kaizen đối với mỗi cá nhân. Những chiến lược này bao gồm:

• Đặt những câu hỏi nhỏ để xua tan nỗi sợ hãi và khơi nguồn cảm hứng.

• Đưa ra những suy nghĩ nhỏ nhằm phát triển các kỹ năng và thói quen mối mà không phải vận động cơ bắp.

• Làm những việc nhỏ đảm bảo thành công.

• Giải quyết các vấn đề nhỏ, kể cả khi bạn phải đối mặt với khủng hoảng lớn.

• Tự ban tặng mình hay người khác những phần thưởng nhỏ để tạo kết quả tốt nhất.

• Nhận ra những khoảnh khắc nhỏ nhưng quan trọng mà người khác bỏ qua.

Dù bạn có coi Kaizen là triết lý hay thực tế, dù bạn muốn thay đổi cả thế giới hay chỉ cần giảm vài cân, bạn có thể dùng cuốn sách này theo cách phù hợp với mình. Một điều chắc chắn rằng, không nhất thiết bạn phải thử tất cả sáu chiến lược đã nêu, nếu bạn thực sự không hứng thú. Tôi lấy làm mừng nếu khách hàng của tôi chỉ dùng một, hai hay ba biện pháp trên, tạo thực đơn dành riêng cho mỗi cá nhân. Trong chương tới, tôi sẽ trình bày cách kết hợp các phương pháp Kaizen để tạo kết quả cho phù hợp với từng cá nhân; tôi mong bạn suy nghĩ những chiến lược này với tinh thần chia sẻ, dùng những phương pháp phù hợp nhất với bạn. Trong từng chương, mỗi phương pháp Kaizen cụ thể cùng những gợi ý cho việc thực thi nó phù hợp nhu cầu của bạn sẽ được nhấn mạnh.

Tôi khuyên bạn nên đọc những trang này và cố gắng bắt đầu từ một, hai bước nhỏ, như bạn dành mỗi ngày vài giây để nghĩ về đồng nghiệp của mình hay đánh răng mỗi tối. Nhưng hãy nhớ khi tiến hành những bước rất nhỏ bé này, kết quả lại không hề nhỏ. Để có được cuộc sống đáng trân trọng, giữ gìn sức khoẻ của mình, giữ niềm đam mê, nhận diện nguy cơ và cơ hội trong công việc, theo đuổi một mối quan hệ tốt đẹp với người khác; hay liên tục cải thiện chuẩn mực cá nhân là cuộc đấu tranh nhằm đạt mục đích to lớn, đôi khi trừu tượng và đầy nguy hiểm. Nhưng bây giờ, những gì bạn cần làm là bước một bước nhỏ trước đã.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button