Quà tặng cuộc sống

Blog Cho Tâm Hồn 2

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Madisyn Taylor

Download sách Blog Cho Tâm Hồn 2 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Năm 2004, tôi cùng chồng sáng lập DailyOM với tâm niệm thông qua email, chúng tôi sẽ gửi đến mọi người thông điệp về hy vọng, nhận thức và tình yêu. Hằng ngày, chúng tôi gửi đi những câu chuyện liên quan đến việc thiền định, đến các mối quan hệ giữa người với người, với thiên nhiên hay đến những lời nói làm rung động trái tim. Chúng tôi cho rằng đó là những sự kiện, bối cảnh mà mỗi chúng ta đều trải qua trong hành trình sống và trải nghiệm. Kết quả là giờ đây quý độc giả đang có trên tay quyển sách này. Hãy để năng lượng ngôn từ trong trang sách nhẹ nhàng dẫn dắt bạn trên hành trình nhận thức và đi tìm sự toại nguyện.

Tôi thường nhận được câu hỏi về nguồn gốc ra đời của ý tưởng kể chuyện mỗi ngày này. Đối với công việc của tôi thì đây thật sự là một trong những khâu khó nhất nhưng đồng thời, cũng lại là phần việc đơn giản nhất. Thông thường những ý tưởng chợt đến khi tôi đang thiền, hoặc khi tôi đang soi vào cuộc đời riêng của mình để viết về những trải nghiệm của bản thân. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều chung sống trên cùng một trái đất và có những trải nghiệm giống nhau. Tạo hóa đóng vai trò rất lớn trong cảm hứng của tôi và mỗi ngày, tôi đều bày tỏ sự ngưỡng mộ vẻ đẹp, sự thông tuệ, thiện chí của tạo hóa vì đã giúp hàn gắn nhân loại.

Tất cả chúng ta đều trải nghiệm niềm vui, nỗi đau, cảm xúc yêu thương và sầu khổ. Điều này không loại trừ một ai và tôi cũng vậy. Tôi đã đi con đường các bạn từng qua, đã chiêm nghiệm sâu sắc cuộc đời mình và có những thay đổi khi cảm thấy cần thiết. Tôi chân thành mong bạn sẽ tìm thấy sự đồng cảm trong những thông điệp này; có thể chúng sẽ nhóm lên tia hy vọng trong bạn, gợi lên ước muốn chia sẻ, đem đến những đổi thay hoặc giúp bạn nhận ra nhiều điều mới mẻ. Tôi sẽ rất vui nếu bạn cho phép tôi cùng đồng hành với bạn trong hành trình này.

Cầu chúc bạn nhiều phúc lành.

– Madisyn Taylor

Trích dẫn

THÀNH THẬT VỚI CHÍNH MÌNH

Chúng ta không thể chữa lành những nỗi đau, vượt qua những tổn thương và hoàn thiện bản thân nếu không thành thật với chính mình. Hầu như chúng ta đều nghĩ mình rất chân thành và đáng tin cậy nhưng trên thực tế không phải ai cũng làm được như thế. Làm sao có thể trung thực với người khác nếu ta không thành thật với chính mình? Chúng ta chỉ để những người xung quanh nhận thấy những biểu hiện mà ta biết là sẽ được họ đánh giá cao. Những điều đó khiến chúng ta tự hào và ngỡ rằng chúng rất có giá trị trong mắt người khác. Thậm chí ta đánh lừa cả bản thân khi lấy đó làm phương châm sống của mình, thế nhưng thật sự trong lòng ta lại cảm thấy cả thẹn và tầm thường. Lý lẽ ta dùng để biện minh cho điều đó là nếu ta lờ đi những khía cạnh không hoàn hảo của bản thân thì những điều ấy sẽ dần mất đi, hay ít ra ta có thể che giấu được. Song, không thể như vậy!

Đó là vì cách sống này khiến ta cảm thấy nặng nề và giả dối. Tôi nhận ra rằng khi tôi thành thật với chính mình thì tôi cũng dễ dàng chân thành với người khác, và mọi người vì thế mà yêu mến tôi hơn, như một phần thưởng cho cách sống thật lòng này. Giờ đây bạn bè đã thấu hiểu và chấp nhận mọi nết tốt, tính xấu của tôi vì tôi đã thể hiện đúng bản chất của mình. Và như thế, chúng ta sẽ không phải chịu áp lực đè nặng như khi lẩn tránh bản thân, không dám nhìn thẳng vào chính mình.

❃❃❃
Thật lòng là khi viết quyển sách đầu tay(*), tôi đã không dám mong đợi bất cứ điều gì. Tôi sợ mọi người không thích mình, sợ họ bàn tán, chỉ trích. Tôi cũng rất sợ mình nói điều gì sai hoặc tệ hơn là sẽ bị tẩy chay. Vì vậy tôi cố tình lánh mặt trong một thời gian dài. Thậm chí nhiều năm liền tôi không dám ký tên dưới bài viết của mình chỉ vì sợ dư luận xung quanh.

Còn nhớ trước buổi phỏng vấn đầu tiên trên đài phát thanh, tôi đã đi đi lại lại mà lòng thầm mong sẽ có người gọi điện hủy cuộc phỏng vấn. Vì quá hồi hộp, người tôi đẫm mồ hôi và tôi phải thay áo đến hai lần. Tiếng chuông điện thoại vang lên, trống ngực tôi đổ dồn và dường như tôi không còn biết gì nữa. Lúc đầu, tôi vô cùng bối rối nhưng các phát thanh viên đã giúp tôi trấn tĩnh lại, rồi tôi chợt nhận ra mọi việc đã hoàn tất. Hai mươi phút vụt trôi qua, tôi đã vượt qua chính mình để bước lên một tầm cao mới. Ngay lúc đó tôi những muốn được thực hiện cuộc phỏng vấn thêm lần nữa! Trong khoảnh khắc ấy, lòng tôi tràn ngập một thứ cảm xúc lạ lùng, vừa lo sợ, vừa hào hứng. Nếu bạn từng có cơ hội biểu diễn trên sân khấu, hẳn bạn sẽ hiểu được cái cảm giác lo lắng, bồn chồn trong giây phút chờ đợi sau cánh gà là thế nào, nhưng khi tấm màn nhung mở ra, bạn lại thả hồn trọn vẹn vào không gian ấy.

Rốt cuộc, điều tôi lo sợ trong lúc phỏng vấn cũng đã xảy ra. Lần nọ, trong khi đang trả lời phỏng vấn, bỗng nhiên đầu óc tôi trở nên trống rỗng. Tôi bật cười và thành thật thừa nhận với phát thanh viên rằng tôi đã quên khuấy những điều mình định nói. Đây chỉ là một chương trình thu âm nên tôi đề nghị anh cắt bỏ đoạn đó, nhưng anh bảo rằng không nên làm thế vì theo anh, cứ để nguyên như vậy sẽ giúp phản ánh chân thực hơn về con người tôi. Thế rồi cả hai chúng tôi cùng cười phá lên.

Vào lần khác, một người bạn thông thái của tôi đã đưa ra một nhận xét chí lý là những việc làm có ý nghĩa trong cuộc sống thường chứa đựng nhiều yếu tố khiến ta sợ hãi. Quả đúng như vậy! Tôi hồi tưởng lại những việc từng khiến mình lo sợ và thấy rằng một khi đã vượt qua được khó khăn thử thách, ta như được chào đón để hòa mình vào một thế giới rộng mở. Nếu mọi việc đều dễ dàng, thuận lợi thì quả thật chẳng có gì để ta lưu tâm, học hỏi. Rất nhiều bài học quý báu tôi gặt hái được đều hàm chứa cả nỗi lo sợ lẫn niềm phấn khích. Cảm giác đó cũng giống như lúc đi máy bay vậy: xen lẫn với tâm trạng lo sợ khi đang ở độ cao hàng nghìn mét là cảm giác hào hứng, nôn nóng được chiêm ngưỡng, được khám phá điểm đến hấp dẫn, thú vị ngay phía trước. Thật tuyệt vời làm sao!

❃❃❃
Trong quá trình nỗ lực để thành thật với chính mình và chữa lành nội tâm, cũng có lúc tôi rơi vào bế tắc, cảm thấy mình đang ở ngưỡng bão hòa. Tôi thấy như mình đang hủy hoại bản thân khi dấn bước vào hành trình chữa lành nội tâm! Rồi tôi lắng lòng, chiêm nghiệm thật lâu để nắm bắt được bản chất của sự việc đã xảy ra. Nhờ vậy tôi mới hiểu rằng phần nào đó trong bản thân tôi không muốn được chữa lành.

Mặc dù điều này nghe có vẻ vô lý nhưng đó là sự thật. Ẩn chứa bên trong mỗi người là nỗi lo sợ bộc lộ bản thân. Để chữa lành nội tâm và để trưởng thành, chúng ta cần cởi mở trái tim. Song, ta nghĩ

rằng làm vậy sẽ khiến mình dễ bị tổn thương hơn, dễ bị những tác nhân từ bên ngoài tấn công. Thật ra, phần nội tâm cần được chữa lành chẳng hề bị hủy hoại; phản ứng đau đớn đó chỉ nhằm ngăn ta đừng dứt bỏ những lề thói cũ và những “nhãn mác” giả tạo ta dùng để định dạng bản thân. Cuộc sống có rất nhiều điều khiến ta sợ hãi. Với tôi, tôi sợ hãi khi bị buộc phải bước ra và đối mặt với thế giới bên ngoài hay khi để cho người khác biết được cảm xúc thật của mình… bởi vì như vậy nghĩa là tôi đã trở thành tấm bia hứng chịu sự chế giễu, nhạo báng của người khác.

Phần con người không muốn trải qua thử thách, trui rèn trong tôi giữ tôi trong “vùng an nhàn”, tránh xa những muộn phiền, đau khổ và nỗi sợ hãi chốn đông người. Nhưng khi sống thật với chính mình, một thế giới toàn vẹn như chợt hiện ra trước mắt tôi vì tôi nhận thức được rằng tôi không hề bị tổn thương, thay đổi không phải là hành động rồ dại hủy hoại bản thân; nhờ đó tôi có thể dũng cảm đối mặt và thích ứng với sự thay đổi. Phương châm của tôi là hãy bắt đầu quá trình thay đổi từ sự thay đổi trong nhận thức. Giờ đây, những nhận thức sâu sắc trở thành nguồn động lực bên trong không ngừng khích lệ tôi hoàn thiện mình. Bằng cách chuyện trò với phần tâm hồn còn đang muốn trú ẩn an toàn, tôi dần trở nên tự tin, thoải mái, sẵn sàng đón nhận những đổi thay.

ĐỌC THỬ

TÌNH YÊU THƯƠNG HAY NỖI SỢ HÃI

Động cơ hành động

Đã từ lâu, con người vẫn luôn đau đáu với câu hỏi Hành động của chúng ta bắt nguồn từ tình yêu thương hay nỗi sợ hãi. Cảm nhận sự việc qua góc độ này thì những gì ta làm không quan trọng bằng cảm giác ta có được ẩn sâu đằng sau hành động đó. Chẳng hạn, chúng ta tận tâm với công việc có thể chỉ vì sợ phải lâm vào cảnh túng bấn, nhưng cũng có thể chúng ta thật sự say mê, yêu thích nó. Mọi người đều biết làm việc bằng cả tấm lòng thì sẽ đạt được kết quả tốt hơn so với khi làm việc đó trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi. Đa số mọi người cho rằng cả hai động lực này đều giữ vai trò ngang nhau trong cuộc sống, và việc quan sát chính mình, cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của các động lực bên trong là một trải nghiệm thú vị.

Hầu như con người ai cũng sợ vi phạm pháp luật, thế nên dù vô tình hay chủ ý, ta đều tránh những hành động có thể dẫn đến tình trạng đó. Như vậy, chúng ta tự động tuân thủ pháp luật chỉ vì sợ mà thôi. Tuy nhiên vẫn có thể tránh được việc phạm luật khi ta yêu thương và sống có trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh. Đây chỉ là sự thay đổi trong suy nghĩ bằng cách nhìn nhận sự việc theo một góc độ khác. Đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ thôi cũng tạo nên sự khác biệt lớn trong cuộc sống của bạn.

Qua quá trình chiêm nghiệm bản thân, chúng ta nhận thấy có rất nhiều việc làm bắt nguồn từ nỗi lo sợ, song chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra hướng để thực hiện chúng bằng tình yêu thương. Ví dụ, thay vì phải làm việc với tâm trạng lo lắng về chuyện “cơm-áo-gạo-tiền” nuôi sống gia đình thì ta có thể thay đổi cách nghĩ của mình, chẳng hạn như lấy tình yêu thương đối với gia đình làm động lực để nỗ lực trong công việc và xem đây là cách tốt nhất để hỗ trợ gia đình. Đừng nghĩ mình làm việc vì bổn phận mà hãy nghĩ rằng những gì ta làm sẽ mang đến hạnh phúc cho những người ta thương yêu. Và như vậy, chỉ với một bước chuyển thái độ – từ lo sợ thành yêu thương – chúng ta đã có thể làm biến chuyển cuộc sống của mình theo hướng tích cực mà không cần thay đổi thêm điều gì khác nữa.

AO ĐỜI BÌNH LẶNG

Không theo lối mòn

Dù dòng đời có lặng lẽ trôi đi bình yên hay đôi lúc cuộn trào dậy sóng trước bao “thác ghềnh” biến cố thì nhiều người vẫn gắng gượng trì bám theo nếp sống cố hữu. Với họ, cuộc sống chỉ là những gì bản thân đã từng trải qua, từng nắm bắt và hiểu biết từ trước đến nay. Khuynh hướng tự nhiên của con người là chống lại sự thay đổi, như thể muốn thay đổi hay không đều phụ thuộc vào quyết định của cá nhân. Song, dẫu có duy ý chí đến đâu, “trận gió” thay đổi cũng phải đến, nó cuốn phăng những “chiếc lá khô” thói quen đang chây lì bám trụ để nhường chỗ cho những “cành non, lộc biếc” là cách nghĩ mới, nếp sống mới vươn lên. Chúng ta sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn, căng tràn sức sống hơn khi can đảm để bản thân hòa nhập cùng làn sóng đổi thay mạnh mẽ thay vì cố gắng kình chống lại nó.

Tất nhiên, ở đây tôi không nói đến những thay đổi nửa vời mà dù kết quả có ra sao cũng không tạo ra khác biệt gì đáng kể đối với cuộc sống của bạn. Những thành quả ta đạt được bao giờ cũng có thời gian và bối cảnh tồn tại nhất định. Quả thật, khả năng duy trì ổn định những điều kiện sống hữu ích là một nhân tố quan trọng giúp con người tiếp tục tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Rắc rối chỉ nảy sinh khi chúng ta quá bảo thủ, cứ khăng khăng giữ lấy cái cũ mà không trân trọng đón nhận hai tặng vật diệu kỳ từ vũ trụ là sự trưởng thành và sự thay đổi. Giờ là lúc cần giải thoát bản thân khỏi tình trạng trì trệ nhàm chán, dẫu kiểu sống như vậy có giúp ta cảm thấy thoải mái an nhàn thế nào chăng nữa.

Khi thay đổi, có thể ta sẽ cảm thấy đau đớn, lo sợ hay tự do đến ngỡ ngàng, hoặc tất cả những cảm giác đó ùa vào lòng ta cùng một lúc. Ẩn dưới cảm giác thiếu thoải mái kia là niềm hưng phấn và sức sống mới đang sục sôi, sẽ tuôn trào khi ta chấp nhận thay đổi. Việc này tựa như ta phá bỏ chiếc đập từng án ngữ trong lòng mình, vì một khi những trở ngại thầm kín đã được giải tỏa thì dòng sông cuộc đời sẽ dạt dào tuôn chảy. Chúng ta chỉ cần hòa vào dòng chảy ấy và tin tưởng chờ đón những đổi thay tốt đẹp sẽ đến.

ĐỒNG HÓA BẢN CHẤT VỚI TÊN GỌI

Vượt qua giới hạn của nhận định

Con người có xu hướng đặt tên hay phân loại sự vật, hiện tượng – từ cỏ cây, muông thú cho đến phong cách, nét đặc trưng của chính mình và người khác. Mỗi người tồn tại trong thế giới này đều gắn với một danh xưng nhất định, ví dụ như: thanh niên, người già, người yêu động vật, nghệ sĩ, cha, mẹ, con cái, người hào phóng, kẻ hẹp hòi,… rồi tiện thể lấy những “nhãn mác” ấy làm cơ sở để định nghĩa về bản thân mình và người khác. Tuy nhiên, những danh xưng này lại vô tình trở thành bức tường ngăn cách ta với thế giới xung quanh, đồng thời làm nảy sinh trong ta những ham muốn, kỳ vọng. Khi xác định ai đó dựa vào nghề nghiệp, ngoại hình, khả năng tài chính hay nền tảng chính trị của họ, nghĩa là chúng ta đã khó có thể chấp nhận họ một cách vô điều kiện. Nếu nhận thức về bản thân bị đóng khung theo một chuẩn mực cứng nhắc thì ta đã tự giới hạn những khả năng tiềm ẩn của mình trong một phạm vi hạn hẹp. Vì vậy, thách thức đặt ra là tên gọi gắn liền với ta phải phù hợp với bản chất “mở”, không ngừng tiến hóa của ta.

Ngay từ thuở bé chúng ta đã được tập tành xác định Tôi là ai. Quá trình nhận thức này vô tình đã tạo nên thói quen phân biệt, chẳng hạn như: đó là con của ông này/bà nọ, con trai/con gái, học giả/quân nhân, người nhút nhát/cởi mở,… Việc đánh giá phẩm chất, đặc điểm của một người ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ gần như đã trở thành một phản xạ tự nhiên. Có người đã biến những ấn tượng ban đầu thành định kiến không thể nào xóa bỏ. Cách nhìn hạn hẹp như vậy khiến ta quên đi sự thật là con người được trao cho nhiều vai trò khác nhau trên “sân khấu” cuộc đời, chúng có thể biến đổi từng ngày hay cùng song song tồn tại. Một người vẫn có thể vừa là mẹ, vừa là nghệ sĩ, vận động viên, đồng thời cũng là một nữ doanh nhân.

Nếu bạn chỉ chú tâm vào một vai trò đơn lẻ, như chỉ xem mình là một nghệ sĩ thôi chẳng hạn, điều đó sẽ làm giới hạn năng lực thực sự của bạn. Nhưng khi bạn nói rằng “Tôi là một người có óc sáng tạo”, ý tưởng ấy sẽ mở ra cho bạn những con đường mới để khám phá bản thân, để bộc lộ khả năng sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.

Khả năng của con người vô cùng phong phú, vượt xa những gì chúng ta đã và đang thể hiện. Hơn nữa, con người có năng lực tiềm ẩn để thay đổi, thích nghi theo từng hoàn cảnh, trạng thái tình cảm khác nhau. Bạn có thể là một “chính khách cứng rắn” trong lúc này nhưng lại là một “bậc hiền phụ” vào lúc khác. “Vai diễn” dẫu có hoán đổi ra sao, cuối cùng bạn vẫn là chính bạn.

Mặc dù nhãn mác, tên gọi có thể là căn cứ quan trọng để phân biệt sự vật, hiện tượng nhưng nó không đủ giúp chúng ta nhận thức một cách trọn vẹn Tôi thật sự là ai. Cho đến khi nào ta có được tư duy tổng quát, có cái nhìn vượt lên khỏi giới hạn của những khái niệm thông thường, chắc chắn tâm hồn ta sẽ trở nên rộng mở và tràn đầy lòng bao dung, độ lượng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button