Quà tặng cuộc sống

Bí quyết thành đạt trong đời người

bi quyet thanh dat trong doi nguoi1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : David J. Schwartz

Download sách Bí quyết thành đạt trong đời người ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách hay về cuộc sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook             

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Hãy đặt mục tiêu cao – Và sau đó bạn sẽ vượt qua khó khăn để đạt những mục tiêu đó. Hàng triệu bạn đọc trên thế giới đã nâng cao cuộc sống của họ sau khi đọc cuốn sách: “Bí quyết thành đạt trong đời người” do Giáo sư, Tiến sĩ David J. Schwartz một trong những người từ lâu được coi là chuyên gia giỏi về môn “Đắc nhân tâm” viết. Cuốn sách này sẽ giúp bạn kinh doanh tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, và điều quan trọng hơn là bạn sẽ thành đạt trong cuộc sống.

Cuốn sách cung cấp cho bạn phương pháp để đạt được những mục đích lớn trong công việc, gia đình, bạn bè và xã hội. Tác giả đã chỉ ra rằng: Bạn không cần phải là một thiên tài bẩm sinh để trở nên một người thành đạt, hài lòng với cuộc sống. Nhưng bạn cần những bí quyết mà cuốn sách đã đưa ra và chỉ cho bạn đến nơi mà bạn muốn đến:

• Hãy tin là bạn thành công và bạn sẽ thành công.

• Tự cứu thoát mình khỏi nỗi sợ thất bại.

• Hãy củng cố lòng tự tin và chấm dứt nỗi sợ hãi.

• Hãy suy nghĩ và ước mơ một cách sáng tạo

Trích dẫn sách

Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, Bộ Hải quân Mỹ đã đề ra một yêu cầu: Mọi lính hải quân mới nhập ngũ đều phải bơi giỏi hoặc chí ít cũng phải biết bơi vì họ tin rằng sẽ có lúc nào đó chính nhờ biết bơi mà người thủy thủ ấy sống sót trở về. Những người lính mới vào chưa biết bơi thì phải học cách bơi. Tôi đã có lần được xem một buổi học bơi của họ. Chứng kiến cảnh mấy chàng trai vừa trẻ, vừa khỏe lại rất sợ nước chỉ sâu có vài “phút” (đơn vị đo chiều dài của Anh, còn gọi là bộ) thật thú vị và buồn cười. Tôi nhớ lại hôm ấy có một bài tập đòi hỏi mỗi thủy thủ mới phải nhảy (chứ không phải lặn) từ trên cao 6 bộ vào không trung xuống nước sâu quãng 8 bộ gì đó trong khi có đến nửa tá các kỳ cựu bơi lội đang đứng xem gần đấy. Thật ra bạn sẽ rất buồn nếu nhìn thấy cảnh tượng khi ấy là như thế nào: mấy chàng thủy thủ trẻ tỏ ra sợ hãi kinh khủng, họ sợ thật sự. Thế nhưng để tiến tới chỗ đánh tan nỗi sợ hãi, bạn chỉ cần một cái nhảy xuống nước là xong. Và rồi tôi đã thấy những chàng trai trẻ “vụt” nhảy khỏi cầu nhảy rất nhiều lần như vậy. Kết quả là: nỗi sợ đã tan biến và họ không còn sợ nước nữa.

Qua câu chuyện trên ta thấy: chỉ có hành động mới giúp bạn chiến thắng cái sợ. Chần chừ, do dự, không kiên quyết sẽ chỉ làm tăng thêm sợ hãi mà thôi. Vậy ngay bây giờ, bạn hãy lấy cuốn sổ tay ghi chép các nguyên tắc của thành công để ghi nhớ điều này: Hành động sẽ chiến thắng nỗi sợ.

Đúng như vậy, hành động sẽ chiến thắng nỗi sợ. Mấy tháng trước có một vị chuyên viên trạc tuổi 40 gặp chuyện phiền lòng nên đã tới gặp tôi. Anh ta là trưởng phòng mua bán của một cửa hàng bán lẻ. Anh nói với tôi giọng đầy lo lắng: – Tôi sợ sẽ mất việc thôi! Tôi có cảm giác cuộc sống của tôi chỉ còn đếm từng ngày.

– Có chuyện gì vậy? – Tôi hỏi.

– Mọi thứ như chống lại tôi. Số liệu ở phòng tôi cho thấy doanh số bán ra giảm 7% so với năm trước đó. Việc này thật là tồi tệ, đặc biệt từ hồi tổng doanh số bán ra của cửa hàng tăng 6%. Thời gian gần đây, tôi đã có những quyết định không đúng đắn. Ông giám đốc phụ trách vấn đề hàng hóa đã gặp riêng tôi mấy lần để nhắc nhở về chuyện tôi chưa theo kịp đà phát triển của công ty. Từ trước tới giờ chưa bao giờ tôi lại có cảm giác tồi tệ như hiện nay. Tôi đã không còn được mọi người tin tưởng nữa. Người trợ lý của tôi không thật tin tưởng tôi. Các nhân viên cửa hàng cũng vậy. Các chuyên viên khác như tôi thì thấy tôi đang trượt dần. Có hôm trong một cuộc họp các trưởng phòng, một anh chuyên viên còn đề nghị thẳng nên chuyển một phần việc ở phòng tôi sang phòng anh ấy vì theo anh làm như thế cửa hàng sẽ được lợi nhiều hơn. Cứ như thể đang có cả hàng đống người chỉ đứng đó chờ đợi tôi sẽ chìm nghỉm. Rồi anh tiếp tục nói, tiếp tục kể thật chi tiết tình thế nan giải hiện nay của anh. Cuối cùng tôi cắt ngang và hỏi anh: – Thế anh đã làm gì để thay đổi tình thế của mình?.

Anh trả lời: – Tôi nghĩ chẳng còn làm gì được hơn nữa ngoài việc hy vọng mọi việc rồi sẽ tốt đẹp.

Đến đây, tôi lại hỏi: – Thật sự mà nói chỉ hy vọng thì đã đủ chưa? Ngừng lại không để anh trả lời, tôi hỏi tiếp: – Tại sao anh không hành động đi để nuôi hy vọng?

Anh nói:

– Tôi biết làm gì đây?

– Được, có hai kiểu hành động xem ra có vẻ phù hợp với trường hợp của anh đấy!

– Thứ nhất là: Ngay chiều hôm nay anh hãy bắt đầu đẩy doanh số bán ra tăng lên đi. Ta phải sẵn sàng đối mặt với vấn đề khó khăn như hiện nay của anh. Doanh số giảm tất phải có nguyên nhân. Hãy tìm ra nguyên nhân ấy đi. Có thể anh sẽ phải bán số hàng chậm tiêu thụ của anh hiện nay bằng cách hạ giá. Như thế anh sẽ có tiền để mua những hàng hóa khác hợp thị hiếu hơn. Có thể anh nên bố trí lại vị trí các quầy hàng chăng? Có thể các nhân viên bán hàng chỗ anh cần nhiệt tình với khách hàng hơn nữa chăng? Tôi không thể nói một cách chính xác là anh nên sử dụng cách nào, nhưng chắc chắn là phải có cách, có kết quả. Cũng sẽ là khôn ngoan, nếu anh tìm gặp ông giám đốc phụ trách vấn đề hàng hóa, nói chuyện riêng với ông ấy. Mặc dù bây giờ có thể ông đang có ý định sa thải anh, nhưng khi anh trình bày cặn kẽ với ông ấy, xin lời khuyên của ông ấy, nhất định ông ấy sẽ để anh có thêm thời gian thử làm mọi việc kia. Hơn nữa ban giám đốc sẽ không dại gì để cửa hàng phải tốn thêm tiền cho việc tìm người thế chỗ anh, nếu như họ cảm thấy anh vẫn còn cơ hội để khắc phục được khó khăn hiện nay. Công việc tiếp theo là khẩn trương thúc dục các trợ lý cùng làm việc với anh. Hãy bỏ lối xử sự như thể sắp chết đuối. Hãy để mọi người xung quanh thấy rằng anh vẫn sống. Sự can đảm sẽ trở lại trong đôi mắt anh.

Cách thứ 2 có thể coi như một sự bảo hiểm đối với anh vậy. Đó là hãy để cho 2 – 3 người bạn thân nhất với anh trong cửa hàng biết là có cửa hàng khác đang cần tuyển những người như anh. Còn anh cũng đang quan tâm tới chuyện này với lý do là vì công việc ở đó tốt hơn hẳn công việc hiện nay của anh. Tôi tin là anh sẽ không gặp rắc rối gì nữa một khi anh đã dứt điểm làm ngay những việc cần thiết để đẩy doanh số bán hàng lên. Tuy nhiên, trường hợp anh vẫn không yên ổn được thì lúc đó việc có 2 – 3 cửa hàng đang cần những người như anh lại hóa ra rất tốt chứ sao! Anh nên nhớ rằng một người hiện vẫn đang có công ăn việc làm nghiêm chỉnh luôn có khả năng tìm được một việc làm khác nhanh và dễ dàng hơn gấp 10 lần so với một người thất nghiệp đi tìm việc.

Hai tuần sau, vị chuyên viên đã từng gặp chuyện phiền lòng ấy gọi điện cho tôi. Anh kể: – Sau lần gặp tiến sĩ hôm ấy về, tôi đã bắt tay vào làm ngay. Tôi đã tiến hành một loạt các cải cách, đổi mới trong đó cốt yếu nhất là với các nhân viên bán hàng. Trước đây mỗi tuần tôi chỉ tổ chức một buổi họp nhân viên bán hàng nhưng bây giờ sáng nào cũng có. Tôi đã đánh thức dậy sự nhiệt tình thật sự trong họ. Tôi đoán rằng một khi họ đã nhìn thấy sự sống trong tôi thì nhất định họ hăng say làm việc hơn. Họ đã chờ đợi tôi khởi động lại mọi việc. Mọi thứ giờ đây đều ổn thỏa cả và chắc chắn trong tương lai cũng vậy. Tuần trước, doanh số bán ở chỗ tôi đã vượt qua hơn năm trước và cao hơn nhiều so với mức bình quân của cửa hàng. Nhân tiện đây, tôi muốn báo với tiến sĩ một tin tốt lành là kể từ khi tôi gặp tiến sĩ hôm ấy, tới nay đã có hai nơi đề nghị tôi làm việc cho họ. Tự nhiên tôi cảm thấy rất mừng, rất vui nhưng tôi đã xếp lại cả 2 đề nghị ấy, bởi vì mọi thứ ở đây lại tốt đẹp trở lại rồi.

Như bạn thấy đấy, khi ta gặp phải những vấn đề nan giải ta sẽ chẳng thay đổi được gì, và không thể nào thoát khỏi khó khăn, nếu như ta không hành động. Hy vọng chỉ là sự khởi đầu. Hy vọng nhưng phải có thêm hành động mới có thể chiến thắng được.

Bạn hãy áp dụng nguyên tắc “hành động”. Lần sau nếu bạn có sợ hãi điều gì, dù ít dù nhiều, cũng hãy cố giữ bình tĩnh trước đã. Sau đó hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi sau:

Mình phải hành động như thế nào để chế ngự nỗi sợ đây?

ĐỌC THỬ

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SÁNG TẠO NHIỀU HƠN

Trước hết, chúng ta hãy gạt bỏ ảo tưởng khi nghĩ về sáng tạo, vì một lý do vô lý nào đó mà người ta cho rằng chỉ có khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật và sáng tác văn thơ mới là những ngành sáng tạo. Phần lớn mọi người đều cho rằng sáng tạo phải thể hiện ở những việc như phát minh ra điện hay vắc xin phòng bệnh bại liệt, hoặc viết một cuốn tiểu thuyết hay phát minh ra ti vi màu v.v…

Tất nhiên, những việc kể trên đúng là sáng tạo. Mỗi bước tiến để chinh phục vũ trụ của loài người đều là kết quả của sự sáng tạo. Thế nhưng sáng tạo không chỉ tồn tại trong một số nghề nghiệp nào đó, nó cũng không phải chỉ có ở một số người có trí thông minh tuyệt vời.

Vậy thì sáng tạo là gì?

Một gia đình có mức thu nhập thấp đặt kế hoạch gửi cậu con trai tới một trường đại học, đó là sự sáng tạo.

Một gia đình biến ngôi nhà xấu nhất phố thành một ngôi nhà đẹp, đó cũng là sáng tạo.

Một ông bộ trưởng biết sắp xếp thời gian biểu để tối chủ nhật có thể đi được hai nơi, đó cũng là sáng tạo.

Tìm cách làm đơn giản hóa việc quản lý sổ sách, làm cho một khách hàng khó tính chịu mua hàng, làm cho nhân viên thực sự thấy thích công việc của mình hay tránh một cuộc cãi lộn có thể xảy ra, tất cả đều là những thí dụ về sáng tạo có ý nghĩa thực tiễn xảy ra hàng ngày.

Sáng tạo đơn giản chỉ là việc tìm ra một cách mới để làm việc hay làm cho công việc đó trôi chảy hơn. Phần thưởng cho mọi sự thành công – thành công ở nhà, ở công sở hay ngoài xã hội – là mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Bây giờ, chúng ta hãy tìm cách đẩy mạnh và củng cố năng lực sáng tạo của mỗi người.

Bước 1. Hãy tin rằng việc này có thể thực hiện được. Đây là vấn đề cốt lõi để làm được bất kỳ việc gì, trước hết chúng ta phải tin tưởng việc đó sẽ thành công, chính sự tin tưởng đặt cơ sở cho bộ não tìm cách thực hiện điều mong muốn.

Để minh họa cho sự sáng tạo, trong các khóa học, tôi thường sử dụng thí dụ sau: Tôi hỏi một nhóm người “Có bao nhiêu người trong số các bạn tin rằng trong ba mươi năm nữa, chúng ta nên bỏ hết các nhà tù?”

Đầu tiên, tất cả mọi người đều tỏ ra khó hiểu, họ không chắc mình đã nghe đúng và nghĩ rằng tôi định bẫy họ. Vì thế, ngừng một lát rồi tôi hỏi lại: – Có bao nhiêu người trong số các bạn tin rằng trong ba mươi năm nữa, chúng ta nên bỏ hết các nhà tù?

Khi đã chắc tôi không đùa, một người ngập ngừng nói: – Ông muốn nói rằng người ta sẽ thả hết bọn giết người và trôm cắp ra ư? Ông không hiểu mình đang nói gì à? Lúc đó sẽ không có ai được sống ổn đâu, không, chúng ta rất cần có nhà tù.

– Sẽ chẳng còn luật lệ gì nữa nếu không có nhà tù.

– Có những người mang bản năng của kẻ tội phạm ngay từ khi mới sinh ra.

– Không, chúng ta sẽ còn cần nhiều nhà tù hơn nữa.

– Sáng nay tôi đọc báo thấy vừa có một vụ giết người.

Và họ cứ thế tiếp tục kể ra hàng loạt lý do để duy trì nhà tù. Thậm chí có người còn cho rằng nhà tù tạo công ăn việc làm cho cảnh sát và cai ngục.

Tôi để cho họ nói khoảng 10 phút rồi tiếp tục: – Mỗi người đều đã nêu lên lý do vì sao chúng ta không thể bỏ hệ thống nhà tù. Bây giờ các anh giúp tôi một việc có được không? Các anh hãy cố gắng suy nghĩ thêm chút nữa với sự tin tưởng rằng chúng ta sẽ không cần đến nhà tù nữa?

Họ đều nói rằng họ không thể nghĩ tới điều đó được. Tôi nhắc lại:

Nhưng các anh chỉ cần tưởng tượng ra điều đó thôi, giả sử chúng ta muốn bỏ hết các nhà tù thì đầu tiên, chúng ta phải làm gì?

Mọi người đều im lặng, cuối cùng một người ngập ngừng: – Phải, người ta có thể giảm bớt số tội phạm nếu thành lập nhiều câu lạc bộ thanh niên hơn.

Một lúc sau, cả nhóm người mà vừa mới đây họ còn kịch liệt phản đối, bây giờ lại bắt đầu tìm ra giải pháp mới một cách nhiệt tình.

– Phải làm sao để giảm bớt nghèo đói. Phần lớn tội phạm bắt đầu vì họ có thu nhập thấp.

– Phải tích cực nghiên cứu để ngăn chặn tội ác trước khi nó được thực hiện.

– Phải có những biện pháp về y tế để cứu chữa cho một số phạm nhân.

– Phải tích cực giáo dục việc tuân thủ pháp luật.

Đó chỉ là một số trong 78 ý kiến cụ thể mà tôi đã thu thập được.

KHI BẠN CÓ NIỀM TIN THÌ BỘ NÃO SẼ TÌM RA CÁCH GIẢI QUYẾT

Thí nghiệm trên cho ta thấy một điều: khi bạn tin rằng một việc gì đó là không thể thực hiện được thì bộ não bạn sẽ hoạt động và tìm ra lý do vì sao nó không thực hiện được. Còn khi bạn tin tưởng tuyệt đối rằng một việc có thể thực hiện được thì bộ não cũng sẽ hoạt động và nó giúp bạn tìm cách thực hiện điều đó.

Tin tưởng một việc có thể thực hiện được sẽ dọn đường cho những giải pháp sáng tạo, ngược lại nếu tin rằng không thể làm được là lối suy nghĩ phá hoại. Điều này đúng với mọi tình huống từ nhỏ đến lớn. Nếu các nhà lãnh đạo chính trị không tin rằng có thể duy trì một nền hòa bình lâu dài thì nhất định họ sẽ gặp thất bại vì bộ não họ không mở cửa để đón những suy nghĩ sáng tạo nhằm gìn giữ hòa bình. Nếu các nhà kinh tế tin rằng không nước nào có thể tránh khỏi suy thoái trong kinh doanh thì họ sẽ không tìm ra cách chống chu kỳ suy thoái trong kinh doanh.

Theo cách tương tự, bạn có thể tìm cách nào đó để quý một người nếu tin rằng bạn có thể quý người đó.

Bạn có thể tìm ra giải pháp cho những vấn đề riêng tư nếu tin rằng bạn có thể.

Niềm tin sinh ra năng lượng sáng tạo. Ngược lại sự nghi ngờ lại xóa bỏ nguồn năng lượng ấy.

Hãy tin tưởng, và bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ.

Bộ não bạn sẽ sáng tạo nếu bạn muốn nó sáng tạo. Cách đây khoảng hơn hai năm, một thanh niên nhờ tôi giúp anh ta tìm ra một việc làm có tương lai hơn. Anh đang làm nhân viên trong phòng tiếp nhận của công ty bưu chính và thấy mình không thể thăng tiến thêm được nữa. Chúng tôi nói chuyện về những việc anh đã làm trước đó và công việc mà anh muốn làm. Sau khi đã biết đôi điều về anh ta, tôi nói:

– Tôi rất phục vì anh muốn lên cao hơn nữa với một công việc tốt hơn và đòi hỏi nhiều trách nhiệm hơn. Nhưng bây giờ, để làm được công việc anh muốn phải có bằng trung cấp. Tôi biết anh đã học qua ba học kỳ rồi. Vậy thì tôi khuyên anh nên đi học tiếp, chỉ cần hai năm nữa là anh sẽ học xong khi đó tôi tin chắc anh đã có được công việc ở công ty mà anh thích.

Anh ta trả lời: – Tôi biết là có được bằng trung cấp thì rất tốt nhưng hiện giờ tôi không thể đi học tiếp được nữa!

– Vì sao lại không? – Tôi hỏi.

– Vì tôi đã 24 tuổi rồi. Hơn nữa, trong vài tháng tới, chúng tôi sẽ có đứa con thứ hai. Với đồng lương hiện tại của tôi, chúng tôi sống rất chật vật. Tôi không có thời gian để học vì nếu đi học thì tôi sẽ mất việc. Vì thế tôi không thể đi học được.

Anh ta hoàn toàn tin rằng mình không thể học hết trung cấp.

Tôi nói với anh ta: – Nếu anh tin rằng anh không thể đi học tiếp được thì anh sẽ không thể tiếp tục được. Nhưng nếu anh tin mình có thể tiếp tục học thì biết đâu anh lại tìm ra một giải pháp. Tôi muốn anh làm thế này: Hãy nghĩ rằng anh sẽ tiếp tục đi học. Khi đó hãy nghĩ cách để làm sao vừa đi học mà anh vẫn có thể nuôi được gia đình. Sau vài tuần nữa, anh hãy quay lại đây và kể cho tôi biết anh đã có sáng kiến gì rồi!

Sau hai tuần, anh ta quay lại và nói:

– Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những gì ông nói. Tôi quyết định mình phải đi học tiếp. Tôi chưa tính hết mọi chuyện nhưng ít ra thì cũng đã có một giải pháp.

Anh đã xin được một suất học bổng của một tổ chức thương mại. Thế là có thể yên tâm về tiền học phí, tiền sách vở và những chi phí khác cho học tập. Anh sắp xếp lại lịch làm việc để có thời gian đi học. Niềm tin và sự hứa hẹn về một cuộc sống khá giả hơn đã giúp anh thành công.

Tháng trước anh nhận được bằng và ngay ngày hôm sau đã trở thành trưởng phòng tập sự của một công ty lớn.

Ở đâu có ý chí thì ở đó có giải pháp tốt.

Tin rằng điều đó sẽ thực hiện được. Đó là cốt lõi của sáng tạo. Hai lời khuyên dưới đây sẽ làm cho niềm tin trở thành năng lực sáng tạo.

  1. Hãy loại từ “không thể” ra khỏi suy nghĩ cũng như lời nói của bạn, “không thể” gây ra phản ứng dây chuyền làm bạn nghĩ là mình đúng.
  2. Hãy nghĩ về một việc gì đó đặc biệt mà trước đó bạn đã muốn làm nhưng lại cho rằng mình không thể làm được. Bạn hãy viết ra những lý do tại sao mình có thể làm được việc đó. Nhiều người trong chúng ta không đạt được điều mình mơ ước chỉ vì quá chú ý vào lý do vì sao mình không làm được trong khi điều quan trọng duy nhất là phải tin mình sẽ làm được.

Gần đây, tôi có đọc một bài báo nói rằng trong mỗi bang có quá nhiều hạt. Phần lớn biên giới giữa các hạt được lập ra từ nhiều năm trước khi có xe gắn máy; khi đó ngựa là phương tiện duy nhất. Ngày nay, với nhiều xe gắn máy tốc độ cao và hệ thống đường sá tốt, nên sát nhập các hạt lại với nhau, việc này sẽ làm giảm các chi phí về tài chính nhiều lần và nhân dân sẽ được phục vụ tốt hơn với số tiền ít hơn.

Tác giả của bài báo này cho rằng đây là vấn đề rất khó thực hiện vì vậy ông đã phỏng vấn 30 người bất chợt gặp để xem họ phản ứng ra sao. Kết quả là không một ai cho rằng đây là ý kiến hay mặc dù nó thuận lợi hơn và rẻ hơn.

Đó là một thí dụ về lối suy nghĩ cổ. Bộ não của người có suy nghĩ cổ đã bị hạn chế. Lý do của tác giả là: “Người ta đã làm thế này hàng trăm năm nay. Thế thì đây phải là điều tốt và phải giữ nguyên như vậy”.

Người “tầm thường” luôn phản bác lại sự tiến bộ, nhiều người phản đối xe gắn máy với lý lẽ: mặt đất chỉ dành cho người đi bộ hay cưỡi ngựa; còn máy bay lại là một tai họa đối với nhiều người: con người không có “quyền” xâm phạm không gian của chim chóc, vẫn còn người bảo thủ cho rằng con người chẳng có việc gì phải làm trong vũ trụ.

Mới đây, một chuyên gia hàng đầu về tên lửa đã đáp lại lối suy nghĩ này: Nơi nào con người muốn tới, nơi đó thuộc về con người.

Khoảng năm 1900, một chuyên gia bán hàng đã “phát minh” ra một nguyên tắc mang tính “khoa học” trong việc quản lý mại vụ. Nguyên tắc này được nhiều người ủng hộ và thậm chí còn được ghi trong một cuốn sách giáo khoa. Nguyên tắc đó là: Có một cách tốt nhất để bán mỗi loại sản phẩm. Hãy tìm ra cách tốt nhất và đừng bao giờ đi chệch hướng.

Thật may cho công ty của anh ta, một ban lãnh đạo mới được đề bạt kịp thời và cứu công ty khỏi những rối loạn tài chính.

Hãy thử so sánh điều này với ý kiến của triết gia Crawford H. Greenewalt chủ tịch của một trong những công ty kinh doanh thành công nhất nước Mỹ, công ty Dupont de Nemours. Trong một bài phát biểu ở trường Đại học Columbia, ông Greenewalt nói:

– Có nhiều cách để thực hiện mỗi công việc, với mỗi người thực thi lại có một cách khác.

Thực ra, không phải chỉ có một cách để thực hiện mỗi công việc cũng như không phải chỉ có một cách tốt nhất để trang trí một căn hộ, để trồng cây trong một mảnh đất, để bán một mặt hàng, để nuôi một đứa trẻ hay để nấu một món ăn. Có bao nhiêu bộ óc sáng tạo thì có bấy nhiêu cách thực hiện.

Không thể trồng được gì trong nước đá. Nếu chúng ta để các thói quen cổ hủ làm đông cứng bộ não thì nó không thể sáng tạo được gì. Bạn hãy làm ngay trắc nghiệm dưới đây và cho một người nào đó xem một trong các ý kiến ấy rồi xem phản ứng của họ.

  1. Hệ thống bưu điện vẫn do nhà nước độc quyền quản lý phải được tư hữu hóa.
  2. Việc bầu tổng thống phải được tiến hành sau hai năm một lần thay vì bốn năm.
  3. Giờ mở cửa hàng ngày của các cửa hàng phải là từ 13h chiều đến 20h tối thay vì từ 9h sáng đến 5h30 chiều.
  4. Tuổi nghỉ hưu phải được tăng lên đến 70.

Tùy vào các quan điểm khác nhau mà người ta thấy các ý kiến trên có thực dụng và tốt hay không. Điều quan trọng là ở chỗ mỗi người sẽ phản ứng ra sao trước những tình huống như vậy. Nếu anh ta cười phá lên và không buồn nghĩ tới nó nữa (chắc chắn sẽ có tới 85% số người được hỏi cười phá lên) thì anh ta là người có suy nghĩ cổ hủ. Còn 15% số người nói: – Ý kiến này hay đấy, anh giải thích xem nào là những người có đầu óc sáng tạo.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button