Kỹ năng mềm

Trí tuệ nổi trội

TRI TUE NOI TROI1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Karen Nesbitt Shanor

Download sách Trí tuệ nổi trội ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Cuốn trí tuệ nổi trội(The emerging mind) là một tài liệu tham khảo mang đến cho chúng ta nhiều phát hiện thú vị về bản thân mình với những hiểu biết sâu sắc về trí tuệ và ý thức. Cuốn sách gồm bảy chương trình bày những nghiên cứu cơ bản về trí não và ý thức, nghiên cứu về giấc ngủ và sự nhận thức, về vật lý lượng tử, về y học thể xác- tinh thần, về thuật thôi miên, về thực tế kinh nghiệm nhận thức… Chúng ta sẽ thấy những mối liên hệ thống nhất và chặt chẽ trong tổng thể trí tuệ, thể xác và tinh thần của con người.

Chương 1 “Trí não và Ý thức”. Chương này do tiến sĩ Karen Shanor trình bày. Tác giả giới thiệu sơ lược những nghiên cứu, những hiểu biết mới nhất về Trí não và Ý thức của con người: quan niệm về trí não, các mô hình lịch sử về trí tuệ, các bài học về giải phẫu não bộ ở thế kỷ XVIII, trí thông minh nhân tạo, các tiến bộ trong lĩnh vực phân tử chứng minh bản chất lượng tử, tổng thể của não bộ v.v… Theo những nghiên cứu mới nhất thì nếu con người tiếp tục vận dụng và tối đa trí não thì có thể làm tăng nơron của mình. Và càng đi sâu tìm hiểu về trí não, phần vật chất của trí tuệ thì càng có khả năng hoạt động, tăng khả năng tiếp nhận, truyền và xử lý thông tin giữa cơ thể chúng ta với thế giới bên ngoài. Khi bàn về Ý thức, nhiều nền văn hóa truyền thống phương Đông coi Ý thức như là nguồn trí tuệ và tài năng, còn ở phương Tây, các nhà khoa học coi ý thức như là sự nhận thức với hai tác giả tiêu biểu là Wiliam James và Freud. Theo tác giả “mỗi chúng ta có rất nhiều mức độ nhận thức chúng khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Đôi khi ranh giới giữa các mức độ này là không rõ ràng, thông tin và sự nhận thức, có thể bị chia thành một số khu vực hoặc không. Qua nhiều năm, những khu vực này được gọi với nhiều tên khác nhau như bản ngã, các trạng thái, kẻ quan sát giấu mặt, các hệ thống cơ cấu nhận thức và đa nhân cách.

Chương 2 “Các trạng thái nhận thức từ lúc sinh ra đến khi chết đi”. Chương này do bác sĩ y khoa Frank Putnam và tiến sĩ Karen Shanor trình bày. Các tác giả đưa ra nhận định chung về trạng thái nhận thức, hay chính xác hơn là “trạng thái nhận thức thay thế” hay “trạng thái nhận thức luân phiên”, với các khái niệm liên quan như “trạng thái bệnh lý”, “trạng thái phân tách”, “trạng thái đắm chìm trong suy nghĩa”, “trạng thái thôi miên”, “trạng thái nghỉ ngơi”. Ngoài ra còn một tập hợp các trạng thái được tạo ra do sử dụng thuốc. Để phân tích làm rõ các trạng thái nhận thức, tác giả đưa ra những quan sát về sự phát triển của một đứa trẻ bình thường và một nhóm những bệnh nhân tầm thần hay còn gọi là những người bị rối loạn đa nhân cách. Từ đó thấy rõ hơn nguyên tắc liên kết hành vi của cả hai nhóm, nhấn mạnh những đặc tính của trạng thái nhận thức.

Chương 3 “Giấc ngủ và sự nhận thức”. Chương này do tiến sĩ Jayne Gackenback viết. Bà đã xuất bản hơn 70 ấn phẩm chuyên ngành và là tác giả của 14 chương sách về các giấc mơ và các trạng thái nhận thức cao hơn. Trong chương này tác giả nêu một cuộc thảo luận chung về đặc điểm của giấc ngủ và giấc mơ, sau đó chuyển sang quá trình nhận thức trong giấc ngủ và các hình thức khác mà sự nhận thức trong giấc ngủ có thể có.

Chương 4 “Vật lý lượng tử và ý thức”, do tiến sĩ y khoa Deepak Chopra trình bày. Trong chương này tác giả giới thiệu rất nhiều các cuộc nghiên cứu của nhiều nhà thần kinh học, nhà giải phẫu thần kinh, não bộ để làm rõ vai trò của dòng lượng tử và mối quan hệ với ý thức. Theo đó, người ta nhấn mạnh “Cơ thể con người giống như một dòng sông đang chảy, có năng lượng, thông tin và cả sự thông minh”.

Chương 5 “ Y học thể xác- tinh thần”, do tiến sĩ John Spencer và tiến sĩ Karen Shanor trình bày. Trong chương này, Ông đã dựa trên kết quả các cuộc nghiên cứu để chỉ ra vai trò của ý thức trong mối liên hệ giữa thể xác và tinh thần (trí não) phục vụ việc điều trị bệnh cho các bệnh nhân. Tác giả cũng chỉ ra rằng trẻ em là đối tượng đặc biệt thích hợp để áp dựng phương pháp thể xác- tinh thần bởi vì chúng có trí não linh hoạt và trí tưởng tượng phong phú.

Chương 6 “Sức mạnh của thôi miên”, do tiến sĩ Karen Shanor trình bày. Ông giới thiệu sơ lược về lịch sử của thuật thôi miên, mô tả thuật thôi miên là gì và cách sử dụng nó. Ông giải thích cách thức các trạng thái bị thôi miên thường là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày cũng như cách thức người ta sử dụng phương pháp tự thôi miên để cải thiện cuộc sống.

Chương 7 “Thực tế kinh nghiệm nhận thức”, do tiến sĩ y khoa Karl H. Pribram và Shelli Meade trình bày. Trong chương này tác giả đưa ra các phương pháp khoa học được thực hiện để hiểu hơn về các khả năng trí tuệ của con người.Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa quá trình của não được nhận biết bằng kinh nghiệm với bản thân kinh nghiệm và lý giải rằng liệu ý thức có được hiểu theo nghĩa xử lý thông tin hay không và có phải là những gì mà chúng ta trải nghiệm qua một ảo tưởng hay một sự thật.

Cuốn “Trí tuệ nổi trội” giúp người đọc khám phá các thành phần và các lớp hấp dẫn của trí tuệ con người; tiếp xúc với các nghiên cứu về bản chất lượng tử của trí tuệ và chỉ ra cách áp dụng một số nghiên cứu mới nhất để cải thiện cuộc sống của chúng ta. Đó thực sự là những thông tin hữu ích cho người đọc nói chung và đặc biệt cho các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và lý giải sâu sắc hơn mọi biểu hiện thuộc về ý thức, nhận thức, trí tuệ con người

ĐỌC THỬ

“Có lẽ chẳng có giới hạn nào cho trí tuệ loài người ngoài các giới hạn do tự chúng ta nghĩ ra”

— WILLIS HARMAN

CƯỠI TRÊN ÁNH SÁNG

Người ta nói rằng trong khi phát triển thuyết tương đối, Albert Einstein đã tưởng tượng mình đang cưỡi trên ánh sáng. Phải chăng đây chỉ là một giai thoại lạ lùng về quá trình sáng tạo hay thực sự trí tuệ có khả năng kỳ diệu như vậy? Các nhà nghiên cứu tại nhiều trường đại học danh tiếng đã đưa ra bằng chứng khoa học cho thấy trí tuệ thậm chí còn làm được nhiều hơn thế. Thí dụ như các nghiên cứu tại trường Đại học Stanford đã chỉ ra rằng thông qua suy nghĩ, chúng ta có thể gây ảnh hưởng tới huyết áp và nhịp tim của một người ở cách xa chúng ta.1 Còn các nhà khoa học tại trường Đại học Princeton đã chứng minh được quá trình trao đổi thông tin giữa hai người ở cách xa nhau hàng nghìn dặm.

Hơn nữa, tốc độ ánh sáng không bắt kịp tốc độ siêu sáng của các hạt và sóng tiểu nguyên tử, các thực thể nhỏ hơn nguyên tử, là chất liệu cho trí thông minh và kiến thức mênh mông. Do đó, suy nghĩ của chúng ta có thể thách thức được giới hạn về không gian và thời gian. Những gì chúng ta suy nghĩ là rất quan trọng. Thực tế, nhiều nhà khoa học đã tin rằng suy nghĩ của chúng ta có ý nghĩa. Mà tại sao lại không nhỉ?

Khi chúng ta vận động vượt qua những giới hạn vật chất, một suy nghĩ – bao gồm các tần số năng lượng và sóng não, sẽ được giải thích sau này – có thể ảnh hưởng hay thậm chí là tạo ra các hạt siêu nguyên tử. Một ngày nào đó, câu châm ngôn: “Hãy cẩn thận với những gì bạn muốn, bạn có thể đã vừa giành được nó” có thể được mở rộng thành lời cảnh báo: “Hãy cẩn thận với những gì bạn nghĩ, điều đó có thể vừa xảy ra”. Ngay từ phát hiện đầu tiên, cuốn Trí tuệ nổi trội đã cố gắng để:

  • khám phá các thành phần và “các lớp” hấp dẫn của trí tuệ con người
  • nghiên cứu bản chất lượng tử của trí tuệ
  • chỉ ra cách áp dụng một số các nghiên cứu mới nhất để cải thiện cuộc sống của chúng ta.

Thập niên 90 của thế kỷ XX được coi là thập niên của trí tuệ. Những phát hiện trong các lĩnh vực khác nhau cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã dẫn đến sự tiến bộ không ngừng trong quá trình tìm hiểu trí tuệ chúng ta (bạn sẽ thấy đó không chỉ đơn giản là hoạt động suy nghĩ). Những nghiên cứu mới nhất về vật lý, toán học, sinh học, hóa học và tâm lý học cho chúng ta thấy thực chất trí não chỉ là một phần nhỏ của trí tuệ, là nơi trung chuyển và tiếp nhận về mặt vật chất, nếu bạn cần thì bộ não sẽ là những gì mang tính toàn diện và sâu rộng hơn nhiều.
Vài năm trước đây, tôi đã từng xây dựng một loạt bài diễn thuyết cho Viện Smithsonian với chủ đề “Trí não và Ý thức: Sự tiền duyệt cho thế kỷ XXI”. Sự thành công vang dội và tính đại chúng của loạt bài thuyết trình đã tạo cảm hứng cho tôi viết nên cuốn sách này. Các chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về nhiều lĩnh vực trí tuệ khác nhau đã chia sẻ những hiểu biết của họ với các độc giả ngoại đạo – hàng trăm người đã tò mò và phấn khởi trước những thông tin có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Có một chuyện kỳ lạ đã xảy ra trong suốt tám tuần lễ trình bày loạt bài diễn thuyết này đó là tất cả chúng tôi, người diễn thuyết cũng như người tham dự, đều là những người có giáo dục, say mê, thích thú và đôi lúc ngạc nhiên với những bài diễn thuyết và suy nghĩ thôi thúc chúng tôi trao đổi thông tin và ý tưởng.

Trước khi trình bày bài thuyết trình đầu tiên trong loạt bài diễn thuyết về “Sự phát triển của Trí não và Ý thức”, tôi đã giới thiệu chương trình theo cách khá đặc biệt. Khi đèn trong thính phòng tối đi, tôi yêu cầu thính giả thư giãn và nhắm mắt lại để nghe một truyện ngắn của Ed Young, người đã được trao tặng huy chương Caldecott. Truyện kể về bảy con chuột mù cùng đi tìm hiểu về một hiện tượng bí ẩn bên hồ. Sáu con chuột đầu tiên bất đồng gay gắt về một Cái gì đó, bởi vì mỗi con khám phá một bộ phận khác nhau của vật đó. Sau đó con chuột thứ bảy bắt đầu đi điều tra tìm hiểu. Cô nàng chạy lên tới một bên của Cái gì đó và chạy xuống ở bên kia, chạy ngang qua phía đầu và chạy từ đầu nọ sang đầu kia. Rồi cô nàng thốt lên: “À, giờ thì mình biết rồi. Cái gì đó vững chãi như một cái cột, mềm như một con rắn, rộng như một vách đá, sắc như một cây thương, có gió thổi như một cái quạt, dai như một sợi dây thừng. Nhưng tóm lại, Cái gì đó là… một con voi!”4.

Bài học rút ra từ câu chuyện này là biết được từng phần có thể tạo ra một câu chuyện hay nhưng chỉ khi hiểu thấu đáo toàn bộ thì mới suy xét đúng. Tất nhiên, chuyện này được mô phỏng từ câu chuyện cổ về các anh mù và con voi. Tôi vừa muốn nhấn mạnh rằng chúng ta sắp được nghe nhiều bài thuyết trình giới thiệu về các bộ phận khác nhau của “con voi” ý thức. Tôi cũng vừa muốn sáng tạo ra một kinh nghiệm và phép ẩn dụ có liên quan mật thiết đến thính giả hơn là chỉ đơn giản đề cập đến một câu chuyện cổ nổi tiếng. Sau đó, một nhà tâm lý học trong số thính giả hỏi tôi rằng có phải tôi đang cố gắng “rèn luyện” mọi người bằng bài tập này. Mặc dù tôi không nghĩ đến việc ám chỉ quá trình rèn luyện thực sự mà ở đó trí tuệ được điều chỉnh theo một cách thức nào đó, nhưng tôi đã rất mong muốn tạo ra suy nghĩ cởi mở tới diễn giả và khuyến khích tính chủ động trong suy nghĩ và xem xét các quan niệm mới.

Tôi cũng có thể giúp thính giả thư giãn đôi chút và nhận thấy rằng trong khi họ đang nghe các bài thuyết trình của các nhà khoa học hàng đầu, họ không nên có cảm giác sợ hãi, bởi vì lĩnh vực trí tuệ và ý thức là chủ đề mà ai trong chúng ta cũng đều là chuyên gia. Bởi lẽ, bản thân chúng ta liên quan rất mật thiết với các lĩnh vực đó. Và lẽ dĩ nhiên đây cũng chính là mục đích của cuốn sách này. Phần lớn sự phát triển mang tính cá nhân không ngừng diễn ra trong chúng ta là trên phương diện tinh thần. Một số người có tầm nhìn xa trông rộng trong giới khoa học tin rằng chúng ta không chỉ đang tìm hiểu nhiều hơn về khả năng trí tuệ của mình, mà còn tin rằng trí tuệ của con người đang phát triển lên cấp độ cao hơn của trí thông minh và sự nhận thức. Sự phức tạp của khoa học không còn đòi hỏi chúng ta phải trải nghiệm thế giới và bản thân chúng ta theo từng phần. Thể xác, trí tuệ và tinh thần có thể được hòa nhập và được hiểu như một tổng thể toàn diện.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁI TỔNG THỂ

Khi là một cô nhóc, đôi lúc tôi đã chạy như bay về nhà để báo cho gia đình tôi những mẩu tin tức thú vị. Khi tôi kể xong câu chuyện, cha tôi thường đặt những câu hỏi mang tính trí tuệ và phê phán. Nếu những câu trả lời của tôi không làm ông hài lòng, ông sẽ nhắc tôi lần sau phải “tìm hiểu toàn bộ câu chuyện”. Sự ý thức về cái tổng thể rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Khi chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ, chúng ta có xu hướng cảm thấy không được thư thái và dễ cáu giận. Sau khi hoàn tất công việc, chúng ta cảm thấy dễ chịu – thậm chí còn thấy như được tiếp thêm năng lượng. Một số nhà lý luận cho rằng, khi chúng ta đạt được mục tiêu mong muốn, thực ra năng lượng tiềm ẩn đã xuất hiện.

Việc sử dụng cả hai bán cầu não cung cấp cho chúng ta thêm nguồn vui để làm việc và cũng làm cho chúng ta cảm thấy khỏe hơn, giống như ta sử dụng cả hai tay để mang một vật nặng thay vì mang bằng một tay.

Từ lâu, con người đã nhìn lên bầu trời bao la với lòng tôn kính và nể sợ. Cái ý thức thắc mắc và tò mò xem chúng ta là ai và vũ trụ xung quanh chúng ta như thế nào đã thôi thúc nhiều nhà khoa học, nhà triết học cùng nghiên cứu và đạt tới những tầm hiểu biết mới. Còn đây lại là việc những đứa trẻ làm một cách tự nhiên, nếu sự phát triển của nó không bị cản trở. Khi chúng ta chấm dứt quá trình học hỏi, tìm hiểu và phát triển thì một cái gì đó bên trong con người chúng ta đã chết. Trong cuốn sách này, chúng tôi hướng tới sự tăng hiểu biết về cái tổng thể. Mỗi sự cộng tác đã giải quyết một phần quan trọng vấn đề khó khăn và những ý tưởng rộng mở sẽ được đưa ra ở mỗi chương.

CỬA SỔ CỦA NHẬN THỨC, TẤM GƯƠNG CỦA TÂM HỒN

Mặc dù từ “trí tuệ” là một danh từ, nhưng đáng lẽ nó nên là một động từ vì nó bao giờ cũng năng động, tìm tòi để phát triển, hiểu biết và bằng cách nào đó chạm được đến phần sâu thẳm và bất diệt. Khoa học hiện đại đã đưa ra nhiều công cụ lý thú để tìm hiểu về trí tuệ vì khuynh hướng phát triển bẩm sinh đã kích thích và thôi thúc chúng ta phát triển – nổi trội lên. Sóng não với các tần số khác nhau, các trường năng lượng thống nhất, các bước đột phá và sự giao tiếp bốn, năm chiều là những ví dụ cho các lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong thế kỷ XXI. Các cách thức tuyến tính trên quy mô lớn khi xem xét và trải nghiệm thế giới của chúng ta sẽ bị xáo trộn, thách thức và được cải tiến mạnh mẽ vì chúng ta hiểu hơn về những điều nhỏ nhặt nhất và ở các mức độ lớn nhất. Chúng ta đã tiếp cận được các thuyết nói về những gì diễn ra ở cấp hạ nguyên tử, trái với những gì đa số chúng ta đã được học trong lĩnh vực khoa học nhiều năm qua. Bạn cũng như tôi có thể được dạy rằng vật chất chia nhỏ thành các phân tử, các phân tử lại chia nhỏ thành các nguyên tử riêng lẻ. Các nguyên tử trung bình có hạt nhân với một proton và neutron, và cách xa trung tâm là các đoạn chu kỳ năng lượng gọi là các electron. Mặc dù vào thời điểm đó người ta chưa thể thấy được những đốm sáng mạnh này ngay cả khi nhìn bằng kính hiển vi tiên tiến nhất, chúng ta vẫn có thể dám chắc rằng electron thực sự tồn tại – bởi vì chúng ta có điện, phải không nào? Và, theo như bài học thời đó, chúng ta có thể đoán được vị trí tương đối của các electron này ở các khoảng cách cố định dựa trên loại nguyên tố chúng ta quan sát.

Khoảng không gian rộng lớn chiếm trên 99% diện tích mỗi nguyên tử hầu như không có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, một số nhà khoa học hiện đại lại tin rằng khoảng không gian đó, khoảng không mà trong thế giới phương Tây chúng ta coi là một mớ vô dụng, lại rất có ý nghĩa. Nó chính là năng lượng, sự hiểu biết và trên thực tế nó có thể là bản chất của ý thức. Quan niệm mới mẻ này không phải là cách tôi đã được dạy để suy nghĩ về mọi vật.

Chúng ta biết rằng năng lượng và vật chất liên tục biến đổi, cái này thành cái kia; và rằng năng lượng có nhiều dạng cũng như tần số. Ngoài ra, vật lý lượng tử (chính xác hơn là “cơ học lượng tử”) cho chúng ta thấy rằng ở cấp hạ nguyên tử, sự thay đổi diễn ra rất đột ngột. Các hạt và các sóng có thể trở nên rất lộn xộn. Khó có thể đoán được chúng sẽ làm gì. Chỉ bằng cách quan sát những thực thể nhỏ bé này chúng ta mới có thể thay đổi – hay thậm chí là tạo ra chúng.

Những người cộng tác trong cuốn sách này đều đã diễn thuyết tại Viện Smithsonian trong một loạt các bài về Trí não và Ý thức. Trong số đó có cả chuyên gia về tâm thần học tại Đại học Stanford là David Spiegel. Sự đóng góp của ông trong chương “Khả năng của thuật thôi miên” xuất phát từ loạt bài thuyết trình đó. Sau khi xem xét quá trình phát triển sự hiểu biết về trí óc, Frank Putnam – một chuyên gia về tâm thần học thuộc Viện Y học Quốc gia và tôi đã phát hiện ra “Các trạng thái của ý thức từ lúc mới sinh đến khi lên cõi niết bàn”. Phát hiện này đã lý giải cách thức đứa trẻ phát triển ý thức về bản thân, lý giải được các nghiên cứu về đa nhân cách có thể cho chúng ta biết về các trạng thái thần kinh bình thường và nghiên cứu sâu hơn các vấn đề khác nhau như: trí nhớ, giới tính, thể thao, các tác động của thuốc lên các trạng thái ý thức của chúng ta và cách thức tivi và máy tính ảnh hưởng đến trí tuệ chúng ta. Chúng tôi chỉ ra cách mọi người trải qua những trạng thái ý thức khác nhau trong một ngày và cách chúng ta có thể tạo ra và sử dụng tốt hơn những trạng thái này để trở nên khỏe mạnh. Tiếp theo, Jayne Gackenbach chuyên gia về giấc mơ và giấc ngủ sẽ giới thiệu với chúng ta các mức độ trạng thái ý thức khác nhau khi ngủ, từ trạng thái ngủ mơ mà đầu óc tỉnh táo, khi mà chúng ta có thể điều khiển giấc mơ của mình, đến các mức độ nhận thức sâu và giấc ngủ say hơn. Deepak Chopra cố gắng giải thích chiều sâu của ý thức khi ông áp dụng cả khoa học hiện đại và thần thoại Vedic cổ xưa (Thần thoại Vedic là bài tập Yoga cho Cơ thể – Trí tuệ – Tâm hồn do Mony Singh sáng tạo, thiết kế và viết ra). Và bởi vì phần sâu trong tâm hồn được coi là nguồn chữa bệnh nên một trong những người khởi xướng ra Phòng y học thay thế tại Viện y học Quốc gia, Tiến sỹ John Spencer và tôi đã khám phá ra mối liên hệ giữa trí tuệ và cơ thể – ý thức và y học. Thuật thôi miên, một cách tiếp cận các cấp độ sâu của ý thức, được nghiên cứu ở chương sau. Tiếp sau đó, nhà khoa học nổi tiếng Karl Pribram kết hợp những phát hiện mới nhất về khoa học thần kinh với sự khát khao mang ý nghĩa con người trong chương “Thực tế kinh nghiệm nhận thức”. Sau cùng, chúng tôi kết luận bằng một sự tổng hợp mới hướng tới sự hiểu biết và sử dụng trí tuệ trong bình minh của thế kỷ XXI.

Thông qua cuốn sách này, chúng tôi phát hiện ra được năng lực của ý thức sâu kín và cách thức khai thác nguồn năng lượng khổng lồ, tình yêu thương và sự thông thái. Ý thức sâu kín được mọi người biết đến là phần trí tuệ sâu nhất.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button