Kỹ năng mềm

Tính cách quyết định thành bại Tập 2

tinh cach quyet dinh thanh bai tap 21. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Tính cách quyết định thành bại Tập 2 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook               

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Ekaterina II là người nước Phổ, mẹ có quan hệ rất thân thiết với hoàng tộc nước Nga. Lúc đó, Nữ hoàng Nga-Elizabet I (1533-1603) đã chính thức chọn người kế vị-con trai Peter-đang chọn lựa vị hôn thê. Vì lý do này, mà Ekaterina II mới 15 tuổi đã bị tiến cung. Không lâu sau, bà và mẹ bà hướng thẳng cung đình nước Nga mà tiến, khi đó, Ekaterina II rất có đầu óc, hiểu được quan hệ giữa tình yêu và tương lai, quyền lực của hoàng hậu mãi mãi lớn hơn tình yêu. Ekaterina quyết định xoá bỏ tơ tình, đến thẳng Cung đình Nga, trong lòng Ekaterina, địa vị hoàng hậu cao hơn tình yêu.

Ekaterina đã không chịu được sự cám dỗ của quyền lực, đốc hết sức làm vui lòng người đàn ông mình không hề yêu. Mùa thu năm 1745, Ekaterina kết hôn với Peter, chính thức trở thành “phu nhân nước Nga”.

Cung đình nước Nga phong kiến bấy giờ đầy rẫy sự tranh đấu, loại trừ lẫn nhau, âm mưu, bỡn cợt, cũng đã có nhiều chính biến cung đình và chuyên chế độc tài ở đây, và cũng có lúc tại nơi này tai họa phát sinh, máu chảy như mưa. Sự giải thoát của Ekatarina II biểu hiện ở chỗ thông qua chính biến cung đình mà đăng quang vương vị, và ngồi trên vương vị đó 34 năm. Trong thời gian đó, bà đã trừ tận gốc kẻ thù chính trị, tiến hành hàng loạt cuộc chiến tranh, mở rộng bờ cõi nước Nga, nhưng người ta vẫn cho rằng thời kỳ thống trị của Ekaterina II là thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử nước Nga.

Tính cách của Ekaterina II được thể hiện ở hai điểm chính: Xảo trá và dâm đãng. Nếu bà không phải là người phụ nữ xảo trá, bà không thể đăng quang được vương vị, và còn có thể bị Peter đệ Tam phế truất. Nhưng nhờ tính cách xảo trá, Ekaterina II đã đoán được thời điểm ra tay của Peter đệ Tam III, và kịp thời phế truất Peter đệ tam, bà còn mượn kẻ địch giết chết Ivan VI trong ngục. Ekaterina II là người đàn bà thủ đoạn trong chính trị và dâm loạn trong cuộc sống nổi tiếng các nước châu Âu lúc bấy giờ. Một sử gia đã nói rằng, mọi người có thể đoán chính xác bà đã đánh bao nhiêu trận chiến, chiếm lĩnh bao nhiêu vùng đất, giết bao nhiêu người, nhưng không thể biết được chính xác bà có bao nhiêu người đàn ông. Có thể nói hai nét tính cách dâm đãng và xảo trá của Ekaterina II là “chiến tích” được tạo nên trong cung đình nước Nga phong kiến. Cũng giống như cung đình phong kiến nước Nga dưới thời kỳ thống trị của Elizabeth với những tiệc tùng xa xỉ, hào nhoáng với những cuộc vui thả cửa, Ekaterina đã hoà mình vào các không khí ấy của cung đình nước Nga.

Elizabeth I là người đàn bà rất phóng đãng, chưa đầy 20 tuổi đã ở goá, trời phú cho Elizabeth một sắc đẹp mỹ miều, khả năng tình dục dồi dào, vì thế mà không biết bao đàn ông luôn ân cần, niềm nở với bà. Elizabeth lại không muốn giữ khoảng cách, tình nhân của bà nhiều không đếm xuể. Elizabeth I có hai sở thích là: uống rượu và tình dục. Những hành động xấu này đã làm mất dần đi đạo đức phẩm cách của cung đình. Mọi người không những không trách móc hay ngăn cản hành động phong lưu nam nữ này mà trái lại còn như đồng tình, điều này có ảnh hưởng lớn tới Ekaterina. Elizabeth không hề che giấu đời sống riêng tư dâm đãng của mình, điều này cũng đã cho Ekaterina một bài học sâu sắc. Sau những ngày ở bên người tình, Elizabeth lại giả vờ giữ gìn tôn nghiêm, không để người ngoài biết hoặc không bộc lộ ra ở những nơi công cộng. Ekaterina sống trong môi trường cung đình như vậy cảm thấy rất cô đơn.

Rất nhanh chóng, Ekaterina có người tình thứ nhất, và chẳng bao lâu là có thai. Nhưng khi đó, cả cung đình đều biết Peter còn là một cậu bé cho nên tình yêu vụng trộm của Ekaterina có thể bị bại lộ. Để che mắt thiên hạ, Ekaterina cùng người tình đã làm một “thủ thuật ngoại khao” để lừa Peter, Ekaterina đã cùng chồng kết hôn lâu như vậy nhưng lúc này mới có một đêm tân hôn thực sự. Sau đó Ekaterina phái người mang “chứng cớ trinh tiết” của bà đến nơi ở của nữ hoàng. Nhưng trên thực tế, trước đó Ekaterina đã qua hai lần đẻ non. Cánh cửa tình dục đã bị đè nén nhiều năm cuối cùng đã mở, và tình yêu, tình dục, người tình đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống và “sở thích” của Ekaterina.

Ekaterina không phải là người đàn bà bình thường, sống trong hoàng cung, dưới sự giám sát của Elizabeth I nhưng bà vẫn thoả thích dâm lạc, lấy phẩm hạnh, danh dự, thể xác của bản thân tìm kiếm trò vui, chứng tỏ bà là người giỏi về kế sách, mánh khoé và thủ đoạn. Nhưng cái không bình thường của Ekaterina là ở chỗ, bà không chỉ toàn tâm toàn lực để thoả mãn sự dâm lạc, tình dục của bản thân, mà còn có dã tâm, bà biết rõ rằng, Hoàng đế tương lai thực sự không có khả năng, bà có cơ hội đứng ở vương vị cao nhất. Thế là, Ekaterina đã chủ động nắm lấy mối quan hệ giữa quyền lực, người tình, và tìm cách thoả mãn tình dục cho bản thân, bà muốn biến dã tâm của mình thành hiện thực. Ở Ekaterina, sự xảo trá và dâm đãng đã được kết hợp hoàn hảo.

Mặt xảo trá ở Ekaterina không phải là sự dâm đãng đơn thuần, bà kết hợp cả dâm đãng và dã tâm chính trị của mình, ví dụ, mối quan hệ của bà với sĩ quan cận vệ đã nói lên đầy đủ tính cách này. Bà thích một Ôsla tính tình phóng đãng, nhưng càng thích 4 đội quân cận vệ do anh ta và một vài người anh em nắm giữ, vì hơn ai hết bà biết rõ đoàn quân cận vệ có tác dụng vô cùng quan trọng trong đấu tranh chính trị ở Hoàng cung. Ekaterina muốn dựa vào “giao lưu tình cảm”, để làm nền tảng cho việc cướp đoạt ngôi vị.

Mặt xảo trá của Ekaterina còn được thể hiện trong quan hệ của bà với nữ vương. Đối thủ lớn nhất của Ekaterina trong Hoàng cung là nữ vương, bởi nữ vương cũng không chịu được Ekaterina, đời sống riêng tư thì dâm đãng. Trong cung bà luôn tìm cách tiếp cận nữ vương, đạt được sự tín nhiệm của nữ vương. Những người có mưu đồ gièm pha về quan hệ của nữ vương và Ekaterina, đều bị vào tù. Ekaterina đã dựa vào bản lĩnh được rèn luyện trong cung đình mà tránh được nhiều nguy hiểm và đứng vững. Dã tâm của mình không lay chuyển, Ekaterina đành phải đợi cơ hội đến.

Cuối cùng cơ hội cũng đến, Elizabeth I băng hà, Peter đệ Tam lên kế vị, Ekaterina trở thành vương hậu. Nhưng Peter đệ Tam không chỉ mất khả năng về sinh lý mà ông ta cũng không có năng lực chính trị, cho nên không được các tầng lớp xã hội hài lòng, đầu tiên là quân đội. Ngoài ra, hàng loạt các chính sách ngoại giao, nội chính của ông đều không được lòng người. Ví dụ, ông cố ý trang điểm cho mình trở thành tín đồ trung thành của giáo phái Lộ Đức, mà giáo phái chính thống của Nga là phái Đông chính, điều này không tránh khỏi xung đột đối với phái Đông chính, gây nên những lời oán thán của các tầng lớp xã hội. Đây là những điều kiện có lợi để Ekaterina đoạt quyền…

Mùa hè năm 1762, dưới sự ủng hộ của giáo hội và quân đội, Ekaterina phát động chính biến, lật đổ Peter đệ Tam, tuyên bố mình là nữ hoàng nước Nga- Ekaterina II, Peter đệ Tam với tính cách mềm yếu nhu nhược còn muốn đàm phán nhưng Ekaterina đã hoàn toàn khống chế cục diện, Peter khẩn cầu trước nữ vương mới lên ngôi cho phép ông được ở cùng với người tình của mình, nhưng lời khẩn cẩu bị cự tuyệt. Peter đệ Tam bị giam giữ trong ngục khoảng một tuần, sau đó đột ngột qua đời.

Thời gian này, bản tính tàn bạo của Ekaterina được bộc lộ rất rõ ràng. Sau khi đăng quang vương vị, Ekaterina cũng tự công nhận mình là “lòng gan dạ sắt”. Đối với kẻ thù chính trị, đối với nhân dân trăm họ, Ekaterina chưa bao giờ động lòng thương cảm. Trong mấy tháng ngắn ngủi, bà đã tiêu diệt hết những kẻ thù chính trị và đối thủ của mình (bao gồm cả chồng bà). Người ta nói rằng bà giẫm lên thân thể kẻ thù để giữ vững quyền thống trị ổn định. Trong thời kỳ đầu đương quyền, bà tung tin thực hiện chính sách “tiến bộ”, nhưng cuộc sống của những người nông dân Nga dưới quyền thống trị của Ekaterina vẫn không hề có một chút cải thiện nào. Bà hạ lệnh nông dân phải tuyệt đối tuân theo địa chủ, địa chủ có thể tuỳ ý xử lý nông dân, thậm chí có thể coi nông dân như súc vật có thể mua bán, khi đó một đứa trẻ chỉ có thể bán được vài chục Rúp (đơn vị tiền Liên Xô cũ), giá trị của một con chó săn thuần chủng lên tới mấy trăm, thậm chí hơn nghìn Rúp. Sự đối xử tàn nhẫn và hà khắc của Ekaterina đối với nông dân thì đối lập rõ rệt với sự đối xử của bà với tình nhân. Bà tặng cho người tình một phần đất lớn và cả những người dân sống trong vùng đất đó, anh em nhà Ôsla cũng có được hơn 50 nghìn nông dân. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Anh và Đức lúc bấy giờ, Ekaterina đã tặng cho mười mấy người tình, số lượng nông dân không ít hơn 800 nghìn người, tiền bạc không ít hơn 92320 nghìn Rúp.

Đằng sau cái gọi là “văn minh” và “huy hoàng” là cuộc sống bi thảm, tột cùng của nông dân và nông nô, vì thế cuối cùng cũng nổ ra cuộc “khởi nghĩa Pugacher’s Revolt” (1773-1775) nổi tiếng trong lịch sử nước Nga. Ekaterina tàn bạo quyết không thể dễ dàng bỏ qua người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này. Một vị tướng lĩnh thân cận của vị lãnh tụ khởi nghĩa Pugacher’s Revolt bị bắt sống, Ekaterina đã dùng những thủ đoạn dã man nhất, thậm chí thú tính nhất hành hạ vị tướng lĩnh này, chặt chân tay và đầu ông. Những người tham gia khởi nghĩa người thì bị phanh thây, người bị lột da, hình phạt nhẹ nhất cũng bị cắt mũi, bi thảm nhất là Pugacher’s Revolt bị 5 con ngựa xé xác.

Không chỉ có vậy, Ekaterina còn không ngần ngại bức hại phần tử trí thức. Những nhà tư tưởng tiến bộ đều bị bức hại rất thảm khốc, đồng thời những nông nô, nông dân-tầng lớp thấp nhất của xã hội cũng đang sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Để duy trì các khoản chi khổng lồ cho chiến tranh, quân đội, Ekaterina thực hiện chế độ trưng thu sưu cao thuế nặng đối với nông dân, những khoản nào có thể trưng thu thì trưng thu, thậm chí người dân để râu vào thành cũng phải nộp thuế! Đối với những mạo phạm liều lĩnh, nếu là người hầu bên cạnh nữ vương, cũng bị nghiêm trị không tha. Có một lần, Ekaterina đã trừng phạt vô nhân đạo người tình của một nữ tỳ bên cạnh mình-đánh 101 đòn, đây cũng coi như án tử hình; nếu may mắn họ sống lại, thì sẽ bị cắt mũi, dùng thanh sắt nung đỏ để đánh dấu lên trán, rồi đẩy đến vùng Xibêri xa xôi. Một người sau khi uống rượu, lỡ mồn tự xưng mình là Peter đệ Tam. Câu nói đó đã động đến thần kinh mẫn cảm của Ekaterina, vì vậy mà anh ta bị đánh. Trong thời gian nắm quyền mặc dù thông qua hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, đoạt được nhiều vùng đất rộng lớn, nhưng những năm tháng mà nữ vương dâm đãng, hung ác, giảo hoạt này thống trị vẫn là những năm tháng đen tối và đẫm máu trong lịch sử nước Nga. Thế nhưng vị nữ vương nham hiểm, xảo trá này vẫn còn tâng bốc “chủ nghĩa yêu nước”, “chủ nghĩa nhân đạo”, “yêu thương người thân”… Chính sự hung ác độc địa và thói đàng điếm của Ekaterina đã vén lên bức màn và tất cả những điều giả dối mà bà ta đã tâng bốc ca ngợi.

Ekaterina còn là người thích làm những việc lớn. Về đối ngoại thì bà phát động chiến tranh xâm lược ồ ạt. Dưới sự thống trị của Ekaterina, bản đồ nước Nga đã được mở rộng. Nếu xem xét trên quan niệm bình đẳng nam nữ, thì những hành vi, suy nghĩ của Ekaterina là (hơi) quá đáng, tình nhân nhiều, hung ác, tàn bạo, khiến người người phải sợ hãi. Cho đến tận bây giờ, khi nghe thấy tên bà, người nghe vẫn thấy rùng mình sợ hãi.

ĐỌC THỬ

2- Tàn nhẫn vô đạo, huỷ hoại cả cuộc đời

Hoàn Nhan Lượng – Hải Lăng Vương của nước Kim, vốn là một Hoàng đế tài trí phi thường nhưng lại có tính tham lam tàn đạo, cạn tình, cuối cùng mang hoạ tàn sát cả gia tộc.

Hoàn Nhan Lượng là con thứ của vua Liên – Hoàn Nhan Tông Can, mẹ là vợ lẽ thứ nhất của Tông Can. Hoàn Nhan Lượng từ nhỏ đã thông minh, hiếu học, Kỳ Mẫu Đại Thị là người có học, nên từ nhỏ Hoàn Nhan Lượng đã được mẹ dạy bảo, đã có được sự hiểu biết rất sâu sắc về văn hoá dân tộc Hán. Nhưng vì là con thứ, thường phải chịu sự kỳ thị, phân biệt của chính thất (vợ cả) Đồ Đơn Thị, nên Hoàn Nhan Lượng còn biết chịu nhân nhượng để bản thân được an toàn. Những điều đã trải qua thời niên thiếu ấy, đã tạo nên một Hoàn Nhan Lượng với tính cách: Lòng dạ khó lường, nghi kị, tàn nhẫn, làm việc thận trọng, sớm trưởng thành trước tuổi.

Hoàn Nhan Lượng không chỉ tàn bạo, tham lam, mà còn rất giỏi nguỵ trang, đánh lừa. Với tài xu nịnh, lấy lòng, già dặn vững vàng, Hoàn Nhan Lượng giành được sự tín nhiệm của cha, được Hy Tông phong làm Phụng Quốc thượng tướng quân, sau đó con đường công danh rất rộng mở. Không lâu sau, Tông Can bị bệnh qua đời, Hoàn Nhan Lượng mất đi chỗ dựa, nhưng may thay do từ nhỏ đã nuôi dưỡng tính cách giỏi đoán ý tứ qua sắc mặt và lời nói và biết cách linh hoạt chuyển đổi tình thế, vì thế quan hệ của ông với các vương công đại thần rất tốt đẹp, thậm chí rất được lòng người. Ông dùng bản lĩnh khi còn nhỏ phụng dưỡng, chăm sóc Đồ Đơn Thị, vận dụng trong cung đình rất hiệu quả. Có một lần, Hy Tông cùng Hoàn Nhan Lượng, nói chuyện về lịch sử gian lao. Khi Thái Tổ khai lập nhà Kim, Hoàn Nhan Lượng giả vờ như hết sức cảm động, nghẹn ngào, thái độ đó làm Kim Hy Tông cảm thấy rất ít có ở người khác, từ đó rất tin tưởng Hoàng Nhan Lượng. Do vậy, địa vị của Hoàn Nhan Lượng không ngừng tăng tiến, quyền lực ngày càng lớn, từ Quang Lộc Đại Phu, Trung Kim Lưu Bảo, Thượng Thư Tả thừa, Tả thừa tướng, Hữu thừa tướng, đứng đầu 3 tỉnh kiêm luôn chức Nguyên soái, có thể nói ông là vị đại thần quyền lực mạnh mẽ nhất trong thời kỳ Hy Tông nhà Kim.

Hoàn Nhan Lượng mặc dù nắm quyền lực trong tay, nhưng không thể nắm vững được số phận của bản thân mình. Bởi Kim Hy Tông đa nghi, hồ đồ, tàn nhẫn thích chém giết làm Hoàn Nhan Lượng đôi khi có cảm giác như là ở nơi lạnh lẽo, vực sâu. Có một lần, vào dịp lễ sinh nhật của Hoàn Nhan Lượng, Kim Hy Tông ban cho ông rất nhiều quà, Hoàng hậu nghe nói như vậy, cũng đem tới nhiều quà ban thưởng cho Hoàn Nhan Lượng, đây là điều tưởng như bình thường, nhưng Hy Tông và Hoàng hậu không hoà hợp, vì thế mà vua nổi giận lôi đình, đánh người mang quà tới, và cướp lại quà tặng. Việc này làm Hoàn Nhan Lượng rất sợ hãi, ông ta biết rõ rằng, Hy Tông tính khí thất thường, làm việc không có nguyên tắc, không biết chừng nào ông ta đem mình ra giết cũng nên. Có một lần, Hoàn Nhan Lượng bị kẻ thù vu cáo vì tội xúi giục người khác phỉ báng Hy Tông, Hy Tông không hỏi một câu, đùng đùng giáng chức Hoàn Nhan Lượng và đuổi ra khỏi triều đình. Hoàn Nhan Lượng chỉ còn cách xuất kinh, đi về phía Nam, nhưng chỉ đi đến Làng Lương, Hy Tông đã cho sứ giả đến đưa ông quay về. Nhan Lượng không biết làm thế nào, hết sức sợ hãi, nhưng ngoài việc nghe lệnh trở về cung, ông không có cách nào khác cả. Sau khi đã bình tĩnh thay đổi y, Hy Tông bổ nhiệm ông làm Bình Chương chính sự. Hành động thất thường của Hy Tông làm tăng thêm tính hiềm nghi trong tính cách của Hoàn Nhan Lượng và tăng thêm sự tàn bạo, hung ác, vô tình, khi ông đối xử với kẻ thù.

Cuộc sống quan trường đầy nguy hiểm, được bữa sáng lo bữa tối đã làm Hoàn Nhan Lượng hạ quyết tâm trừ bỏ Hy Tông. Khi đó, Bình Chương chính sự. Bỉnh Đức, Hữu thừa tướng, phò mã Đường Quát Biện, Đại Lý khanh, Điểu Đới… và nhiều vị trọng thần bị ăn đòn, theo nguyện vọng của nhân dân, Hoàn Nhan Lượng tìm họ quay trở lại cùng ông bàn bạc kế sách phế bỏ Hy Tông. Theo như kế hoạch đã định, họ sẽ dùng sách lược khiến Hy Tông giết hết những đại thần tận trung với ông ta, thế là trong cung đình không còn đại thần tận trung thành với Hy Tông nữa. Ngày 9 tháng 12 năm 1149, Hoàng Nhan Lượng qua nội ứng, dẫn quân vào tận phòng ngủ, giết chết Hy Tông.

Trong tính cách tàn bạo của Hoàn Nhan Lượng có kèm theo sự gian trá. Mặc dù đã giết Hy Tông, nhưng ông ta không lấy làm đắc ý ngay, bởi vì ông ta biết rằng Hy Tông vẫn còn thế lực tàn dư. Để tiêu diệt lực lượng đó, Nhan Lượng phong toả chặt tin Hy Tông bị giết, giả truyền thánh chỉ, triệu tập quần thần, muốn cùng đại thần bàn bạc. Quần thần không ai biết sự tình, vội vàng vào triều, lúc đó Hoàn Nhan Lượng đã mai phục vũ trang, ở trong triều đã lập tức bắt sống Tào Quốc vương Tông Mẫn, Hữu thừa tướng Tông Hiền bị giết chết, đồng thời phong cho Bỉnh Đức, Đường Quát Biện làm tả, hữu thừa tướng. Điểu Đới làm Bình Chương chính sự, hạ lệnh đổi thành viên hiệu Thiên Đức.

Hoàng Nhan Lượng lên ngôi chưa lâu, tính cách tàn bạo, cạn tình bị kìm nén lâu nay đã bộc lộ hết ra ngoài. Tai ương đầu tiên tất nhiên là gia tộc Hy Tông. Hoàn Nhan Lượng đã quyết định mượn cớ giết sạch gia tộc Hy Tông. Sau cuộc tàn sát đó, con cháu Tông thất dường như không còn tồn tại.

Thông qua cuộc tàn sát khiến người nghe thấy phải rùng mình này, Hoàn Nhan Lượng cơ bản đã tiêu diệt hết những lực lượng Hoàng tộc có khả năng tranh giành ngôi vị với ông ta, nhận thấy có thể “ngồi vững trên giang sơn” được rồi. Nhưng sau khi diệt trừ kẻ thù chính trị của mình, ông ta vẫn tiếp tục chính sách giết hại, hễ thấy chướng tai gai mắt là ông giết hại luôn. Ông ta nhìn Hoàng tộc Tà Dã không vừa ý, liền sai người thảo một bức thư mưu phản, dựa vào bức thư này, nắm được quân đội, tài sản cả gia tộc Tà Dã và giết hại những đại thần ông ta không tin tưởng. Kết quả ông ta đã giết hại hơn 130 người. Sự tàn nhẫn của Hoàn Nhan Lượng có làm cho mọi người sợ hãi song mặt khác cũng khiến quần thần và gia quyến kinh sợ, dần dần hình thành sự ngăn cách giữa ông ta và mọi người.

Tình cảnh này, cũng giống như lúc Hoàn Nhan Lượng năm đó dưới trướng Kim Hy Tông.

Khao khát phục thù của Hoàn Nhan Lượng càng ngày càng mãnh liệt. Ông ta không chỉ giết sạch Hoàng tộc của Hy Tông, mà thậm chí đối với Nhan Lượng – Tông Cán có 3 người vợ, người vợ cả Đồ Đơn Thị không sinh nở được, người vợ thứ là Lý Thị sinh ra Trịnh vương Hoàn Nhan Xung, người vợ thứ ba Đại Thị sinh ra 3 người con trai, người con trưởng chính là Hoàn Nhan Lượng. Đồ Đơn Thái hậu nhận Hoàn Nhan Lượng làm con nuôi, đương nhiên trong lòng Nhan Lượng không cảm thấy vui vẻ, may là Đồ Đơn Thị thấy Nhan Lượng thông minh, lanh lợi, khiến mọi người đều yêu mến, vì thế rất yêu quý Nhan Lượng, lại thêm Đồ Đơn Thị là người hiền đức, sống rất hoà thuận với mẹ Nhan Lượng. Vì thế, có thể nói, Hoàn Nhan Lượng không nên đố kỵ mà ghen ghét Đồ Đơn Thái hậu. Thế nhưng, Nhan Lượng lại không thể chịu đựng được, điều này ngày ngày đụng chạm đến lòng tự tôn của ông ta, ông ta kiên quyết báo thù. Sau khi Hoàn Nhan Lượng giết Hy Tông, Đồ Đơn Thị biết chuyện đã sợ hãi nói: “Hoàng đế dù vô đạo, nhưng làm bề tôi cũng không nên như vậy”, đến khi gặp Hoàn Nhan Lượng cũng không chúc mừng ông ta lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Nhan Lượng càng nuôi sự hận thù trong lòng.

Sau khi Hoàn Nhan Lượng lên ngôi Hoàng đế, Đồ Đơn Thị và Đại Thị đều được tôn làm Thái hậu. Một lần, sinh nhật Đồ Đơn Thị, Hoàn Nhan Lượng và mẹ là Đại Thị cùng đến chúc thọ, khi Đại Thị nâng cốc chúc mừng, Đồ Đơn Thị lại nói chuyện với người khác, vẻ như không để ý đến, để Đại Thị phải đợi một lúc. Điều này làm Hoàn Nhan Lượng hết sức tức giận. Ông ta cho gọi ngay người đã nói chuyện cùng Đồ Đơn Thái hậu hôm đó, và đánh cho người này một trận.

Mẹ Hoàn Nhan Lượng – Đại Thị nghe nói chuyện này, cảm thấy hơi quá đáng, đã trách cứ Hoàn Nhan Lượng. Lúc đó, Hoàn Nhan Lượng nói rằng “Ta giờ đây đã là Hoàng đế, ai dám đối xử lạnh nhạt với ta như trước đây được?”

Sau khi Đại Thị qua đời, Hoàn Nhan Lượng đưa Đồ Đơn Thái hậu đến Trung Đô. Bề ngoài Nhan Lượng tỏ ra hết sức hiếu thuận, thường xuyên đến thỉnh an Thái hậu, nhiều lần cùng bá quan văn võ chúc thọ, tận tay hầu hạ, chăm sóc Thái hậu, cùng ngồi chung xe khi khởi hành, khiến mọi người cho rằng ông ta là người con có hiếu, đến cả Đồ Đơn Thái Hậu cũng tuyệt đối tin tưởng. Vì vậy, Đồ Đơn Thị nhiều lần chân thành khuyên Nhan Lượng làm nhiều việc thiện, ít dùng binh đao, đặc biệt không nên chinh phạt nhà Tống. Hoàn Nhan Lượng nghe xong, trước mặt miễn cưỡng chịu đựng, nhưng mỗi lần về cung, đều bừng bừng phẫn nộ.

Sau đó, Hoàn Nhan Lượng nhớ đến người con nuôi của Đồ Đơn Thị – Hoàn Nhan Xung đã có 4 đứa con trai trưởng thành rồi, mà cả 4 người đó đều nắm binh quyền bên ngoài, Đồ Đơn Thị lại kết giao với nhiều đại thần, còn thường xuyên bộc lộ tư tưởng phản đối ông ta. Nếu bọn họ, cùng nhau khởi binh, sợ rằng rất khó đối phó, thế rồi ông ta quyết định giết trừ Đồ Đơn Thái hậu. Đầu tiên, Nhan Lượng mua chuộc nữ tỳ Cao Phúc Lương của Đồ Đơn Thái hậu, bắt nữ tỳ này giám sát nhất cử nhất động của Thái Hậu, lấy được chứng cớ “mưu phản”, rồi phái người tới bức tử Thái hậu, còn hoả thiêu xác Thái hậu thành tro, rồi ném xuống nước. Nữ tỳ bên cạnh thái hậu đều bị giết sạch.

Sự hoang dâm của Hoàn Nhan Lượng cũng khiến cho người người sợ hãi.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button