Kỹ năng mềm

Tính cách quyết định thành bại Tập 1

tinh cach quyet dinh thanh bai tap 11. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Tính cách quyết định thành bại Tập 1 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Số phận con người không do trời định đoạt, thành bại do chính con người làm nên, tính cách quyết định hết thảy, Có rất nhiều người thường oán trách số phận bất công, thường chỉ vì một vài thất bại mà đấm ngực, giậm chân nhưng họ đâu có biết được rằng, những người suốt ngày ngồi than thân trách phận, chắc sẽ khó lòng có được thành công trong cuộc sống.

Tính cách là đặc trưng tâm lý được thể hiện ở thái độ và hành vi của con người trước những sự việc khác nhau, như những tính cách: nguyên tắc, dũng mãnh, hòa nhã, nhu nhược, bộc trực, hào phóng, ngang ngược, kiên nhẫn, hẹp hòi, cô độc… Có điều tính cách không chỉ đơn giản như vậy. Tính cách không chỉ chia thành các tầng thứ khác nhau mà nó còn chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Thí dụ nhà văn và nhà chính trị có sự hào phóng khác nhau, điều này cũng sẽ liên quan đến trình độ tiếp thu giáo dục văn hóa của mọi người, tố dưỡng văn hóa khác nhau sẽ tạo ra những tính cách khác nhau.

Mọi người chúng ta chỉ cần tỉnh táo nhận thức được mối quan hệ giữa tính cách và thành bại, hiểu được tính cách quyết định thành bại, hiểu được điều đó tức là bạn đã thành công được một nửa.

Văn hào nổi tiếng người Anh Charles Dickens từng nói: “Một tính cách lành mạnh sẽ có sức mạnh hơn một trăm loại trí tuệ”. Câu danh ngôn bất hủ này cho chúng ta một chân lý: tính cách như thế nào sẽ có cuộc đời như thế.

Lịch sử văn minh mấy ngàn năm của nhân loại cho chúng ta thấy: Tính cách tích cực có thể cho con người sức khỏe, hạnh phúc và của cải; còn tính cách tiêu cực sẽ lấy đi của con người những thứ có ý nghĩa trong cuộc sống, cho dù con người đã đạt tới đỉnh cao, nó vẫn có thể đẩy chúng ta xuống vực sâu.

Chúng ta thường nói phải làm chủ vận mệnh của mình, nhưng nếu chúng ta trước hết không thể hoàn thiện được tính cách của mình, biến trái tim yếu đuối trở nên mạnh mẽ thì chúng ta làm sao nói đến chuyện làm chủ vận mệnh?

Xin hãy nhớ rằng, vận mệnh không phải là không thể lựa chọn hay làm chủ được. Nếu chúng ta lấy tính cách của mình làm gốc, lấy sự sinh tồn và phát triển làm động lực để đi tìm cuộc sống tích cực và vui vẻ, thì cuộc sống có thể chọn lựa được, có thể làm chủ được vận mệnh của mình. Cho dù trong hoàn cảnh bất lợi, đứng trước tình hình khó khăn, chúng ta vẫn có thể tìm kiếm và sáng tạo ra trạng thái sinh tồn mà mình mong muốn. Tính cách có sức mạnh chiến thắng bất cứ gian nan, trắc trở và áp lực nào.

Cuốn sách này có chữ viết đẹp, ngôn ngữ trong sáng, trôi chảy, giàu triết lý, hàm chứa những tình cảm mãnh liệt. Trong từng mục nhỏ của mỗi trang đều sử dụng những câu chuyện ngắn sinh động giúp người xem giải thích những nghi hoặc trong lòng hoặc sử dụng những kiến thức lý luận mới nhất, trình bày chi tiết và đầy đủ, phân tích một cách sâu sắc các biểu hiện của bản tính con người. Cuốn sách có dàn ý chi tiết, nội dung sâu sắc, giúp người đọc dễ hiểu và lý giải.

Tin rằng, sau khi bạn đã để tâm đọc và lĩnh hội nội dung cuốn sách này, bạn sẽ hiểu ra rằng: không có sự đồng ý của bạn, không ai có thể khiến bạn cảm thấy tự ti và đau khổ. Chúng ta có đầy đủ các tính cách tốt đẹp, chúng ta sẽ thành công trong suốt cuộc đời, vì chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng: tính cách quyết định hết thảy.

Tác giả

LÀM NGƯỜI CÓ TÍNH CÁCH THẲNG THẮN, CƯƠNG TRỰC

Ưu điểm lớn nhất của người có tính thẳng thắn cương trực là một lòng một dạ tin vào chân lý, không bị tác động bởi hoàn cảnh bên ngoài, như đoá sen giữa bùn lầy, như cành mai kiêu ngạo trước sương gió. Người thẳng thắn vô tư, nói thẳng không e ngại, ghét thói đố kị, luôn tạo nên tính cách riêng của mình, họ suy nghĩ độc lập và thích tự do, được mọi người tôn sùng và tin cậy, trở thành chỗ dựa tinh thần cho người khác trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

Mọi người ai cũng khen ngợi tính ngay thẳng, song tính ngay thẳng cũng có nhược điểm của nó: quá thẳng thắn khó tránh khỏi khoe tài. Quá cố chấp lại đề cao cái tôi, quá chân thực thì thiếu lý trí, vì thế người ngay thẳng thường long đong, lận đận, thường rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm, đồng hành cùng với sự đau khổ, thậm chí còn gặp vận đen.

1- Nói thẳng không e ngại, không cho phép tà ác

Trong lịch sử cận đại của Trung Quốc, Hà Hương Ngưng là người phụ nữ nổi tiếng ngang với Tống Khánh Linh. Xét về tổng thể, bà là người yêu nước, tích cực hợp tác với những người cộng sản trong nước.

Cả cuộc đời bà phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng Trung Quốc và cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Hà Hương Ngưng tính tình bộc trực, ngay thẳng; không hề tàn ác, gian giảo xảo quyệt. Trong phe Quốc dân Đảng hỗn loạn, cho dù đối phương có quyền lực lớn thế nào bà cũng nói thẳng bất kể người đó là ai, trong đó có cả Tưởng Giới Thạch.

Một cây mai bên cây thuỷ tiên, gió bắc thổi mạnh cây vẫn đứng vững, sương tuyết dập vùi cây vẫn xanh tốt; chiến thắng cái giá lạnh mùa đông, cành cây càng vững chắc hơn. Cây mai được ví như tấm lòng của Hà Hương Ngưng nó cũng lột tả được tính thẳng thắng của bà. Bà tự ví mình như cây mai, thể hiện phẩm chất đạo đức của một phụ nữ vĩ đại, thẳng thắn, cao thượng và luôn bảo vệ chính nghĩa.

Mặc dù là nhân vật lão thành trong Quốc dân Đảng, nhưng tính bộc trực và tinh thần yêu nước của Hà Hương Ngưng trái ngược hoàn toàn với Tưởng Giới Thạch. Hà Hương Ngưng luôn nghiêm khắc và dám đấu tranh với Tưởng Giới Thạch – kẻ phản bội ước nguyện của Tôn Trung Sơn. Năm 1926, khi Tưởng Giới Thạch gây ra sự kiện “Tàu chiến Trung Sơn” phản bội Đảng Cộng sản, bà đã từng quở trách trước mặt Tưởng: “Thi thể của tiên sinh Tôn và Trọng Khải còn chưa lạnh, Bắc phạt cũng mới bắt đầu, kẻ thù lớn còn ở trước mặt, các ông làm loạn trong hàng ngũ cách mạng, tôi biết nói gì với tiên sinh Tôn? Nói gì với Trọng Khải đây?”.

Người trong Quốc dân Đảng, không ai dám nói như thế với Tưởng Giới Thạch, nhưng bà dám nói, dám mắng chửi, không hề e sợ, tính thẳng thắn của bà ngay cả Tưởng Giới Thạch cũng phải khiếp sợ.

Tháng 11/1927 vào lúc hoa mai mới nở, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh chuẩn bị làm đám cưới ở Thượng Hải. Báo chí lúc đó thổi phồng với hàng loạt tiêu đề bắt mắt Trung – Mỹ hợp tác. Tưởng Giới Thạch xảo quyệt muốn tăng thêm phần long trọng cho buổi hôn lễ, nghĩ rằng Hà Hương Ngưng là người tuổi cao, có địa vị và danh vọng trong Quốc dân Đảng đã mời bà làm chứng cho hôn lễ. Hà Hương Ngưng mượn dịp này khuyên Tưởng Giới Thạch ngừng ngay việc tàn sát chiến sĩ cách mạng, từ bỏ chính sách chống cộng. Tưởng Giới Thạch mượn cớ biện minh, Hà Hương Ngưng cảm thấy bất đồng, giũ áo bỏ về, từ chối làm người chứng hôn cho hắn, làm Tưởng khó xử. Nhiều người trong Quốc dân Đảng nịnh bợ bà cũng không được, huống hồ Tưởng Giới Thạch chủ động mời, Hà Hương Ngưng lại không hề để ý đến, coi thường quyền uy của Tưởng Giới Thạch, điều này đáng trân trọng biết bao! Hà Hương Ngưng tính cương trực, dũng cảm, không sợ bất cứ điều gì. Trong Quốc dân Đảng, bà là người duy nhất và cũng là người đầu tiên nghiêm nghị chất vấn Tưởng Giới Thạch, từ chối làm người chứng hôn, dám công khai làm nhục Tưởng.

Sau “sự biến 18 tháng 9”, Tưởng từ chối kháng Nhật, vẫn duy trì sách lược phản động “muốn chống giặc ắt phải dẹp yên trong nước trước sẵn sàng nhẫn nhục nhường bước cho quân xâm lược, bành trướng thế lực tìm diệt người trong cộng sản Đảng. Hà Hương Ngưng vô cùng phẫn nộ với hành động của Tưởng Giới Thạch. Bà gửi cho Tưởng một chiếc váy kèm theo bài thơ:

“Uổng tự xưng nam nhi, cam thụ ca nô khí,

Bất chiến tống sơn hà, vạn thế đồng tu nhục

Ngô sài phụ nữ môn, nguyện vãng sa trường tử,

Tương ngã cân quốc thường, hoán nhĩ chinh y khứ

Tạm dịch là:

Uổng phí tự xưng mình là nam nhi, cam chịu làm tay sai cho Nhật, ?

Không chiến đấu đã dâng tặng giang sơn, muôn đời nhục nhã

Chị em cùng trang lứa, nguyện chết trên sa trường

Lấy chiếc váy của ta, đổi cho áo quân phục của người.

Hà Hương Ngưng không kìm nén nổi, trút hết giận dữ trong lòng, chỉ e Tưởng Giới Thạch nhìn thấy váy đàn bà và bài thơ lại không thản nhiên như Tư Mã Ý khi nhận được bộ y phục phụ nữ mà Gia Cát Lượng gửi cho. Bà đã làm Tưởng khóc dở, mếu dở. Điều đó thể hiện tính ngay thẳng của bà. Gia Cát Lượng là một thánh nhân hoàn toàn phù hợp với phong thái của một nho gia, Ông trung thành, thẳng thắn với Lưu Bị. Nhưng Hà Hương Ngưng đứng về phía chính nghĩa, bà trung thành với đạo nghĩa làm người.

Hà Hương Ngưng tính tình ngay thẳng, không ác ý, ghét thói xảo quyệt. Bà là người sắc sảo, đối với Tưởng Giới Thạch bà đã tỏ thái độ như vậy, đối với phu nhân của các nhân vật cấp cao trong Quốc dân Đảng bà cũng không hề nể nang.

Vì phản đối Tôn Trung Sơn đưa quân lên phía Bắc, Trần Quýnh Minh đã cất quân đánh Tôn Trung Sơn và bỏ tù Liêu Trọng Khải, vào thời điểm quan trọng tìm cách cứu Liêu Trọng Khải, vợ của Uông Tinh Vệ là Trần Bích Quân lấy dạ kẻ tiểu nhân để đo lòng quân tử, nói bừa là Hà Hương Ngưng mong đợi kế hoạch của Tôn Trung Sơn thất bại, Liêu Trọng Khải có thể được tự do. Hà Hương Ngưng tức giận tát một cái vào mặt Trần Bích Quân, quát: “Tại sao ta lại phải ích kỷ như vậy, ta không đến nỗi phải hy sinh Tôn Trung Sơn để cứu Trọng Khải”.

Chiến tranh kháng Nhật, bước vào thời điểm cam go, Hà Hương Ngưng đã đem toàn bộ số tiền bán các bức tranh mà bà sưu tầm trong nhiều năm dùng vào việc chi tiêu cho kháng chiến. Bà còn động viên phu nhân các quan chức trong Quốc dân Đảng quyên góp tiền cho kháng chiến. Trong một lần quyên góp, người đầu tiên nhận quyên góp là vợ của Tống Tử Văn. Hà Hương Ngưng thấy bà ta miễn cưỡng viết số tiền quyên góp ít ỏi liền chỉ thẳng vào mặt bà ta và nói: “Chống Nhật cứu nước, ai có tiền góp tiền, chị có nhiều tiền nhất, lại quyên góp số tiền thế này, hỏi còn ai muốn góp nhiều hơn chị?” Vợ Tống Tử Văn xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu. Đó chính là tính cách của Hà Hương Ngưng. Mặc dù đối phương là ai, bà cũng không nể nang, chỉ làm theo chân lý chính nghĩa…

Chính vì thế, Hà Hương Ngưng trở thành số ít “người ngoại tộc” trong Quốc dân Đảng, bảo vệ chân lý, vô tư, quang minh chính đại, lại dũng cảm, nói lời ngay thẳng. Trong mắt mọi người bà là người nóng nảy mà lại giàu tình cảm. Hà Hương Ngưng là người có tài năng lớn về hội hoạ, suốt cuộc đời bà thích vẽ tùng, trúc, mai. Vẻ đẹp thanh cao của cây tùng, vẻ kiên cường của cây mai và vẻ khí tiết của cành trúc thể hiện sinh động trên từng trang giấy. Những nét vẽ bộc lộ được phẩm chất đạo đức và tính cách của bà. Bà cũng thích vẽ sư tử, mãnh hổ, ngụ ý lấy “sư tử bừng tỉnh, hổ uy phong dữ dằn” để phác hoạ một cách chân thực khát vọng giải phóng Tổ quốc và dân tộc. Những bức vẽ đó cũng thể hiện khí phách uy phong và tinh thần chiến đấu của bà.

Tính ngay thẳng của Hà Hương Ngưng hoà trộn trong tình mẹ con, bà gắn việc giáo dục con cái với trách nhiệm đối với quốc gia và dân tộc. Bà đặt tên con gái là Mộng Tỉnh, nghĩa là dân tộc Trung Hoa bừng tỉnh sau giấc ngủ dài hàng ngàn năm; con trai Thừa Trí, nghĩa là kế thừa ý chí cách mạng. Các con của bà đều là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham gia đấu tranh bí mật chống lại bọn phản động Quốc dân Đảng. Con trai bà – Liêu Thừa Trí vì hoạt động cách mạng nhiều lần bị bắt giữ. Bà dựa vào uy danh là lão thành trong Quốc dân Đảng, tìm mọi cách cứu con trai. Mặc dù Quốc dân Đảng nhiều lần yêu cầu bà “quản giáo con cái nghiêm khắc hơn”, “không cho phép tham gia hoạt động chính trị”, nhưng Hà Hương Ngưng vẫn làm theo ý mình, ủng hộ việc làm của các con.

Chúng ta có thể thấy vào thời điểm khó khăn đó, Trung Quốc rất cần những người như Hà Hương Ngưng – một người mang khí phách của một đại trượng phu, luôn có trách nhiệm với dân tộc, “lấy áo phụ nữ đổi cho áo quân phục”, cùng nam nhi vượt qua khó khăn của đất nước, đây lẽ nào không phải là lý do để Hà Hương Ngưng là người kiệt xuất sao! Thử hỏi thiên hạ có mấy người phụ nữ tính tình thẳng thắn như Hà Hương Ngưng?

ĐỌC THỬ

2- Kiên trì chân lý, có sao nói vậy

Mã Diễn Sơ là nhân vật nổi tiếng lừng lẫy trong giới học thuật ở Trung Quốc. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, “Thuyết dân số mới của ông” từ chỗ bị phê bình về lý luận học thuật được nâng lên bị phê bình về quan điểm chính trị; Mã Diễn Sơ vẫn không thay đổi, không hề dao động, luôn giữ vững tinh thần tự do của một trí thức, ông được mệnh danh là “Trí thức đầu tiên trong thiên hạ”.

Tính ngay thẳng không a dua, không khiếp sợ quyền uy của Mã Diễn Sơ đã quyết định phong cách sống của ông: “Trong lòng nghĩ thế nào, nói ra thế ấy”. Thời kỳ Quốc dân Đảng, ông căm ghét Tưởng Giới Thạch, lăng mạ Tưởng là “anh hùng gia tộc”, ông lấy thể xác chống lại đạn lửa của Quốc dân Đảng; thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, thật oanh liệt xiết bao. Vào thời kỳ đó đã có nhân dân cả nước làm hậu thuẫn cùng chống Tưởng. Nhưng vào những năm 50, trên dưới đã tách biệt rõ ràng, những người có địa vị thấp, thường thấp cổ bé họng.

Lúc đó, Thủ tướng Chu Ân Lai cũng ngạc nhiên về việc này. Để mâu thuẫn không đến mức quá căng thẳng, Thủ tướng Chu thực lòng muốn hai người đối xử với nhau như những người bạn cũ, gần gũi và hiểu nhau. Nhưng Mã Diễn Sơ vì sự cao quý của học thuật lần đầu tiên đã từ chối ý tốt của Thủ tướng mà ông hằng kính trọng. Thủ tướng Chu cho rằng để Mã Diễn Sơ kiểm điểm bản thân không khó, nhưng bắt chân lý học thuật phải cúi đầu trước cường quyền, ông ta khó có thể chấp nhận được.

Việc Mã Diễn Sơ đoạn tuyệt quan hệ, khiến chúng ta nhớ ngay câu nói nổi tiếng của Arisstotle:”Ta yêu thầy ta, ta càng yêu chân lý”. Về điểm này, Mã Diễn Sơ viết trên cuốn Tạp chí “Kiến thiết mới”: “Nói mấy câu thể hiện sự cám ơn tận đáy lòng đến người yêu quý và bảo vệ tôi.”

Cuối cùng tôi phải cảm ơn và xin lỗi một người bạn tốt khác. Khi tôi gặp nạn ở Trùng Khánh, anh ấy bằng mọi kế cứu tôi. Năm 1949, tôi từ Hồng Kông lên phía Bắc hoạt động chính trị, cũng là lúc nhận được điện anh ấy gọi tôi đi. Tất cả điều này khiến tôi vô cùng xúc động, đến bây giờ tôi vẫn chôn chặt trong lòng. Nhưng lần này đối với vấn đề học thuật, tôi không nghe lời khuyên chân thành tâm huyết của anh ấy. Trong lòng thực sự rất buồn, nhưng tôi nắm chắc lý luận của tôi, không thể không kiên trì. Sự tôn nghiêm của học thuật không thể không được bảo vệ, nên tôi đành từ chối kiểm điểm. Hy vọng người bạn của tôi tha thứ, không coi việc tôi từ chối kiểm điểm giống như hành động phản cách mạng.

Vì cuộc tranh luận gay gắt về học thuật mà Thủ tướng của một nước đích thân làm người hoà giải, điều đó chứng tỏ, phạm vi và mức độ đề cập của vấn đề tranh luận do Mã Diễn Sơ đưa ra rất rộng và sâu.

Mã Diễn Sơ là một học giả tiến bộ. Cương trực trở thành một phần tính cách của ông. Lúc còn trẻ ông từng du học ở Mỹ, am hiểu tiếng Anh, Đức, Pháp, tinh thông Trung – Tây Âu. Nhưng, để nghiên cứu kinh tế chủ nghĩa xã hội của Liên Xô cũ, năm 69 tuổi, ông lấy lại “sức trẻ thời thanh xuân”, chuyên tâm nghiên cứu tiếng Nga trong vòng 3 năm. Vào thời gian rỗi – ông có thể thoải mái đọc sách báo tiếng Nga. Thành tích này cũng thật đáng trân trọng đối với một học giả phong thái tài hoa. Năm 1916 ông giảng dạy tại Trường Đại học Bắc Kinh, là một giáo sư đảm nhiệm chức chủ nhiệm khoa, trưởng ban giáo vụ. Mười năm ông tham gia kháng chiến, sau 25 năm ông bất chấp mình đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, vui vẻ trở lại nghề dạy học, đứng ra làm hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Bắc Kinh. “Đến già ông vẫn nghèo. Ở tuổi già ông càng khoẻ mạnh, làm việc trong nhà trường, trong lòng ông luôn nghĩ đến mọi người, suy nghĩ về lý luận, chú ý thực tế, suy ngẫm về Trung Quốc, chiêm nghiệm thế giới, tìm về lịch sử, nhìn thấu được tương lai.

Sau khi nghiên cứu sâu về kinh tế học, vấn đề dân số Trung Quốc luôn là điểm nóng gây sự chú ý của Mã Diễn Sơ. Người đi theo chủ nghĩa xã hội nghĩ rằng Trung Quốc hoàn toàn không tồn tại vấn đề dân số. Còn người theo chủ nghĩa duy tâm tin tưởng con người có thể chiến thắng tự nhiên, lại xem dân số Trung Quốc trở thành vấn đề khó khăn mang tính toàn cầu. Là một nhà học thuật, lời tiên đoán của Mã Diễn Sơ đã trở thành hiện thực. Nhưng một người Trung Quốc, một người đi đầu về tư tưởng, thì ông lại chìm sâu vào nỗi đau khổ không tài nào thoát ra được.

Lời tiên đoán đã trở thành sự thật, Trung Quốc gặp tai hoạ nặng nề phải trả cái giá quá đắt, cả dân tộc phải nhớ lời khuyên chân thành mang tính lịch sử của Mã Diễn Sơ. Từ đây ông là một nhân vật sáng chói trên vũ đài lịch sử. Ông được xếp vào danh sách những nhân vật thế kỷ, nổi tiếng với lý luận về dân số. Trong xã hội, ông luôn cẩn thận trong tri thức, ông tin tưởng vào quan điểm của mình và có dự định chính xác. Ông cho rằng: thậm chí khi người khác không đồng ý với cách giải quyết của ông, ông cũng không thể thay đổi phương án của mình. Nhiều người giận dữ với ông vì ông quá tự tin, nhưng ông vẫn mặc nhiên và tiếp tục điều tra nghiên cứu; từng bước bổ sung hoàn thiện quan điểm mới. Thế hệ trẻ đời sau vẫn còn nhắc đến ông.

Mã Diễn Sơ tính tình ngay thẳng, không bị khuất phục trước cường quyền, hơn một năm đi điều tra, đào sâu nghiên cứu; tháng 3 năm 1957, ông trực tiếp đưa vấn đề dân số ra nói tại phiên họp Quốc hội ở Trung Nam Hải. Ông nói: “dân số đông là đòn chí mạng đánh vào chúng ta”. “Chúng ta chỉ cần nghiên cứu tình hình gia tăng dân số ở Trung Quốc một chút, sẽ nhận ra vấn đề dân số rất nghiêm trọng.

Theo cuộc tổng điều tra dân số cả nước năm 1953, cho thấy số dân Trung Quốc đã vượt qua 600 triệu người, 4 năm tới ít nhất tăng 50 triệu. Tôi tính đại khái thế này, 50 năm sau lên tới 1600 triệu người, nếu tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm là 3%, 15 năm sau là 930 triệu, 50 năm sau sẽ là 1600 triệu người…”.

Nói đến điểm mấu chốt vấn đề, Mã Diễn Sơ không bỏ mất thời cơ chiếu tướng các đại biểu dự hội nghị: “Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của chúng ta là kinh tế kế hoạch, nếu không đặt vấn đề dân số trong kế hoạch, thì không thể khống chế được số dân; không thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, thì nền kinh tế đó sẽ không phải là nền kinh tế kế hoạch!”.

Những quan điểm tiến bộ này khiến các vị lãnh đạo cấp cao cũng phải suy nghĩ. Nghe nói, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã phát biểu tại hội nghị: có khả năng thực hiện sinh đẻ có kế hoạch không? Chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu và thể nghiệm. Hôm nay đồng chí Mã Diễn Sơ nói rất hay! Ngày trước, ý kiến của đồng chí khi chưa được đưa ra và chuẩn bị đưa ra đã bị mọi người phản đối, không để cho đồng chí nói, hôm nay coi như đồng chí được nói thoải mái những điều cần nói rồi”…

Được vị lãnh đạo tối cao chấp thuận, rõ ràng đây là nguồn động viên ủng hộ lớn đối với lý luận học thuật của Mã Diễn Sơ, nhưng vị học giả này vẫn có thái độ thờ ơ trước cục diện chính trị. Mã Diễn Sơ như mở cờ trong bụng. Cuối tháng 4, ông quyết định công khai diễn thuyết tại Trường Đại học Bắc Kinh. Đây là báo cáo học thuật đầu tiên của ông từ sau ngày giải phóng đất nước, ông không nghĩ mình đang là hiệu trưởng mà tự mình đi dán các tờ áp phích. Sau đó, ông lấy bài diễn thuyết lần trước làm cơ sở, thu nhận ý kiến của mọi người. Trải qua hơn 1 tháng chuyên tâm sửa chữa, cuối cùng ông hoàn thành cuốn luận văn học thuật nhiều tập. Để phân biệt với Thomas Robert và các học giả thuyết dân số khác, ông đặt tên “Thuyết dân số mới” cho cuốn sách của mình.

Tính tình cương trực vô tư, tấm lòng ngay thẳng của Mã Diễn Sơ giúp ông có được sức mạnh vô biên theo đuổi chân lý. Nhìn lại từ trước đến nay, xung quanh chúng ta, có mấy người cương trực như ông? Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, ông đã thọ 101 tuổi, thực sự là một con số lẻ khó đạt được. Là một người quang minh chính đại, ông mới có thể ngâm câu thơ “Sông lớn chảy về phía Đông, mãi mãi không quay trở lại! Chuyện cũ như mây khói, phấn đấu viết lên những trang sách mới!” Bởi vì Mã Diễn Sơ vô tư không sợ hãi, coi khinh cường quyền, phong cách sống độc đáo, Mã Diễn Sơ làm được bước này, cái chết cũng không thể cận kề ông.

Vào những năm tuổi cao, Mã Diễn Sơ gặp nhiều điều không may mắn. Tác giả của cuốn “Thuyết dân số mới” phải rời vị trí hiệu trưởng và diễn đàn chính trị huyên náo, sống ở tạp viện nhỏ trong ngõ ở kinh thành. “Dòng sông phẳng lặng, con thuyền đơn chiếc trôi ra xa”. Tuy xa rời bụi trần của cuộc sống bên ngoài, nhưng không thể ngăn nổi tinh thần làm việc hăng say của ông. Bằng ý chí mãnh liệt, ông trở lại làm việc ở độ tuổi hơn 100, khiến cho mọi người phải kinh ngạc. Điều này ngay cả đối thủ của ông nằm mơ cũng không nghĩ đến, người nhà và bạn bè ông cũng khó có thể tin được. Tiếng tăm của ông một phần nhờ vào việc ông đào sâu nghiên cứu thuyết dân số, một phần quyết định bởi tính ngay thẳng của ông.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button