Kỹ năng mềm

Thuật Quản Trị

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Brian Tracy

Download sách Thuật Quản Trị ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Trong những năm đầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp, phần lớn thế giới chìm trong nghèo đói, và đến nay, tình trạng đó vẫn vậy. 200 năm qua, chúng ta đã trải qua một cuộc cách mạng công nghệ, bắt đầu với sự ra đời của động cơ hơi nước và điện, đến những công nghệ tuyệt vời ngày nay. Nhiều người cho rằng công nghệ kỹ thuật cao đã làm giảm đáng kể tình trạng nghèo đói ở phần lớn các nước phương Tây và mang đến sự giàu có cho nhiều người trong lịch sử nhân loại hơn những gì người ta tưởng. Nhưng thực tế, đó không phải là công nghệ, chính xác hơn đó là Cách mạng Quản trị. Chính các nhà quản trị doanh nghiệp và tổ chức ở mọi cấp độ mới là người tạo ra những bùng nổ tuyệt vời mà hiện vẫn đang tiếp diễn. Công nghệ luôn theo sau sự phát triển quản trị. Trong cuốn sách này, tôi sẽ chia sẻ 21 ý tưởng căn bản giúp bạn có thể trở thành nhà quản trị thành công. Trong suốt những năm qua, tôi đã đọc hàng trăm cuốn sách, sở hữu một bằng kinh doanh, làm chuyên gia tư vấn, đào tạo và cố vấn cho hơn 1.000 tập đoàn lớn. Tôi làm việc với hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn nhà quản trị mỗi năm. Trong đó, có cả những nhà quản trị giỏi và tồi; và tôi nhận thấy 20% số đó làm nên 80% kết quả. Điều đó có nghĩa là 80% các nhà quản trị chỉ mang lại 20% kết quả.

Qua cuốn sách này, tôi muốn trao cho bạn các kỹ thuật và công cụ, phương thức và ý tưởng, để đưa bạn vào nhóm 20% nhà quản trị hàng đầu ấy. Và nếu đã nằm trong nhóm đó (và đang đọc cuốn sách này), bạn sẽ học được cách vươn lên nhóm 5%, rồi nhóm 1%.

Môn khoa học phi chính xác

Quản trị là môn khoa học phi chính xác. Tôi đã khởi sự, xây dựng, quản trị và xoay chuyển hơn 30 doanh nghiệp, và tôi có thể đảm bảo với bạn rằng không có câu trả lời nào cố định hay luôn đúng. Chìa khóa để quản trị thành công là học hỏi và luyện tập, bền bỉ, kiên trì, dù có thể bạn sẽ chẳng biết được chính xác thành công là gì. Khi Vince Lombardi được mời về làm huấn luyện viên cho đội Green Bay Packers, người ta đã hỏi ông rằng, “Ông sẽ thay đổi phương thức hoạt động của đội như thế nào? Ông sẽ đưa thêm các chiêu trò và ý tưởng mới về cách dẫn bóng chứ?” Ông đáp: “Không, đơn giản chúng tôi sẽ chỉ làm tốt những điều cơ bản thôi.” Theo ước tính của cá nhân tôi, 80% thành công của nhà quản trị được quyết định bởi việc thục luyện những điều cơ bản, vốn chiếm khoảng 20% các hoạt động quản trị. Qua cuốn sách này, bạn sẽ được biết đến 20% kỹ năng quản trị tạo nên toàn bộ sự khác biệt. Nếu làm theo những phương thức mà các nhà quản trị thành công khác đã làm và hiệu quả, đôi khi bạn có thể hoàn thành khối lượng công việc quản trị nhiều hơn khối lượng mà trước đây có thể phải mất hàng tuần hoặc hàng tháng chỉ trong vài ngày.

Nhà quản trị là ai?

Nhà quản trị là người đạt được kết quả bằng cách làm việc với và thông qua người khác. Họ là những người làm đúng những việc phù hợp. Thế còn một nhà quản trị xuất sắc thì sao? Nhà quản trị xuất sắc là người đạt được kết quả vượt trội bằng cách không ngừng phát huy tối đa năng lực bản thân đồng thời giải phóng tiềm năng của người khác để họ có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho tổ chức. Sức mạnh của tổ chức phụ thuộc phần lớn vào chất lượng của các nhà quản trị ở mọi cấp độ trong tổ chức đó. Họ là những “cảnh sát văn phòng” của đội quân doanh nghiệp. Những việc họ làm và thành quả đạt được là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy trung bình một người làm việc chưa đến 50% công suất, và đôi khi con số này chỉ là 40% hoặc thậm chí chỉ 30%. Một nhà quản trị giỏi sẽ tạo ra môi trường trong đó một người có thể đạt hiệu quả công việc cao từ 60% đến 90%, thậm chí 100% và tạo ra những đóng góp quan trọng cho tổ chức. Sau đây là 21 ý tưởng then chốt giúp bạn trở thành một nhà quản trị tuyệt vời.

Nghệ thuật đặt ra những câu hỏi phù hợp và trả lời những câu hỏi ấy là xuất phát điểm giúp mọi cá nhân đạt được hiệu quả tuyệt vời. Câu trả lời sẽ giúp bạn kiểm soát mọi thứ. Nhà quản trị xuất sắc phải có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi quan trọng. Trong hoạt động quản trị, một số câu hỏi chủ chốt về hiệu quả gồm:

• Tại sao bạn được coi là nhân viên của tổ chức? Các nhà quản trị tài ba tập trung chủ yếu vào kết quả thay vì quá trình hành động. Việc đó khẳng định vị thế của họ trong tổ chức. Còn bạn, bạn được mời về công ty để làm gì?
• Bạn có đóng góp gì độc đáo? Đâu là việc mà bạn và chỉ có bạn mới có thể đóng góp cho tổ chức? Và nếu làm tốt, việc đó sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn nào?
• Bạn đang cố gắng làm gì và bằng cách nào? Hãy phân tích công việc của bạn và đặt câu hỏi tại sao bạn làm việc này thay vì việc kia. Hầu hết mọi người dành khoảng 80% thời gian cho 80% công việc chỉ mang lại 20% giá trị. Những nhà quản trị hiệu quả cao luôn tập trung vào số ít việc, mà nếu được làm thật tốt, sẽ tạo ra 80% kết quả.
• Bạn giả định những gì? Bạn phải đặt câu hỏi về các giả định và phán đoán của mình. Sẽ thế nào nếu chúng sai? Bạn sẽ làm gì khi đó?
• Có cách nào tốt hơn không? Dù bạn đang làm gì, bằng cách nào đi chăng nữa, thì vẫn có thể có nhiều cách tốt hơn để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hãy luôn tư duy vượt khỏi lối mòn.

Việc không ngừng đặt ra các câu hỏi sẽ khơi sâu hơn nhận thức sâu sắc, mở rộng tầm hiểu biết và mang lại những câu trả lời, ý tưởng và kiến giải giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, đồng thời có những đóng góp giá trị hơn cho tổ chức với thời gian thực hiện ngắn hơn.

ĐỌC THỬ

Chương 01.Đặt ra những câu hỏi chủ chốt về hiệu quả quản trị

Nghệ thuật đặt ra những câu hỏi phù hợp và trả lời những câu hỏi ấy là xuất phát điểm giúp mọi cá nhân đạt được hiệu quả tuyệt vời. Câu trả lời sẽ giúp bạn kiểm soát mọi thứ. Nhà quản trị xuất sắc phải có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi quan trọng. Trong hoạt động quản trị, một số câu hỏi chủ chốt về hiệu quả gồm:

  • Tại sao bạn được coi là nhân viên của tổ chức? Các nhà quản trị tài ba tập trung chủ yếu vào kết quả thay vì quá trình hành động. Việc đó khẳng định vị thế của họ trong tổ chức. Còn bạn, bạn được mời về công ty để làm gì?
  • Bạn có đóng góp gì độc đáo? Đâu là việc mà bạn và chỉ có bạn mới có thể đóng góp cho tổ chức? Và nếu làm tốt, việc đó sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn nào?
  • Bạn đang cố gắng làm gì và bằng cách nào? Hãy phân tích công việc của bạn và đặt câu hỏi tại sao bạn làm việc này thay vì việc kia. Hầu hết mọi người dành khoảng 80% thời gian cho 80% công việc chỉ mang lại 20% giá trị. Những nhà quản trị hiệu quả cao luôn tập trung vào số ít việc, mà nếu được làm thật tốt, sẽ tạo ra 80% kết quả.
  • Bạn giả định những gì? Bạn phải đặt câu hỏi về các giả định và phán đoán của mình. Sẽ thế nào nếu chúng sai? Bạn sẽ làm gì khi đó?
  • Có cách nào tốt hơn không? Dù bạn đang làm gì, bằng cách nào đi chăng nữa, thì vẫn có thể có nhiều cách tốt hơn để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hãy luôn tư duy vượt khỏi lối mòn.

Việc không ngừng đặt ra các câu hỏi sẽ khơi sâu hơn nhận thức sâu sắc, mở rộng tầm hiểu biết và mang lại những câu trả lời, ý tưởng và kiến giải giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, đồng thời có những đóng góp giá trị hơn cho tổ chức với thời gian thực hiện ngắn hơn.

Chương 02.Tập trung vào kết quả chủ chốt

Kết quả chủ chốt là những thành quả quan trọng nhất trong đóng góp của bạn. Trong hoạt động quản trị, việc tập trung vào kết quả chủ chốt là chìa khóa mang lại hiệu quả, tương lai và thành công trong sự nghiệp. Có 7 kết quả chủ chốt trong công việc của nhà quản trị. Mỗi khía cạnh đều rất quan trọng nhưng tầm quan trọng đó thay đổi theo hoàn cảnh và bạn phải nhận thức được tầm quan trọng biến thiên đó nếu muốn cải thiện hiệu quả làm việc và phát huy được hết sở trường của mình ở mỗi khía cạnh.

Khách hàng rất quan trọng

Kết quả chủ chốt đầu tiên trong kinh doanh là nhu cầu khách hàng. Khách hàng có thể được cho là “mắt xích chính giúp bạn có được thành công trong sự nghiệp”. Nhà quản trị nào cũng có 3 “khách hàng” cần phục vụ để thành công. Khách hàng đầu tiên là cấp trên. Với tư cách nhà quản trị, bạn phải mang lại cho cấp trên điều họ muốn và dưới dạng thức họ yêu cầu. Miễn là cấp trên hài lòng, công việc của bạn sẽ ổn định và tương lai sẽ được bảo đảm. Khách hàng thứ hai mà bạn phải đáp ứng là khách hàng bên ngoài. Họ sử dụng những gì bạn tạo ra. Đó có thể là khách hàng ngoài thị trường, hoặc ở các phòng ban khác trong tổ chức. Để được coi là có thành tích xuất sắc, bạn phải khiến những khách hàng này hài lòng. Khách hàng thứ ba là nhân viên dưới quyền. Để phát huy tối đa năng lực của mỗi nhân viên, bạn cần khiến họ vui vẻ, tập trung và tận dụng tối đa thời gian của bản thân.

Lỗ và lãi

Kết quả chủ chốt thứ hai trong kinh doanh là các yếu tố kinh tế. Toàn bộ thành công của tổ chức được quyết định bởi những yếu tố này. Trong thực tế, các nhà quản trị không ngừng nỗ lực gia tăng doanh thu hoặc cắt giảm chi phí. Với tư cách của một nhà quản trị, bạn sẽ phải không ngừng tối đa hóa lợi nhuận trên đầu tư – nguồn vốn, thời gian và công sức – trong bất cứ hoạt động cụ thể nào.

Tập trung vào chất lượng

Kết quả chủ chốt thứ ba trong quản trị là chất lượng. Chất lượng công việc của bạn sẽ quyết định tương lai của bạn trong ngành. Với cương vị nhà điều hành, bạn phải xác lập các tiêu chuẩn hoạt động cho lĩnh vực thuộc trách nhiệm của mình, vì vậy các tiêu chuẩn chất lượng mà bạn xác lập cho sản phẩm và dịch vụ cũng như công việc của bản thân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì lý do này, bạn phải chú trọng thảo luận về chất lượng và không ngừng khuyến khích nhân viên suy nghĩ về các cách thức cải thiện chất lượng của sản phẩm để phục vụ khách hàng.

Đầu tư ít, năng suất cao

Kết quả chủ chốt thứ tư trong kinh doanh là năng suất. Những công ty thành công nhất luôn biết cách tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của mình. Họ đạt năng suất trên đơn vị đầu vào cao hơn đối thủ cạnh tranh. Họ không ngừng tìm kiếm những phương thức sản xuất tốt hơn, nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Tập trung gia tăng năng suất đòi hỏi các mục tiêu, kế hoạch, danh sách hoạt động thiết yếu rõ ràng và sự tập trung không ngừng nghỉ vào việc hoàn thành ngày càng nhiều việc quan trọng với thời gian ít hơn.

Đổi mới và sáng tạo

Kết quả chủ chốt thứ năm trong kinh doanh là đổi mới — phát triển sản phẩm, dịch vụ và phương thức kinh doanh mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong thị trường cạnh tranh. Đổi mới đòi hỏi bạn phải tạo ra văn hóa khuyến khích mọi người đưa ra ý tưởng mới. Những ý tưởng mới này bao gồm các phương thức làm việc mới, phương thức kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ mới và quá trình vận hành kinh doanh kiểu mới. Một nhà điều hành cấp cao từng cho hay: “Lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất của chúng tôi là khả năng học hỏi và ứng dụng ý tưởng mới nhanh hơn đối thủ.” Một trong những ví dụ điển hình về sức mạnh đổi mới là cuộc chiến đang tiếp diễn trên thị trường smartphone giữa Apple và Samsung. Năm 2007, khi Apple ra mắt iPhone, tập đoàn này nhanh chóng làm dấy nên một cuộc cách mạng trong thế giới điện thoại di động. Trong vòng một năm, Apple bán được 10 triệu sản phẩm mới với tổng biên lợi nhuận ước tính gần 50% trên mỗi đơn vị. Tại thời điểm đó, nhà sản xuất đồ điện tử tiêu dùng và máy tính xách tay Samsung đã quyết định thị trường smartphone là một lĩnh vực tuyệt vời để đổi mới và mở rộng. Trong khi phải sau gần một năm rưỡi, Apple mới tung ra các phiên bản iPhone mới, thì Samsung chào bán 3 tới 5 phiên bản smartphone mới mỗi năm. Trong vòng 5 năm, năm 2013, thị phần của iPhone giảm từ 50% xuống còn 12,9%. Trong khi đó, nhờ tốc độ đổi mới và chào bán sản phẩm mới liên tục, Samsung từ vị trí “kẻ theo sau” đã nắm giữ 69% thị phần smartphone toàn thế giới.

Phát triển nguồn nhân lực

Kết quả chủ chốt thứ sáu trong kinh doanh là phát triển con người. Bạn đầu tư bao nhiêu thời gian và tiền bạc vào việc đào tạo và phát triển những người góp phần tạo nên thành công của bạn? Theo Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Hoa Kỳ, 20% các công ty dẫn đầu về tăng trưởng và lợi nhuận đầu tư ít nhất 3% tổng doanh thu vào việc đào tạo nhân lực giúp tạo ra doanh thu đó. Theo tạp chí Human Resource Executive, các chương trình đào tạo nhân lực thường có hiệu suất rất cao, mang về cho công ty từ 10 đô-la đến khoảng 32 đô-la trên mỗi đô-la đầu tư cho đào tạo.

Phát triển tổ chức

Kết quả chủ chốt thứ bảy trong kinh doanh là phát triển tổ chức hay quá trình tạo ra một môi trường tổ chức tích cực và hài hòa. Đó là việc làm khiến mọi người cảm thấy vui vẻ, nỗ lực hết mình với công việc, thúc đẩy họ phát huy tối đa năng lực bản thân. Không ngừng tự hỏi rằng bạn cần làm gì để có thể cải thiện từng kết quả chủ chốt kể trên: nhu cầu khách hàng, yếu tố kinh tế, chất lượng, năng suất, đổi mới, phát triển và đào tạo nhân lực, phát triển tổ chức. Đâu là 20% hoạt động mang lại 80% kết quả của bạn? Đâu là 20% vấn đề chiếm 80% căng thẳng hoặc phần việc kém hiệu quả? Đâu là 20% những việc giúp bạn tận dụng được 80% cơ hội trong lĩnh vực hoạt động của mình? Nhà quản trị xuất sắc luôn không ngừng tập trung nỗ lực vào những kết quả chủ chốt trong công việc để thành công.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button