Kỹ năng mềm

Thuật Hùng Biện

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Brian Tracy

Download sách Thuật Hùng Biện ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

TỰ TIN DIỄN THUYẾT

Số phận có thể thay đổi từ việc thay đổi suy nghĩ; chúng ta sẽ trở thành người như chúng ta mong muốn, làm những điều chúng ta ao ước, khi suy nghĩ và thói quen của chúng ta tương xứng với những khao khát đó.

— ORISON SWETT MARDEN —

Khả năng diễn thuyết là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Một người biết ăn nói sẽ được tôn trọng, đánh giá cao hơn trong công ty và dễ thu hút được sự chú ý của những người có thể giúp đỡ hoặc tạo cơ hội phát triển cho bạn. Khả năng diễn đạt tốt còn chứng tỏ cho mọi người thấy bạn thông minh và tài giỏi hơn những người không có khiếu ăn nói.

Tài sản lớn nhất của bạn chính là trí tuệ. Một trong những kỹ năng đáng quý nhất là khả năng tư duy tốt và thể hiện một cách rõ ràng, rành mạch. Kỹ năng này có thể giúp bạn được tăng lương và thăng cấp nhanh hơn bất kỳ kỹ năng nào khác. Hơn hết, cách duy nhất để bạn thể hiện hiểu biết chuyên sâu của mình về một lĩnh vực là biến suy nghĩ và ý tưởng của bạn thành lời nói hoặc văn bản. Khi bạn diễn đạt tốt, mọi người sẽ nói, “Anh ta thực sự biết mình đang nói gì”.

Tin vui là trí tuệ của bạn cũng giống như các bó cơ. Nó trở nên khỏe khoắn và bền bỉ hơn qua quá trình vận động. Việc sắp xếp suy nghĩ và ngôn từ kỹ càng trước khi nói sẽ giúp bạn có ý thức và cẩn thận hơn về những điều bạn sắp nói và cách bạn diễn đạt chúng. Việc lên kế hoạch, chuẩn bị và truyền tải lời nói cho bài thuyết trình sẽ khiến bạn sử dụng khả năng tư duy ở cấp độ cao hơn, và dĩ nhiên cũng sẽ giúp bạn thông minh hơn.

Loại bỏ sợ hãi và tăng tốc trong sự nghiệp

Vài năm trước, tôi tổ chức một cuộc hội thảo trong một ngày về cách điều hành hiệu quả cho một nhóm doanh nhân. Trong suốt bài diễn thuyết, tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng diễn đạt và thuyết phục người khác trong công việc kinh doanh.

Vào cuối ngày, một doanh nhân có vẻ ngại ngùng bước đến và nói với tôi rằng nhờ có những lời khuyên của tôi, anh ta đã quyết định học cách để trở thành người giỏi ăn nói. Anh ta quá mệt mỏi vì bị cấp trên từ chối và loại ra khỏi danh sách được thăng cấp.

Một năm sau đó, tôi nhận được bức thư của anh ta kể về câu chuyện của mình. Anh ta đã tham gia một nhóm Toastmasters1 và đến các buổi gặp mặt hằng tuần. Trong mỗi buổi đó, từng thành viên sẽ đứng lên và nói về vài chủ đề và được cho điểm vào cuối buổi.

  1. 1. Toastmasters tên gọi đầy đủ là Toastmasters International, một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế nhằm mục đích giúp các thành viên nâng cao kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo thông qua việc nói trước đám đông.

Toastmasters sử dụng liệu pháp “gây tê có hệ thống2”, nghĩa là khi bạn làm đi làm lại một điều gì, bạn sẽ không còn nhạy cảm với nó nữa. Khi bạn thường xuyên nói trước nhiều người, dần dần bạn sẽ không còn sợ và ngại nữa.

  1. 2. Systematic desensitization: một liệu pháp tâm lý khắc phục nỗi sợ hãi và rối loạn lo âu khác.

Anh ta cũng tham gia khóa học Dale Carnegie3 trong 14 tuần. Trong mỗi buổi học, anh ta đều phải nói trước nhóm. Trong vòng sáu tháng, anh ta đã có rất nhiều bài thuyết trình và không còn sợ nói trước đám đông nữa. Anh ta đã tự tin hơn nhiều về khả năng diễn thuyết của mình trước mọi người.

  1. 3. Dale Carnegie là tên các chương trình đào tạo của Dale Caregie nhằm giúp các nhà lãnh đạo cải thiện những kỹ năng cần thiết.

Cánh cửa dành cho bạn

Sau đó, anh ta tiếp tục kể cho tôi câu chuyện về một tình huống khẩn cấp ở công ty để chứng minh cho sự thay đổi của mình. Hôm đó, một đồng nghiệp của anh ta có lịch giới thiệu sản phẩm với khách hàng nhưng người này đột nhiên bị ốm và không thể có mặt ở cuộc họp. Giám đốc gọi cho anh ta và hỏi xem liệu anh ta có thể thuyết trình thay vào sáng hôm sau được không. Anh ta đã nhận lời ngay.

Anh ta miệt mài chuẩn bị tài liệu suốt đêm. Sáng hôm sau, anh ta đến văn phòng của khách hàng, và có một bài giới thiệu tuyệt vời về dịch vụ của công ty và đã thỏa thuận ký được hợp đồng làm ăn đó. Khi về văn phòng, vị giám đốc nói lại với anh ta rằng khách hàng vừa gọi và cảm ơn vì bài thuyết trình rất ấn tượng.

Từ đó, anh ta được tin tưởng cử đi gặp khách thường xuyên hơn. Anh ta được thăng cấp liên tục và nhanh chóng trở thành quản lý cấp cao và đang phấn đấu trở thành cổ đông của công ty. Anh ta nói với tôi rằng cuộc sống của anh ta đã hoàn toàn thay đổi từ khi quyết định trở thành một người giỏi ăn nói và theo nó đến cùng với những hành động cụ thể.

Tăng sự tự tin của bạn

Trở thành một người giỏi ăn nói sẽ có ích cho bạn trong mọi công việc. Tuy nhiên, lý do quan trọng hơn để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông là tăng sự tự tin cho bạn. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng mức độ tự tin hay yêu quý bản thân quyết định phần lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Khả năng diễn đạt và thuyết phục càng tốt thì bạn càng hài lòng về bản thân. Điều này tỷ lệ thuận với sự lạc quan cũng như tự tin của bạn hay thái độ tích cực, dễ chịu với mọi người xung quanh. Bạn cũng sẽ vui vẻ, thoải mái hơn khi làm bất cứ việc gì.

Cải thiện hình ảnh cá nhân

Khi có thể nói năng lưu loát, hiệu quả, hình ảnh cá nhân của bạn cũng sẽ được cải thiện. Nó giống như tấm gương phản chiếu con người bên trong của bạn, là cách bạn nhìn nhận bản thân, nghĩ về bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hình ảnh cá nhân càng tích cực, bạn càng có cơ hội thể hiện bản thân. Việc hình dung trước những gì bạn sắp làm trong bất kỳ tình huống nào sẽ giúp bạn thể hiện tốt hơn.

Chúng ta đều nhạy cảm với suy nghĩ, cảm xúc và đặc biệt là sự tôn trọng của mọi người. Somerset Maugham4 từng viết, “Tất cả những gì chúng ta làm trong cuộc sống chỉ để đổi lấy sự tôn trọng của người khác, hay chí ít, không để mất đi nó”. Vì vậy, khi có kỹ năng biểu đạt tốt, mọi người sẽ quý mến và tôn trọng bạn hơn; và bạn cũng sẽ tự hào và trân trọng bản thân hơn. Khi mọi người phản hồi tốt về cách ăn nói của bạn, hình ảnh của bạn sẽ được cải thiện. Bạn sẽ nhìn nhận và suy nghĩ về bản thân một cách tích cực hơn. Mọi người cũng sẽ cảm nhận được năng lực thực sự của bạn. Bạn có thể bước đi, nói năng và hành động tự tin hơn rất nhiều.

  1. 4. W. Somerset Maugham (1874-1965): nhà soạn kịch, nhà văn người Anh, một trong những tác giả nổi tiếng đương thời.

Kỹ năng nói lưu loát có thể học được

Tin vui cho bạn là việc nói trước đám đông là một kỹ năng có thể học được. Hầu hết các diễn giả hàng đầu hiện nay đều từng có lúc không biết nói gì khi đứng ở bốt điện thoại. Rất nhiều người tự tin, dõng dạc trước công chúng cũng từng sợ phải nói trước đám đông.

Mục tiêu của bạn là nằm trong 10% số người tự tin đó và luôn tự nhắc mình rằng 10% số diễn giả thành công vốn đều là những người sợ nói nhất. Để làm tốt một việc, bạn cần trải qua những lúc tồi tệ với nó, giống như Harv Eker5 từng nói, “Mỗi chuyên gia đều từng một lần gây ra thảm họa”.

  1. 5. T. Harv Eker (1954): một tác giả, diễn giả và doanh nhân được biết đến với các lý thuyết về sự giàu có và động lực phát triển.

Bạn cũng có thể từng nghe “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, hay phải làm thật tốt mới có kết quả tốt. Tuy nhiên, thực tế là có mắc lỗi mới có thể đạt được kết quả ưng ý.

Trên con đường trở thành một diễn giả thành công, bạn sẽ mắc rất nhiều lỗi lớn nhỏ. Bạn sẽ thường xuyên lo lắng và thiếu sót. Bạn có thể nói sai hoặc quên mất phải nói gì. Bạn cũng có thể tự dưng nói lí nhí, nói vấp hay thậm chí không biết điềumình đang nói là đúng hay sai.

Ra khỏi vùng an toàn

Để đạt được thành công trong lĩnh vực diễn thuyết hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, bạn cần bước ra khỏi vùng an toàn và chấp nhận thử thách. Bạn cần sẵn sàng đối mặt với sự vụng về, lúng túng trong thời gian luyện tập nếu muốn đạt được trình độ cao hơn.

Chắc bạn vẫn còn nhớ câu chuyện về nhà hùng biện người Hy Lạp, Demosthenes6, một trong những diễn giả nổi tiếng nhất vào thời cổ đại. Khi mới bắt đầu, ông luôn lo lắng, ngại ngùng và gặp rắc rối vì tật nói lắp và sợ nói của mình. Nhưng sau đó, ông vẫn quyết tâm trở thành một diễn giả. Để vượt qua khó khăn, ông ngậm sỏi và đứng trước biển nói thật lớn hàng giờ mỗi ngày. Ông dần sửa được tật nói lắp và vượt qua nỗi sợ phát ngôn. Giọng ông cũng lớn hơn, mạnh hơn và tự tin hơn. Cuối cùng, ông đã trở thành nhà hùng biện vĩ đại trong lịch sử.

  1. 6. Demosthenes (384–322 TCN): một chính khách nhà hùng biện nổi tiếng người Hy Lạp cổ đại.

Nếu bạn đang bắt đầu hành trình trở thành diễn giả chuyên nghiệp, cuốn sách này sẽ giúp cho bạn đi nhanh hơn trên con đường đó một cách tự tin, quyết tâm và rõ ràng. Nếu đã là một diễn giả có kinh nghiệm, bạn sẽ học được nhiều hơn về kỹ thuật, chiến thuật và phương pháp để trở thành diễn giả nổi tiếng trong giới kinh doanh, chính trị hay trong cuộc sống cá nhân của bạn.

Bốn tiêu chí để diễn thuyết xuất sắc (4 Ds)

Để trở thành diễn giả tài ba, bạn cần có đầy đủ bốn tiêu chí sau (4 Ds):

  1. Mong muốn (Desire). Trước hết bạn cần tập trung, thổi bùng ham muốn có kỹ năng nói tốt. Nếu mong muốn của bạn đủ lớn và đủ kiên trì, không gì có thể ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, chỉ ước mong thôi chưa đủ.
  2. Quyết định (Decision). Hằng ngày bạn phải đưa ra quyết định rằng bạn sẽ thật cố gắng, nỗ lực vượt qua các trở ngại và làm bất cứ việc gì để cải thiện kỹ năng nói.
  3. Nguyên tắc (Discipline). Bạn cần có nguyên tắc riêng cho việc lên kế hoạch, chuẩn bị và truyền tải bài nói cũng như bài thuyết trình đến người nghe, lặp đi lặp lại nó nhiều lần cho thật lưu loát. Không có lối tắt cho việc phát triển những kỹnăng thiết yếu.
  4. Quyết tâm (Determination). Cuối cùng, bạn cần phải quyết tâm, kiên trì dù có gặp bất cứ thất bại, trở ngại nào, hay thậm chí là những tình huống xấu hổ, dở khóc dở cười.

Giới hạn duy nhất chính là bản thân bạn

Kẻ thù lớn nhất của chúng ta luôn là sự nghi ngại và nỗi sợ hãi. Không có bất cứ giới hạn nào cho những gì bạn có thể làm, sở hữu hay có thể trở thành, ngoại trừ giới hạn bạn tự đặt ra cho chính mình.

Trong nhiều năm, tôi đã có hơn 4000 bài thuyết trình và diễn thuyết trước hơn năm triệu người trên 46 quốc gia. Trong các phần tiếp theo, tôi sẽ chỉ cho bạn từng bước để trở nên can đảm, tự tin và trau dồi nhiều kỹ năng hơn để diễn thuyết thành công trong mọi tình huống.

ĐỌC THỬ

Chương 1 NGHỆ THUẬT NÓI VÀ HÙNG BIỆN

Tất cả nỗ lực hùng biện của ông đều phục vụ cho những mục đích nhất định. Ông không bao giờ nói chỉ để được nghe.

— ABRAHAM LINCOLN —

trong bài điếu văn cho Henry Clay

Lịch sử chứng minh rằng một bài nói hiệu quả từ một cá nhân có thể thuyết phục được nhiều người. Tương tự vậy, mục đích của việc nói trước công chúng là tạo ra hành động, nếu không có lời nói của diễn giả, hành động đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Ví dụ như khi Demosthenes phát biểu, mọi người nói, “Thật là một diễn giả tài ba”; nhưng khi Alcibiades7 nói, mọi người sẽ hô hào nhau, “Cùng tiến lên nào!”.

  1. 7. Alcibiades (450-404 TCN): một chính khách, nhà hùng biện và là vị tướng nổi tiếng người Hy Lạp cổ đại.

Là một diễn giả, công việc của bạn là dùng lời nói để tạo động lực và khuyến khích người nghe suy nghĩ, cảm nhận và hành động khác đi. Việc này sẽ khiến họ hành động bằng cách này hay cách khác, thúc đẩy họ “tiến lên”.

May mắn là việc trở thành bậc thầy diễn thuyết hay diễn giả trong giới kinh doanh là kỹ năng có thể học được. Nếu bạn có thể học lái xe, đánh máy hay sử dụng điện thoại, bạn cũng có thể trở thành một diễn giả chuyên nghiệp, tài ba và thay đổi không chỉ cuộc sống của bạn mà còn có thể mang đến sự thay đổi cho chính những khán thính giả của bạn.

Ba yếu tố của sự thuyết phục

Aristotle là triết gia lớn đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của nghệ thuật hùng biện như một công cụ thiết yếu của nhà lãnh đạo. Ông chia các yếu tố chính yếu của sự thuyết phục ra làm ba phần: logos (logic), ethos (đạo đức), pathos (cảm xúc). Hãy cùng tìm hiểu về chúng.

Khía cạnh thứ nhất là logos. Logos là sự logic, là lời nói và lý do bạn đưa ra trong lời biện luận của mình. Điều quan trọng là tất cả những gì bạn đưa ra phải liên kết với nhau như các mắt xích hay miếng ghép để tạo nên những câu nói hoặc lập luận có nghĩa. Khi suy nghĩ về những gì sắp nói, bạn sắp xếp các ý thành hệ thống từ tổng quan đến chi tiết, từ mở đầu đến kết luận, ý sau kết hợp với ý trước để tạo thành lập luận thuyết phục.

Khía cạnh thứ hai là ethos. Nó thể hiện tính cách, nhân phẩm và niềm tin khi bạn nói. Gia tăng uy tín trước và sau bài diễn thuyết sẽ khiến người nghe dễ chấp nhận lập luận và làm theo lời khuyên của bạn.

Khía cạnh thứ ba là pathos, phần cảm xúc trong lập luận của bạn và có thể cũng là phần quan trọng nhất. Đó là khi bạn sử dụng yếu tố cảm xúc để kết nối với người nghe, tạo động lực để họ thay đổi suy nghĩ và bắt đầu hành động.

Cả ba yếu tố logos, ethos và pathos đều cần được vận dụng cùng lúc để làm lay động và thuyết phục người nghe theo quan điểm của bạn.

Ba thành phần tạo nên thông điệp của bạn

Vài năm trước, Albert Mehrabian8 từ Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã tiến hành một chuỗi các nghiên cứu về giao tiếp hiệu quả. Ông kết luận rằng có ba thành phần tạo nên một thông điệp bằng lời nói: ngôn từ, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể của người nói.

  1. 8. Albert Mehrabian (1939): giáo sư Tâm lý học ở trường Đại học California, Los Angeles, được biết đến qua các ấn phẩm về tầm quan trọng của các thông điệp ngôn từ và phi ngôn từ.

Ngôn từ

Điều đáng ngạc nhiên là theo Mehrabian, ngôn từ là thành phần chỉ chiếm 7% trong thông điệp ngôn ngữ. Dĩ nhiên từ ngữ bạn dùng phải thực sự đắt giá và cần được chọn lựa kỹ lưỡng. Chúng cần được sắp xếp theo trình tự và đúng ngữ pháp. Tuy nhiên, người nghe sẽ nhanh cảm thấy nhàm chán nếu một diễn giả chỉ nói đều đều dù bài thuyết trình đó ý nghĩa đến thế nào. Vì vậy, chỉ mình ngôn từ thôi là chưa đủ.

Ngữ điệu

Yếu tố thứ hai trong giao tiếp là ngữ điệu. Theo tính toán của ông thì 38% thông điệp của diễn giả được tạo nên từ ngữ điệu và cách nhấn mạnh vào các từ quan trọng.

Ví dụ như câu nói “Anh yêu em nhiều lắm!”. Nếu bạn nhấn mạnh vào bất kỳ từ nào trong câu đó hoặc biến nó thành câu hỏi, ý nghĩa của toàn bộ câu nói sẽ thay đổi. Cứ thử mà xem. Hãy dùng ngữ điệu để thể hiện sự chân thành trong lời nói hay câu hỏi của bạn. Lưu ý rằng ngữ nghĩa có thể hoàn toàn thay đổi khi bạn nhấn mạnh vào một từ nào đó.

Phái mày râu ai cũng từng một lần tranh cãi với người phụ nữ của mình về những việc hết sức bình thường. Đó là bởi vì nam giới thường có xu hướng sử dụng lời nói như một công cụ, còn phụ nữ sử dụng chúng để thấu hiểu và xây dựng mối quan hệ, họ nghe và hiểu một từ theo nhiều nghĩa khác nhau. Ví dụ, phụ nữ có thể giận dữ hoặc bị tổn thương khi nghe một câu nói, trong khi người phát ngôn vẫn có thể vô tư trả lời, “Nhưng anh chỉ nói thế này thôi mà”.

Và dĩ nhiên, sau đó cô ấy sẽ bực tức trả lời, “Vấn đề không phải là anh nói gì, mà là cách anh nói”.

Chỉ cần thay đổi ngữ điệu, bạn sẽ có thể thay đổi toàn bộ thông điệp và những ảnh hưởng của nó đối với người nghe.

Ngôn ngữ cơ thể

Mehrabian cũng chỉ ra rằng 55% thông điệp còn lại nằm trong ngôn ngữ cơ thể của người nói, vì số dây thần kinh từ mắt đến não nhiều hơn gấp 22 lần số dây thần kinh từ tai đến não.

Chính vì vậy, ấn tượng thị giác có tác động rất mạnh mẽ.

Chú ý phong cách giao tiếp của bạn

Người giao tiếp thông minh thường chú ý đến ảnh hưởng ngôn ngữ hình thể của mình lên sự tiếp nhận thông điệp họ muốn truyền tải.

Khi bạn thả lỏng hai tay dọc bên người, lòng bàn tay úp vào hông, nhìn thẳng vào người nghe và mỉm cười khi nói, khán giả của bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dàng tiếp thu thông điệp. Nếu bạn giữ vẻ mặt nghiêm trọng, không cười, khoanh tay hoặc giữ chặt lấy bục thuyết trình, người nghe sẽ cảm thấy bạn giống như một vị phụ huynh đang tức giận mắng mỏ họ. Họ sẽ có tâm lý đề phòng và không tiếp nhận thông điệp của bạn; mọi nỗ lực thuyết phục họ suy nghĩ và hành động theo cách bạn muốn cũng sẽ thất bại. Vì vậy, ngôn ngữ cơ thể là rất quan trọng đấy!

Bởi vì tôi đã từng diễn thuyết rất nhiều lần trước đám đông, nên mọi người rất hay nhờ tôi nhận xét về bài nói hay bài thuyết trình của họ trong các buổi hội thảo. Tôi thường cố gắng không đưa ra lời phê bình, vì mọi người thường sẽ rất nhạy cảm với những lời nhận xét không mang tính đóng góp và không tích cực. Thay vào đó, thật ngạc nhiên là tôi rất hay đưa ra cùng một lời khuyên cho rất nhiều người: “Nói chậm lại, dừng lại và mỉm cười ở các dấu câu và giữa các câu”.

Điều đáng ngạc nhiên nữa là rất nhiều diễn giả làm theo lời khuyên này và ngay lập tức nhận ra sự thay đổi đáng kể về phản ứng của người nghe. Khi bạn nói chậm lại, lời nói sẽ rõ ràng hơn; ngữ điệu của bạn cũng nhịp nhàng, dễ nghe hơn. Và khi bạn cười, bạn sẽ truyền cho người nghe cảm giác ấm áp, thân thiện và dễ được chấp nhận. Những điều này làm cho người nghe của bạn thoải mái và cởi mở hơn với thông điệp của bạn. Chúng ta sẽ nói về vấn đề này rõ hơn ở Chương 8.

Cấu trúc đơn giản cho bài phát biểu ngắn

Đây là cấu trúc ba phần đơn giản bạn có thể dùng cho mọi bài nói. Bạn có thể dùng nó cho bài thuyết trình kéo dài một phút hoặc 30 phút.

Phần 1

Phần mở đầu. Trong phần này, bạn truyền đạt thật đơn giản cho người nghe biết bạn chuẩn bị nói gì. Ví dụ, bạn có thể nói: “Cảm ơn mọi người đã có mặt ở đây. Hôm nay, tôi muốn nói với các bạn ba vấn đề mà ngành chúng ta đang phải đối mặt vàđiều chúng ta có thể làm để biến chúng thành lợi thế của mình trong vài tháng tới”.

Đoạn mở đầu này sẽ giúp cho người nghe có sự chuẩn bị trước để tiếp nhận thông tin và giúp bạn bám sát được lộ trình bài nói.

Phần 2

Ở phần này, bạn sẽ trình bày chi tiết những gì bạn đã nói ở phần một. Nó có thể bao gồm một, hai hoặc ba ý. Nếu là bài nói ngắn, sẽ có ba điểm chính được diễn giải theo trình tự nhất định. Ví dụ, bạn có thể nói: “Chúng ta đang đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, mức lợi nhuận giảm và thị hiếu của khách hàng thay đổi. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ từng vấn đề, sắp xếp và cân nhắc phương án hiệu quả để xử lý chúng”.

Phần 3

Đây là phần tổng hợp lại những gì bạn vừa nói. Đừng nên hy vọng người nghe sẽ nhớ tất cả chỉ sau một lần bạn nói. Hãy tổng hợp và nhắc lại những gì hữu ích và thú vị nhất. Ví dụ, bạn có thể nói:

Tóm lại, để giải quyết tình trạng thị trường ngày một cạnh tranh, chúng ta phải cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm và tăng tốc độ vận chuyển đến người tiêu dùng. Để xử lý sự bão hòa của thị trường, chúng ta cần mở rộng thị trường mới và tăng lượng mặt hàng bán ra để thu hút người tiêu dùng. Để thích ứng với sự thay đổi thị hiếu, chúng ta cần phải phát triển và định vị sản phẩm khách hàng mong muốn trong thời điểm hiện tại hơn là tập trung vào nhu cầu của họ trong quá khứ. Nếu các bạn cam kết thực hiện các phương án trên, chúng ta sẽ không chỉ tồn tại mà còn có thể phát triển hơn thế trong thời gian tới. Xin cảm ơn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button