Kỹ năng mềm

Thuật Đọc Nguội

Lời giới thiệu

Một trong những vai trò nổi bật nhất của tâm lý học là cải thiện quan hệ giữa con người với con người. Thế nhưng, thật đáng tiếc, nhiều cuốn sách tâm lý ngoài giới thiệu một số kiến thức chuyên môn lại không thể cung cấp cho người đọc những kỹ năng mang tính ứng dụng chuẩn xác và hiệu quả.

Làm thế nào để có thể áp dụng hiệu quả tâm lý học vào quan hệ giao tiếp? Nhà giáo Hiroyuki Ishii (Nhật Bản) đã phát triển một kỹ năng giao tiếp mang tính thực tế cao – thuật đọc nguội. Trong tình huống không có sự chuẩn bị trước, kỹ năng này dùng để nắm bắt tâm lý của đối phương và dự báo sự việc sẽ ra trong tương lai, nhờ đó có thể nhanh chóng được đối phương tin tưởng.

Với mục đích học để ứng dụng, dựa trên những kết quả nghiên cứu ứng dụng tâm lý học trong một thời gian dài, tác giả trình bày và giải thích về thuật đọc nguội một cách hệ thống. Trong các kỹ năng giao tiếp của con người, thuật đọc nguội chỉ là một cách gọi, còn bản chất của nó vẫn là ứng dụng những kiến thức tâm lý học như: đọc hiểu nội tâm, cảm ứng, thôi miên… Sau khi tổng hợp tối đa các kiến thức chuyên ngành như: tâm lý học, ngôn ngữ học, marketing… tác giả đã chỉnh lý, bổ sung và kết cấu thành hệ thống về kỹ năng này từ những ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày như: làm sao để nhanh chóng có được sự tin tưởng của đối phương, hay làm thế nào để khởi đầu giao tiếp một cách thuận lợi, tìm hiểu và nắm bắt tâm lý của người hướng nội hay hướng ngoại… Trong chương cuối cùng của cuốn sách, tác giả tuyển chọn ra chín loại hình ngôn ngữ đọc nguội quan trọng nhất trong giao tiếp xã hội. Khi đã nắm vững kỹ năng, vận dụng thành thục thuật đọc nguội để hiểu thấu và điều khiển suy nghĩ của đối phương, bạn sẽ chiếm được cảm tình của rất nhiều người, các mối quan hệ xã hội của bạn cũng từ đó sẽ ngày càng được mở rộng.

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Một nhà mưu lược từng nói: “Kinh nghiệm sống chẳng qua là vấn đề giáo dục, còn tư duy hoàn chỉnh của con người hình thành từ âm mưu”. Thuật đọc nguội huyền bí chính là một kỹ năng điều khiển quan hệ xã hội được xây dựng trên cơ sở tâm lý học, nó có thể biến chúng ta trở thành người hưởng lợi từ cuộc sống.

Bài 1: Kỹ năng nguy hiểm

Thầy giáo Hiroyuki Ishii nêu khái quát về thuật đọc nguội như sau: “Dùng trong trường hợp không có sự chuẩn bị trước để nắm bắt tâm lý đối phương, đồng thời dự báo những việc sẽ diễn ra trong tương lai”. Chính vì thuật đọc nguội có tác dụng như vậy nên nó trở thành thủ đoạn quen thuộc của một số thầy bói rởm và những kẻ lừa đảo.

Nhưng trong công việc và cuộc sống thường ngày, bất luận là vì lấy lòng người khác, hay vì muốn che giấu bản thân, hoặc vì muốn tự bảo vệ, chúng ta đều cần sử dụng thuật đọc nguội để giao tiếp với người khác một cách khéo léo, tế nhị, như vậy, cuộc sống của chúng ta mới trở nên thuận lợi và thoải mái hơn.

Khi đó, thuật đọc nguội không còn là kỹ năng nguy hiểm nữa mà là kỹ năng sống hữu ích trong giao tiếp xã hội, giúp chúng ta giành lấy sự tin tưởng của người khác trong chớp mắt.

Sức mạnh của thuật đọc nguội

Mục tiêu của chúng ta không phải là nói nhiều hơn mà là theo đuổi những mục đích lớn hơn và trở thành người điều khiển cuộc sống.

Hãy xem ví dụ dưới đây, bạn sẽ biết mình vô tình đánh mất quyền phát ngôn của bản thân như thế nào.

“Thưa quý bà, sắc mặt của bà rất tốt, có chuyện gì vui mừng đúng không ạ?”

“Đúng vậy, tôi sẽ có một kỳ nghỉ dài.”

“Xem ra rất tuyệt vời, điều này khiến bà trẻ trung hơn đó, có thể thấy bà là một người giàu tình cảm, có khả năng giúp những người bên cạnh cảm thấy vui vẻ.”

“Thật vậy sao?”

“Bà xem, có phải bản thân mình đã coi nhẹ việc điều này không, hoặc là chưa thể hiện ra hết.”

“Có thể lắm!”

“Chờ một lát, xem ra bà chưa chịu khó nghỉ ngơi, do công việc quá bận rộn nên đôi mắt có vẻ hơi mệt mỏi?”

“Tôi vẫn khỏe mà.”

“Nếu như không ngại, bà có thể thử sản phẩm thuốc nhỏ mắt này.”

Đây là cái bẫy giao tiếp trong đó sử dụng kỹ năng đọc nguội. Đầu tiên, nhân viên bán hàng thông qua kỹ năng nắm bắt tâm lý, đoán trúng suy nghĩ của đối phương, xây dựng quan hệ tin cậy với nữ khách hàng, sau đó hoàn thành việc tiếp thị sản phẩm.

Nếu như chưa thấy thuyết phục, chúng ta hãy đến với ví dụ khác.

“Ngày mai không thể gặp nhau rồi, anh có cuộc họp khẩn cấp!”

“Lẽ nào anh đã quên mai là sinh nhật em?”

“Dĩ nhiên là không, anh đang tính đến chúc mừng sinh nhật em lúc nửa đêm đây.”

“Ha ha, được!”

Thế nào, phải chăng đối phương đã chịu “khuất phục” một cách cam tâm tình nguyện.

Đây là một kỹ năng giao tiếp thay đổi khung ngôn ngữ. Thuật đọc nguội, thông qua việc thay đổi khung ngôn ngữ như hoàn cảnh, ý nghĩa… dẫn đến thay đổi trải nghiệm nội tâm của đối tượng giao tiếp và giúp người đọc nguội dễ dàng giành lấy quyền chủ động trong cuộc trò chuyện.

Ai là người bán rẻ bản thân

Bí mật của thuật đọc nguội nằm ở việc khai thác nhược điểm tâm lý con người, khơi gợi ký ức từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người, giống như bắt đầu từ việc đoán trúng suy nghĩ rồi từ đó cùng đối phương xây dựng mối quan hệ mật thiết, thậm chí là gắn kết tâm hồn.

Để lý giải mối quan hệ logic trong đó, các bạn có thể suy ngẫm vấn đề sau:

So sánh hình ảnh của mình trong gương với ngoài đời, cái nào đẹp hơn?

Các nhà tâm lý học đã cho chúng ta câu trả lời, vì mỗi ngày chúng ta đều nhìn thấy mình trong gương, lâu dần trở nên có tình cảm, do đó, mọi người dễ thích hình ảnh của mình trong gương hơn.

Điều này giúp chúng ta giải mã một bí mật, thực ra đối tượng mà con người khó nhận thức nhất chính là bản thân. Mỗi người đều cần thông qua người khác hoặc sự vật bên ngoài để nhận thức chính mình. Trong khi những người bên ngoài thường có nhiều mục đích khác nhau, điều này đem đến cho thuật đọc nguội không gian rộng lớn, khiến một số người trở nên đáng yêu, làm việc gì cũng trôi chảy, thuận lợi.

Để chứng minh cho bí mật này, sau đây hãy dành cho bản thân mình bảy phút, dùng những từ ngữ khác nhau để viết ra hai mươi câu “Tôi là người như thế nào.”

– Tôi là người …

– Tôi là người …

– Tôi là người …

Cảm giác của bạn thế nào? Viết ra rất dễ dàng đúng không? Hai mươi câu ấy có đủ để phác họa bản thân bạn? Phải chăng nó chưa bao hàm bản chất? Vẫn còn một số nét miêu tả mang tính nước đôi cần tìm người hiểu rõ bạn giúp bạn xác định? Đọc hai mươi câu miêu tả này cho bạn của bạn nghe, họ có thể nhận ra những gì được viết đó đang nói về bạn không?

Tôi là ai? Đây là một chủ đề vừa cũ vừa mới, nhiều người cả đời cũng không tìm ra câu trả lời.

Thực ra, chúng ta đều là người như sau:

Đôi khi có những mơ ước xa vời, không thiết thực.

Đôi lúc rất hướng ngoại, thao thao bất tuyệt với mọi người; đôi lúc lại hướng nội, xử lý sự việc một cách thận trọng.

Nhận thấy bản thân rất lý tính, không tin vào quan điểm của người khác một cách vô căn cứ.

Thích sự thay đổi và tự do ở mức độ nhất định, nhưng cũng vẫn cảm thấy có chút bất an.

Tuy có một số khuyết điểm về tính cách, nhưng xét về tổng thể vẫn tương đối tốt.

Trong cơ thể có sức mạnh tiềm tàng chưa được đánh thức.

Trong một số vấn đề, có yêu cầu rất nghiêm khắc đối với bản thân.

Khát vọng được người khác yêu thích, thừa nhận, nể phục mình.

Có đôi chút không thỏa mãn trong đời sống tình dục.

Liệu đọc những miêu tả kể trên, bạn có nghĩ nó đang miêu tả bạn? Tuy được liệt kê như vậy, nhưng nó lại như thuật nắm bắt tâm lý xuyên thấu kiếp trước và kiếp này của bạn, bạn cảm thấy nhói trong tim.

Đây chính là nguyên lý “hiệu ứng Barnum” trong tâm lý học. Nó làm sáng tỏ một hiện tượng đáng yêu, khi con người tiến hành tự nhận thức về bản thân, khi dùng những từ ngữ rất phổ thông để miêu tả tính cách một người, người ta thường chấp nhận nó mà không chút do dự và nhận thấy đang nói đến chính bản thân mình.

Để kiểm nghiệm độ tin cậy của nguyên lý tâm lý học này, Bertarn Forer, nhà tâm lý học người Mỹ đã lấy sinh viên của mình làm đối tượng để tiến hành thí nghiệm:

Ông chọn ra một tốp học sinh, yêu cầu họ làm trắc nghiệm nhân cách và nói một tuần sau sẽ đưa cho mỗi sinh viên một bản phác họa nhân cách. Một tuần sau, các sinh viên đối chiếu với đặc điểm tính cách của bản thân, cho điểm đối với độ chính xác của bản phác họa nhân cách mà mình cầm trên tay. Cuối cùng, độ chính xác phác họa nhân cách đạt 86%, các sinh viên cảm thấy kinh ngạc: “trắc nghiệm thật chính xác.”

Trên thực tế, Forer chỉ dựa trên đặc điểm tính cách của con người, tùy ý lựa chọn một số cách trình bày trên tạp chí tướng số và tổ hợp lại. Hơn nữa, bản phác họa nhân cách mà mỗi sinh viên nhận được đều giống nhau. Kết quả, để kiểm chứng cho câu nói của thầy hướng dẫn “Đây là trắc nghiệm của các em”, các sinh viên đã bị cuốn vào tình huống này, về mặt tâm lý đã dễ dàng chấp nhận “trò lừa bịp.” Giáo sư Forer kết luận: “Thực ra con người rất dễ bị lừa gạt, sự tự đánh giá của con người cũng rất không chính xác.”

Những người đọc nguội thực ra đã sử dụng nguyên lý vừa đơn giản vừa thực dụng, khiến người khác cảm thấy đối phương quả thực đã nhìn thấu bản thân mình.

Nói cách khác, những người chạm tới sâu thẳm tâm hồn chúng ta, có thể chính là những kẻ lừa gạt như vậy, còn chúng ta đã trở thành đồng phạm hoặc nạn nhân của họ.

Càng bó buộc, càng yêu thương

Do đó, chúng ta dễ nhận thấy, thực ra con người đều yếu đuối và dễ bị kích động, đến mức “bị lừa gạt” một cách tự nhiên như vậy.

Về phương diện đáng yêu trong nội tâm con người, chúng ta hãy xem xét một hiện tượng tâm lý bất thường như sau:

Ngày 23/8/1973 tại Stockholm (Thụy Điển), ba tên cướp bắt cóc bốn nhân viên ngân hàng, gồm ba nữ, một nam, họ bị bắt cóc khoảng hơn 160 tiếng. Ban đầu, các nhân viên ngân hàng vô cùng sợ hãi, thầm nghĩ không có cách nào bảo toàn tính mạng. Điều bất ngờ là, băng cướp hung hãn kia lại đưa cho họ thức ăn và nước uống. Kết quả là, từ trong sâu thẳm tâm hồn, bốn nhân viên ngân hàng gồm ba nữ, một nam cảm thấy biết ơn bọn cướp, vì họ cảm thấy băng cướp hoàn toàn có thể giết chết mình nhưng chúng đã không làm thế. Vài tháng sau khi vụ việc xảy ra, bốn nhân viên ngân hàng bị bắt cóc vẫn thể hiện sự thương hại đối với những tên cướp, bọn họ từ chối tố cáo băng cướp trước tòa, thậm chí còn quyên góp tiền thuê luật sư biện hộ cho chúng. Bọn họ đều thể hiện rõ không hề căm giận băng cướp, đồng thời bày tỏ sự cảm kích vì những tên cướp không hề làm hại mà ngược lại còn chăm sóc họ và họ có thái độ thù địch với cảnh sát. Thậm chí, nữ nhân viên ngân hàng còn yêu một trong số những tên cướp và hai người đính hôn trong thời gian tên cướp đó ngồi tù.

Đây chính là “hội chứng Stockholm” nổi tiếng trong giới tâm lý học. Hội chứng này làm sáng tỏ một nhược điểm đáng sợ trong nội tâm con người là, sau khi bị đày đọa về thể xác và tinh thần, rồi lại được an ủi, vỗ về một cách vừa phải, con người có thể bị khuất phục.

Những quy luật trên xem ra có vẻ siêu việt khác thường, nhưng những người ở trong tình cảnh đó đều có tâm lý tương tự. Do đó, cần nhắc nhở bản thân cảnh giác và cẩn thận không để cho những kẻ bất lương lợi dụng, đây cũng là kỹ năng thuật đọc nguội dạy cho chúng ta.

Trong sự nghiệp làm chuyên gia tư vấn, tôi từng gặp một trường hợp khiến mình có ấn tượng sâu sắc:

Có hai cô bạn đồng nghiệp tên Kim Tử và Tiểu Yến cùng bán hàng tại một cửa hàng. Ban đầu, hai người phối hợp khá ăn ý, thường thì người này vừa nói, người kia đã lập tức thực hiện. Dần dần, Tiểu Yến phát hiện hình như Kim Tử luôn ra lệnh cho mình, luôn nói “Tiểu Yến, cậu lấy cho tớ cái này cái kia” hoặc “Cậu nên làm thế này thế kia mới đúng chứ,” Tiểu Yến không thích giọng điệu đó của Kim Tử tí nào, nhưng lại nghĩ: bình thường mọi người đều không chịu nổi thái độ tự cho mình là đúng của Kim Tử, đặc biệt từ trước đến nay, cô ta chưa bao giờ tự nhận mình làm sai, cũng không ai buồn bận tâm tới cô ấy, nếu mình không quan tâm tới cô ấy, chẳng phải rất đáng thương sao. Từ đó, Tiểu Yến hết lần này tới lần khác làm việc cho Kim Tử, dần thành thói quen.

Tuy người sai khiến chưa chắc đã hiểu thuật đọc nguội, nhưng vô tình họ đang vận dụng kỹ năng giao tiếp xã hội này, trở thành người nắm quyền chủ động trong cuộc sống. Trong khi bên chịu sai khiến khi đứng trước sự bó buộc, bị chèn ép, lại không phản kháng mà dường như chấp nhận, yêu mến sự bó buộc này.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button