Kỹ năng mềm

Thuật Đàm Phán

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Brian Tracy

Download sách Thuật Đàm Phán ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Khả năng đàm phán để thu lợi cho bản thân trong mọi hoàn cảnh là yếu tố quyết định thành công của bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đàm phán là kỹ năng cốt yếu ảnh hưởng đến mọi lời nói, hành động và các mối quan hệ riêng tư cũng như công việc của mỗi người. Nếu không thể đàm phán những điều có lợi nhất cho bản thân, chắc chắn bạn sẽ phải quy phục những người giỏi hơn. Một nhà thương thuyết giỏi sẽ luôn có được thu nhập hoặc thỏa thuận tốt hơn.

Cuộc sống chẳng khác nào một cuộc đàm phán. Từ khi chào đời đến lúc mỗi người nhắm mắt xuôi tay, hoạt động đàm phán không bao giờ ngừng lại. Nó là một phần cốt yếu trong cuộc sống, trong mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh. Nó là cách để mỗi cá nhân với những giá trị và lợi ích riêng tìm ra cách thức chung sống và làm việc hòa hợp cùng nhau. Khả năng đàm phán thành công là yếu tố cần thiết khiến quan hệ của chúng ta với mọi người trở nên tốt đẹp hơn.

Hoạt động đàm phán, thương thảo khởi nguồn từ những ngày đầu của nền văn minh và tiếp diễn không ngừng đến ngày nay. Ai cũng muốn được hạnh phúc, giàu sang, có chức vị, tình yêu, sự an toàn, thân thế, danh tiếng và thành công. Dĩ nhiên họ cũng luôn muốn đạt được những mục tiêu đó nhanh hơn, dễ dàng hơn với thời gian và tiền bạc phải bỏ ra ở mức thấp nhất có thể. Mỗi người trong chúng ta đều cạnh tranh lẫn nhau để đạt được mục tiêu, kết quả và thành công trong cuộc sống.

Chính sự nhượng bộ, trao đổi và đàm phán đã giúp chúng ta cân bằng được các nhu cầu xung đột và cạnh tranh, từ đó đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho bản thân.

Giá trị mang tính chủ quan

Giá trị của một sản phẩm luôn phụ thuộc vào mức độ nhu cầu về sản phẩm đó. Giá trị được xác định khi một cá nhân cụ thể, tại một thời điểm xác định, trong một tập hợp các điều kiện cụ thể, cho rằng thứ gì đó đáng giá.
Bởi cách đánh giá này luôn mang tính chủ quan, nên không bao giờ có sẵn một tập hợp các điều kiện quyết định hay một mức giá chính xác và cố định. Cái giá mà mọi người sẵn sàng chi trả luôn bị tác động bởi sự quan tâm của cá nhân và nhu cầu tương ứng ngay tại thời điểm diễn ra giao dịch. Chính những đánh giá chủ quan này đã tạo ra nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tiền bạc và nhiều thứ khác. Trong mọi thương vụ hoặc giao dịch tự nguyện, các bên liên quan sẽ chỉ đồng ý với mức giá và điều kiện mà họ tin rằng sẽ có lợi về sau, so với việc không thực hiện đàm phán hay giao dịch đó giống như câu châm ngôn,“Khác biệt về quan điểm là khởi nguồn của mọi cạnh tranh.”

Các chiến lược và phương pháp thiết thực

Trong những năm qua, tôi đã đàm phán nhiều hợp đồng trị giá hàng triệu đô-la liên quan đến nhà ở, giao dịch thương mại và bất động sản bao gồm các trung tâm mua sắm, cao ốc văn phòng và nhà đất. Tôi cũng đàm phán các hợp đồng nhập khẩu và phân phối xe trị giá hơn 25 triệu đô-la, cộng thêm các hợp đồng in ấn, tư vấn, đào tạo, quảng cáo, hội nghị và họp mặt, đồng thời kinh doanh hàng ngàn sản phẩm khác với trị giá lớn.
Các ý tưởng trong cuốn sách này được đúc rút từ những kinh nghiệm phổ quát bao gồm cả tốt lẫn xấu, vốn kiến thức tích lũy được trong nhiều năm nghiên cứu về nghệ thuật và khoa học đàm phán của tôi. Tại đây, bạn sẽ tìm hiểu một loạt những chiến lược và chiến thuật quan trọng nhất từng được khám phá trong lĩnh vực này.
Mỗi ý tưởng kể ra đều thiết thực, đã được kiểm chứng và có thể áp dụng ngay. Chúng sẽ giúp bạn có được một thỏa thuận tốt hơn trong hầu hết mọi tình huống. Tôi đã giảng dạy các kỹ năng này cho hàng trăm ngàn doanh nhân trên khắp thế giới và những kết quả tích cực mà họ đạt được trong đàm phán đã làm thay đổi cuộc đời họ. Nếu bạn áp dụng một cách có hệ thống dù chỉ một phần nhỏ những gì sắp được tiết lộ, bạn cũng có thể đạt được những bước tiến lớn về chất lượng cũng như số lượng công việc của mình.

Đàm phán là kỹ năng có thể học

Thực tế cho thấy trẻ nhỏ cũng có thể đàm phán. Chúng biết rằng những cái ôm và sự yêu thương là những giá trị trao đổi mà chúng dùng để thương lượng với cha mẹ và người thân. Đàm phán (hay không đàm phán), nhượng bộ (hay không nhượng bộ) và nỗ lực hòa giải các xung đột về lợi ích là một phần thiết yếu trong đời sống của con người. Khả năng đàm phán tốt có thể tạo nên sự khác biệt rõ rệt trong vấn đề tài chính, sự nghiệp, các mối quan hệ và hầu hết mọi hoạt động cho và nhận của bạn trong cuộc sống hàng ngày.

Đàm phán là một kỹ năng và mọi kỹ năng đều có thể học được. Mọi nhà thương thuyết tuyệt vời ngày nay đều đã từng là một nhà đàm phán tồi, từng phải về đích với những giao dịch vô cùng thảm hại. Càng học hỏi, suy nghĩ và luyện tập, bạn sẽ càng trở thành một người đàm phán giỏi. Khi kết quả ngày một khả quan hơn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự tin và có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình.

Một trong những cách học hỏi về đàm phán hiệu quả nhất là đối chiếu và so sánh những gì ta đang làm với những gì đáng lẽ phải làm. Hãy nghĩ đến một vấn đề quan trọng mà bạn đang phải dàn xếp trong cuộc sống hoặc công việc. Khi đọc cuốn sách này, hãy tìm cách thực hành các phương pháp được giới thiệu để đạt được kết quả tốt đẹp nhất. Rèn luyện bản thân theo những ý tưởng này, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy khả năng đàm phán của mình tiến bộ từng ngày và theo đó, hẳn nhiên bạn sẽ hạnh phúc hơn.

ĐỌC THỬ

Các kiểu đàm phán

Có hai kiểu đàm phán. Mỗi loại có một mục đích và kết quả tiềm năng khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người đàm phán thường nhầm lẫn các kiểu đàm phán này, dẫn đến việc họ đạt được kết quả tệ hơn so với khi họ hiểu rõ mình muốn gì và đang làm gì.

Kiểu đầu tiên (Kiểu I) được tôi gọi là kiểu “một lần”. Trong trường hợp này, bạn chỉ dự định đàm phán hay giao dịch với đối phương một lần duy nhất. Mỗi bên tham gia đàm phán với một mục tiêu duy nhất là có được mức giá cao nhất hoặc thấp nhất với điều kiện đưa ra tốt nhất.

Không nhân nhượng
Trong Kiểu I, bạn ở vị thế đối đầu với đối phương. Mục tiêu của đối phương là đưa ra mức giá thấp nhất nếu họ là người mua hoặc cao nhất khi họ ở vai trò là người bán. Đối phương không phải là bạn bè của bạn. Dẫu anh ta thân thiện, lịch sự và nhã nhặn đến mức nào trong cuộc đàm phán, anh ta cũng chỉ nghĩ đến lợi ích hay phần thưởng của bản thân mà thôi. Ngoài ra, anh ta cũng không hề quan tâm đến bạn và các quyền lợi của bạn.

Trong kiểu đàm phán này, bạn phải bình tĩnh, cứng nhắc và cương quyết. Bạn có quyền sử dụng bất kỳ mưu mẹo hoặc thủ thuật khả dĩ nào để có được thỏa thuận tốt nhất có thể. Sau khi giao dịch kết thúc, bạn cần giả định rằng mình sẽ không còn gặp lại hoặc liên hệ với đối phương nữa. Người đó thích bạn, tôn trọng bạn hoặc muốn trở thành bạn bè của bạn hay không, không quan trọng. Ưu tiên hàng đầu của bạn là có được thỏa thuận tốt nhất. Trong những chương sau, bạn sẽ được tìm hiểu thêm về một loạt các chiến lược và chiến thuật có thể sử dụng để tăng khả năng thành công với kiểu đàm phán này.

Đàm phán dài hạn

Kiểu đàm phán thứ hai (Kiểu II) là đàm phán dài hạn. Kiểu đàm phán này diễn ra khi bạn dự định bước vào một thỏa thuận phức tạp và cần phải được tiến hành trong một khoảng thời gian dài. Trong trường hợp này, do bản chất của sản phẩm, dịch vụ, hợp đồng hoặc thỏa thuận đang được thảo luận, bạn có thể sẽ phải làm việc cùng với một người hoặc một tổ chức nào đó trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Cách đây 30 năm, khi bắt đầu triển khai sản xuất các chương trình học qua file video và file âm thanh với một nhà sản xuất/phân phối ở Chicago, tôi rất cảm kích trước việc công ty sẵn lòng quảng bá chương trình của tôi ở cả trong và ngoài nước. Thật vui khi công ty đã đề nghị với tôi một hợp đồng trong đó có các điều khoản công bằng theo đúng quy định của ngành. Sau 30 năm, hiện nay tôi vẫn hợp tác với công ty này và có quan hệ gắn bó những nhân vật chủ chốt ở đó, từ chủ tịch tới nhân viên.

Qua hàng thập niên, thị trường đã thay đổi, nhiều người đến và đi, thêm nhiều sản phẩm được tung ra trở nên phổ biến và cuối cùng biến mất. Nhưng trong suốt quá trình đó, mối quan hệ của tôi với các nhân vật chủ chốt trong ngành vẫn thân thiết, chân thành, lịch sự và chuyên nghiệp. Bởi tôi luôn xem mối quan hệ này như một sự gắn kết lâu dài, nên nhờ đó, tôi đã có được những cơ hội làm việc tốt nhất và thành công nhất trong đời.

Hợp đồng Trung Quốc

Tôi bắt đầu sử dụng chiến thuật này từ nhiều năm trước và giới thiệu nó với hàng ngàn doanh nghiệp và giám đốc điều hành. Họ đã sử dụng chiến thuật này và hài lòng với những gì đạt được. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu sự khác biệt giữa một hợp đồng chuẩn mực theo tiêu chí của phương Tây và một bản hợp đồng Trung Quốc.

Ở phương Tây, phần lớn thời gian được dành cho việc đàm phán được dùng để thảo ra một bản hợp đồng chính xác. “Bên thứ nhất sẽ làm việc này còn bên thứ hai sẽ làm việc kia…” Sau đó, hợp đồng này trở thành cơ sở cho toàn bộ mối quan hệ làm ăn. Mỗi bên được cho là phải làm tròn nghĩa vụ như đã tuyên bố, chi tiết theo từng mục trong bản hợp đồng. Bất kỳ sai lệch nào so với các điều khoản đã thảo đều có thể phá vỡ thỏa thuận, dẫn đến bồi thường, thậm chí kiện tụng.

Ở Trung Quốc, nơi mà mỗi năm tôi đều dành một khoảng thời gian đáng kể ở đó, các điều khoản và điều kiện của một thỏa thuận được thương lượng, thảo luận và nhất trí. Sau đó chúng được viết ra, xem xét, sửa đổi và có chữ ký chính thức của cả hai bên.

Ở phương Tây, đây được coi là bước kết thúc của cuộc thảo luận hoặc đàm phán. Nhưng ở Trung Quốc, đây mới chỉ là bước khởi đầu của mọi cuộc đàm phán và thảo luận.

Người Trung Quốc viết ra tất cả những gì có thể cân nhắc hoặc dự đoán. Nhưng ai cũng hiểu rõ rằng, trong quá trình thực hiện thỏa thuận, sẽ phát sinh thêm thông tin và các tình huống mới. Thông tin và những tình huống mới này sẽ buộc phải sửa đổi hợp đồng để đảm bảo được tính công bằng và hợp lý cho cả hai bên.

Mỗi khi tôi đàm phán với một đối tác (và tôi có thỏa thuận với các khách hàng tại hơn 6 quốc gia), chúng tôi thường đi đến những thỏa thuận phức tạp, có nhiều điều khoản và giá trị lên tới hàng nghìn đô-la chỉ trong vài trang giấy. Ngay từ lúc bắt đầu, tôi thường tuyên bố rằng: “Chúng ta hãy ký kết một hợp đồng kiểu Trung Quốc. Trong loại hợp đồng này, anh và tôi sẽ đồng ý về các điều khoản cơ bản và điều kiện của công việc mà chúng ta sẽ hợp tác. Nhưng tôi muốn cả hai bên đều hài lòng. Bất cứ khi nào có thay đổi, chúng tôi sẽ ngồi lại với nhau, đàm phán lại các điều khoản và điều kiện bổ sung và sửa đổi đến khi cả hai bên đều hài lòng.”

Thật vui vì chúng tôi chưa bao giờ có bất đồng hay bất cứ tranh chấp gì liên quan đến những “hợp đồng Trung Quốc” kiểu này. Trong mọi trường hợp, chúng tôi luôn cởi mở, thân thiện và tập trung vào việc tối đa hóa lợi ích của mỗi bên.

Quan hệ công việc lâu dài

Các mối quan hệ với một công ty hay một cá nhân thường bắt đầu đi từ cấp thấp nhất (xã giao) và phát triển theo thời gian trở thành một phần quan trọng trong đời sống tài chính và cá nhân của bạn (thân thiết, quan trọng) nếu bạn biết cách duy trì đúng mực.

Gerard Nierenberg, một bậc thầy trong lĩnh vực đàm phán, từng nói, mục đích của đàm phán là: “đạt được một thỏa thuận, trong đó nhu cầu của các bên đều được đáp ứng đến độ trở thành động lực nội tại thúc đẩy họ thực hiện cam kết và tiến hành các thương lượng, giao dịch tiếp theo với đối tác đó.”

Chúng ta hãy phân tích định nghĩa này theo từng phần. Đầu tiên,“đạt được một thỏa thuận…” có nghĩa là mục đích của đàm phán không phải thắng thua, hay đánh bại đối thủ, mà là đạt được một kiểu thỏa thuận nào đó. Khi cả hai bên bắt đầu đàm phán với mong muốn chân thành là tìm ra hướng đi đến thỏa thuận, động thái của họ sẽ khác so với khi đàm phán kiểu “một lần”. Tất nhiên, kết quả đạt được sẽ tốt hơn rất nhiều.

Phần thứ hai của định nghĩa “… trong đó nhu cầu của các bên đều được đáp ứng…” chỉ ra rằng mỗi bên có những mong muốn và nhu cầu khác nhau. Đó là lý do người ta phải tiến hành đàm phán hay thảo luận. Trong một thỏa thuận dài hạn, việc đảm bảo nhu cầu cơ bản của đối phương là điều quan trọng nhất.

Cần có sự hài lòng từ cả hai phía

Phần thứ ba của định nghĩa, “… đến độ trở thành động lực nội tại thúc đẩy họ thực hiện cam kết…” được hiểu rằng cả hai bên đều hài lòng với kết quả đàm phán đến mức họ mong muốn thỏa thuận hợp tác tiếp theo cũng phải thành công, và sẵn lòng thực hiện đầy đủ các cam kết đã đưa ra trong đàm phán để thụ hưởng tối đa những lợi ích từ cuộc đàm phán đó.

Tôi từng có dịp trò chuyện với một nhà điều hành cấp cao của một tổ chức lớn có tinh thần học hỏi cao. Ông ta tự hào cho tôi biết, ông ta đã đàm phán được một thỏa thuận rất “hời” với một nhà xuất bản. Ông đã khiến họ chấp nhận trả trước và tiền bản quyền cao hơn nhiều so với cái giá đang trả cho các tác giả và nhà phát triển chương trình khác.

Tôi cũng hợp tác phát triển sản phẩm với nhà xuất bản đó nên rất đỗi ngạc nhiên khi biết tin này. Quý ông này đã có được một thỏa thuận tốt hơn thỏa thuận của tôi trong suốt nhiều năm làm việc với nhà xuất bản. Khi tôi gọi điện đến, giám đốc nhà xuất bản giải thích rằng vị đối tác kia quyết liệt và không ngừng đòi hỏi trong suốt cuộc đàm phán. Ông ta không linh hoạt và cũng không sẵn lòng thỏa hiệp. Hoặc nhà xuất bản phải đồng ý trả giá cao hơn, hoặc bên kia sẽ không chỉ bỏ đi, mà còn làm ảnh hưởng đến thanh danh của họ với những đơn vị khác.

Vị giám đốc nói: “Trước đây, chúng tôi không muốn khiến các đối tác mất thiện cảm với mình. Chúng tôi lịch sự đồng ý với các điều khoản và điều kiện của họ. Giờ đây, chúng tôi độc quyền xuất bản và phát hành sản phẩm của họ, chứ không có nghĩa vụ xuất bản và phát hành. Chúng tôi không hề có ý định làm vậy. Song sản phẩm của họ sẽ nằm lại trong kho của chúng tôi vô thời hạn cho đến khi họ đến và đòi lại. Khi đó, chúng tôi sẽ chấp nhận và vĩnh viễn chấm dứt mối quan hệ làm ăn với họ.”

Vị điều hành cấp cao kia đã đạt được thứ có vẻ tuyệt vời – một mức giá cao trên thị trường cho sản phẩm của mình. Nhưng vì không nhận thấy được tầm quan trọng của việc làm ăn lâu dài, nên cuối cùng ông ta và công ty của mình chỉ có được một hợp đồng tập hợp các mức giá và điều khoản mà công ty đối tác không có trách nhiệm hay động lực thực hiện.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button