Kỹ năng mềm

Thông Minh Sâu Thẳm

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Duy Tuệ

Download sách Thông Minh Sâu Thẳm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời dẫn

I – VĨNH BIỆT KIẾP NGHÈO

Con đường dẫn người thực hành đi từ đời sống của một tâm hồn còn nghèo nàn, khổ đau và đầy rủi ro trắc trở…để tới một thế giới hoàn mãn phú cường cả về vật chất lẫn tinh thần.

Bộ máy suy nghĩ chỉ là công cụ

Đầu mối của bản ngã chính là chỗ tin vào suy nghĩ, kinh nghiệm và ý niệm! Nếu tin bản thân chính là suy nghĩ, con người suy nghĩ chính là mình, nghĩa là tin vào một bộ máy. Bởi suy nghĩ chỉ là một bộ máy trong não mà thôi. Ví dụ, khi một người sử dụng chiếc xe để di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác, thì chiếc xe là công cụ cho người đó dùng chứ không phải chính là họ. Cũng vậy, khi ta dùng một chức năng của não để suy nghĩ, để lập ý nguyện, để hướng đầu óc về một chủ đích hay chủ đề nào đó do cuộc sống yêu cầu, thì chức năng đó như một công cụ mà bản thân ta là người chủ. Tập thấy như vậy thì ta mới tỉnh thức được.

Trạng thái suy nghĩ bị khóa

Tôi đã kể cho nhiều vị nghe biết bao lần, có những lúc đang đi xe hoặc đi bộ giữa ban ngày, tôi ở trong trạng thái tự nhiên bộ máy suy nghĩ bị khóa lại. Không nghĩ được nữa nhưng tôi vẫn sống, vẫn đi, vẫn quan sát và thấy mọi thứ. Tôi vẫn sống đó nhưng không có suy nghĩ. Như vậy, lúc nghĩ không được nữa thì có phải tôi chết không? Hay có phải tôi không còn là tôi nữa không? Không! Tôi vẫn sống và vẫn là tôi, vẫn đi, vẫn thấy, vẫn biết hết, chỉ có muốn nghĩ là không nghĩ được thôi. Sau vài giờ, tôi trở về trạng thái bình thường và bộ máy suy nghĩ bắt đầu phục hồi. Tiếp đó, bộ máy suy nghĩ hoạt động trở lại ở trạng thái tỉnh thức thông thường và tôi muốn nghĩ gì thì nghĩ. Có lẽ “ơn trên” cho tôi biết rõ ràng suy nghĩ chỉ là một bộ máy. Như vậy, mình muốn bộ máy suy nghĩ hoạt động thì khởi động cho nó suy nghĩ, không thì thôi.

Khi bộ máy suy nghĩ được nghỉ thì bản thân chúng ta sẽ cảm thấy khỏe khoắn. Còn nếu không đủ khả năng làm cho bộ máy suy nghĩ nghỉ ngơi, cứ để nó hoạt động liên tục thì chúng ta sẽ rất mệt và đuối sức. Chúng ta sẽ phải chạy theo bộ máy suy nghĩ và rồi bị nó dẫn đi. Bộ máy suy nghĩ giống như con ma, có khả năng dẫn dắt và bắt con người tin vào nó. Nó dẫn dắt, đưa người ta đến cảm giác rằng mình đúng: “Tôi quyết định vậy là đúng vì đã suy nghĩ rất kĩ và mất rất nhiều thời gian”. Nhưng không phải suy nghĩ nhiều thời gian là đúng, dù có suy nghĩ hàng nghìn năm cũng vẫn cứ là suy nghĩ và chúng ta không thể khẳng định là đúng được. Do đó, khi con người không điều khiển được bộ máy suy nghĩ, để nó tự động chạy và bản thân mình cũng chạy theo, không làm chủ được nó, thì không thể biết là đúng hay sai.

Có lần tôi đang đi làm, tự nhiên bộ máy suy nghĩ bị khóa lại, muốn nghĩ cũng không nghĩ được. Xe tới chỗ làm rồi nhưng tôi không thể bảo tài xế dừng xe được, chỉ biết ngồi cười. Lúc đó, bộ máy suy nghĩ tự động dừng lại giống như chiếc xe bị hết nhiên liệu và tôi không suy nghĩ được nên khi tài xế hỏi, tôi không biết trả lời, không biết nói làm sao mà cũng không thể ra lệnh cho tài xế được, chỉ cười thôi. Người lái xe biết vậy nên cứ lái đi lòng vòng cho tới khi bộ máy suy nghĩ của tôi hoạt động trở lại, bấy giờ tôi mới ra lệnh rẽ đường này, quẹo đường kia và dừng ở đâu… Trải nghiệm đó đã cho tôi biết rằng: con người thật là con người thấy biết, bộ máy suy nghĩ và con người thấy biết hoàn toàn khác nhau, mình hoàn toàn không phải bộ máy suy nghĩ.

Một thời gian ngắn sau đó, tôi khám phá ra suy nghĩ là nguyên nhân gây ra khổ đau, bộ máy suy nghĩ vô cùng nguy hiểm và chúng ta phải biết sử dụng, phải làm chủ được bộ máy suy nghĩ. Khi nào cần suy nghĩ thì ta suy nghĩ để giải quyết, sắp xếp, phân tích và quyết định vấn đề trên cơ sở dữ liệu đã có. Nghĩa là ta xem xét, suy nghĩ trên những cái cụ thể đã có sẵn, còn những gì chưa cụ thể mà cần tư duy, nghĩ về hướng đó nhưng chưa ra được thì coi như nghĩ chơi rồi bỏ đi. Ví dụ, khi học toán có các mệnh đề, định lí… và thầy giáo ra bài tập có những điều kiện tương ứng với ba cách giải. Khi đó, yêu cầu là tìm ra cách giải nào hay và hiệu quả nhất. Đây mới là lúc cần phải suy nghĩ và suy nghĩ trên những vấn đề đã có để chọn, không được suy nghĩ mông lung.

Bộ máy suy nghĩ và con người thật hoàn toàn khác nhau. Bộ máy suy nghĩ chỉ là bộ máy suy nghĩ, còn con người thật của mình chính là đại tỉnh thức, không phải bộ máy suy nghĩ. Tương tự, thân tứ đại cũng chỉ là thiết bị cho đại tỉnh thức sử dụng. Do vậy, bộ máy suy nghĩ và thân tứ đại là hữu tướng, còn thế giới tỉnh thức là thế giới vô tướng, vô hình, cũng có thể gọi là thế giới tâm linh của mỗi người, hay chính là linh hồn của mỗi người. Linh hồn này như thế nào đều tùy thuộc vào mức độ tỉnh thức của nó.

Khi biết được thế giới vô hình thì lợi ích vô cùng! Ta sẽ biết sử dụng toàn bộ thiết bị của thế giới hữu hình, trong đó có bộ máy suy nghĩ, biết sử dụng bộ não, thân thể, con mắt, âm thanh… cùng mọi thứ khác và đều sử dụng một cách chủ động.

ĐỌC THỬ

Tập trung cao nhất để quan sát và lắng nghe là đang tỉnh thức

Bản ngã đã sinh ra nhiều thói quen che mờ sự quan sát và lắng nghe của mỗi người, ngăn cản con người trở về với tỉnh thức. Do đó, chúng ta cần tập dừng các thói quen cũ và tạo các thói quen mới, luân chuyển thói quen để tâm được nhuần nhuyễn.

Phương pháp phải tập luyện thường xuyên là luôn luôn để ý đến bộ máy suy nghĩ của cái đầu, không được tin, chạy theo và đồng hóa chính mình với bộ máy suy nghĩ. Cần nhận thức và ghi nhớ rằng bản ngã được sinh ra chính từ bộ máy suy nghĩ ấy. Những suy nghĩ cho rằng đi tu, chứng ngộ, đắc đạo, thành Phật… là hay và nghĩ tất cả mọi người phải nghe theo mình… đều do bộ máy suy nghĩ mà ra. Vì tin vào bộ máy suy nghĩ nên ta đã tự đánh mất sự quan sát và lắng nghe của chính mình. Còn nếu không tin vào bộ máy suy nghĩ thì ta sẽ sử dụng sự quan sát, lắng nghe. Và đây mới chính là “ta” thật.

Khi ta quan sát và lắng nghe một cách rất tĩnh lặng thì tự nhiên ánh sáng vàng (trí huệ) và ánh sáng xanh (tình thương yêu vô điều kiện) xuất hiện. Quan sát và lắng nghe tập trung có nghĩa là ánh sáng trắng (tỉnh thức) hiện hữu. Ánh sáng trắng hiện hữu đi qua cái đầu, con tim, lục căn(1) một cách rất thanh tịnh thì cho ra trí tuệ và giải pháp để giải quyết vấn đề mà bản thân bộ máy suy nghĩ và đầu óc không thể nào biết được.

Ví dụ, theo lịch ngày mai thì mình phải tới gặp một người mà không biết người đó mời mình tới để làm gì. Tuy nhiên, mình cũng không cần phải suy nghĩ trước nhưng luôn ở trạng thái tỉnh thức lắng nghe và quan sát. Nếu người mời ở xa, không quan sát được thì mình quan sát và lắng nghe nội tâm hoặc lời mời đó trong nội tâm. Trong lúc sự việc chưa diễn ra, nếu có điều không may mắn hay nguy hiểm xảy đến bản thân thì tự nhiên Lực Nhiệm Màu Sâu Thẳm bên trong sẽ mách bảo bằng cách, gửi các tín hiệu nào đó khiến mình không yên tâm, cho mình cảm giác rất đặc biệt nếu mình biết lắng nghe. Mà một khi không yên tâm, còn ngờ vực thì nhất định không nên tiến hành việc ấy.

Khi ta lắng nghe âm thanh, sự yên lặng bên trong, lắng nghe cái đầu cũng như lắng nghe suy nghĩ một cách tuyệt đối thì tự nhiên ánh sáng trắng ở bên trong sẽ cho cảm giác để ta đi đến giải pháp tối ưu. Đó là một trong những sức mạnh của ánh sáng trắng.

Có những vấn đề rất rắc rối, cực kì khó giải quyết trong cuộc sống mà chúng ta không thể tìm ra giải pháp khi sử dụng bộ máy suy nghĩ. Khi ấy, đừng dùng suy nghĩ nữa, mà hãy trở về với một, hai, hoặc cả ba ánh sáng trắng, vàng, xanh cùng lúc bằng cách, chỉ lặng im quan sát. Bấy giờ, tự nhiên việc cần giải quyết sẽ được giải quyết bằng cách nào đó mà mình không thể biết. Đó là sự màu nhiệm.

Thế nào là sự nguy hiểm của đầu óc và suy nghĩ

Trong kinh thánh của Thiên Chúa giáo có câu chuyện về Adam và Eva. Eva là người phụ nữ được tạo thành từ chiếc xương sườn thứ bảy của Adam. Họ sống trong cảnh không mảnh vải che thân và không hề biết mình như thế. Thiên Chúa cho họ sống trong một vườn cây rất đẹp gọi là vườn Địa Đàng, nơi có các vị thần bảo vệ. Họ được ăn tất cả những trái cây trong vườn, trừ một loại trái cây Thiên Chúa dặn không bao giờ được ăn, vì ăn vào sẽ nguy hiểm đến mạng sống. Nếu Adam và Eva chỉ ăn các quả khác, không ăn thứ quả cấm ấy thì sẽ được sống lâu dài, sống bình yên, sung sướng, thân thể không cực nhọc và chiều chiều được đi dạo cùng Thiên Chúa trên cánh đồng mênh mông, gió thổi vi vu, lồng lộng. Nhưng nếu ăn phải trái cấm thì đời họ sẽ đắng cay!

Một lần, Thiên Chúa đi vắng, Adam đang ngủ thì một con rắn xuất hiện và tới nói với Eva rằng: Thiên Chúa ích kỉ lắm, chỉ muốn một mình thống lĩnh thiên hạ, không muốn ai bằng nên không cho ai ăn trái cấm kia. Thiên Chúa nói dối trái cấm đó nguy hiểm, thực ra, nó là một loại trái cây quý. Tôi đảm bảo với bà, nếu ăn trái cấm ấy thì sẽ thấy đủ chuyện, lại biết suy nghĩ nhiều điều hay và trở thành người khôn ngoan giống Thiên Chúa. Eva tin lời rắn và ăn trái cấm. Ngay lúc ấy, Eva liền suy nghĩ được và thấy mình là phụ nữ, không mặc quần áo…

Eva thấy mình suy nghĩ được nhiều chuyện thì lấy làm thích thú nên đánh thức Adam dậy, nói rằng: Thiên Chúa muốn giấu chúng ta nên ra lệnh cấm ăn trái này, nói ăn vào sẽ nguy hiểm. Nhưng thật ra, tôi vừa ăn xong và thấy suy nghĩ, tính toán tới lui được, thấy chuyện gì cũng hay, biết được chúng ta đang ở trần là không lịch sự, biết được ông là đàn ông, là chồng, tôi là đàn bà, là vợ, hay lắm, ông tới ăn thử mà xem. Adam liền dậy ăn trái cấm đó và cũng thấy hay như Eva. Họ cùng đùa giỡn, cười khúc khích và thấy xấu hổ khi không mặc quần áo nên chạy vào bụi cây để lấy lá che lại.

Không lâu sau, Thiên Chúa trở về, không thấy Adam và Eva dưới gốc cây như thường lệ nên sinh nghi và gọi họ. Gọi tới lần thứ hai thì hai người mới thưa và nói: Thưa Thiên Chúa, chúng con đang kiếm lá trong bụi cây để che thân vì thấy xấu hổ quá. Khi đó, Thiên Chúa biết là Adam, Eva đã ăn trái cấm nên biết suy nghĩ và biết đánh giá. Thiên Chúa liền gọi họ ra, hỏi: Tại sao các ngươi lại biết mình đang không mặc quần áo, tại sao lại nghĩ như thế là xấu, phải che lá vào mới là tốt? Adam và Eva khai đầu đuôi dẫn đến đã ăn trái mà Thiên Chúa cấm nên biết.

Thiên Chúa liền tập hợp con rắn, Adam và Eva lại để xử phạt. Ngài phạt con rắn không được sống thọ nữa và sau khi chết thì đời đời phải hóa kiếp trong thân không có chân để đi, phải trườn. Phạt đuổi Adam và Eva ra khỏi vườn Địa Đàng và phải lao động khổ cực, đầu tắt mặt tối mới đủ ăn hàng ngày, không còn được sung sướng, hưởng thú vui của sự thanh thản không cần lao động, quần áo, nhà cửa, suy tư… hay bất cứ thứ gì như những ngày sống trong vườn Địa Đàng nữa. Ở trong Địa Đàng, không cần gì hết, được thọ mạng lâu dài, chiều chiều đi dạo cùng với Thiên Chúa mà không chịu (bởi do suy nghĩ) thì phải đi ra ngoài. Thiên Chúa cảnh báo cho Adam, Eva biết trước là cuộc sống bên ngoài sẽ rất cực khổ mà sống cũng không được lâu, khi chết phải trở về cát bụi vì Adam được Thiên Chúa tạo ra từ cát bụi. Phạt Eva phải chịu sinh đẻ đau đớn.

Cuối cùng, Adam và Eva phải ra ngoài sinh sống rất cực khổ, phải lao động vất vả, sinh nở, nuôi nấng, dạy dỗ con cái… vô cùng gian nan! Adam và Eva phải nhận lãnh hậu quả khổ đau là do bởi cái đầu của họ nghĩ rằng mình hay, mình biết tất cả.

Tôi rất vui khi đọc câu chuyện đó và thấy rất nhiều bài học trong kinh của Kitô giáo có mật ý trùng với Phật giáo. Ngay cả khái niệm “Thiên Chúa” được phác họa trong thánh kinh cũng chính là ánh sáng màu trắng mà hễ con người nhìn thấy thì bị chói mắt.

Thông qua câu chuyện ấy, có thể thấy được sự nguy hiểm của đầu óc lí luận. Từ khi ăn trái cấm, Adam và Eva không còn tin vào Thiên Chúa nữa mà tin vào cái đầu của họ, thế nên bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng. Nếu ai tin vào đầu óc, suy nghĩ, cho rằng suy nghĩ của mình là đúng thì sẽ không có được sự tỉnh thức, không được ở trong vườn Địa Đàng của sự tỉnh thức, không được an trú trong ánh sáng trắng. Ngược lại, người ấy phải gặp rắc rối, phải “chiến đấu” bằng đầu óc, bằng suy nghĩ, phải tin tưởng vào suy nghĩ, ý niệm của mình để giành giật, bon chen trong cuộc sống.

Rõ ràng, mọi việc cứ luẩn quẩn mãi, cho dù mình may mắn giàu có do trúng mánh buôn bán… thì rồi cũng phải khổ đau. Bởi vì, khi giàu có thì mình lại càng tin tưởng vào suy nghĩ của bản thân hơn, có nghĩa là càng đâm đầu vào tảng đá, kết cục càng khổ đau hơn. Bên cạnh đó còn xảy ra rất nhiều chuyện như gia đình li tán, hơn thua với bạn bè, tự cao tự đại, bệnh hoạn, tù tội, trộm cướp rình rập… Kết quả là tai nạn xảy ra, liên tục có sự cạnh tranh hoặc đối đầu, không sung sướng gì cả! Đấy là hậu quả của việc tin vào suy nghĩ, tự cho mình giỏi, mình hay. Khi thất bại thì lại vào chùa niệm, cầu Phật phù hộ cho làm ăn phát đạt, hứa hẹn nếu được thì sẽ cúng dường, xây dựng, mở rộng chùa… Nhưng khi phát đạt thì lại biện hộ, “cầu thì nói vậy chứ làm gì có Phật nào hay ai cho”, là do mình giỏi, mình hay… Thực ra, chẳng có gì hay ho cả, tự mình nghĩ vậy thôi, hay suy nghĩ tự động chui ra và khiến mình chạy theo. Đừng đồng hóa mình là suy nghĩ, đừng tin và chạy theo vì nó chỉ là cái máy hay thiết bị để mình dùng thôi. Mình thật chính là ánh sáng trắng, là sự tỉnh thức.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button