Kỹ năng mềm

Thoát Nạn Trong Gang Tấc Tập 5: Thiên Nhiên

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alphabooks biên soạn

Download sách Thoát Nạn Trong Gang Tấc Tập 5: Thiên Nhiên ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI MỞ ĐẦU

Các bạn nhỏ thân mến, đối với ba mẹ, ngôi nhà chính là “đại bản doanh” an toàn nhất trên thế giới. Và thế là, chúng mình thường xuyên phải nghe những câu đại loại như: “Ba mẹ cấm con không được đi ra khỏi nhà một mình” hay “Ở nhà khoá chặt cửa đợi bố mẹ về, đừng có đi lang thang đấy!”…

Và đó cũng là lí do vì sao chúng mình trở thành những “chú bò đội nón” mỗi khi rơi vào trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài đường một mình. “Bò đội nón” không hiểu biển giao thông chỉ dẫn điều gì, “bò đội nón” cũng chẳng biết cần phải làm gì để tự mình đi tàu xe một cách an toàn, “bò đội nón” càng không biết phải làm sao khi đối mặt với những kẻ lạ mặt, hoặc những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống.

Đó là lí do mà những “chú bò đội nón” nên đọc thật kỹ cuốn sách này. Thoát nạn trong gang tấc gồm 15 chương, tập hợp thật đầy đủ và chi tiết những tình huống bất ngờ, nguy hiểm mà bạn nhỏ có thể gặp phải trong sinh hoạt, đời sống. Đồng thời, nó cũng dạy bạn cách xử lí thật thông minh để có thể “thoát nạn trong gang tấc” và ngày càng trưởng thành.

Hãy giữ cuốn sách như một cuốn cẩm nang để nó có thể là người bạn thông thái đi cùng bạn nhỏ trên mọi nẻo đường, bạn nhé!

ĐỌC THỬ

MỘT MÌNH GẶP MƯA BÃO,CHÚNG MÌNH PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Bạn nhỏ thân mến, mưa bão là hiện tượng thiên nhiên thường gặp đối với tất cả chúng ta, và dường như những cơn mưa bão chẳng đe dọa gì đến bạn nhỏ cả, đặc biệt là khi các bạn ở trong nhà. Nhưng không phải đâu nhé!

Hãy cùng tìm hiểu xem, chúng mình có thể gặp phải những sự cố gì khi trời mưa bão nào.

Đang ở trong nhà, tớ chẳng lo gì cả!

Các bạn nhỏ “vô tư” như thế là sai rồi nhé. Mặc dù đang an toàn trong ngôi nhà ấm cúng, chúng mình cũng không được chủ quan. Có “khối” việc khẩn cấp đang chờ chúng ta làm đấy!

Đầu tiên, các bạn nhỏ hãy đi quanh nhà, đóng hết các cửa sổ và cửa kính lại nhé. Nếu không, gió lớn sẽ khiến cánh cửa va đập mạnh vào khung cửa làm kính bị vỡ, vô cùng nguy hiểm đấy.

Sau khi hoàn thành việc đóng các cửa sổ, chúng mình hãy rút ngay phích cắm các thiết bị điện trong nhà như tivi, máy giặt, lò vi sóng… để tránh sét đánh gây cháy nổ.

Đặc biệt cần lưu ý, khi trời mưa bão, các bạn nhỏ không nên đùa nghịch ở các mô đất trống hoặc trên sân thượng các tòa nhà cao tầng, vì sét rất dễ đánh vào các mục tiêu ở trên cao.

Lúc này, chúng mình nên ngồi trên giường hoặc trên ghế, tránh để chân chạm đất. Nếu cần đi lại, phải mang guốc dép khô.

Sau khi tạnh mưa, các bạn nhỏ cũng đừng vội ra khỏi nhà. Hãy ra khỏi nhà sau khi có tiếng sấm cuối cùng khoảng 30 phút nhé!

Nhưng nếu trời mưa to đúng lúc bạn nhỏ đang ở ngoài đường một mình thì phải ứng phó thế nào đây?

Đầu tiên các bạn nhỏ phải nhanh chóng tìm chỗ trú mưa rồi. Ái chà, nhưng chuyện nhỏ này cũng không dễ đâu nhé. Nếu không biết cách, có thể gây ra hậu quả khó lường đấy

Các bạn nhỏ chắc hẳn cho rằng tránh mưa dưới gốc cây to sẽ không bị ướt và lạnh. Tán cây um tùm, rậm rạp thế kia trông thật an toàn.

Nhưng không được đâu các bạn nhỏ ơi, các bạn đang mắc phải một sai lầm nghiêm trọng. Tán cây rậm rạp mặc dù có thể che mưa cho chúng ta nhưng lại rất dễ bị sét đánh trúng.

Một tia sét có điện thế lên tới hàng triệu volt, đủ để thắp sáng bóng đèn huỳnh quang công suất 100W suốt một năm. Do vậy, nếu bị sét đánh trúng sẽ khó giữ được tính mạng. Kể cả những người sống sót sau khi sét đánh trúng cũng sẽ bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng… Rất đáng sợ phải không nào?

Tại sao sấm sét lại “ghét” cây to nhỉ?

Bạn nhỏ biết không, mưa bão kéo đến kèm theo các đám mây giông. Đám mây giông là một dạng “máy phát điện” khổng lồ. Điện cực dương nằm ở phía trên đám mây còn điện cực âm nằm ở dưới. Còn sét là hiện tượng một tia lửa điện phát ra giữa hai đám mây hoặc giữa đám mây và đất.

Khi tia sét phát ra từ một đám mây và đi theo hướng xuống đất, nó sẽ chọn “con đường đi” dễ dàng nhất. Nói cách khác, tia sét chọn những điểm cao nhất để “hạ cánh”. Giữa những khu vực trống trải, điểm cao nhất chính là các cây to.

Nếu xung quanh toàn cây là cây thì sao nhỉ? Các bạn hãy tìm vị trí dưới những cây nhỏ để trú ẩn nhé, tránh đứng cạnh những cây cao, vì sét luôn có xu hướng tấn công vào chúng.

Chúng mình lưu ý không đứng, ngồi cạnh cột điện, hoặc đường dây tải điện, vì đây cũng là những nơi dễ bị sét đánh. Mặt khác, trong cơn giông thường có gió mạnh có thể làm gãy đổ trụ điện hoặc đứt đường dây điện nên việc đứng cạnh cột điện càng trở nên nguy hiểm hơn.

Các bạn nhỏ cũng không nên trú gần các lò nung đang nhả khói, vì khói là chất dẫn điện tốt tạo điều kiện cho sét đánh tới.

Hãy tránh xa cả các ao hồ có mặt nước rộng nữa nhé. Nếu thấy ai đang lội dưới nước, chúng mình hãy kêu thật to để gọi họ lên bờ ngay, vì dòng điện sét có thể truyền trong nước, gây nguy hiểm nghiêm trọng đấy.

Các vật dụng kim loại như cuốc xẻng, xe máy, xe đạp… cũng rất dễ bị sét đánh, các bạn nhỏ hãy tránh thật xa nhé!

Nhà kho, trạm chờ xe buýt và các công trình không có bộ phận chống sét cũng là mục tiêu của những “anh chàng sét”. Vì thế, sáng suốt nhất, chúng mình hãy tìm đến một tòa nhà lớn, nơi hệ thống chống sét, cột thu lôi đã được thiết kế đặc biệt để trực tiếp hấp thụ điện tích của sét và giúp đảm bảo an toàn cho những người ở trong tòa nhà.

Lưu ý, lưu ý:Trong khi trú mưa, nếu các bạn nhỏ cảm thấy lông tóc trên người bỗng dựng đứng lên, da hơi đau rát, đó là điềm báo sét sắp đánh trúng bạn.

Lúc này bạn hãy ngồi xuống, hai chân khép lại, hai tay ôm đầu gối, gục đầu vào hai đầu gối. Làm như vậy sẽ tránh bị sét đánh.

Cấp cứu người bị sét đánh

Người bị sét đánh thường chết ngay tức khắc, nhưng cũng có nhiều trường hợp nhẹ, nạn nhân thoát chết, song cần phải được cấp cứu kịp thời.

Nếu thấy người bị sét đánh, chúng mình cần hô hoán thật to để tìm sự giúp đỡ của người lớn. Nhưng nếu không tìm được ai giúp đỡ, các bạn nhỏ cũng có thể thực hiện một số động tác sơ cứu. Những việc sau đây tuy nhỏ, nhưng có thể cứu sống cả mạng người. Các bạn nhỏ hãy cùng ghi nhớ nhé:

Người bị sét đánh cũng giống như người bị điện giật. Người bị nạn ngất xỉu, ngừng thở, tim ngừng đập, mất tri giác, da tím xanh, chỗ bị sét đánh trên cơ thể cháy sém.

Khi đó, chúng mình cần đặt người bị nạn nằm lên chỗ khô ráo, bằng phẳng, nới rộng quần áo để người đó có thể thở dễ dàng. Khẩn trương làm hô hấp nhân tạo kết hợp hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Cứ năm lần ép tim ngoài lồng ngực thì hô hấp nhân tạo hoặc thổi ngạt một lần. Làm liên tục như thế 60-90 lần/phút.

Chúng mình còn nhỏ, sức yếu, nên nếu còn có thêm các bạn nhỏ xung quanh, chúng mình có thể kết hợp với nhau, thay phiên hà hơi thổi ngạt và ép tim cho người bị nạn nhé.

Khi người bị nạn tỉnh lại, các bạn nhỏ hãy gọi taxi đưa ngay người đó tới bệnh viện để tiếp tục theo dõi, phòng ngừa những diễn biến xấu sau đó.

Chúng mình có thể đọc phần cấp cứu này cùng bố mẹ để được hướng dẫn thật cụ thể nhé!

Tạnh mưa rồi, về nhà thôi!

Sau cơn mưa, ai đi trên đường cũng thật hối hả, chúng mình phải hết sức cẩn thận ba điều sau đây:

Một là, khi đi bộ hoặc đạp xe trên các tuyến phố, đoạn đường bị ngập, phải đề phòng trơn trượt.

Trên đường, một số cống nước đã được mở nắp để nhanh chóng thoát nước, phần cống hở được “cảnh báo” bằng cách cắm các cành cây. Nhưng cũng có khi nước mạnh quá cuốn cả vật cảnh báo, nên chúng mình cần thận trọng không đi vào những vùng nước xoáy, tránh bị hụt chân ngã vào cống nước hoặc bị thương.

Hai là , sau cơn mưa bão, dây điện, cành cây có nguy cơ đứt gãy. Khi đi đường, chúng mình phải đi chậm, quan sát cẩn thận tránh bị điện giật hoặc các cành cây gãy rơi vào người.

Ba là, xe cộ trên đường lúc này lưu thông rất tấp nập. Chúng mình cần tuân thủ luật giao thông, tránh các nguy cơ va chạm gây tai nạn nhé!

Hy vọng các bạn nhỏ đã hiểu được cách để đảm bảo an toàn cho bản thân trong trời mưa bão. Hãy cùng đọc chương tiếp theo để khám phá xem chúng mình sẽ biết thêm được những kiến thức gì nào!

AN TOÀN TRONG KÌ NGHỈ HÈ NÓNG BỨC

Hôm nay, Linh Chi vui ơi là vui, các bạn nhỏ có biết tại sao không? Đơn giản là vì mùa hè đã đến. Mùa hè, Linh Chi sẽ được nghỉ học, đi bơi, đi chơi công viên mỗi ngày cùng bạn bè, tha hồ mà thích.

Nghĩ là làm, ngay chiều hôm đó, Linh Chi cùng các bạn trong xóm dẫn nhau ra con kênh gần nhà. Chà chà, mùa hè nóng nực mà được bơi dưới con kênh mát lạnh thì thật thích thú!

Ấy thế mà, một rắc rối lớn đã xảy ra.

Tai nạn đuối nước

Các bạn nhỏ biết không, tai nạn đuối nước là một trong bốn nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em tại nhiều quốc gia châu Á.

Các bạn nhỏ đừng nghĩ mình biết bơi mà chủ quan nhé. Đặc biệt, đừng nghĩ mình bơi “hơi bị siêu” mà tụ tập trên cầu cao, rồi đua nhau nhảy xuống, bởi “trò chơi cảm giác mạnh” này tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường.

Khi nhảy từ trên cao xuống, các bạn nhỏ có nguy cơ va phải vật cứng dưới nước như cọc nhọn, đá ngầm… Rồi khi nhảy, chúng mình rất dễ bị rơi ngang, bụng tiếp xúc với nước trước với lực rơi rất mạnh, khiến chúng mình bị choáng và ngất xỉu. Ngoài ra, còn có thể bị chuột rút, nguy hiểm đến tính mạng nữa đấy.

Vậy, để đảm bảo an toàn bơi lội, tránh co rút tay chân, các bạn nhỏ hãy nhớ kỹ: Trước khi xuống nước, điều quan trọng là phải khởi động làm nóng cơ thể. Khi bắt đầu xuống nước, các bạn nhỏ hãy nhúng nước, điều quan trọng là phải khởi động làm nóng cơ thể. Khi bắt đầu xuống nước, các bạn nhỏ hãy nhúng chân xuống trước, sau khi cơ thể đã thích nghi với nhiệt độ của nước mới từ từ dìm toàn bộ phần thân trên.

Tuyệt đối không nên vì hiếu kỳ mà bơi ở nơi bị cấm, ví dụ như những vực nước sâu, hố nước nguy hiểm…

Lúc đang bơi, nhỡ không may bị chuột rút mà chẳng có ai bên cạnh thì phải làm sao đây?

Lúc này, các bạn nhỏ chắc hẳn đều vô cùng sợ hãi. Vì vậy, điều cần chú ý trước tiên là không được hoảng loạn, phải thật bình tĩnh!

Sau khi trấn tĩnh, bạn nhỏ thả lỏng bắp tay và đùi, giữ cơ thể ở tư thế nằm úp, mặt quay xuống dưới, không được khoát tay hay đạp, vùng vẫy lung tung, nếu không sẽ dễ dàng chìm xuống nhanh hơn.

Đồng thời, bạn nhỏ hãy cố gắng ngóc đầu khỏi mặt nước để thở, từ từ điều chỉnh nhịp thở, thả lỏng cơ thể, lúc này cơ thể bạn sẽ nổi trên mặt nước. Đây là tư thế dễ thực hiện nhất, đồng thời là tư thế nổi trên mặt nước trong thời gian lâu nhất.

Đợi sau khi cơ thể ổn định, bạn nhỏ hãy cố gắng dùng tay kéo ngón chân cong gập về phía mạng sườn, như vậy mới hóa giải được sự co rút.

Phù, các bạn nhỏ đã ghi nhớ thật kỹ các “công đoạn” vừa rồi chưa? An toàn dưới nước xem ra cũng phức tạp ra phết đấy!

Ôi thôi, bỏng rồi…

Chơi đùa ngoài trời vào mùa hè nắng nóng có thể khiến bạn nhỏ bị bỏng nhiệt hoặc bỏng nắng, đừng coi thường nhé, loại bỏng này có thể khiến da bạn “cháy khét” như chơi.

Và bạn nhỏ biết không, chiếc cầu trượt đáng yêu, đu quay thú vị, bập bênh vui vẻ… chính là thứ khiến các bạn dễ bị bỏng nhất đấy.

Bởi vì, phần lớn những món đồ chơi này làm bằng kim loại sắt hoặc thép. Ví dụ: Dây đu quay, tay nắm bập bênh, xà đơn xà kép…

Những vật liệu này có tính dẫn nhiệt cao, khi bạn nhỏ tiếp xúc với các thiết bị vui chơi nóng giãy này, trong chớp mắt sẽ bị bỏng da ngay.

Vào mùa hè, trong khoảng thời gian từ 1-3 giờ trưa, khi ánh nắng mặt trời gay gắt nhất, tốt nhất các bạn nhỏ không nên chơi đùa bên ngoài để tránh những tai nạn đáng tiếc, các bạn nhỏ nhớ kỹ nhé!

Nhưng chẳng may bị bỏng thật thì phải làm thế nào?

Nếu không có bố mẹ ở bên, mặc dù đang rất đau vì bỏng, chúng mình cũng phải nhanh chóng nín khóc và thực hiện các bước sau:

Trước tiên, bạn nhỏ hãy nhanh chóng dùng nước mát rửa sạch vết bỏng, sau đó ngâm chỗ bị bỏng vào nước lạnh nửa giờ. Thông thường, khi ngâm càng sớm, nước càng lạnh thì hiệu quả làm dịu vết bỏng càng tốt (lưu ý là nước lạnh không được dưới -500C để tránh bị bỏng lạnh). Nhưng nếu vết bỏng đã phồng rộp hoặc vỡ ra, bạn nhỏ tuyệt đối không được ngâm nước để tránh nhiễm trùng nhé.

Với những vết bỏng nhẹ ở chân tay, lá cây lô hội là vũ khí chữa trị rất hiệu quả. Bạn nhỏ hãy cắt lá lô hội ra và đắp lên vết bỏng nhé.

Nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tránh xa anh bạn “bỏng” hay “cháy nắng”, khi bắt buộc phải ra ngoài vào lúc nắng gắt, các bạn nhỏ cần uống nước đầy đủ, chuẩn bị ô, mũ che nắng, mặc áo quần thoáng khí, màu dịu nhẹ.

Khi có triệu chứng “say nắng” như: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất nước, cần nhanh chóng tìm nơi mát mẻ, thông gió, cởi bớt quần áo để giảm nhiệt độ cơ thể, uống nước mát… Nếu tình trạng nghiêm trọng cần ngay lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ chữa trị nhé.

Chú ong mật “hung hăng”

Thật tuyệt cú mèo nếu hè này chúng mình được bố mẹ đưa về quê chơi. Ở quê đất rộng cây nhiều, tha hồ chạy nhảy, thích quá là thích!

Ấy thế mà nguy hiểm vẫn tiềm ẩn khắp nơi đấy nhé! Nguyên nhân chủ yếu bởi chúng mình chơi nhiều trò chơi hết sức nguy hiểm như trò đuổi bắt, chui trong bụi rậm, tìm tổ chim, bắt ve, rồi cả chọc tổ ong nữa chứ…

Nhưng các bạn nhỏ nghịch ngợm ạ, những chú ong “nóng nảy” không thích bị làm phiền tí nào đâu!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button