Kỹ năng mềm

Thoát Nạn Trong Gang Tấc Tập 4: Ngoài Đường

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alphabooks biên soạn

Download sách Thoát Nạn Trong Gang Tấc Tập 4: Ngoài Đường ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI MỞ ĐẦU

Các bạn nhỏ thân mến, đối với ba mẹ, ngôi nhà chính là “đại bản doanh” an toàn nhất trên thế giới. Và thế là, chúng mình thường xuyên phải nghe những câu đại loại như: “Ba mẹ cấm con không được đi ra khỏi nhà một mình” hay “Ở nhà khóa chặt cửa đợi bố mẹ về, đừng có đi lang thang đấy!”…

Và đó cũng là lý do vì sao chúng mình trở thành những “chú bò đội nón” mỗi khi rơi vào trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài đường một mình. “Bò đội nón” không hiểu biển giao thông chỉ dẫn điều gì, “bò đội nón” cũng chẳng biết cần phải làm gì để tự mình đi tàu xe một cách an toàn, “bò đội nón” càng không biết phải làm sao khi đối mặt với những kẻ lạ mặt, hoặc những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống.

Đó là lí do mà những “chú bò đội nón” nên đọc thật kỹ cuốn sách này. Thoát nạn trong gang tấc gồm 15 chương, tập hợp thật đầy đủ và chi tiết những tình huống bất ngờ, nguy hiểm mà bạn nhỏ có thể gặp phải trong sinh hoạt, đời sống. Đồng thời, nó cũng dạy bạn cách xử lý thật thông minh để có thể “thoát nạn trong gang tấc” và ngày càng trưởng thành.

Hãy giữ cuốn sách như một cuốn cẩm nang để nó có thể là người bạn thông thái đi cùng bạn nhỏ trên mọi nẻo đường, bạn nhé!

ĐỌC THỬ

NHẬN BIẾT CÁC BIỂN BÁO THƯỜNG GẶP

Mỗi lần ra ngoài đường, chúng mình thấy bao la là các biển báo giao thông. Khi chưa hiểu, trông chúng thật rắc rối, loằng ngoằng. Nhưng khi đã hiểu mục đích của từng loại biển báo là gì rồi thì chúng mình sẽ thấy chúng cần thiết vô cùng đấy!

Chương đầu tiên của cuốn sách, những “chú bò đội nón” sẽ bắt đầu tìm hiểu cách nhận biết các loại biển báo để trở thành một “công dân nhí” thông thái và luôn chấp hành đúng luật giao thông nhé!

Có bốn nhóm biển báo cơ bản mà chúng mình cần nhớ: Biển báo cấm, Biển báo nguy hiểm, Biển hiệu lệnh và Biển chỉ dẫn. Chúng mình cùng tìm hiểu thêm nhé!

Biển báo cấm

Những biển báo cấm đều có một đặc điểm chung, đó là dạng hình tròn, viền đỏ, có nền màu trắng hoặc xanh, bên trong chúng có hình vẽ minh họa hoặc chữ viết chỉ đối tượng hoặc hành vi bị cấm khi tham gia giao thông.

Chúng ta có đến 39 loại biển báo cấm khác nhau, trong đó, có một số loại biển cấm sau đây mà những bạn nhỏ đi bộ hoặc xe đạp cần chú ý.

Biển báo đường cấm

Biển báo cấm sẽ xuất hiện ở những phần đường cấm tất cả các phương tiện giao thông và người đi bộ. Biển báo này có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng và không có hình minh họa ở giữa. Thật dễ nhớ phải không nào!

Biển cấm đi ngược chiều

Biển cấm đi ngược chiều có nền màu đỏ và ở chính giữa có gạch ngang màu trắng nổi bật. Các bạn nhỏ hãy nhớ, biển này có nghĩa là: Cấm người điều khiển các phương tiện giao thông đi theo chiều đặt biển, trừ xe ưu tiên.

Biển cấm người đi bộ

Khi nhìn thấy biển báo cấm người đi bộ, các bạn nhỏ tuyệt đối không được đi vào phần đường có biển cấm nhé. Phần lớn những người điều khiển phương tiện giao thông khi đi trên phần đường này đều mặc định rằng không có sự xuất hiện của người đi bộ. Nếu các bạn nhỏ không tuân theo biển báo, cứ đi vào đoạn đường cấm thì tai nạn rất dễ xảy ra đấy.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI TÀU, XE MỘT MÌNH

Việt Anh vừa được bố mẹ đồng ý hè này cho về quê thăm ông bà. Thú vị hơn cả, bạn ấy còn được “thử thách” bằng cách tự đi tàu về quê một mình. Nào! Chúng mình cùng tham gia hành trình này với Việt Anh, để biết được “bí kíp” đi đường một mình an toàn nhé!

Trước khi bắt đầu cuộc hành trình lý thú tự mình đến một nơi xa, bạn nhỏ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng:

Đồ đạc, hành lý cần được sắp xếp gọn gàng

Tốt nhất là chúng mình nên sắp đồ vào một chiếc vali hoặc túi xách duy nhất. Nếu lỉnh kỉnh nhiều đồ, khi xuống xe, bạn nhỏ có thể sẽ quên béng mất một hay nhiều chiếc túi ở trên xe đấy!

Chiếc vé xinh xinh

Trước khi bắt đầu chuyến đi, chắc chắn bố mẹ đã mua vé cho chúng mình rồi. Chà, chiếc vé bé xíu nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay nhưng mà “có võ” đấy nhé!

Sau khi đưa vé cho cô/chú soát vé xong, bạn nhỏ nhớ giữ cẩn thận chiếc vé ấy bên mình. Chú soát vé thỉnh thoảng sẽ đi qua và có thể kiểm tra chiếc vé của bạn. Nếu mất thì rắc rối to.

Nếu bạn say xe thì…

Những viên thuốc chống say sẽ giúp chúng mình không bị mệt mỏi, nôn oẹ trong suốt cuộc hành trình. Mỗi loại thuốc chống say có quy định về cách uống khác nhau, nhưng thông thường bạn nhỏ nên uống thuốc vào khoảng một giờ đồng hồ trước khi lên xe nhé.

Chúng mình nên hạn chế nhìn vào những vật chuyển động. Bạn có thể tập trung nhìn ra ngoài vào một điểm cố định hoặc ngủ một giấc để quên đi cảm giác say xe. Chúng mình cũng có thể đặt lên mũi một miếng vỏ cam, quýt, chanh… Hương thơm dễ chịu của những loại vỏ này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều đấy!

Ghi nhớ chính xác địa điểm cần đến

Các bạn nhỏ thường có cách diễn đạt ngộ nghĩnh theo cách của riêng mình về các địa danh, ví dụ như: “Cái nơi mà có con chó con hay chơi ngoài sân ý ạ!” hay “Chỗ có cây bàng to nhất làng!”

Thế nhưng, những bác lái xe không thể biết được cụ thể chúng ta muốn đi đâu qua những cách diễn tả như vậy. Vì thế, trước khi lên xe, bạn nhỏ cần ghi nhớ thật chính xác địa điểm cần đến (tên địa danh – thành phố, tên đường, số nhà, hoặc địa danh nổi tiếng gần đó…)

Mẹo nhỏ cho các bạn “đãng trí” là ghi địa điểm chính xác vào một tờ giấy nhỏ, cất cẩn thận trước khi bắt đầu hành trình, nói cho bác tài xế hoặc chú phụ xe biết để đảm bảo được đưa đến đúng nơi cần đến.

Ăn uống cũng rất quan trọng

Trước khi lên xe, bạn nhỏ không nên ăn quá no hoặc ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ. Vì như thế dạ dày chúng mình sẽ trở nên rất nặng nề, khó chịu và dễ bị nôn mửa trên tàu, xe hơn đấy!

Luôn giữ liên lạc với người thân

Chiếc điện thoại di động rất cần thiết để liên lạc với ba mẹ, ông bà… khi chúng ta đi tàu, xe một mình. Trên chặng đường đi, bạn nhỏ nhớ quan sát các địa danh, các biển hiệu có tên đường phố để thông báo cho ba mẹ được biết, tránh trường hợp đi nhầm đường nhé!

Không đưa tay, chân, đầu ra ngoài cửa kính tàu, xe

Bạn nhỏ tinh nghịch nào thích đưa tay, chân hay cả đầu của mình ra bên ngoài cửa kính tàu xe thì phải từ bỏ ngay thói quen xấu này nhé! Vì khi xe đang di chuyển với tốc độ cao, bạn nhỏ sẽ rất dễ gặp phải nguy hiểm nếu va vào các chướng ngại vật trên đường.

Cảnh giác với người lạ

Khi biết được bạn nhỏ không có người lớn đi kèm. Những người lạ xấu xa như những tên móc túi, những kẻ bắt cóc trẻ em… sẽ có ý đồ muốn làm hại chúng mình. Chúng mình phải hết sức cảnh giác với những người lạ mặt. Nhưng cảnh giác như thế nào? Hãy nhớ ba điều sau nhé: Không ăn đồ ăn thức uống người lạ cho, không trò chuyện với người lạ và gọi điện cho người đến đón ngay khi xe sắp tới nơi.

Nếu thấy người lạ có hành vi xâm phạm, dọa dẫm, chúng mình hãy hét lên thật to để tìm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh nhé!

Đừng nên đọc truyện hay chơi game quá nhiều trên tàu, xe nhé!

Chơi game hay đọc truyện nhiều sẽ khiến cho mắt và trí não mệt mỏi, rối loạn và khiến cho cảm giác say tàu xe đến dễ dàng hơn.

Hấp tấp là dễ…

Khi lên, xuống xe, chúng mình phải chờ cho xe dừng hẳn. Nếu xe vẫn đang chuyển động mà bạn nhỏ đã nhanh nhảu nhảy xuống thì cho dù có “siêu nhân” đến mấy cũng sẽ gặp phải nguy hiểm đấy!

Vậy là qua chương này, bạn nhỏ đã có được rất nhiều “bí kíp” để có thể đi tàu, xe một mình và tự chăm sóc bản thân rồi phải không? Hãy cùng đọc tiếp chương tiếp theo để biết thêm nhiều “bí kíp” hơn nữa nhé!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button