Kỹ năng mềm

Thiên Tài Trong Mỗi Chúng Ta

Lời giới thiệu

So với nguồn năng lực thực sự về thể chất và trí tuệ của cơ thể, chúng ta chỉ đang sử dụng một phần nhỏ. Nói rộng hơn, con người đang sống xa với những khả năng tiềm ẩn của chính mình. Khi nhận thức rõ hơn về di truyền, tài năng và IQ, mỗi chúng ta đều có cơ hội trở thành một thiên tài. Thiên tài trong mỗi chúng ta (Tên tiếng Anh: The Genius in all of us) của David Shenk được đánh giá là một cuốn sách thú vị, sâu sắc và quan trọng. Cuốn sách mang đến nhiều bí quyết khám phá khả năng thiên tài trong mỗi người.

Trong cuốn sách, tác giả đã bác bỏ quan niệm sai lầm cho rằng gien là khuôn mẫu quy định tài năng hay sự trì độn của con người. Thay vào đó, số phận của chúng ta là một sản phẩm của sự tương tác năng động giữa gien và môi trường. Bạn có thể cao lớn hơn, thông minh hơn, tài năng hơn và thành công hơn. Điều này được chứng minh bằng hàng loạt các nghiên cứu di truyền học, quá trình phát triển của trẻ em, cuộc đời của các thiên tài âm nhạc hay các siêu sao thể thao, v.v…

Được viết bằng ngôn ngữ rõ ràng, sinh động, cách trình bày dễ đọc và dễ hiểu, tác giả đã cung cấp một cái nhìn mới cho các bậc phụ huynh, nhà giáo dục, những người hoạch định chính sách và giúp cho quá trình phát triển của mọi đứa trẻ trở nên có ý nghĩa hơn.

Với Thiên tài trong mỗi chúng ta, David Shenk đem đến một thông điệp mang tính cách mạng cho tất cả mọi người!

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Cuốn sách này xua tan đi huyền thoại về những tài năng thiên bẩm.

Bộ gien của chúng ta có ảnh hưởng quá khiêm tốn đên thành công, thay vào đó, tài năng hay thành công chịu ảnh hưởng lớn của môi trường sống và sự giáo dục, đồng thời đối với mỗi cái nhân đó là kết quả của những ngày dài luyện tập gian khổ với niềm đam mê vô tận, niềm khao khát cháy bỏng đc chứng tỏ bản thân vs những ng thân yêu…

Cuốn sách này dành cho những ai luôn đặt CH “tại sao ng khác sinh ra có nhiều tài năng vậy còn tôi thì chẳng có tài năng gì?”

Tạo hóa công bằng vs tất cả mọi người, chỉ có chúng ta mới tạo nên sự khác biệt 🙂

Ý định theo đuổi việc nghiên cứu để am hiểu về tài năng và năng lực thiên bẩm xuất phát từ rất nhiều lý do. Đầu tiên, tôi rất thích thú với cuốn sách Genius Explained (Tạm dịch: Lý giải thiên tài) của Michael Howe, cuốn sách đã đề cập đến những bí mật của tài năng thiên bẩm và đề xuất rằng năng lực đặc biệt có thể được giải thích bằng các sự kiện bên ngoài cuộc sống. Cuốn sách không hoàn toàn thuyết phục, nhưng nó đã khai thông trí óc tôi, đặc biệt là lời giải thích của Howe về bí mật của nhà soạn nhạc lừng danh Mozart.

Thứ hai, khi viết cuốn sách về lịch sử môn cờ vua, tôi cũng rất hứng thú với một số nghiên cứu và câu chuyện gợi ra rằng ngay cả bộ óc của những kỳ thủ cờ vua vĩ đại cũng được phát triển theo thời gian bởi cảm hứng và những nỗ lực đặc biệt. Khi nghiên cứu về những kỳ thủ cờ vua ở châu Âu cuối thế kỷ XIX (gồm cả người cụ Samuel Rosenthal của tôi), Alfred Binet đã khám phá ra rằng không như mọi người nghĩ, họ không hề có trí nhớ thị giác siêu phàm thiên bẩm. Thực tế, năng lực của họ phát triển trực tiếp từ những kinh nghiệm thực tiễn mà họ đã tạo ra trong nhiều năm. Sau đó, nhà nghiên cứu tâm lý học người Hà Lan và cũng là một kỳ thủ cờ vua, Adriaan de Groot, đã tiếp tục thực hiện nghiên cứu của Binet, khiến cả thế giới giật mình với kết quả quan sát thấy những người chơi cờ tài giỏi thực ra không tính toán tốt hơn hoặc nhanh hơn, không nhớ các nước đi tốt hơn so với những người chơi cờ kém họ. Những người chơi cờ siêu phàm chỉ giỏi một kỹ năng là quan sát dạng thức cờ – một kỹ năng mà họ đã dành hàng ngàn giờ để nghiên cứu.

Thành công bắt nguồn từ sự tập trung và kiên trì luyện tập. Trong nguồn cảm hứng đó, tôi bị thuyết phục bởi người phụ trách chuyên mục cờ vua Tom Rose khi ông viết về một kỳ thủ trẻ tuổi người Na Uy, Magnus Carlsen. “Anh đã trở thành một kỳ thủ cờ vua xuất sắc khi còn rất trẻ. Nhưng liệu đó có phải do tài năng thiên bẩm đặc biệt không? Hãy thử đặt mình vào vị trí của Magnus khi còn trẻ. Bạn thi đấu giải niên thiếu đầu tiên khi lên tám tuổi, bạn thi tốt và được một huấn luyện viên kỳ cựu chú ý và quyết định sẽ hướng dẫn bạn. Ngay lập tức, bạn tin rằng bạn đặc biệt, bạn có ‘tài năng’, bạn có thể tỏa sáng. Điều này khuyến khích bạn luyện tập chăm chỉ và giành được sự chú ý đáng kể… Khi bạn gặt hái được nhiều thành công ở giải niên thiếu hơn thì các phương tiện truyền thông chú ý đến bạn nhiều hơn và khuyến khích bạn luyện tập thậm chí chăm chỉ hơn nữa. Ban đầu, bạn luyện tập hai hoặc ba giờ một ngày. Đến khi mười tuổi, bạn luyện tập bốn hoặc năm giờ một ngày.”

Điều này đưa tôi đến với các tài năng khoa học mới phát triển gần đây và lời nhận xét từ David Shanks, một nhà nghiên cứu tâm lý học ở London:

Bằng chứng của việc tập luyện đặc biệt tạo nên trí nhớ trong môn cờ vua, âm nhạc và một số môn thi đấu khác đã lý giải cho câu châm ngôn cổ: Luyện tập tạo nên sự hoàn hảo.

“Luyện tập tạo nên sự hoàn hảo” là một cụm từ tuyệt vời và nó gợi ra một câu hỏi rõ ràng: Vậy những người luyện tập rất nhiều mà chẳng đạt được thành tích cao thì sao? Đây là vấn đề mà công trình của Anders Ericsson và Neil Charness đưa ra. Bài báo “Thực hành của chuyên gia – cấu trúc và kết quả thu nhận” của họ viết năm 1994 quả thật là một sự khám phá. Nó cho tôi biết rằng giới nghiên cứu đang cố gắng xác định chính xác làm thế nào để con người đạt được thành tích tốt trong công việc. Nó chỉ ra rằng có nhiều mức độ thực hành khác nhau và còn nhiều yếu tố khác dẫn đến thành công hay thất bại.

Động lực cuối đã đến sau khi tác phẩm The Immortal Game (Tạm dịch: Trò chơi bất tử) được xuất bản. Một cuộc tranh luận với tác giả Steven Johnson đã làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản của tôi; cuộc đối thoại thứ hai với tác giả Cathryn Jakobson Ramin đã thôi thúc Ramin gửi cho tôi một bài xã luận mang tính kích thích cao: “Giới hạn của bầu trời” vào ngày 16 tháng 9 năm 2006, trong tạp chí Nhà khoa học mới. Bài xã luận đó đúc kết cô đọng rằng có lẽ đây là thời gian để đánh giá lại các quan niệm về tài năng. Công trình phê bình của Carol Dweck về tư duy và sự thôi thúc đã thức tỉnh nhiều điều trong tôi.

Từ đó, tôi tìm tòi và đọc hàng loạt sách báo, cuối cùng tôi nhận ra rằng có hai thế giới khoa học hoàn toàn khác biệt: nghiên cứu về di truyền và nghiên cứu về tài năng/thành tích. Mỗi giới đều đã khai thác được nhiều thông tin tuyệt vời trong những năm gần đây khiến các nhà khoa học phải cố gắng kết nối và tổng hợp những nghiên cứu này nhưng kết quả thu được lại rất hạn chế. Mục tiêu đầy tham vọng của tôi là cố gắng phần nào làm cầu nối giữa hai thế giới này và cóp nhặt những thuật ngữ mới hữu ích, những phép ẩn dụ từ các nhà khoa học để chưng cất thành một tri thức chung để chia sẻ với các nhà giáo, nhà báo, nhà chính sách và các bậc phụ huynh…

Và đã đến lúc cuộc phiêu lưu bắt đầu!

Chàng trai thiên tài

Huyền thoại bóng chày Ted Williams được xem như triệu người có một, là cầu thủ bóng chày “thiên tài” trong thời đại của ông. “Tôi đã xem một trong những cú đánh của ông từ khán đài sân Shibe,” John Updike đã viết trên tờ The New Yorker năm 1960. “Nó bay qua đầu các cầu thủ rồi phá thủng khung thành. Đường bóng đó tuyệt hơn hẳn đường bóng của bất kỳ cầu thủ nào.”

Đối với công chúng, Williams giống như một vị thánh, một “siêu nhân” được tạo hóa ưu ái nên có sự phối hợp tuyệt vời giữa mắt và tay, sự khéo léo uyển chuyển của cơ bắp. “Ted có khả năng tự nhiên đó,” Bobby Boerr, cầu thủ bóng chày nổi tiếng sau Williams nói. “Anh ấy vượt xa tất cả các cầu thủ khác trong kỷ nguyên đó.” Williams được cho là có thị lực như laser, cho phép anh đọc được điểm xoáy của trái bóng khi nó rời tay cầu thủ giao bóng và có thể xác định chính xác điểm đến của nó. “Ted Williams nhìn rõ trái bóng hơn bất kỳ ai,” một lần Ty Cobb đã nhận xét như vậy.

Nhưng tất cả khả năng bẩm sinh kỳ diệu đó chỉ là “những lời nói ngây ngô,” Williams nói. Anh nhấn mạnh rằng anh đạt được thành tích tuyệt vời là bởi anh đã cố gắng nỗ lực hết mình. “Chẳng có gì ngoài luyện tập và chỉ có luyện tập mới tạo ra khả năng đó,” anh giải thích. “Lý do tôi nhìn thấy mọi thứ bởi vì tôi tập trung cao độ… Đó là siêu kỷ luật, chứ không phải siêu thị lực.”

Có khả năng đó không? Liệu một người đàn ông bình thường có thể tự rèn luyện bản thân trở thành một ngôi sao không? Chúng ta có thể thấy được ưu điểm của việc luyện tập và sự chuyên cần, nhưng thực sự, cần bao nhiêu nỗ lực để biến những động tác vụng về của một vận động viên bóng chày hoặc bóng rổ dở tệ thành cái đánh golf đầy uy lực của Tiger Woods hay cú bật nhảy không trọng lực như Michael Jordan? Liệu một trí óc bình thường có thể linh hoạt, hiếu kỳ và có tầm nhìn xa trông rộng như Einstein hay Matisse không? Liệu có phải bất kỳ cách thức nào và bất kỳ nguồn gen nào cũng mang đến sự vĩ đại chân chính?

Trí tuệ thông thường trả lời là không, rằng một số người được sinh ra với tài năng thiên bẩm trong khi những người khác thì không; rằng tài năng và trí thông minh tuyệt vời là những viên ngọc hiếm; rằng những gì chúng ta có thể làm tốt nhất là định vị và đánh bóng những viên ngọc này và chấp nhận giới hạn đã được định sẵn cho tất cả chúng ta.

Nhưng Ted Williams không tin rằng tài năng sẽ cạn kiệt. Tài năng của anh không tự nhiên nở rộ. Anh chỉ đơn giản là muốn-cần trở thành cầu thủ bóng chày xuất sắc nhất nên anh đã luyện tập và thi đấu với sức mạnh phi thường. “Anh đã đánh bóng chày suốt cả cuộc đời,” một người bạn thời niên thiếu của anh nói. “Tay anh luôn luôn cầm cây gậy bóng chày…”

Ở sân North tại thành phố San Diego cổ kính, cách ngôi nhà nhỏ của Williams hai dãy nhà, bạn bè anh đã gợi lại việc anh đã chơi bóng chày hàng giờ, hàng ngày, hàng năm như thế nào. Họ miêu tả anh chơi bóng cho đến khi vỏ quả bóng bong hết, xoay cây gậy nhiều giờ liền đến nỗi các đầu ngón tay thì phồng rộp và máu nhỏ xuống cổ tay. Là con nhà lao động, không có tiền chi tiêu thêm, anh dùng tiền ăn trưa thuê bạn làm bóng để anh có thể tiếp tục luyện tập. Từ sáu, bảy tuổi, anh đã đánh bóng chày ở sân North cả ngày lẫn đêm, đến khi thành phố tắt đèn anh mới đi bộ về nhà rồi lại đánh bóng giấy trước gương đến khi ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau, anh lại lặp lại trò chơi đó. Bạn bè nói anh đến trường chỉ để chơi trong đội bóng. Khi mùa bóng chày kết thúc, những đứa trẻ khác chuyển sang chơi bóng rổ hoặc bóng đá, Williams vẫn chơi bóng chày. Khi bạn bè bắt đầu hẹn hò với bạn gái, Williams chỉ chơi bóng trên sân North. Để tăng cường tầm nhìn, anh đi xuống phố với một mắt nhắm và một mắt mở, sau đó lại làm ngược lại. Thậm chí anh còn tránh cả rạp chiếu phim bởi anh nghe nói xem phim có hại cho mắt. “Tôi không để bất kỳ cái gì ngăn cản ước mơ mà tôi đang hy vọng,” Williams nhớ lại. “Nhìn lại… tôi thấy điều ấy gần giống như lòng mộ đạo.”

Nói cách khác, anh đã luyện tập quyết liệt, hết lòng và vượt xa những tiêu chuẩn thông thường cho mục tiêu đó. “Anh có một tâm niệm và anh luôn theo nó,” Wos Caldwell, huấn luyện viên của anh ở trường phổ thông trung học nói.

Tài năng của Ted Williams không phải là một yếu tố bẩm sinh, mà đó là một quá trình.

Quá trình này không dừng lại sau khi anh được nhận vào đội bóng chày chuyên nghiệp. Trong mùa thi đấu đầu tiên của Williams ở giải vị thành niên San Diego Padres, huấn luyện viên Frank Shellenback đã nói rằng Williams luôn là người đầu tiên tập luyện vào buổi sáng và là người cuối cùng rời sân vào buổi tối. Điều lạ lùng là sau mỗi trận đấu, Williams còn đề nghị huấn luyện viên cho phép anh dùng lại những quả bóng đã qua sử dụng.

“Em sẽ làm gì với những quả bóng chày này?” một ngày Shellenback đã hỏi Williams như vậy. “Em sẽ bán nó cho lũ trẻ hàng xóm à?”

“Không ạ,” Williams trả lời. “Em dùng chúng để luyện tập thêm sau giờ học.”

Biết rõ sự mệt mỏi sau một ngày dài luyện tập, Shellenback thấy khó mà tin được câu trả lời này. Vừa nghi ngờ vừa tò mò, “một đêm sau buổi luyện tập, tôi phóng xe đến khu nhà Williams ở. Có một sân chơi nhỏ gần nhà cậu ấy và chắc chắn, tôi nhìn thấy cậu ấy đang một mình đánh hai cây gậy bóng chày trên sân. Ted đang đứng gần một tảng đá được dùng như tấm chắn. Một đứa trẻ đang ném bóng cho cậu ấy. Nửa tá trẻ khác thì đang nhặt bóng. Những mũi khâu trên quả bóng cũ mà tôi vừa cho đã rời hết cả ra.”

So với những vận động viên nhà nghề, sự tập trung của Williams cũng vượt xa họ. “Cậu ấy thảo luận về tính khoa học của việc đánh bóng sai luật với các bạn cùng đội và phản đối những người chơi kiểu đó,” Jim Prime và Bill Nowlin, những người viết tiểu sử nhớ lại. “Cậu ấy chỉ ra những người chơi phạm luật nhiều nhất: Hornsby, Cobb và những người khác nữa rồi trao đổi với họ về kỹ thuật chơi bóng.”

Anh cũng nghiêm túc học tập các cầu thủ ném bóng. “Thường thì sau một hồi, các cầu thủ ném bóng tìm ra điểm yếu của các vận động viên,” Cedric Durst, người chơi ở sân Padres với Williams nói. “Williams không như vậy… Thay vì để họ nhìn ra, anh đã tự tìm hiểu họ. Lần đầu tiên nhìn Tony Freitas ném bóng, chúng tôi đang ngồi cùng nhau trên băng ghế dài và Ted nói: ‘Cậu này sẽ không chuyển bóng cho tôi nhanh như tôi có thể đánh. Cậu ấy sẽ cố làm tôi đánh theo đường cong. Cậu ấy sẽ ở phía sau, sau đó ném cho tôi theo đường cong.’ Và đó chính xác là những gì đã xảy ra.”

Sau một thập kỷ nỗ lực không ngừng ở sân North và bốn năm chơi ấn tượng ở giải vị thành niên, năm 1939, Williams thi đấu ở giải đấu chính với tư cách là cầu thủ đột phá và càng ngày anh càng giỏi hơn nữa. Năm 1941, ở mùa giải thứ ba với đội Boston Red Sox, anh trở thành người duy nhất trong thế kỷ XX đã đánh bại trên 400 lần phát bóng trong một mùa giải.

Năm sau, 1942, Ted Williams tham gia quân đội và trở thành phi công. Các thử nghiệm đã cho thấy tầm nhìn của anh dù tuyệt vời, nhưng vẫn trong khả năng của người bình thường.

.  .  .

Trong thế kỷ XX, điều tuyệt vời là những người chơi đàn violon chơi tốt hơn, nhanh hơn so với những người tiền nhiệm của họ ở những thế kỷ trước.

Như bản Concerto Violon số 1 sôi nổi của Paganini và đoạn kết của bản Partita Violon số 2 của Back ở cung D thứ đều được coi là không thể chơi được ở thế kỷ XVIII, nhưng ngày nay những sinh viên ngành violon có thể chơi một cách bình thường hoặc chơi rất tốt.

Điều kỳ diệu này đã xảy ra như thế nào? Làm thế nào mà những vận động viên điền kinh, vận động viên bơi lội, vận động viên tennis và kỳ thủ cờ vua đều đạt được kỹ năng và thành tích cao hơn?

Có một lời giải thích đơn giản nhưng có ý nghĩa sâu sắc cho mỗi con người và cho toàn xã hội. Đó là: Những người rèn luyện chăm chỉ hơn sẽ thông-minh-hơn so với trước kia. Chúng ta làm mọi việc tốt hơn bởi chúng ta đã tìm ra cách thức để trở nên tốt hơn.

Tài năng không phải là yếu tố sẵn có; nó là một quá trình.

Đây không phải là điều bấy lâu nay chúng ta nghĩ về tài năng. Với cách nói kiểu “anh ấy hẳn là có tài năng thiên bẩm”, “có gen tốt”, “có khả năng bẩm sinh” và “có tố chất của vận động viên điền kinh/vận động viên bắn súng/diễn giả/họa sĩ”, chúng ta thường xem tài năng như một nguồn gen hiếm, một thứ mà ai đó có sẵn hoặc không có. Các phép thử IQ và “những khả năng” khác đã hệ thống hóa quan điểm này và các chương trình học tập cũng được thiết kế dựa trên quan niệm đó. Các nhà báo và thậm chí nhiều nhà khoa học đã liên tục củng cố cho luận thuyết trên. Luận thuyết ‘Gen là món quà của tạo hóa’ đã trở thành tri thức chung của chúng ta về bản chất của loài người. Điều này cũng phù hợp với những gì chúng ta đã được dạy về ADN và sự tiến hóa: Gen của chúng ta là một hệ thống đã được lập trình khiến chúng ta là chính chúng ta. Nguồn gen khác nhau khiến chúng ta trở thành những con người khác nhau với những khả năng khác nhau. Vậy chúng ta làm cách nào để trở thành những người tài giỏi như Michael Jordan, Bill Clinton hay ca sĩ Ozzy Osbourne?

Những khái niệm về món quà di truyền được duy trì hàng thập kỷ qua đã trở nên lỗi thời. Những năm gần đây, hàng loạt chứng cứ khoa học đã chứng minh cho một luận thuyết hoàn toàn khác: Tài năng không khan hiếm, mà có vô vàn tài năng vẫn đang tiềm ẩn. Với quan niệm này, tài năng và trí thông minh của con người không hề có hạn như nhiên liệu hóa thạch, mà dồi dào như năng lượng của gió. Vấn đề không phải ở chỗ nguồn gen di truyền của chúng ta không tốt, mà sâu xa hơn là chúng ta không có khả năng khai thác những gì chúng ta có.

Không thể nói rằng di truyền không tạo ra sự khác biệt quan trọng, nhưng lợi thế và bất lợi của di truyền mang tính linh hoạt. Tất nhiên là sự khác biệt về di truyền tạo ra những hệ quả sâu sắc. Nhưng nền khoa học mới chỉ ra rằng: Có ít người biết về giới hạn đích thực của mình, thậm chí đa số chúng ta chưa biết khai khác những gì mà các nhà khoa học gọi là “tiềm năng chưa được hiện thực hóa”. Điều này đã mang đến niềm lạc quan sâu sắc cho nhân loại. “Chúng ta không có cách nào để biết được có bao nhiêu tiềm năng chưa thể hiện đang tồn tại,” nhà nghiên cứu tâm lý học phát triển Stephen Ceci của trường Đại học Cornell viết. Do vậy, việc nhấn mạnh về sự tồn tại của một loại di truyền cấp dưới (như một số người đã làm) có thể có lý. Hầu hết những người kém cỏi không phải là tù nhân của ADN của chính mình mà vì họ chưa khai thác hết tiềm năng thực sự của mình.

Luận thuyết mới này không công bố sự thay đổi đơn giản từ “bẩm sinh” sang “tu dưỡng”. Thay vào đó, nó phá hủy cụm từ “bẩm sinh chống lại tu dưỡng” và hối thúc nhu cầu phải nghiên cứu về vấn đề mỗi chúng ta đã trở thành chính chúng ta như thế nào. Do đó, cuốn sách này bắt đầu với một sự giải thích mới đầy ngạc nhiên về cách thức hoạt động của gen, tiếp theo là xem xét những thành phần tạo nên tài năng và trí thông minh. Cùng với đó, là bức tranh mới thể hiện quá trình phát triển bản thân mà chúng ta có thể tác động – dù không bao giờ kiểm soát được hoàn toàn. Bên cạnh việc đưa ra niềm hi vọng thiết thực, luận thuyết mới cũng đặt ra những câu hỏi mà tất cả chúng ta phải suy nghĩ.

Thiên tài trong mỗi chúng ta là một tiêu đề đầy kích thích nhưng nó cũng có thể dễ gây hiểu lầm. Do vậy hãy để tôi xóa tan đi những suy nghĩ sai lầm nếu có: Tôi không khẳng định rằng tất cả mọi người đều có thể trở thành thiên tài. (Chúng ta cũng không muốn một thế giới có quá nhiều thiên tài đến vậy). Tôi không khẳng định rằng tất cả chúng ta có tiềm năng giống nhau. Tôi không khẳng định rằng gen và sự khác biệt về di truyền không ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chúng ta là ai và chúng ta trở thành người như thế nào.

Tôi chỉ chắc chắn rằng rất ít người trong số chúng ta biết về tiềm năng thực sự của chính mình và rất nhiều người hiểu sai về những trở ngại ban đầu với những giới hạn bẩm sinh. Tôi khẳng định rằng ảnh hưởng của di truyền không thể định trước, mà là một quá trình năng động diễn ra liên tục. Bởi vì trong thực tế, các yếu tố đầu vào của môi trường quyết định gen sẽ được thể hiện như thế nào. Thiên-tài-trong-mỗi-chúng-ta không phải là sự khơi dậy những gen tiềm ẩn trong chúng ta, mà là sự sáng tạo của bộ gen con người – được tạo dựng để thích hợp với thế giới xung quanh và để đáp ứng nhu cầu mà mỗi chúng ta tự đặt ra cho mình.

Với sự khiêm tốn, với niềm hi vọng và với sự quyết tâm cao, tôi mong rằng cuốn sách có thể gợi niềm hứng khởi cho bất kỳ bạn đọc ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button