Kỹ năng mềm

Thế Giới Quả Là Rộng Lớn Và Có Rất Nhiều Việc Phải Làm

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Kim Woo Choong

Download sách Thế Giới Quả Là Rộng Lớn Và Có Rất Nhiều Việc Phải Làm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nhân duyên của tôi với Việt Nam bắt đầu từ đầu năm 1990, thời điểm Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa và tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế. Kể từ đó, tôi đã trở thành người bạn đồng hành của Việt Nam trên suốt chặng đường đi. Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sản vật phong phú, đặc biệt người dân Việt Nam rất thông minh và chăm chỉ, nên tôi nghĩ rằng Việt Nam có tiềm lực phát triển rất cao. Trong suốt 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả, nhưng tôi không hề nghi ngờ và luôn tin rằng trong tương lai, sự phát triển và nhảy vọt lớn hơn sẽ soi sáng cho tương lai của đất nước Việt Nam. Việt Nam là đất nước luôn gần gũi và mến khách như chính quê hương tôi vậy. Vì vậy, tôi thường xuyên ở Việt Nam và tìm kiếm sự bình yên cho tâm hồn.

Năm 1989 là năm tôi đặt những nét bút đầu tiên cho cuốn sách này. Đó là khi tôi cảm thấy một sự biến đổi lớn trong môi trường quốc tế và muốn đặt ra cho mình thử thách mới. Kinh tế thế giới – sự biến đổi lớn mà tôi cảm nhận – đã thống nhất làm một và sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia được dự đoán sẽ phát triển hơn bất cứ lúc nào. Môi trường mới sẽ mang lại thêm nhiều cơ hội mới, tuy nhiên để biến cơ hội đó thành thành quả cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng. Đứng trước thử thách mới, tôi đã đứng ra đổi mới trong nội bộ trước tiên. Trong thời gian đó, tôi đã viết cuốn sách này dành cho thế hệ trẻ.

Lần này nhận được đề nghị mong muốn dịch cuốn sách này tại Việt Nam, một lần nữa, tôi bỗng nhớ lại tại sao tôi lại viết cuốn này dành cho thế hệ trẻ. Tôi coi cuốn sách này như một tờ phiếu xuất binh với ý định thử thách trong một tương lai mới sắp mở ra. Nhân vật chính của tương lai chính là những con người trẻ tuổi, cho nên tôi muốn giao tiếp với thế hệ trẻ trước khi thử thách với tương lai. Vì vậy, tôi đã viết nên cuốn sách này để đem chính những suy nghĩ của mình truyền đạt trực tiếp đến thế hệ trẻ. Có lẽ sự chân thật chứa trong đó đã được truyền đi vì cuốn sách sau khi xuất bản đã đạt kỉ lục bán được hàng triệu bản trong thời gian ngắn nhất và nhận được những phản hồi tích cực. Sau khi cuốn sách được xuất bản, tôi đã kêu gọi nền “quản lý toàn cầu” và mở ra các lĩnh vực hợp tác tại các nước trên thế giới theo đúng dự định. Và không lâu sau đó, công ty đã vươn lên vị trí “doanh nghiệp đa quốc gia hàng đầu thế giới trong số doanh nghiệp ở các nước đang phát triển” do Liên Hợp Quốc bình chọn. Nếu nhìn lại thì chiến lược tương lai có tên “quản lý toàn cầu” bắt đầu thực hiện ý nghĩa của nó cùng với giới trẻ, vì thế mà tôi cảm nhận thêm một lần nữa ý nghĩa của việc xuất bản cuốn sách này. Lí do mà tuổi trẻ trở nên quan trọng là vì ở đó nó chứa đựng tài nguyên dinh dưỡng phong phú tạo ra cuộc đời của một con người. Những suy nghĩ, giấc mơ, phán đoán và trải nghiệm của thời tuổi trẻ tiếp nối những chất lượng và giá trị của những ngày tháng còn lại mà một người phải tiếp tục sống. Tôi muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ rằng phải sống quãng thời gian vàng ngọc chỉ có một lần trong đời này một cách có ý nghĩa. Hơn bất cứ cái gì khác, chúng ta cần có một tinh thần dám thử thách. Với những thử thách của tuổi trẻ thì quá trình lại quan trọng hơn kết quả. Dù có thất bại đi chăng nữa thì ít ra ta cũng có thể đạt được bài học từ đó. Giấc mơ thời tuổi trẻ có thể là sự mộng tưởng vô nghĩa nhưng nếu không có những giấc mơ như thế thì chính cuộc đời ta lại có thể rơi vào ảo tưởng và phạm phải sai lầm. Dũng cảm thử thách cũng có thể nếm mùi thất bại nhưng vì bạn còn trẻ, bạn có thể bất chấp thất bại và phát triển lớn hơn. Bởi bạn còn trẻ nên bạn có thể đi nhầm đường nhưng cuối cùng, bạn sẽ có thể tìm ra được con đường đúng đắn và bước tiếp mà không chút ngần ngại. Chính vì thế, vì ta còn trẻ nên ta phải loại bỏ nỗi sợ hãi.

Là một đất nước ngày càng phát triển, Việt Nam đang cần thế hệ trẻ giàu ước mơ, hoài bão và dám thách thức. Một thế giới có ước mơ và một thời đại có cơ hội để thử thách đang mở ra trước mắt các bạn. Chỉ thế thôi cũng đã đủ hạnh phúc đến nhường nào. Tôi mong rằng các bạn sẽ mở rộng thêm không gian và thời gian để nhìn ra một thế giới rộng lớn hơn và nhìn về phía trước. Nếu vậy, bạn sẽ biết được một điều rằng “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm”

Là một anh lính trẻ ở Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960, tôi đã tận mắt chứng kiến ảnh hưởng khốc liệt mà chiến tranh để lại cho nền kinh tế và đất nước của ngài. Từ góc độ đó, mỗi lần trở lại Hàn Quốc, tôi đều nhớ và có ấn tượng mạnh mẽ với những kết quả phi thường mà một dân tộc chăm chỉ, tận tụy có thể đạt được. Là một người cha, tôi chia sẻ với ngài nhiều lo ngại về những giá trị đang thay đổi dường như đi kèm với sự tiến bộ về vật chất.

Trong cuốn sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, ngài đã cố gắng đối diện với một trong những nghịch lý lớn của cuộc đời: Chúng ta càng thành công trong việc nâng cao năng suất và mức sống cũng như tạo ra “lối sống” thoải mái hơn – và nhờ thế làm giảm thách thức của khó khăn và đối nghịch – thì chúng ta càng làm giảm sự cần thiết về kinh tế và động cơ hy sinh, đầu tư và làm việc chăm chỉ.

Cuốn sách của ngài có lẽ đưa ra câu trả lời đúng đắn nhất: Mỗi thế hệ phải nỗ lực chuyển giao lợi ích từ kinh nghiệm và, tôi mạnh dạn nói rằng, tri thức của mình cho thế hệ tiếp theo, hy vọng một số thành viên của thế hệ đó sẽ tiếp nhận.

Tôi gợi ý giới trẻ ở khắp mọi nơi tham khảo lời khuyên của ngài nói với giới trẻ Hàn Quốc trong cuốn sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm này.

ĐỌC THỬ

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Kim Woo-Choong đã tạo dựng nên một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, Daewoo. Ông là hiện thân cho nỗ lực và khả năng sáng tạo đã giúp Đông Á trở thành một trung tâm tăng trưởng kinh tế năng động. Ông làm việc 14 đến 16 tiếng mỗi ngày, nhiều lúc phải tranh thủ cạo râu và ăn sáng ngay trong xe hơi trên đường tới văn phòng.

Là một doanh nhân đẳng cấp quốc tế, ông Kim có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả trong việc rời bỏ những thị trường như Iran. Tại quê nhà, ông ăn nên làm ra nhờ tiếp quản và đem lại sinh lực mới cho những công ty gặp khó khăn. Sự nỗ lực không ngừng của ông đã tạo ra một tập đoàn gồm 23 công ty lớn tham gia vào nhiều lĩnh vực từ công nghiệp nặng và điện tử đến sản xuất đàn dương cầm và kinh doanh khách sạn. Đúng như lời ông nói, “tôi có thể ngửi thấy mùi tiền ở khắp mọi nơi.”

Là một con người không biết mệt mỏi với ngoại hình của một vị giáo sư 54 tuổi, ông Kim có khả năng vươn ra toàn cầu gần như vô hạn. Mỗi năm, ông dành hơn một nửa thời gian để đi ngao du khắp thế giới, “đánh hơi” các cơ hội. Ông chế tạo tủ lạnh ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sản xuất quần áo ở Miến Điện, xuất khẩu xe hơi Hàn Quốc tới Tiệp Khắc, sản xuất máy quay video ở Bắc Ai-len, và sở hữu một công ty thiết kế bộ vi xử lý tại Thung lũng Silicon ở California. Cái tên Kim có thể chưa được nhiều người biết đến, nhưng những sản phẩm của ông ấy đều đang ngập tràn thị trường Mỹ: xe hơi Pontiac LeMans, xe nâng Caterpillar, các cấu phần của máy bay phản lực Boeing, và máy tính Leading Edge. Ngoài ra, người dân châu Âu còn mua lò vi sóng của một nhà máy Daewoo ở Pháp và các máy xúc xây dựng được lắp ráp tại Bỉ. Không có gì ngạc nhiên khi vào năm 1990, tập đoàn Daewoo đạt doanh số 22 tỉ đô-la – nhiều hơn cả Xerox, Sony hay British Aerospace.

Ông Kim là một trong những người thu hút nhất mà tôi từng gặp trong suốt hơn ba thập kỷ với tư cách một nhà báo thích quan sát con người, sức mạnh cũng như sự dịch chuyển của thế giới. Ông cho thấy tại sao sức mạnh kinh tế lại chuyển dịch từ phương Tây sang phương Đông theo những cách đem lại lợi ích thiết thực cho mọi quốc gia. Ông là một nhân vật châu Á tương xứng với Andrew Carnegie1 hay John D. Rockefeller2, nhưng có tinh thần hy sinh và sự khéo léo rất riêng. Mọi người đều có thể học hỏi được nhiều điều từ ông, nhất là biệt tài khích lệ người khác mà hiếm ai có được.

Cuốn sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm là tập hợp những bài luận ngắn dành cho giới trẻ Hàn Quốc nhưng lại mang một thông điệp cho toàn thế giới. Bằng việc chia sẻ những trải nghiệm từ cuộc đời mình, ông Kim cho rằng nhiều người đã được đặt trước những cơ hội rất lớn nhưng hầu hết lại từ bỏ quá sớm. Ở Hàn Quốc, ông Kim đã tạo ra một trào lưu hưởng ứng tương tự như những gì được hình thành ở Mỹ từ cuốn sách tuyệt vời của Lee Iacocca, chủ tịch Tập đoàn Chrysler. Ông luôn thấy làm việc thú vị hơn rong chơi và ghét lãng phí tiền bạc cho thú vui. Tuy nhiên, những quan điểm tân Khổng giáo của ông chính là chìa khoá cho sự trỗi dậy của Hàn Quốc với tư cách một cường quốc công nghiệp – và cũng là chìa khoá cho thành tích tuyệt vời của những nền kinh tế Đông Á khác.

Điều khiến cho cuốn sách vượt xa tầm vóc những bài giảng luân lý của một doanh nhân thành đạt chính là cuộc đời của ông Kim, nhưng chỉ xuất hiện như vài nét chấm phá trong cuốn sách này. Với khát vọng thành công, ông chưa bao giờ lãng phí một giây nào trong đời. Ông có tài biến vấn đề thành cơ hội. Khi buộc phải mất cả mùa xuân năm 1989 để giải quyết một cuộc đình công tại xưởng đóng tàu Daewoo trên đảo Okpo ở miền Nam, ông Kim đã dành nhiều đêm để viết cuốn sách này.

Trường năng lượng rất cao của người đàn ông này đã tác động đến tất cả mọi người xung quanh, kể cả người viết những dòng này. Mùa hè năm ngoái tại Seoul, điện thoại trong khách sạn của tôi đổ chuông lúc 8 giờ sáng. Ông Kim, vừa mới từ châu Âu và Trung Quốc trở về, mời tôi đi ăn sáng – ngay lập tức. Một chiếc xe hơi đến đón tôi tới văn phòng của ngài chủ tịch. Ông dành hẳn một tiếng nói chuyện về những thương vụ mới mà Daewoo giành được và cố gắng “moi” ý kiến từ vị khách của mình – điều ông ấy vẫn thường làm với rất nhiều người ở nhiều vùng đất.

Là người dám chấp nhận mạo hiểm ở Thế giới thứ Ba, ông Kim đổ hơn 7 tỉ đô-la vào các hợp đồng xây dựng dân sự ở Libya. Ông bắt đầu xây dựng các tuyến đường sắt ở Iran ngay khi nước này đang ở giai đoạn chiến tranh quyết liệt với Iraq. Ông không coi những nỗ lực như thế là thiếu thận trọng. Đúng như lời ông ấy nói: “Nếu tiến vào hang cọp, bạn phải chú ý tới mọi thứ, do vậy thực ra chẳng hề có nguy hiểm.”

Là một người ham công tiếc việc có chủ đích, ông Kim thừa nhận rằng mình không thể ngồi yên được lâu và chưa bao giờ có kỳ nghỉ đúng nghĩa. Ông chỉ nghỉ một buổi sáng để dự đám cưới con gái. “Vậy ông gặp vợ mình khi nào?” “Khi tôi ở trong thành phố, chúng tôi ngủ cùng nhau mà,” ông Kim đùa vui. (Vợ ông, bà Hee-Ja, từng nghiên cứu nghệ thuật Đông phương tại Đại học Harvard, là chủ tịch của Khách sạn Seoul Hilton International và Kyongju Hilton – một công việc mà bà phải chuẩn bị bằng việc tham gia một khoá học về quản lý cao cấp tại Đại học Hàn Quốc). Ông Kim tin rằng làm việc nhiều hơn, chăm chỉ hơn và khôn ngoan hơn sẽ giúp Hàn Quốc bắt kịp Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản về kinh tế. “Nếu mức độ siêng năng của chúng tôi chỉ ngang bằng với những người phương Tây thì chúng tôi sẽ chẳng bao giờ đuổi kịp,” ông nói. Ông Kim cũng thừa nhận rằng “sáng tạo đến từ làm việc chăm chỉ.”

Ông thấy được niềm vui từ làm việc không ngừng nghỉ. Ông rất thích nhịp độ tiến triển không ngừng và đạt được thành tích, điều mà ông nói rằng còn thú vị hơn thực hiện được cú một gậy vào lỗ (hole-in-one) trong môn golf, một môn thể thao mà ông chưa bao giờ chơi. Ông luôn tâm niệm phải hành xử như một khuôn mẫu cho nhân viên, đây là một trong những bí quyết khích lệ người khác của ông. “Nếu tôi chơi golf và uống rượu,” ông nói, “thì khi đó, mọi người ở Daewoo sẽ theo gương tôi ngay.”

Chắc chắn ông có động lực, nhưng không phải lòng tham. Tạo dựng được tập đoàn lớn thứ 45 trên thế giới, ông Kim sở hữu khối tài sản khổng lồ, phần lớn trong đó được ông dành cho các quỹ chăm sóc y tế, nghiên cứu khoa học cơ bản và giáo dục. Ông từng nói với tôi: “Tôi không quan tâm lắm chuyện kiếm tiền vì tôi có thể làm việc đó bất kỳ lúc nào.” Thay vào đó, ông Kim tự nhận là phần nào có cảm hứng từ nhu cầu tạo lập một doanh nghiệp lớn có khả năng giúp Hàn Quốc thoát khỏi đói nghèo. Trong cuốn sách của mình, ông cho thấy ông rất mê cảm giác thoả mãn khi thực hiện được mục đích và mô tả chi tiết “niềm vui thích khi làm được những gì tất cả mọi người cho là bất khả thi.” Ông nói: “Tôi không làm việc như điên dại chỉ để tạo ra vài đồng bạc lẻ.”

Ông Kim có một vị trí riêng biệt trong giới doanh nhân Hàn Quốc. Giống như Hyundai và Samsung, Daewoo là một trong những tập đoàn lớn được gọi là chaebol, lúc mới đầu làm ăn phát đạt là nhờ chính phủ bơm một lượng lớn tín dụng và hiện chi phối nền kinh tế Hàn Quốc. Nhưng ông Kim thì khác. Ông là người sáng lập trẻ nhất và duy nhất tốt nghiệp đại học của một tập đoàn Hàn Quốc khổng lồ. Ông từ bỏ tập quán chung ở Hàn Quốc là sử dụng các công ty của mình để tạo dựng một gia tộc giàu có. Ông nói: “Daewoo không phải là thứ tôi có thể hoặc sẽ trao lại cho gia đình mình. Tôi hy vọng được đánh giá là một doanh nhân biết rõ sự khác biệt giữa sở hữu và lãnh đạo.”

Có lúc ông quá tốt bụng đến mức phi lý. Tuy nhiên, ông Kim xuất thân từ những gì ông mô tả là “một thế hệ hy sinh” được tôi luyện trong khó khăn cùng cực. Ông sinh ra trong một đất nước bị tàn phá vì những biến động – bị Nhật Bản chiếm đóng hà khắc suốt 35 năm cho tới tận năm 1945, sau đó bị đẩy vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên chia cắt đất nước và như ông Kim viết, “đã huỷ hoại nền công nghiệp ít ỏi mà chúng tôi có.” Với tình trạng đổ nát đó, phương Tây có xu hướng coi Hàn Quốc là một quốc gia vô vọng. Ông Kim đã góp phần chứng minh nhận xét đó thật lố bịch. Khi ông tốt nghiệp đại học, thu nhập bình quân đầu người của đất nước này chỉ khoảng 65 đô-la một năm – và giờ con số đó khoảng 5.000 đô-la. Ông Kim phát triển từ sản xuất hàng dệt may sang đóng tàu và xe hơi vào những năm 1970, rồi sang hàng điện tử trong thập niên 1980, và tiến vào những sản phẩm không gian vũ trụ trong những năm 1990. “Không có chuyện mó tay ra vàng” để tạo ra cái gọi là phép màu kinh tế Hàn Quốc. Tất cả đều xuất phát từ “sự quyết tâm, sự hy sinh và nỗ lực lao động của người dân ở mọi tầng lớp xã hội Hàn Quốc.” Cho nên, sự thịnh vượng mà tập đoàn Daewoo của ông có được cũng vậy.

Thay vì thực hiện một màn độc diễn, ông Kim đã nhân hiệu quả của mình lên bằng cách lan truyền cho khoảng 100.000 nhân viên tinh thần sáng tạo và xốc vác của mình. Tiến sĩ Park Sung-Kyou, chủ tịch Daewoo Telecom, đã bỏ lại một sự nghiệp đầy hứa hẹn ở Hoa Kỳ từ hơn một thập kỷ trước để trở về tổ quốc chỉ vì ông Kim. Park nói: “Ngài chủ tịch dấy lên tinh thần ái quốc và Khổng giáo, và ngài trao cho đội ngũ quản trị quyền tự chủ rất lớn.” Chủ tịch Kim thậm chí còn cho vợ của các nhân viên quản lý tham dự một chương trình đào tạo đặc biệt để biến họ trở thành một phần trong bộ máy doanh nghiệp.

Kỳ tích của ông Kim đã được công nhận cả ở trong và ngoài nước. Tháng 6 năm 1984, Vua Thuỵ Điển Carl Gustaf XVI đã trao cho ông Giải Doanh nhân Quốc tế, giải thưởng do Phòng Thương mại Quốc tế trao tặng ba năm một lần để tôn vinh “một doanh nhân có đóng góp cho ý tưởng tự do kinh doanh bằng cách tạo ra hoặc phát triển công ty của riêng mình.” Năm 1988, một cuộc thăm dò ý kiến do tạp chí Economist của Hàn Quốc thực hiện cho thấy ông Kim là doanh nhân được kính trọng nhất tại đất nước này. Năm sau, văn phòng UNESCO tại Seoul tôn vinh ông Kim là Nhân vật của Năm do những đóng góp của ông cho kinh tế và sự tận tâm với công việc. Ông cũng được chính phủ Pakistan, Bỉ và Sudan vinh danh vì đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế của họ, được trao các bằng danh dự tại Hoa Kỳ và Hàn Quốc, và được các nữ sinh viên tại đất nước ông chọn là doanh nhân Hàn Quốc đáng tin cậy nhất.

Không có ai hoàn hảo, chính ông Kim cũng thừa nhận những khiếm khuyết cá nhân. “Tôi không biết âm nhạc và hội hoạ. Tôi tin đó là sự mất cân bằng, nhưng tất cả sự chú ý của tôi đều dành cho kinh doanh.” Người ngoài cuộc cũng chỉ ra những nhược điểm khác. Các đối thủ cạnh tranh ở Hàn Quốc coi ông Kim là một con bạc hung hăng – như lời một địch thủ của ông nói, “lúc nào cũng bị gần như mọi cơ hội kinh doanh chi phối.” Một số chủ ngân hàng lo ngại về những rủi ro mà ông gặp phải ở Thế giới Thứ ba đầy bất ổn, kể cả chương trình hợp tác với chế độ khó lường của Đại tá Muammar el-Qaddafi ở Libya. Người phương Tây từng băn khoăn không rõ ông Kim có thể khiến nhân viên làm việc nhiều giờ với mức lương tương đối thấp được bao lâu.

Mặc dù mức lương ở Hàn Quốc đã tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng ông Kim vẫn kiên trì dành nhiều thời gian gặp gỡ nhân viên để chia sẻ những quan niệm của ông về sự hy sinh. Lực lượng lao động rẻ, biết tuân phục, từng là cơ sở để ông Kim tạo dựng thành công ban đầu của mình, đã lụi tàn dần cùng với sự thịnh vượng của đất nước. Kể từ khi Hàn Quốc chuyển sang thể chế dân chủ vào giữa năm 1987, các nghiệp đoàn thường xuyên tổ chức những cuộc đình công để đòi tăng lương. Chỉ trong một vài năm qua, mức lương của khu vực chế tạo tại Hàn Quốc đã tăng gấp đôi, lên mức hơn 650 đô-la mỗi tháng, cao hơn nhiều lần so với các nước châu Á đầy tham vọng vươn lên khác như Thái Lan và Philippines. Đồng thời, đồng won cũng tăng giá so với đồng đô-la Mỹ – làm tăng sự cạnh tranh quốc tế vốn là lợi thế lớn của ông Kim.

Hơn nữa, những nhà lãnh đạo giới doanh nghiệp Hàn Quốc, vốn lâu nay được tung hô ngay trong nước như là những người hùng của quá trình phát triển kinh tế, giờ đây đều bị lên án là những ông trùm trộm cướp phương Đông. Các chính khách than phiền về tình trạng tập trung ảnh hưởng và tài sản thiếu lành mạnh: Hầu hết các tập đoàn Hàn Quốc là doanh nghiệp gia đình và khoảng một nửa tổng tài sản của chúng thuộc về các gia đình này. Ông Kim, người hiến tặng phần lớn cổ phần cá nhân của mình ở Daewoo cho các quỹ từ thiện từ rất lâu trước khi xuất hiện những cáo buộc này, đã nói rằng: “Ngày nay, mọi người than phiền vì hầu hết lợi nhuận đổ vào túi các ông chủ lớn.” Chính phủ Hàn Quốc hiện đang thúc ép các công ty khác phải công khai, như ông Kim đã tự nguyện làm nhiều năm về trước.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button