Kỹ năng mềm

Thăm dò tiềm thức

tham do tiem thuc1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Carl Gustav Jung

Download sách Thăm dò tiềm thức ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook               

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

1. Tác giả:

Carl Gustav Jung chào đời ở Kesswill, trên bờ hồ Constance phía Thuỵ Sĩ. Cha ông là một mục sư Tin lành, bởi vậy đã có ảnh hưởng tinh thần đến tác phẩm của ông. Họ đến ở gần Schloss-Laufen, bên bờ thác nước sông Rhin, rồi ở gần Bâle, thành phố nơi chàng thanh niên Carl Gustav học tập và nhận chức vị thầy thuốc. Jung tự đặt ra cho mình, ngay từ những năm đầu, câu hỏi kép vốn chế ngự cuộc sống của ông: “Thế giới là gì và ta là ai?”và, mặc dù sự tò mò mãnh liệt đưa ông về phía hiện thực bên ngoài, nhưng ông dự đoán rằng câu trả lời nằm ở bên trong ông chứ không phải bên ngoài. Đối với ông, Thiên Chúa giáo và khái niệm về một Thượng đế toàn ái không đủ để giải đáp thoả đáng những vấn đề ấy. Tâm thần học có vẻ như đã tặng ông một phương tiện để tiếp cận tổng thể con người. Để cho những nghiên cứu của mình được trọn vẹn, ông vào Burghölzli, bệnh viện tâm thần của tổng Zurich, nơi ông là học trò của Eugen Bleuler. Sau khi bảo vệ luận án về “bệnh học tâm thần của những hiện tượng được gọi là bí ẩn” (1902), ông chuẩn bị cho việc xuất bản đầu tiên: nghiên cứu về liên tưởng (1903) và sự sa sút trí tuệ sớm (1907). Jung nỗ lực vượt qua thái độ chỉ thuần tuý mô tả căn bệnh tinh thần và cố gắng hiểu nội tâm.

Những công trình của Freud khiến ông chú ý, ông gắn bó với tác giả của cuốn Giải mộnglibido) giới hạn cho nhu cầu của một học thuyết ở xung năng tình dục. Ông cũng ngờ vực thuyết của Freud về môn cận tâm lý học (parapsychologie) và khoa thần thoại học so sánh (mythologio comparée), thế rồi sự rạn vỡ giữa hai con người trở nên không thể tránh khỏi sau khi cuốn Những biến thái và biểu tượng của libido (1912) được xuất bản. Cũng chính trong thời kỳ này, Jung đến ở Küsnacht, gần Zurich, bên bờ hồ, nơi ông hành nghề cho đến lúc mất, rời bỏ chức vị Privatdozent ở đại học Zurich. Chỉ từ đó trở đi và trong việc nghiên cứu theo một định hướng, ông mới cảm thấy rằng, để khám phá thế giới bên ngoài, ông cần phải đương đầu với thế giới tăm tối trong chính bản thân mình. bằng một tinh thần nhiệt thành kéo dài bảy năm, đến nỗi Freud muốn chọn ông làm người kế nghiệp. Nhưng hệ tư tưởng của bậc đàn anh càng ngày càng xa cách ông: Jung không thể chấp nhận một quan niệm về năng lực tâm thần.

2. Tác phẩm:

Thăm dò tiềm thức là một trong những văn bản diễn đạt tư tưởng Jung sáng sủa nhất, giản dị nhất và tổng hợp nhất. Nó còn làm ta xúc động khi biết rằng đó chính là văn bản cuối cùng của cả một công trình quy mô to lớn trải dài gần sáu chục năm và vượt quá con số một trăm năm mươi “đầu sách” lớn nhỏ với tầm quan trọng dẫu sao thì cũng không sàn sàn như nhau. Cuốn sách này được Jung hoàn thành mười ngày trước khi ngã bệnh, rồi tiếp đó là cuộc ra đi mãi mãi hồi tháng Sáu năm 1961 của nhà tư tưởng tiếng tăm này.

Thoát khỏi ảnh hưởng của Freud bằng cách thừa nhận các lực tinh thần phi tình dục dẫn dắt libido (dục tính), Carl Jung đã khiến người ta phải nhớ tới ông bên cạnh cái tên vĩ đại của Freud. Thăm dò tiềm thức là một bước nhảy phi thường khỏi sự câu thúc độc đoán của Freud, khám phá những khía cạnh hoang đường ở những chi tiết tế nhị nhất trong đời sống nội tâm của chúng ta. Không chỉ tập trung vào bệnh học tâm thần và các dấu hiệu của nó, nhà phân tích tâm lý người Thuỵ Sĩ này còn nghiên cứu cả những giấc mơ và thế giới biểu tượng của nó, thần thoại và những cổ mẫu (archétype) để xác định những “gen” tinh thần của con người.

Đôi khi ông phải đánh đổi cách trình bày dễ hiểu cho cách thức sâu sắc hơn (đương nhiên là phức tạp và khó hiểu hơn), nhưng điều đó cũng khó làm nản lòng người đọc (kể cả những độc giả thông thường). Jung cho rằng libido (năng lượng của cái vô thức) vượt cao hơn sex (tình dục). Không bao giờ phủ nhận cách nhìn nhận sáng suốt có tính chất quyết định của Freud về lịch sử và những tưởng tượng tình dục, Jung đi ra ngoài những vấn đề đó và kể cho chúng ta một câu chuyện thần thoại có tính chất dự báo: cái libido trở thành một người hùng, trốn khỏi sự giam cầm, thực hiện những chuyến phiêu lưu kỳ thú trong thế giới, nhưng luôn trở về với cội nguồn sức mạnh của nó – cái Vô thức – trong những giấc mơ và trí tưởng tượng.

Với Jung, “sự hiểu biết ngày nay về cái tiềm thức chứng minh rằng đó là một hiện tượng tự nhiên và cũng như thiên nhiên, ít ra nó có tính chất trung lập. Nó chứa đựng tất cả các khía cạnh của bản chất nhân loại, ánh sáng và bóng tối, vẻ đẹp và vẻ xấu, thiện tính và ác tính, sâu sắc và ngu muội. Sự nghiên cứu biểu tượng cá nhân cũng như biểu tượng tập thể là một công việc to tát và khó khăn, người ta chưa nắm vững được manh mối. Nhưng dầu sao người ta cũng bắt đầu nghiên cứu. Những kết quả đầu tiên thật đáng khích lệ, hình như chúng báo trước rằng sẽ mang lại nhiều lời giải đáp vẫn được mong đợi cho nhiều vấn đề đặt ra với nhân loại ngày nay”.

3. Mục lục

I – Sự quan trọng của giấc mơ
II – Quá khứ và tương lai trong tiềm thức
III – Cơ năng của giấc mơ
IV – Phân tích giấc mơ
V – Vấn đề chia loại người về phương diện tâm lý học
VI – Nói về siêu tượng (Archetype) trong biểu tượng giấc mơ
VII – Linh hồn loài người
VIII – Vai trò của biểu tượng
IX – Lập lại mối liên hệ giữa tiềm thức và ý thức

ĐỌC THỬ

CHƯƠNG 1: SỰ QUAN TRỌNG CỦA GIẤC MƠ

Loài người thường dùng tiếng nói hay chữ viết để chuyển đạt ý tưởng của mình cho người khác. Tiếng nói thường dùng biểu tượng (symbole), nhưng nhiều khi người ta cũng dùng  những ký hiệu (signe) hay hình ảnh không hẳn là để diễn tả, như những chữ viết tắt, những mẫu tự: ONU, UNICEF, UNESCO, những nhãn hiệu thương mại, những tên các vị thuốc. Người ta cũng còn dùng những phù hiệu, những chữ chỉ chức tước, địa vị. Tuy những chữ dùng như thế tự nó không có ý nghĩa gì, nhưng vì đã được phổ thông cho nên chúng trở nên có ý nghĩa đối với chúng ta, hay vì chúng ta đã có ý định gán cho chúng những ý nghĩa ấy. Tuy nhiên những chữ ấy không phải là biểu tượng, đó chỉ là những dấu hiệu, chỉ là cho ta nghĩ đến những đồ vật (objets) liên quan tới chúng mà thôi.

Chúng ta gọi là biểu tượng, một danh từ, một tên gọi hay một hình ảnh tuy đã quen thuộc với ta hằng ngày, nhưng còn gợi lên những ý nghĩa khác thêm vào ý nghĩa ước định hiển nhiên của nó. Biểu tượng gợi lên cái gì mờ mịt, xa lạ hay tàng ẩn đối với ta. Thí dụ như nhiều lâu đài ở đảo Crète có vẽ một cái búa hai lưỡi. Đồ vật ấy ai cũng biết, nhưng ý nghĩa tiêu biểu của nó ta không biết. Lấy một ví dụ khác: một người Da đỏ Mỹ châu, sau khi ở nước Anh thờ loài vật, vì anh ta trông thấy chim ó, sư tử, bò trong các giáo đường cổ. Cũng như nhiều người Công giáo, họ không biết rằng những con vật ấy là những biểu tượng mà các vị viết Kinh Phúc âm đã dùng, đó là những biểu tượng xuất phát từ những ảo giác như ảo giác của nhà tiên tri Ezéchiel (1), tương tự thần Mặt trời Horus và bốn người con của thần. Ngoài ra còn những đồ vật khác như cái bánh xe và hình thập tự, khắp thế giới ai cũng biết, nhưng có ý nghĩa biểu tượng trong một vài điều kiện. Ý nghĩa chính xác của những biểu tượng ấy vẫn còn phải tranh luận và vẫn được người ta khai thác.

Như vậy, một chữ hay một hình ảnh sẽ trở thành một biểu tượng khi nó gọi đến cái gì khác ngoài ý  nghĩa hiển nhiên và trực tiếp. Chữ ấy hay hình ảnh ấy có một khía cạnh không thể ý thức được, sâu rộng hơn, chưa bao giờ được xác định phân minh, được giải thích đầy đủ. Vả chăng không ai có thể giải  thích được. Khi muốn tìm hiểu một biểu tượng, trí óc người ta nghĩ miên man đến sự kiện ở ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Thí dụ hình ảnh cái bánh xe có thể gợi lên ý niệm mặt trời “thần linh”, lý trí của ta  phải tự thú là vô thẩm quyền, vì con người không thể xác định được thế nào là “thần linh”. Trong giới hạn trí thông minh của ta, khi nào ta dùng chữ thần linh để chỉ một vật gì, thì đó chỉ là một danh từ dựa vào một sự tin tưởng chứ không bao giờ dựa vào một dữ kiện có thực.

Có biết bao sự kiện vượt khỏi phạm vi hiểu biết của người ta, bởi vậy chúng ta luôn luôn dùng những biểu tượng để hình dung những khái niệm mà chúng ta không thể định nghĩa và hiểu biết đầy đủ. Cũng vì lẽ ấy mà tôn giáo dùng thứ ngôn ngữ đầy biểu tượng và diễn đạt ý tưởng một cách có ý thức như thể chỉ là một phương diện của một sự kiện tâm lý rất quan trọng: vì rằng người ta cần tạo ra biểu tượng một cách ngẫu nhiên và phi ý thức.

Điều này không phải là dễ hiểu. Nhưng chúng ta phải hiểu nó nếu chúng ta muốn biết nhiều hơn về cách tác động của trí óc con người. Nếu chúng ta suy nghĩ về sự tri giác của chúng ta thì sẽ nhận thấy không bao giờ chúng ta tri giác được đầy đủ. Người ta có thể trông, nghe, sờ, nếm. Nhưng những cảm giác do mắt, tay, lưỡi mang lại còn tùy thuộc vào phẩm và lượng của giác quan. Sự tri giác thế giới bên ngoài bị hạn định bởi giác quan. Dùng dụng cụ khoa học thì có thể bù lại phần nào những khuyết điểm của giác quan. Thí dụ có thể phóng xa tầm mắt bằng viễn kính, có thể tăng thêm khả năng thính giác bằng máy phóng thanh, nhưng máy tinh vi đến đâu cũng không thể cho ta nhìn thấy những vật nhỏ li ti hay ở xa quá, nghe thấy những tiếng động yếu quá. Dùng dụng cụ nào thì cũng đến lúc người ta tới một giới hạn chót mà cảm giác của ta còn rõ ràng, ta không thể vượt qua được.

Vả chăng, người ta tri giác thế giới có thực còn bằng tiềm thức nữa. Trước hết, chúng ta phản ứng trước những hiện tượng có thực, trước những khích động thị giác và thính giác vì những cảm giác ấy được chuyển từ bên ngoài tâm trí ta, những cảm giác ấy trở thành những thực thể tâm thần (réalités psychiques). Ta không biết được tính chất của thực thể tâm thần (vì cái psyché  (2) không biết được tính chất của chính nó). Bởi vậy cho nên trong mỗi cuộc thí nghiệm, còn có một số yếu tố không thể biết được, ấy là không kể rằng cái gì ta biết một cách cụ thể cũng vẫn còn có một khía cạnh kín mít, vì ta không biết rõ thể chất cuối cùng của vật chất.

Những sự kiện mà ta ý thức được còn có những khía cạnh mà ta không  ý thức được, ngoài ra còn phải nói đến những sự kiện mà trí óc ta không ghi nhận một cách có ý thức, nhưng tiềm thức ta đã ghi nhận, và như thế, chúng ở dưới làn mức ý thức. Chúng ta đã ghi nhận, nhưng ghi nhận một cách vô tâm. Chúng ta có thể nhận ra những sự kiện ấy trong những lúc trực giác hành động hay trong những lúc suy tưởng sâu xa, bấy giờ chúng ta mới chợt nhận ra là những sự kiện đó có thể đã xảy ra cho ta lắm. Tuy rằng lúc khởi thủy ta không cho rằng những sự kiện ấy có sinh lực và có tầm quan trọng đối với cảm xúc của ta, nhưng sau này chúng sẽ âm thầm sống lại trong tiềm thức như một ý tưởng phụ thuộc.

Thí dụ, ý tưởng ấy có thể xuất lộ dưới hình thức một giấc mơ. Đó là trường hợp thường xảy ra: giấc mơ sẽ tố cáo những cảm giác mà ta ghi nhận một cách vô tâm, chúng không xuất lộ dưới hình thức hữu ý, nhưng dưới hình thức một hình ảnh tượng trưng. Trước tiên, các nhà tâm lý học khởi sự nghiên cứu giấc mơ, nhờ đó họ tìm cách thăm dò khía cạnh phi ý thức của những hoạt động tâm thần có ý thức.

Nhờ những khảo sát ấy các nhà tâm lý học đặt giả thuyết như có một cái psyché phi ý thức, tuy rằng nhiều triết gia và nhà bác học không thừa nhận. Họ ngây thơ mà phản đối rằng giả thuyết như vậy thì phải cho rằng có hai chủ động, hay nói theo ngôn ngữ thông thường phải có hai cá tính trong một người. Thì chính giả thuyết bao hàm ý nghĩa đó! Và thật là một sự không may cho con người thời đại, nhiều người lấy làm khổ sở vì chính mình có hai cá tính, bởi vì theo nguyên tắc, đó không phải là một triệu chứng bệnh hoạn. Đó là sự kiện thông thường, thời nào và ở đâu cũng có. Người vô tâm, tay phải không biết tay trái mình làm gì, trường hợp đó không phải là duy nhất. Tình trạng ấy chỉ là sự phát lộ của cái tiềm thức, một gia tài chung của nhân loại.

Quả thật, con người chỉ trở nên có ý thức dần dần, nhờ đã kiên nhẫn trải qua một tiến trình dài đằng đẵng hàng bao nhiêu thế kỷ để tiến tới giai đoạn văn minh (mà người ta định một cách võ đoán là vào khoảng 4000 năm trước Công nguyên). Sự tiến hóa ấy còn lâu mới hoàn tất vì nhiều lãnh vực của tâm trí người vẫn còn mù mịt trong bóng tối. Cái mà ta gọi là psyché bất cứ trong trường hợp nào cũng không thể đồng nhất hóa với ý thức và nội dung của ý thức.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button