Kỹ năng mềm

Tại Sao Tôi Bị Mọi Người Ghét?

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Michele Borba

Download sách Tại Sao Tôi Bị Mọi Người Ghét? ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Tiến Sĩ Borba thân mến,

Gần đây tôi để ý đứa con 9 tuổi của tôi: không hiểu vì sao nó không vui. Cháu rất thông minh, điển trai và không thiếu bất cứ thứ gì mà đồng tiền có thể đem lại. Vợ tôi và tôi trông đợi cháu thành công trong cuộc sống, vì thế chúng tôi đặt nặng vấn đề giáo dục và luôn coi trọng điểm học tập của cháu. Chúng tôi gửi gấm cháu cho đủ loại giáo viên hướng dẫn: từ huấn luyện viên riêng cho bộ môn quần vợt, tới giáo viên dạy âm nhạc – chúng tôi biết nắm trong tay một bản sơ yếu về quá trình học tập trước khi vào đại học là quan trọng như  thế nào. Nhưng bây giờ tôi tự hỏi không biết mình có làm gì sai trái hay không. Cháu không còn thời gian dành cho bạn bè và khi đi với nhóm bạn cùng tuổi cháu phần nào không cảm thấy thoải mái như những trẻ khác. Tôi có sai lầm khi đặt tất cả trọng tâm vào thành tích học tập của con tôi không? Nếu vậy thì bạn bè quan trọng như thế nào?

Jake B., nỗi băn khoăn của một người cha từ thành phố Seattle, bang Washington.

Tôi may mắn được làm việc với các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục trên thế giới – chủ trì  hội thảo, các khóa huấn luyện, những bài nói chuyện có chủ đề trong các hội nghị, những cơ hội thuận tiện, đại hội, những buổi lắng nghe tâm tư. Tôi lại sở hữu một trang Web rất bận rộn, nơi đây cả ngàn cha mẹ viết cho tôi cùng những câu hỏi và nỗi băn khoăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tôi cũng là thành viên ban cố vấn tập san  Cha Mẹ  , vì thế nhà xuất bản, các tác giả luôn gọi điện cho tôi để bàn bạc những đề tài họ viết cũng như có liên quan  nhiều tới độc giả.

Một điều hàng ngày tôi nghe được từ các bậc cha mẹ, giáo viên và các nhà văn khắp nơi là vấn đề bạn bè của đám trẻ. Có vẻ như tình bạn và mối quan hệ giữa những trẻ đồng trang lứa là vấn đề duy nhất khó giải quyết, phổ biến và làm bận tâm mọi người ngày nay. Tôi nghe về nạn ức hiếp, tính hiếu thắng và bạo lực, sự từ khước, bè phái, nói chuyện tầm phào, ganh đua thiếu lành mạnh, nói xấu sau lưng, tẩy chay, thái độ ta đây. Trong quá khứ vấn đề này phổ biến ở học sinh lớn tuổi, thanh thiếu niên, nhưng ngày nay tôi thấy vấn đề này còn có ở những trẻ nhỏ hơn và thậm chí rất nhỏ.

Ai cũng cần bạn – nhưng đặc biệt là trẻ nhỏ. Con chúng ta có bao nhiêu bạn bè không trở thành vấn đề. Điều quan trọng là phải bảo đảm cho chúng ít nhất có được một hay hai người bạn, bạn “ruột” tốt.

Tất nhiên lý do đầu tiên trẻ cho là các bạn đối với chúng rất quan trọng vì nó đem lại niềm vui và tinh thần đồng đội. Nhưng thực ra có cả một lô các lý do tại sao quan hệ bạn bè là quan trọng. Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy quan hệ bạn bè là rất quan trọng cho cuộc sống trẻ mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới. Bạn bè không chỉ có ảnh hưởng tại đây và trong lúc này mà còn đặt nền tảng cho những quan hệ về sau khi chúng trở thành người lớn, cho sức khỏe, hạnh phúc và sự nghiệp chúng chọn, cho lòng tự trọng, những người được chọn làm bạn đời, cũng như cách thức chúng chăm lo cho con cái chúng.

 

CƠN KHỦNG HOẢNG VỀ QUAN HỆ BẠN BÈ

Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Thử xem nó tệ hại như thế nào? Trẻ hòa nhập với bạn bè như thế nào? Hãy xem xét những vấn đề sau:

– Một khảo sát toàn quốc cho thấy 43 phần trăm học sinh nói chúng sợ vào nhà tắm ở nhà trường vì lo bị bạn cùng lớp quấy nhiễu.

– Qua một số bảng đánh giá, một trong bảy học sinh ở Mỹ hoặc đi ức hiếp hoặc bị ức hiếp. Trong một số trường hợp, cùng một đứa trẻ có thể đi ức hiếp ngày hôm nay, ngày mai lại bị ức hiếp.

– Hiệp Hội Giáo Dục Quốc Gia (Mỹ) báo cáo mỗi ngày có 160.000 học sinh bỏ lớp vì sợ bị học sinh khác tấn công hay hù dọa.

– Một cuộc khảo sát toàn quốc cho thấy trên hai phần ba nhân viên bảo vệ trường học nói rằng trẻ nhỏ tuổi hơn lại tỏ ra hiếu thắng hơn.

– Một khảo sát toàn quốc năm 1998 của Viện Đạo Đức Học Josephson cho biết cứ bốn em học sinh trường cấp hai và cấp ba nam thì có một em nói đã đánh bạn cùng lớp một lần trong vòng 12 tháng “vì nóng giận.”

– Theo Quỹ Tài trợ Giáo Dục của Hiệp Hội các Đại  Học Nữ Hoa Kỳ thì bốn phần năm các thiếu nữ trong một ngàn sáu trăm trường công trên cả nước cho biết  quấy nhiễu tình dục (ức hiếp nặng về giới tính) là phổ biến.

– Các nhà nghiên cứu của Đại Học Đông Bắc khảo sát ba mươi trường trung học phổ thông ở Massachusetts và khám phá ra rằng một phần ba số học sinh kể lại chúng đã từng là nạn nhân của một hay nhiều tội ác có nguồn gốc từ sự căm ghét.

– Một khảo sát 991 trẻ tuổi từ 9 tới 14 cho thấy các rắc rối về áp lực bạn bè đồng trang lứa như sau: 36% trẻ học cấp hai được khảo sát cảm thấy chúng bị đám trẻ đồng trang lứa ép hút cần xa, 40% cảm thấy bị áp lực về hành vi tính dục, 36% cảm thấy bị áp lực phải ăn cắp hàng siêu thị và bốn trong mười em học lớp 6 cảm thấy bị áp lực uống rượu.

– Một bài báo mới đây của tờ   New York Thời Báo   kể lại khuynh hướng mới của đám trẻ là “ức hiếp trên không gian ảo” như chuyển tải “tinh thần thô bạo chưa từng có trước đây” nhằm dàn trải  tiếng đồn xấu cũng như chửi rủa  các bạn cùng trang lứa.

Và điều này đến nay chưa có gì  được cải thiện.

Tôi cũng không quên rằng đương nhiên con bạn không giống bất cứ trẻ nào khác. Con bạn là đặc biệt, với tính khí và nhân cách duy nhất và dễ thương của trẻ. Và điều cuối cùng chúng tôi muốn mạnh dạn suy đoán là lúc nào cũng có khả năng, hay ngay cả có giá trị khi chúng ta cố gắng biến đổi con người sâu thẳm của chúng. Bạn có thể tưởng tượng một Tổng Giám Mục Desmond Tutu có thể biến dạng thành một Donald Trump? Hay một cô gái kiểu Laura-Bush biến dạng thành một Madonna đó sao? Tất cả trẻ đều khác nhau và Thượng Đế ban phước lành cho chúng.

Dầu vậy, bất kể nhân cách và tính khí khác nhau thế nào, từng trẻ và tất cả chúng đều cần có bạn bè: bạn bè nhút nhát, bạn bè quyết đoán, bạn bè nhạy cảm, bạn bè là những đứa cầm đầu và những đứa hùa theo, có đứa tốt bụng và dễ thương, có đứa vui tính hay liều lĩnh. Những món ăn khác nhau cho những người khác nhau.  Ai nấy  đều muốn, cần và nhất thiết phải có bạn hữu. Và dù chúng ta không bao giờ muốn hay chỉ  đơn thuần thử thay đổi tư cách cơ bản của con cái chúng ta, dứt khoát chúng ta vẫn phải giúp chúng học cách làm gì để mãi mãi chúng có được những người bạn quí mà chúng thật sự cần có.

Chúng ta hãy đối diện với sự kiện: bạn bè góp phần đáng kể vào việc tạo dựng hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống cho con em chúng ta. Chính nhờ quan hệ bạn bè, con cái chúng ta biết chèo chống trong vùng nước xoáy của sự phát triển xã hội. Vì thế hãy quan sát kỹ hơn giá trị thực sự của bạn bè và quan hệ bạn bè trong cuộc sống con cái chúng ta.

ĐỌC THỬ

TẠI SAO QUAN HỆ BẠN BÈ QUAN TRỌNG?

Tại sao con gái tôi cần nhiều bạn như thế? Tôi là người bạn tốt nhất của trẻ. Không ai có thể yêu trẻ nhiều như tôi và tạo được một ảnh hưởng tích cực hơn tôi.

Ervin W., một người mẹ ở Topeka, Kansas

Con trai tôi không có thời gian dành cho bạn bè. Với tất cả sự cạnh tranh để vào được trường điểm hiện nay, trẻ cần tập trung vào học tập và tận dụng tất cả những buổi học thêm để luôn đứng đầu nhóm. Trẻ có thể dành thời gian cho bạn bè khi ra khỏi trường.

Rob L., một người cha ở Newport Beach, California

Tôi không muốn các con tôi có bạn bè. Trẻ em ngày nay chẳng ra gì. Tất  cả những gì chúng quan tâm là âm nhạc đồi bại, quần áo có vẻ lố lăng và lúc nào cũng lãnh đạm thờ ơ. Tôi không muốn tất cả những kiểu như vậy ảnh hưởng đến con tôi.

Susan P., một người mẹ từ thành phố New York

Tôi không cho phép con gái tôi ngủ qua đêm tại nhà người lạ. Và tôi không thể tin bất cứ cha mẹ nào có chút hiểu biết lại muốn làm như vậy. Làm sao chúng ta biết chuyện gì xảy ra ở đó?

Seth B., một người bố ở Chattanooga, Tennessee

Đây là những gia đình lành mạnh chăng? Bạn có thể trách móc cha mẹ vì có những suy nghĩ như vậy chăng? Bản thân bạn có bao giờ cảm thấy như vậy không? Bây giờ quả là thời buổi nuôi dạy trẻ không dễ dàng gì.

Dù sao sự thật vẫn là trẻ em phải có bạn bè cùng trang lứa với chúng. Cha mẹ là cha mẹ và bạn bè là bạn bè. Cha mẹ không thể truyền đạt được những kinh nghiệm về xã hội, luân lý, cảm xúc và những hiểu biết mà bạn bè chúng có thể. Chỉ có bạn bè mới có thể dẫn đường chỉ lối được hướng tiến tới sự vị tha, tin tưởng, trung thành, thân thiện và yêu thương. Chỉ có bạn bè mới giúp được trẻ tồn tại và phát triển trong thế giới, cả trong tư cách cá nhân và nghề nghiệp. Như một sức mạnh luân lý, đạo đức và tinh thần trong cuộc sống của chúng, tình bạn là chìa khóa. Không có bạn bè con cái chúng ta có nhiều nguy cơ hơn đối với những vấn đề sức khỏe tâm thần, tuổi trẻ đi hoang, suy thoái, âu lo, hôn nhân thất bại, và hiệu suất công việc kém.

Vì vậy chúng ta đi thẳng vào vấn đề này, chúng ta hãy xem con cái chúng ta nhận được những gì từ quan hệ bạn bè.
15 Kỹ năng cần thiết mà bạn bè giúp nhau học được

Hãy cứ gọi chúng là những kỹ năng cuộc sống hoặc như xa xưa gọi là “sự khéo léo của con người” – và không còn nghi ngờ gì nữa một số trong những bài học quan trọng nhất con cái chúng ta học được không hề có trong lớp học nhưng lại có ở nơi một hay hai trẻ khác quan hệ với nhau ngoài bãi cát, trong cuộc đi chơi chung bằng xe hơi, trong chuyến rèn luyện thể dục khi đi rừng, trong một trại hè, trên sân cỏ hoặc đơn giản như chỉ cùng nhau ngồi trên sàn phòng ngủ. Những bài học này không cần sách giáo khoa, máy vi tính xách tay, huấn luyện viên riêng, và sự thành công không cần được đánh giá bằng thang điểm. Đó là một số ít những kỹ năng không thể thiếu mà trẻ học được từ bạn bè chúng:

1.  Giải quyết vấn đề và dàn xếp xung khắc.
2.  Thực hiện quyết định và phân biệt giữa đúng và sai.
3.  Xử lý chuyện trêu ghẹo và lời nói chanh chua, phát huy tinh thần đối đáp.
4.  Trau dồi tư cách tự khẳng định mình và giữ vững lập trường về niềm tin.
5.  Hiểu những quan điểm khác nhau và hun đúc sự cảm thông.
6.  Phát triển tư cách qua việc nhìn mình trong tương quan với người khác
7.  Học cách hợp tác, biết theo thứ tự lần lượt, hòa nhập với nhóm và chia sẻ.
8.  Chi phối cảm xúc và phát triển sự kiềm chế.
9.  Tập nhân đức khiêm nhường, liêm khiết và biết nhận ra thiếu sót của mình
10. Phát triển lòng tin tưởng và trung tín.
11. Bồi đắp sự tự tin và lòng can đảm trong các nhóm cũng như trong những tình huống gây căng thẳng.
12. Giao lưu trao đổi tình cảm, ý kiến và nhu cầu.
13. Nhận trách nhiệm, nhận lỗi và xin lỗi.
14. Thích ứng và tìm cách xoay xở.
15. Tạo niềm vui, đùa giỡn và luôn có triển vọng trong nhiều thứ.

TẠI SAO TRẺ GẶP KHÓ KHĂN TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ NGÀY NAY?

Được rồi, như vậy là chúng ta đồng ý tình bạn và quan hệ bạn bè là quan trọng – thậm chí hết sức cần thiết cho hạnh phúc và sự phát triển của trẻ. Như vậy thì sao? Mẹ tôi và bố tôi đâu có lo lắng nhiều về chuyện đó. Có chi phải lớn chuyện? Tại sao trẻ không thể tự mình lo lấy? Tại sao có chuyện khủng hoảng về quan hệ bạn bè mỗi lần chúng ta cầm đọc một tờ tập san hay tờ báo? Tại sao bao nhiêu thầy cô giáo và các vị cố vấn lo lắng rồi tham gia các hội thảo về biện pháp phòng ngừa tính bạo hành và sự phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội.

Đây là lý do: mọi thứ không còn như xưa. Thời gian đã thay đổi. Về cơ bản, thế giới con em chúng ta đang sống đã khác hẳn thế giới chúng ta đã biết khi lớn lên. Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên sợ hãi của vụ thảm sát tại trường Columbine, của sự kiện ngày 11 tháng 9. Làm cha mẹ, chúng ta đang sống trong không khí sợ hãi và lo âu vì sự an toàn của con cái chúng ta. Ngày nào cũng vậy, chúng ta phải nghe quá nhiều những bản tin về bạo lực, về bắt cóc trẻ em, về lạm dụng – thật kinh khủng. Không chỉ vậy, dường như tiền của và tài nguyên sẵn có ngày càng ít đi, không đủ đáp ứng nhu cầu xã hội của con cái chúng ta.

Kết quả ngày nay trẻ em bị chi phối quá nhiều và thời khóa biểu quá chặt chẽ. Ngay cả hộp cát để chơi và những phút nghỉ giải lao cũng bị bỏ vì thiếu hụt ngân sách hay lý do kỷ luật. Không còn “thời giờ để chơi.” Cửa bị khóa. Không còn bạn bè lối xóm. Công viên cũng vắng bóng người. Đời sống gia đình trở nên dễ thay đổi hơn. Xã hội trở nên cô đơn hơn và việc giao lưu giáp mặt được thay thế bằng thư tín, thư điện tử và fax.

Đồng thời, vì sự bùng nổ nhân khẩu các trẻ sơ sinh, nên càng có nhiều trẻ tranh đua vào số ít trường điểm, và cuối cùng là thị trường việc làm. Các cha mẹ nhiều tham vọng rất sợ con cái mình không được giáo dục đúng bài bản, gặp khó khăn về tình bạn hoặc “những ông mãnh” làm hư hỏng cơ hội thành công của con họ.

Nhưng chúng ta xem kỹ lại mọi thứ đã thay hình đổi dạng như thế nào từ khi chúng ta lớn lên và tại sao trẻ em ngày nay lại gặp vấn đề nghiêm trọng này trong cuộc sống của chúng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button