Kỹ năng mềm

Tài Ăn Nói Của Người Đàn Ông

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hoàng Văn Tuấn

Download sách Tài Ăn Nói Của Người Đàn Ông ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

CHƯƠNG I

Tài ăn nói mà người đàn ông cần có

  1. Tự giới thiệu mình như thế nào

Trong các trường hợp xã giao, xuất phát từ nhu cầu phép lịch sự hoặc công việc, bạn thường phải tự giới thiệu mình. Một nhà tâm lý học nước ngoài đã đưa ra 5 thái độ và phương thức cần chú ý khi tự giới thiệu bản thân như sau:

  1. Phải bình tĩnh và đầy tự tin. Đối với những người tự tin, nói chung mọi người sẽ nhìn bằng con mắt khác hẳn. Nếu bạn có lòng tự tin, đối phương sẽ có thiện cảm đối với bạn. Ngược lại, nếu bạn sợ sệt hoặc bối rối làm cho quan hệ đôi bên gặp phải trở ngại.
  2. Trong các trường hợp giao tiếp công cộng, nếu bạn muốn làm quen với một ai đó, tốt nhất hãy tìm kiếm trước các tư liệu thông tin liên quan tới đối phương, chẳng hạn như tính cách, sở trường hoặc ý thích cá nhân. Có được những tư liệu này rồi, sau khi tự giới thiệu mình, sẽ dễ dàng nói chuyện làm cho mối quan hệ được dung hoà.
  3. Khi bày tỏ mình mong muốn được làm quen với đối phương, cần phải nhiệt thành. Bất kỳ ai cũng cảm thấy được người khác mong muốn làm quen là một vinh hạnh. Nếu thái độ của bạn nhiệt tình, thì phản ứng nhận được cũng sẽ tương tự.
  4. Khi tự giới thiệu mình, cần biết dùng ánh mắt để biểu đạt thiện ý, sự quan tâm và mong muốn quan hệ của mình.
  5. Sau khi biết được họ tên của đối phương rồi, đừng ngại nhắc lại một lần nữa, vì bất cứ ai cũng đều thích thú khi nghe tên của mình, làm cho anh ta có cảm giác tự hào và thoả mãn.
  6. Những điều cần tránh khi tự giới thiệu
  7. Không nên quá phô trương sự nhiệt tình, những động tác như bắt tay thật mạnh hoặc nhiệt tình vỗ vào mu bàn tay của đối phương có thể làm cho đối phương cảm thấy ngạc nhiên.
  8. Không ngắt lời người khác để tự giới thiệu mình, cần đợi thời cơ thích hợp.
  9. Không nên có thái độ hời hợt, cần tôn trọng đối phương, bất kể nam hay nữ cũng đều muốn người khác tôn trọng mình, đặc biệt là mong muốn người khác tôn trọng những ưu điểm và thành công của họ. Vì vậy, khi tự giới thiệu mình cần tỏ ra trang trọng.
  10. Nếu muốn làm quen với một ai đó, cần phải chủ động, không nên chờ đợi đối phương chú ý tới mình.
  11. Không nên chỉ quen biết với một nhân vật đặc biệt nào đó, nên quan hệ rộng rãi với nhiều người.
  12. Nếu một người trước đây bạn đã từng gặp rồi mà họ chưa nhớ ra tên của bạn, thì cũng không nên đưa ra những lời mang tính chất nhắc nhở. Phương pháp tốt nhất là ngay lập tức tự giới thiệu mình một lần nữa.
  13. Nhớ tên người và nét mặt như thế nào

Có thể bạn được nghe những lời than thở như: “Trí nhớ của tôi tồi quá, vừa mới gặp một người, nháy mắt một cái đã quên mất tên của anh ta rồi”. Kỳ thực, có khi cũng không phải bạn quên tên người ta, mà là lần đầu tiên gặp mặt bạn hoàn toàn không nghe rõ đối phương tên là gì.

Khi bạn gặp một người lạ, mà nghe đối phương tự giới thiệu rất lơ mơ, bạn có thể hỏi theo ngay một câu: “Xin lỗi, tôi chưa nghe rõ tên anh?”. Phần lớn mọi người có thể cho rằng đề nghị đối phương nhắc lại tên mình một lần nữa là điều không nên. Trên thực tế, “tài sản riêng” mà người ta quý trọng nhất chính là tên của mình. Nếu bạn có thể đưa ra được sự chú ý cho dù là nhỏ bé nhất đi chăng nữa, thì đối phương cũng sẽ tỏ ra có cảm tình với bạn.

Những cách làm dưới đây có thể giúp cho bạn nhớ được tên của người khác :

  1. Tin chắc là đã nghe rõ tên của đối phương .
  2. Hỏi rõ tên của anh ta viết như thế nào .
  3. Đưa ra một lời bình luận bất kỳ đối với cái tên đó, chẳng hạn nói: “ồ, tôi cũng đã gặp một người trùng tên với anh”, hoặc hỏi “Tên của anh có ngụ ý gì không?”…
  4. Trong lần nói chuyện đầu tiên gọi thẳng tên của anh ta một cách thích hợp.
  5. Khi tạm biệt lại nói tên của anh ta một lần nữa.

Còn về phân biệt nét mặt, chủ yếu là tìm kiếm những nét đặc trưng. Chẳng hạn mặt như thế nào, mũi hình dạng ra sao, trán rộng hay hẹp và có nếp nhăn không, trên mặt có nốt ruồi, tàn nhang, sẹo hay không.

Nhớ tên và nhận dạng mặt là hai mặt để nhận biết một người, hai điểm này không thể thiếu được. Nếu chỉ biết một mà không biết cái kia, thì sẽ xảy ra hiện tượng râu ông nọ cắm cằm bà kia, tên và người không khớp nhau.

4. Để con mắt nói trước

Khi chúng ta lần đầu tiên quen biết một người bạn, có lẽ nhất thời không quyết định được là nên làm như thế nào: Lần đầu gặp mà như đã quen biết từ lâu, chẳng cái gì là không nói hay là quan sát cẩn thận, sau đó mới mở lời? Tỏ ra nhiệt tình hay là không thân không sơ, tỏ ra hờ hững? Trước khi trong đầu chúng ta suy xét, còn chưa chọn lựa được, hãy đừng ngại dùng con mắt và thái độ “nói chuyện” trước.

Bất kể thế nào, khi chúng ta đứng trước một người lạ, trong trường hợp hoàn toàn không biết về đối phương, trước hết nên xuất phát từ lý trí, dùng phép lịch sự tối thiểu để tiếp đón. Tất nhiên, bắt tay là phương thức quen dùng. Bất kể chúng ta và đối phương nhè nhẹ bắt tay hay bắt tay nhau thật chặt, nhưng con mắt lại quyết định tính chất của cái bắt tay. Cũng tức là nói, ánh mắt mới có thể biểu đạt được hàm ý chính xác.

Thử nghĩ trong một trường hợp như thế này, bạn đưa tay ra, thân mật bắt tay với đối phương, ánh mắt lại chăm chăm nhìn ra chỗ khác, đối phương nhất định sẽ cho rằng bạn hoàn toàn không có chút thành tâm nào. Nếu mắt bạn lướt trên đỉnh đầu của đối phương, như thế thì lại càng không hay, sẽ làm cho người khác hiểu là bạn làm cao hoặc ngạo mạn. Nếu khi bắt tay, mắt bạn nhìn xuống chân, thì chắc chắn đối phương sẽ thấy khó hiểu, không biết bạn đang nghĩ gì. Vì vậy, trước khi chúng ta hàn huyên, cần phải để con mắt của bạn chăm chú nhìn một cách thân mật vào mắt và mặt của đối phương.

Khi bạn cảm nhận, khảo sát, phân tích đối phương, đối phương cũng làm thế với bạn. Hơn nữa, do sự khác biệt giữa bạn và đối phương về mặt tuổi tác, giới tính, địa vị, kinh nghiệm, cảm giác thường buộc bạn phải đưa ra những phán đoán một cách bất ngờ hoặc hoàn toàn bị động.

– Đối phương lôi thôi lếch thếch, mặt mũi nhếch nhác. Râu ria xồm xoàm, mũi sần sùi như da cóc, làm cho người khác phát sợ: miệng vừa to vừa rộng, đôi môi thâm sì, dày cộm; mặt mũi gân guốc, răng vàng khè… làm cho bạn thiếu mỗi nước là rời xa ngay. Chắc chắn là bạn ghét người này. Vì đối phương hình dạng xấu xí, dùng ngôn từ khác là “khó coi”, thế là nảy sinh cảm giác không thiện cảm, ghét bỏ.

– Bộ dạng đối phương dữ tợn. Mặt lạnh tanh, mắt sắc lẹm, toát ra cái nhìn lạnh lùng, bộ mặt góc cạnh, răng sin sít, khoé mắt chéo xuống dưới, khó có thể đoán biết… làm cho bạn có cảm giác hơi sợ sệt.

Có lẽ, bạn đã sợ rồi. Bạn cảm thấy người này có thể hại bạn bất cứ lúc nào, chí ít là tồn tại một mối đe doạ đối với sự an toàn của bạn. Thế là bạn sợ, tim đập hơi nhanh.

– Đối phương sáng sủa, đẹp trai lịch lãm, đầu tóc rất mốt, mắt sáng, nhã nhặn tình cảm, sống mũi cao, mắt đẹp, toát lên đầy chất nam nhi… Bạn vừa thấy đã có cảm tình rồi.

Hiển nhiên, bạn thích tiếp cận những người như vậy, muốn quan hệ với anh ta. Thế là bạn vội vã bày tỏ thổ lộ tất cả những gì bạn muốn nói.

– Đối phương mặt mũi bình thường, chả có điểm gì đáng nói, thuộc vào loại người ra phố rất khó bị người khác phát hiện. Vừa trông đã biết rằng người này không có cá tính gì, mà cũng chẳng có chí hướng gì lớn lao, thậm chí còn hơi nhu nhược nữa.

Có thể bạn sẽ nghĩ “gặp loại người này không kìm hãm được nỗi bực mình”, bạn cảm thấy quan hệ với loại người này chỉ làm lãng phí thời gian. Thế là bạn giữ im lặng, chẳng muốn nói gì cả.

Những cảm giác của bạn chỉ dựa vào những hình thức bề ngoài để phán đoán đối phương, đồng thời vạch ra cự ly với những người bạn mới của mình, thì đó là một sai lầm lớn, sai lầm đặc biệt. Người có khuôn mặt xấu xí kia có lẽ đang tu nhân tích đức, người có bộ mặt đẹp trai lịch sự kia có lẽ đang mưu mô gì xấu xa, người có bộ mặt tầm thường kia có thể có cái hay mà bạn học được… Vì vậy, chúng ta quyết không thể dùng cảm giác ban đầu, quan hệ bằng tướng mạo, nói năng không nhã nhặn, làm tổn thương tới những người bạn thật sự, mà lại rơi vào cạm bẫy của kẻ xấu.

Cách làm sáng suốt là quan sát nhiều, nói năng thận trọng, tiếp nhận đối thủ một cách ôn hoà. Trước khi bạn nói, ánh mắt cần không rời bộ mặt đối phương. Đưa ra cái nhìn dịu dàng chân thực, hoàn toàn làm cho đối phương cảm thấy sự tôn trọng, sự khoan dung và học thức của bạn.

Mọi người ca ngợi nụ cười của Mona Lisa (Lagiô – công), rằng cô có một sức cuốn hút vĩnh cửu. Vậy sức cuốn hút vĩnh cửu của cô là ở chỗ nào? Bộ ngực đầy đặn, cái cằm tròn trịa, kiểu tóc bồng bềnh, hay là khoé miệng chúm chím vốn luôn được ca ngợi? Kỳ thực, sức cuốn hút của bức tranh mấu chốt là ở chỗ đôi mắt tưởng cười mà không phải cười, tưởng như cáu giận mà không phải cáu giận kia. ở đó toát lên một cảm giác thân thiết mà người đời cùng theo đuổi, làm cho người ta cảm thấy dễ chịu.

Nụ cười của Mona Lisa rốt cục là của một nhân vật trong tranh. Cô vĩnh viễn chẳng thể nói được, chẳng ai có thể biết được cô có thể nói những gì. Thế nhưng, nụ cười của cô, ánh mắt và dáng vẻ của cô lại luôn không ngừng “nói”.

ĐỌC THỬ

5. Làm thế nào để biết biểu đạt

Bạn đã gặp trường hợp như thế này chưa: trước mắt một người lạ, thường cảm thấy nói năng kém cỏi, lúng ba lúng búng, những câu cú trước đó đã chuẩn bị rồi cũng “không cánh mà bay”? Trong khi những người khác nói năng lưu loát, hoặc mở miệng ra là nói như nước chảy, chắc chắn bạn sẽ rất ngưỡng mộ?

Kỳ thực, kỹ xảo nói năng cũng có thể học được, chỉ cần có ý thức rèn luyện các mặt dưới đây, bạn cũng có thể trở thành một người giỏi ăn nói.

Thứ nhất, cần có sự chuẩn bị đầy đủ. Nếu bạn không tích cực suy nghĩ về nội dung cần phải nói, hay phát biểu, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chả có gì để nói cả, cho dù có nói thì cũng không lưu loát tự nhiên. Vì vậy, trước khi phát biểu phải chuẩn bị đầy đủ, hoặc viết thành một đề cương, hoặc nhẩm đọc, thử nói. Bạn càng thuộc nội dung phát biểu thì bạn càng có thể nói tốt, càng không thể nói năng lộn xộn, ngắc ngứ.

Thứ hai, học lấy phương pháp đối thoại. Xét từ góc độ tâm lý học, ngôn ngữ khẩu ngữ có ngôn ngữ đối thoại (tán chuyện, toạ đàm, biện luận, chất vấn…) và ngôn ngữ độc thoại (báo cáo, diễn giảng, giảng bài…). Nói chung, cái sau yêu cầu cao hơn, lấy cái trước làm cơ sở. Trước tiên chúng ta phải học được phương pháp đối thoại, giao lưu tốt khi đứng trước nhiều người. Khi nói chuyện với người khác , cần kiên trì lắng nghe ý kiến của họ, không được tự tiện nói chen vào hay ngắt lời, cần “quan sát lời nói, quan sát thái độ”, chú ý tới tư thế, thái độ và tình cảm của đối phương, cần phân tích mặt được, mặt chưa được của đối phương khi nói chuyện, học lấy những ưu điểm, vứt bỏ đi những khuyết điểm? Đồng thời, lời bạn nói cần ý tứ rõ ràng, thái độ thành thật, cần chú ý tới phản ứng của đối phương, khi đối phương tỏ ra chán ngán mệt mỏi hoặc phân tán sự chú ý thì cần ngừng nói.

Thứ ba, dũng cảm chịu khó luyện tập nhiều. Tài ăn nói không phải là bẩm sinh, mà là từng bước phát triển qua rèn luyện thực tế của cá nhân với ảnh hưởng của môi trường. Vì vậy chúng ta cần khắc phục tâm lý ngượng nghịu, sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ hoặc đông người, cần tranh thủ cơ hội phát biểu, dũng cảm phát biểu những ý kiến của mình. Tuy lúc đầu không chắc là đã thành công, thậm chí còn có thể bị người khác cười chê, nhưng bạn đừng nên phật lòng, mà cần tích cực phân tích những nguyên nhân thất bại trong khi phát biểu của bạn, chịu khó nói, rèn luyện nhiều, cách ăn nói không ngừng được cải thiện.

6. Làm thế nào loại bỏ sự sợ sệt khi nói

Có những người có cảm giác sợ sệt khi nói chuyện với người lạ, phương pháp loại bỏ là:

1. Trước khi nói hãy hít thở thật sâu. Như vậy sẽ giảm bớt nhịp đập của tim, cũng có thể giảm bớt những lo lắng.

2. Lưu ý một chút những thứ xung quanh. Chẳng hạn, trước khi bạn phải nói, hãy liệt kê một đề cương cho bạn, chỉnh lý một chút bài nói của mình, như vậy bạn sẽ không quá chú ý tới bản thân mình.

3. Suy nghĩ thật kỹ từ trước. Chỉ cần bạn tưởng tượng là mình sẽ thành công, thì bạn có thể thành công thật.

4. Trước khi nói, tránh uống những chất kích thích như cà phê hoặc trà. Những thứ đó sẽ chỉ làm cho bạn thêm hồi hộp, căng thẳng.

5. Cần có sự tìm hiểu từ trước về người mà bạn phải tiếp xúc. Chẳng hạn, nếu như bạn đi thi tuyển tìm việc, thì trước đó bạn hãy tìm hiểu về công ty đó. Nếu như bạn muốn hẹn gặp với một ai đó vì một việc quan trọng, trước hết bạn cần tìm ra những ý thích của đối phương. Chẳng hạn như đối phương thích xem bóng đá, thì cũng có thể bạn mời anh ta đi xem. Khi mối quan hệ đã thân mật hơn bạn cũng dễ dàng bàn luận công việc.

7. Học sử dụng “ngôn ngữ vạn năng” như thế nào

Bất kể trong trường hợp nào, sử dụng “ngôn ngữ vạn năng” rất có tác dụng. Nếu không biết lợi dụng nó thì sẽ gặp phải những tổn thất lớn trong quan hệ giao tiếp.

“Ngôn ngữ vạn năng” có mấy đặc điểm sau:

Làm cho đối phương cảm thấy bạn rất lịch sự; mềm mỏng, bình dị dễ gần. Cách dùng lại đơn giản tiện lợi, đem lại cho người ta cảm giác dễ chịu.

Vậy thì, “ngôn ngữ vạn năng” bao gồm những gì? Xin đơn cử mấy ví dụ cụ thể: Chào buổi sáng; Chào buổi trưa; Chào buổi tối; Chúc ngủ ngon; ồ, đúng vậy, đúng vậy; Thật xấu hổ quá; Còn phải nhờ vả anh nhiều; Đâu có, đâu có; Quả thật không dám; Rất xin lỗi; Thật cảm ơn anh quá; Mong anh chỉ bảo cho; Trăm sự nhờ anh. Những “ngôn ngữ vạn năng” như vậy, quả thực nhiều không kể xiết, vấn đề mấu chốt là bạn vận dụng chúng như thế nào !

8. Ngữ khí nói chuyện thoải mái

Không khó phát hiện, xung quanh chúng ta có nhiều người nói chuyện có thể đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu. Tất nhiên đây cũng là một trong những phương thức biểu đạt của cái đẹp.

Nếu khi nói chuyện, bạn muốn đem lại cho đối phương cảm giác thoải mái dễ chịu, thì phải chú ý tới những điểm sau:

Tính cách – tính cách của con người có hai loại, một loại là thoải mái, một loại là lạnh lùng. Nếu bạn thuộc vào loại sau, chỉ cần bạn có thể không đắn đo từng tiểu tiết nhỏ, không quá chú ý tới bản thân, quan hệ nhiều với người khác, tôn trọng ý kiến của người khác, tin tưởng người khác, thì bạn có thể chơi rộng rãi với nhiều người và thu được nhiều bổ ích qua đó, từ đó làm cho tính cách lạnh lùng của bạn dần chuyển thành nhiệt tình, thoải mái.

Ngữ điệu – chẳng hạn ngôn ngữ của bạn rõ ràng, tần số ngữ âm cao, chuyển giọng mềm mại, thì có thể làm cho đối phương có cảm giác dễ chịu. Nếu bạn còn chưa đạt tới trình độ như vậy, thì cũng không nên quá miễn cưỡng, để tránh vì cố đạt cái khéo mà thành ra vụng về, chỉ cần chú ý nhiều tới nó là được rồi.

Tỏ thái độ – miệng nở nụ cười hay cười cười nói nói thường có thể làm cho người ta có cảm giác thân thiết. Nếu bạn có thể nở nụ cười vào bất cứ lúc nào, thì chắc chắn người khác sẽ thích bạn.

9. Khi nói chú ý “ngừng nghỉ”

“Ngừng nghỉ” khi nói là một kỹ xảo cần nắm bắt tốt. Ngừng nghỉ một cách có ý thức không chỉ làm cho lời nói có trật tự rõ ràng, mà còn làm nổi bật trọng điểm, thu hút sự chú ý của người nghe. Ngừng nghỉ thích đáng có thể làm cho người nghe hiểu được nội dung mà bạn nói chia làm mấy đoạn, trước sau bổ sung cho nhau ra sao. Chỉ có những lời nói mạch lạc rõ ràng, mới có sức hấp dẫn, thuyết phục, thể hiện tính lô-gic, làm cho người khác phải khâm phục tài ăn nói của bạn. Nếu khong biết ngừng nghỉ đúng lúc, thao thao bất tuyệt mãi, bạn sẽ làm cho người nghe có cảm giác “cũng chẳng biết bạn đã nói những gì nữa”.

Vậy thì khi nào cần ngừng nghỉ? Khi chúng ta chuyển đổi lời nói, nối tiếp phần dưới, hoặc nêu ra trọng điểm tổng kết tư tưởng trung tâm, thì cần phải ngừng nghỉ. Mà thời gian ngừng nghỉ cũng cần xử lý theo từng trường hợp cụ thể, ngắn thì hai ba giây, dài thì không qúa mười giây là thích hợp.

Ngoài ra, nếu bạn muốn biểu đạt tình cảm ấp ủ trong lòng, thì khi nói cần trầm bổng ngừng nghỉ, vì thế ngừng nghỉ không chỉ giới hạn ở ngừng nghỉ âm thanh, mà còn có thể phối hợp với động tác của tay để tiến hành. Chẳng hạn: cúi đầu trầm tư; hai tay nắm chặt, ra chiều kích động; nói tới chỗ quan trọng hai mắt nhìn chăm chú; thở thật dài; nhíu lông mày, làm ra vẻ đau khổ; ngẩng đầu lên nhìn trời…

Khi vận dụng những động tác này, cần tự nhiên, kết hợp hài hoà nhằm tránh đừng để người khác bị cảm giác là bạn đang biểu diễn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button