Kỹ năng mềm

Sống mạnh sống vui

song manh song vui1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dale Carnegie

Download sách  Sống mạnh sống vui ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Vài trích dẫn trong sách thay lời giới thiệu:

“Kẻ nào muốn là một người không thể rập khuôn theo đúng y như người khác được. Không còn gì thiêng liêng hơn là sự độc lập của tinh thần… Tất cả những lỗi lầm mà tôi đã phạm phải đều bắt nguồn ở chỗ tôi đã cố sức hành động theo quan điểm của người khác…”
“Chúng ta có thể già đi, mất hết bạn bè và sức khỏe, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ bị bỏ rơi khi nào chúng ta tìm cách làm đầy những khoảng trống trong trí óc. Và chúng ta sẽ tự yêu quý mình hơn trước nhiều.”
“Giữa công việc của cha mẹ có nhiều sự khác biệt nhưng thực ra mục đích và kết quả đều như nhau.
Đã là cha tốt thì sẽ thành chồng tốt. Không còn điều gì làm cho bà vợ thích hơn là khi thấy con cái tranh nhau ra đón cha lúc cha đi làm về. Người cha không những phải dành thì giờ cho con cái mà phải hy sinh nữa. Cố nhiên người cha phải làm việc để kiếm tiền, nhưng đó không phải là lý do để trốn tránh trách nhiệm. Nhưng người cha làm việc quá nhiều không đủ thì giờ săn sóc con cái chỉ là những người theo lời H. Mencker, làm việc chỉ cốt để thoát ra khỏi cơn hấp hối của những kẻ nhìn đời… công việc của họ cũng như lối giải trí của họ chỉ là những cớ để cho họ chối bỏ trách nhiệm của họ trong đời.”
“Tình yêu thực sự không thể là cản trở và một con người tiến bộ không thể bắt một con người khác làm nô lệ cho mình dù là nô lệ về tình yêu. Con người có phải muốn cho người khác được tự do chẳng khác chính mình. Cũng như mọi động lực sáng tạo khác, tình yêu phải sống động và được tự do.
Một nhà báo viết: “Yêu người khác tức là cho người đó điều gì họ cần, vì lợi ích của họ chứ không phải vì lợi ích của mình. Tình yêu cũng bao gồm cả tấm lòng từ bi bác ái, không đưa cho người cần bánh mì một hòn đá và không đưa bánh mì cho người ta khi người ta cần thông cảm”. Chúng ta ai mà không biết những người “tốt bụng” cho chúng ta ăn đến lè cổ ra những thứ ta không thích và không hề biết đến tại sao chúng ta vừa ăn vừa thở dài thườn thượt. Những người này không hề biết yêu và tôi đồng ý với nhà tâm lý học khi họ cho rằng thực ra làm hại người họ yêu chứ không phải làm lợi.”
“Một nhà tâm lý học đã nói: “Nếu đứa bé được chấp nhận và yêu mến nó sẽ biết cách sung sướng với chính nó, yêu mến cha mẹ và coi tất cả mọi người với tất cả tấm lòng quảng đại.”

Dẫn sách

Một hôm, hồi còn bé, con gái tôi là bé Dale đứng lên cái ghế nhỏ của nó để định trèo lên tủ lạnh. Tôi chạy vội đến nhưng không kịp, nó vừa ngã sóng soài xuống đất khá đau. Tôi vội đỡ nó dậy, và vừa đứng dậy được nó đá mạnh vào cái ghế và bảo:

– Chính cái ghế này làm con té đó má.

Nếu bạn có con chắc bạn đã nhiều lần được nghe con bạn nóng giận như thế. Đứa trẻ bao giờ cũng hành động theo phản ứng tự nhiên. Nó đổ tất cả sự tức giận lên đầu những vật vô tri mà nó cho là phải chịu trách nhiệm về sự đau đớn đã xẩy ra cho nó và điều này rất bình thường chẳng có gì là lạ.

Nhưng đối với người đã trưởng thành mà làm như thế thì không còn gì là bình thường nữa. Chúng ta thường có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác về những điều yếu kém và sai lầm của chính chúng ta. Khuynh hướng này có từ lâu quá rồi có lẽ từ khi khai thiên lập địa. Ngay cả ông Adam ngày xưa cũng trút tội xuống đầu bà Ê va: “Chính người đàn bà đã quyến rũ tôi nên mới ăn trái táo.”

Bước đầu tiên tiến tới tuổi trường thành là nhận lãnh trách niệm của mình và tự nhủ là trong đời chúng ta không còn là những đứa trẻ nít giận dữ đá vào cái ghế chỉ vì chúng đã không cẩn thận nên bị té.

Trút hết tội lỗi lên đầu cha mẹ chúng ta, ông chủ chúng ta, thầy giáo, người láng diềng, chồng, vợ chúng ta, hay ông Tổng thống hay nếu chưa đủ thì đổ luôn lên đầu số mệnh, thực là quá dễ.

Để cắt nghĩa thái độ trẻ nít đó người ta thường đưa ra một lý do có vẻ rất xác đáng, và lý do này không tùy thuộc vào riêng một người nào hết! Những người này đã sống một thời thơ ấu khổ sở, cha mẹ họ hoặc quá giàu hoặc quá nghèo, hoặc quá nghiêm khắc hay quá nhu nhược. Họ không giáo dục không có sức khỏe… Và họ dùng lý do đó để biện minh cho sự đau khổ và thiếu sót của họ.

Chồng họ hay vợ họ không hiểu họ. Họ không bao giờ gặp may. Lạ quá nhỉ, không hiểu tại sao hình như cả thế giới đều hợp nhau lại làm khổ họ như thế. Họ không bao giờ nghĩ đến việc vượt qua những khó khăn của họ thay vì đổ hết tội lỗi cho số mệnh.

Tôi còn nhớ có một người học trò đến tìm tôi sau khi hết giờ học, nghĩa là sau khi học xong một bài về các danh từ.

Cô sinh viên đó bảo tôi:

– Thưa giáo sư, tôi không thể nào nhớ được hết các danh từ.

– Tại sao? – Tôi hỏi.

– Tại vì di truyền. – Cô ta trả lời – Trong gia đình tôi xưa nay có ai có trí nhờ được cái gì bao giờ. Tôi thừa hưởng tính xấu đó của ba tôi và má tôi. Tôi không làm sao khác.

– Không đâu, em ơi. Đó không phải là di truyền mà là lười biếng. Em thích đổ lỗi cho cha mẹ hơn là cố gắng để làm cho trí nhớ em khá hơn. Em ngồi xuống đây. Tôi chứng minh cho em xem.

Tôi cho cô ta tập những bài tập rất giản dị trong vài phút. Cô ta cố gắng tập trung tư tưởng và trả lời đúng. Cần mất một thời gian nữa để làm cho cô ta mất hẳn cái ý kiến sai lầm là sở dĩ cô ta không có trí nhớ là vì di truyền. Nhưng sau đó tôi vui mừng thấy cô ta tỏ ra cố gắng thay vì đổ lỗi cho tổ tiên.

Các bực cha mẹ ngày nay thực may mắn nếu họ chỉ bị con cái kết án là không có trí nhớ tốt. Thực đúng là cái mốt là đổ lỗi cho cha mẹ hết mọi sự, từ một cái tóc bị rụng cho tới bất cứ một sự thất vọng cá nhân nào.

Tôi biết có một thiếu phụ đã tuyên bố một cách chắc nịch là chính mẹ cô ta đã làm hỏng đời cô ta. Bà mẹ này góa chồng từ khi cô con gái còn nhỏ đã nai lưng ra làm việc nuôi con và nhờ trí thông minh và sự cần cù đã trở thành nhà kinh doanh có tiếng. Cô con gái được nuông chiều hết mực… Nhưng thế chưa đủ làm cô ta hài lòng. Cô ta trách móc mẹ vì đã… các bạn thử đoán xem vì lẽ gì? Vì đã quá thành công trên đường đời. Người thiếu phụ đáng thương kể lại rằng cả tuổi xuân của cô ta bị tàn tạ chỉ vì cô ta luôn luôn cảm giác ghen tức với chính mẹ mình. Bà mẹ ngạc nhiên quá nói: “Tôi quả thực không hiểu được. Tôi suốt đời nai lưng ra làm việc để dành cho nó sự may mắn to lớn nhất trong đời. Vậy mà tôi chỉ đi đến kết quả là gây cho nó mặc cảm thôi.”

Riêng tôi, tôi muốn tát cho cô con gái bất hiếu đó mấy cái, nhưng muộn quá rồi.

ĐỌC THỬ

Thực kỳ cục. Ông Hoa Thịnh Đốn, dù đã không may có những bực cha mẹ tuyệt hảo, được giáo dục đầy đủ, đã trở thành một danh nhân. Ông ta không hề có mặc cảm bao giờ, ngay cả trong thời thơ ấu. Abraham Lincoln, trái lại sống những ngày đầu tiên trong đời rất khó nhọc, phải làm việc bằng chân tay rất khổ sở, khó nhọc. Vậy mà ông ta đã chiến thắng được hết. Ông ta biết nhận lãnh trách nhiệm của mình đến độ đã tuyên bố năm 1864:

“Tôi chịu trách nhiệm trước dân tộc Hoa Kỳ, trước giáo hội, trước lịch sử và trước Chúa trời.”

Cho tới khi chúng ta có đủ khả năng đương đầu với Số mệnh chúng ta theo cách của Abraham Lincoln nói trên, trước Chúa trời và loài người, chúng ta không thể tự cho mình đã trưởng thành.

Một trong các cách dễ nhất, được phổ biến rộng rãi nhất, được nhiều người làm nhất, để tránh trách nhiệm của chúng ta về những lỗi lầm của chính chúng ta là nhào vô phòng mạch của một nhà phân tâm học nào đó, lải nhải kể cho ông ta nghe suốt cả ngày, có khi ngày này sang ngày khác về đời sống của mình cắt nghĩa cho ông ta nghe tại sao mình lại thế này hay thế nọ. Lối trách nhiệm này thường thường phải trả một giá quá đắt.

Nếu quả bạn thấy yên tâm hơn khi được biết rằng những sự náo loạn thần kinh của bạn bắt nguồn từ việc hồi còn nhỏ bạn đã có cảm giác tình dục đối với người vú nuôi của bạn, hoặc từ tình yêu quá đáng của mẹ bạn, hoặc từ sự nghiêm khắc quá đáng của người cha, bạn cứ việc tin đi. Bạn cứ việc yên tâm nằm ngủ trên những cảm giác tâm lý giả tạo đó cho hết đời bạn cũng chẳng sao. Nhưng đó chỉ là tránh né vấn đề.

Bác sĩ Kaufmann trong một bài báo rất hay đã viết rằng: “Bịnh nhân nào đi tìm một sự giúp đỡ kiểu đó luôn luôn khám phá ra những lý do giả tạo để biện minh cho thái độ luống cuống của mình trước xã hội và những tội lỗi của mình.

Ngày xưa người ta thường đổ lỗi cho các ngôi sao. Người ta thường nói : “Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu.” Nhưng Shakespeare trong vở kịch Julius Ceasar đã mượn lời Cassius để nói rằng: “Anh bạn Brutus yêu quí, tội lỗi không phải do các vì sao mà chính là mọc mầm ở ngay trong thâm tâm chúng ta.”

Chính Chúa Giê su cũng nói rằng điều quan trọng độc nhất là phải nâng cao tâm hồn mình lên chứ không phải hạ thấp xuống bằng cách đổ lỗi cho số mệnh.

Trong lịch sử nước Anh, con cháu nhà vua đời xưa thường sống dưới chế độ của những ngọn roi. Bởi lẽ không phải bất cứ ai cũng có thể cầm roi đánh vào người các hoàng tử cho nên mỗi khi hoàng tử nào phạm tội phải trừng phạt thì phải cắt sẵn một người đặc biệt chuyên giữ việc đó. Chức vụ đánh hoàng tử này được nhiều lương mà còn oai nữa nên rất nhiều người muốn giữ. Thêm nữa lại còn chóng được thăng chức nữa.

Chức vụ này hiện nay không còn nữa, dù rằng việc dùng roi vọt nhiều khi cũng cần thiết. Nếu bọn thanh niên không còn bị ai đánh nữa họ sẽ đổ tội cho thời đại khó khăn, đời sống hiện thời không có an ninh và tình trạng rối bù trên thế giới…

Cách đây ít lâu tôi cùng một người bạn gái đi xem một cuộc triển lãm tranh. Người bạn này cũng biết ít nhiều về nền hội họa. Đứng trước một bức tranh mà tôi chẳng hiểu gì cả tôi nói: “Bức tranh này con bé con ba tuổi vẽ có lẽ còn đẹp hơn. Nếu vẽ thế này mà bảo là hội họa nghệ thuật thì chắc tôi phải là họa sĩ Michel Ange mất.”

Bạn tôi trả lời:

“Chị thực không hề có một sự thắc mắc nào về tinh thần hả? Nhà họa sĩ này vẽ trên bức này tất cả những sự lo âu ghê gớm của tuổi trẻ trong thời nguyên tử.”

Có điều này là chắc chắn nhất. Nếu muốn cho thời đại nguyên tử có thể đem đến cho nhân loại hy vọng và hạnh phúc thay vì tàn phá và chết chóc thì con người ta phải mạnh, chín chắn có khả năng đương đầu với số mệnh của họ.

Đối với kẻ nào muốn lớn lên chứ không muốn già đi thì quy tắc thứ nhất phải theo là:

Các người hãy nhận lãnh tất cả hậu quả của hành vi của các người. Đừng đổ lỗi cho ai hết.

ĐỪNG CÓ MẶC CẢM

Một trong các người bạn của tôi. Eddie Toubey, làm nghề tài xế gần nhà tôi, là một người rất tài, có một bộ óc nhanh nhẹn và ham tìm hiểu. Anh ta nói hay mà cũng biết nghe người khác nói. Một hôm chúng tôi thảo luận về những người có ích cho thế giới mặc dù họ gặp nhiều trở ngại. Eddie hỏi tôi:

– “Chị có biết! Nathaniel Bowditch không?”

Tôi trả lời là tên đó hình như có dính dáng gì đến thương thuyền.

– “Đúng thế. Nathaniel Bowditch, sinh năm 1775 đã sống đến năm 65 tuổi. Năm lên mười ông tự học tiếng La tinh và khoa Vật lý học, đọc được cuốn Nguyên lý của Newton. Năm 20 tuổi ông đã trở nên một nhà toán học đại tài. Ông đăng vào Hải quân và khảo cứu về ngành hàng hải. Trong một cuộc du hành ông đã dạy cho hết thảy mọi người trên tàu, kể cả người bếp, biết cách tính vị trí hàng ngày của chiếc tàu. Sau đó ông viết một cuốn sách về hàng hải và cuốn này đã trở thành cuốn sách cổ điển cho vấn đề. Đối với một người không hề được học hành giáo dục gì cả, kể như thế cũng không tồi lắm, phải không?”

Tôi hoàn toàn đồng ý với Eddie. Bác sĩ Bowditch không hề có mặc cảm. Không ai đã nói với ông là một nền học vấn Đại học cần thiết vào bực nhất cho một nhà khoa học, vì thế nên ông đã tự học lấy tất cả các thứ ông cần. Đối với ông cũng như đối với Edward Toubey, chữ mặc cảm không có nghĩa là gì cả.

Vậy mà chữ nầy đã được người ta nói đến rất nhiều. Những người trốn tránh trách nhiệm về những sự thất bại của chính họ thường tuyên bố rằng họ bị mặc cảm vì họ không được đi học đến nơi đến chốn. Nhưng ta có thể cá rằng dù họ có được đi học đến nơi đến chốn như họ muốn nữa, họ cũng sẽ tìm được những lý do khác để tự tha thứ. Kẻ nào có cá tính đặc biệt sẽ thắng được bất cứ mặc cảm nào và họ không bao giờ cần viện Vậy mà chữ nầy đã được người ta nói đến rất nhiều. Những người trốn tránh trách nhiệm về những sự thất bại của chính họ thường tuyên bố rằng họ bị mặc cảm vì họ không được đi học đến nơi đến chốn. Nhưng ta có thể cá rằng dù họ có được đi học đến nơi đến chốn như họ muốn nữa, họ cũng sẽ tìm được những lý do khác để tự tha thứ. Kẻ nào có cá tính đặc biệt sẽ thắng được bất cứ mặc cảm nào và họ không bao giờ cần viện dẫn ra để tự bào chữa.

Alexander Graham Bell một hôm phàn nàn với một người bạn rằng ông ta gặp khó khăn trong công việc vì ông không biết gì về điện cả. Người bạn thay vì phàn nàn rằng đó thực là một điều bất hạnh, đã bảo ông: “Tại sao cậu không đi học đi.”

Và Graham Bell học luôn môn khoa học đã giúp cho ông sau này trở thành một khuôn mặt lớn nhất trong khoa học giao thông.

Sự nghèo khổ có phải là một mặc cảm để ta tung hê hết mọi sự hay không? Tổng thống Herbert Hoover là con mồ côi một người thợ rèn ở Iowa. Adolph Zuhor nổi danh trong giới điện ảnh, đã mở một nhà chiếu bóng với giá một xu trong thời gian còn làm nghề mũ với đồng lương là hai mỹ kim một tuần. Không có một người nào trong số những người thành công lớn nói trên đã bị mặc cảm nghèo khổ. Họ không hề mất thì giờ than vãn cho số phận của họ, trái lại họ cố công cùng sức làm mọi thứ để thoát ra khỏi cảnh nghèo.

R. Louis Stevenson, tuy có thân hình yếu ớt đến nỗi gần như bị liệt mà không hề bớt hăng hái trong công việc làm kiếm sống và không bao giờ tỏ ra thất vọng về tình trạng sức khỏe của mình. Trí óc ông như bừng sáng khắp người và sức mạnh tinh thần của ông như soi sáng trong tất cả các dòng chữ ông viết. Thế giới văn học của nhân loại quá đã được phong phú thêm lên chỉ bởi vì ông Stevenson đã không hề có mặc cảm.

Có biết bao nhiêu danh nhân trên thế giới đã trở thành danh nhân mặc dù đã bị đau khổ bởi biết bao nhiêu thiếu thốn. Huân tước Byron là một người què. Julius Ceasar bị bịnh động kinh. Napoléon người nhỏ thó. Mozart bị bịnh lao. Franklin Roosevelt bị tê liệt.

Thế còn Sarah Bernhardt thì sao? Con người được tôn sùng đặc biệt về sắc đẹp và tài diễn xuất đó thuở nhỏ chỉ là một cô bé con có đủ lý do để tự bào chữa nếu không làm gì được nên trò.

Một người bạn tôi có một đứa con trai rất đẹp trai nhưng bị bịnh nói lắp ngay từ hồi nhỏ. Tuy nhiên thằng bé vẫn học hành giỏi giang, thi đậu luôn luôn và được bạn bè trìu mến. Lúc đầu nó còn được chữa chạy kỹ càng nhưng không ăn thua gì cả.

Một hôm thằng bé đi học về và bảo với bố mẹ rằng nó vừa được chỉ định đọc bài diễn văn cuối năm cho lớp của nó. Vài phút sau nó vào phòng tập nói. Cha mẹ nó có khuyên răn nó về bài diễn văn sắp đọc nhưng không hề nhắc nhở gì đến tột nói lắp của nó.

Hôm cuối năm nó đứng dậy bắt đầu nói. Khán giả im lặng như tờ vì biết rõ tật nói lắp của nó.

Nó bắt đầu từ từ chậm rãi rồi nói luôn một mạch mười lăm phút không hề vấp váp gì cả. Và nó đã được tưởng thưởng bằng những tràng pháo tay hoan hô nhiệt liệt.

Và đây là một câu chuyện cùng loại. Đó là chuyện một người lái xe được một con chó của một người mù dạy cho một bài học rất hay. Một hôm ông ta lái xe trên đường phố, đột nhiên thắng gấp để nhường chỗ cho một người mù với một con chó đi ngang qua đường, dù rằng lúc đó đèn xanh đã bật. Ông ta ngạc nhiên vô cùng khi thấy một người đi đường, chắc hẳn là người quen của người mù đến bảo ông ta:

– Lần sau xin ông đừng ngừng xe như thế. Con chó này đã được huấn luyện quen với các dấu hiệu đèn xanh đỏ rồi. Nếu xe nào cũng ngừng lại khi họ có quyền đi thì con chó sẽ tưởng rằng nó có thể đi khi đèn xanh bật lên và lần sau của nó lẫn chủ của nó sẽ bị xe hơi cán chết nếu gặp một người khác không phải là ông, không chịu ngừng xe lại.

Tôi rất xúc động không phải vì lý luận chặt chẽ của người đi đường, nhưng vì thán phục những người mù đã biết huấn luyện chó để cố gắng sống một cuộc đời bình thường.

Đó là những người nhất định không chịu chấp nhận sự bất hạnh của mình, và nhất định đoạt được tự do hành động dù rằng bị mù lòa. Họ đã sống một cuộc đời lương thiện, không hề đi ăn xin ai cả và tất nhiên cũng không hề dùng bịnh tật của họ để bào chữa cho sự bất lực của họ.

R. Smith có viết một cuốn sách nhan đề là “Cả một đời bên vực thẳm của cõi chết” kể chuyện Elmer Helms, một người mà ngay từ khi mới lọt lòng mẹ các bác sĩ đã cho là không thể sống sót được.

Vậy mà ông ta vẫn sống, sống cho tới 90 tuổi dù rằng suốt đời đã bị đau đớn khổ sở vì phổi bên phải bị nám. Vì không thể làm được những công việc nặng nề, ông liền đọc sách. Năm 1891, năm 28 tuổi, ông trở thành một mục sư. Dù đã nhiều lần trở bịnh nhưng ông không nản lòng và cố gắng để khỏi bịnh.

Rồi ông bắt đầu xây nhà thờ, kiếm được tiền để giúp đỡ giáo hội, trường học và bịnh viện. Ông đã quyên được 3 triệu đô la (bây giờ bằng một tỷ). Mãi đến năm 69 tuổi ông mới về hưu, nhưng cũng vẫn còn giảng đạo hàng ngàn lần nữa, viết nhiều cuốn sách kiếm được số tiền gần 20 triệu đồng để giúp việc xây cất nhà thờ.

Elmer Helms không hề biết mặc cảm là gì. Ông có một lẽ sống để theo đuổi suốt đời và tên ông đã gắn liền với sự can đảm.

Trong thời đại căng thẳng này, thanh niên được nói đến nhiều hơn, nhiều ông già lại cho rằng mình bị bỏ rơi, bị đặt ra ngoài lề xã hội. Tôi nhớ đến một bà già 74 tuổi đã theo học các lớp của chúng tôi tại Nữu Ước. Bà ta không còn biết làm gì trên đời này được nữa. Bà là cô giáo cho tới khi tới tuổi về hưu. Tiền của chẳng có bao nhiêu, bà bị bắt buộc phải làm việc để sống và cũng để nâng đỡ tinh thần. Bà kể chuyện rằng hồi còn làm cô giáo ngoài những giờ dạy học, bà thường ra các công viên kể chuyện cho trẻ con nghe. Tôi tự hỏi tại sao bây giờ bà không làm lại công việc rất hay ho đó.

Được khuyến khích bà suy nghĩ và sau cùng quyết định làm lại cuộc đời dù đã ngoài 70 tuổi. Bà cho rằng tuổi tác chẳng ăn thua gì có khi còn có lợi nữa vì bà nhiều kinh nghiệm hơn xưa, chắc kể chuyện sẽ hấp dẫn hơn.

Rồi bà đến hãng Ford chuyên về các vấn đề văn hóa, trình bày kế hoạch cho họ nghe, đưa ra một số chuyện kể trong một giờ cho các trẻ em. Và rút cục bà đã thắng vì kể chuyện duyên dáng và hấp dẫn.

Hiện nay bà như trẻ lại hàng bao nhiêu tuổi, đem lại vui thích cho hàng triệu trẻ em. Bà không muốn viện tuổi già ra để ăn không ngồi rồi. Thay vì tự nhủ là quá già rồi, để có thể làm việc được bà soát lại tài năng và kinh nghiệm để đem ra ứng dụng. Dù đã 74 tuổi bà cũng vẫn chẳng thấy già bao nhiêu. Tuổi già thay vì là một trở ngại nhưng đối với nhiều người khác đã trở thành một cái gì thúc đẩy khuyến khích bà trên đường hoạt động hữu ích.

George Bernard Shaw tức giận những người luôn luôn phàn nàn cho hoàn cảnh. Ông viết: “Loài người thường hay buộc tội hoàn cảnh cho là phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của họ. Tôi không tin ở hoàn cảnh. Người thắng trận trong đời là người tìm trong hoàn cảnh những thứ gì họ cần và nếu họ không tìm ra thì họ tự tạo ra.”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button