Kỹ năng mềm

Sống Mạnh Mẽ

song manh me sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Stephen R Covey

Download sách Sống Mạnh Mẽ – Những Câu Chuyện Mang Đến Cho Bạn Niềm Cảm Hứng Và Hy Vọng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

7 THÓI QUEN

Thói quen 1: Chủ động

Chủ động không chỉ có nghĩa là đi bước đầu tiên. Đó là nhận lãnh trách nhiệm về hành vi của mình (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và có sự lựa chọn dựa trên những nguyên tắc và giá trị, hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Người chủ động đại diện cho sự thay đổi, họ lựa chọn không trở thành nạn nhân, hoặc ở vào thế thụ động hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ làm điều đó bằng cách phát triển và sử dụng bốn khả năng thiên phú của con người, đó là: nhận thức bản thân, lương tâm, trí tưởng tượng và ý chí độc lập, theo cách tiếp cận từ trong ra ngoài để tạo sự thay đổi. Họ quyết định trở thành nguồn lực sáng tạo trong chính cuộc đời mình, đó là quyết định quan trọng nhất mà một người có thể đưa ra.

Thói quen 2: Bắt đầu bằng cái kết trong tâm trí

Tất cả mọi thứ đều được sáng tạo hai lần – lần đầu tiên bằng tinh thần và lần thứ hai bằng vật chất. Các cá nhân, gia đình, tập thể và tổ chức định hình tương lai của mình bằng cách tạo ra một tầm nhìn và mục đích cho bất kỳ công việc nào. Họ không sống ngày qua ngày mà không có mục tiêu rõ ràng. Họ xác định và cam kết với các nguyên tắc, giá trị, các mối quan hệ, và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ. Tuyên ngôn sứ mệnh là hình thức cao nhất của lần sáng tạo bằng tinh thần của một cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quyết định khác. Tạo ra nền văn hóa đằng sau một sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị chung chính là cốt lõi của sự lãnh đạo.

Thói quen 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất

Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là lần sáng tạo thứ hai hoặc sáng tạo bằng vật chất. Đây là lúc bạn tổ chức và hành động xung quanh việc sáng tạo tinh thần (mục đích, tầm nhìn, giá trị và những ưu tiên quan trọng nhất của bạn). Những việc thứ yếu không được đến trước. Những việc chính yếu không bị xếp lại phía sau. Các cá nhân và tổ chức tập trung vào những gì quan trọng nhất, bất kể nó có khẩn cấp hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho những việc quan trọng nằm ở vị trí quan trọng.

Thói quen 4: Tư duy cùng thắng

Tư duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác.

Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ (thắng-thua) hoặc nhượng bộ (thua-thắng). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc – theo nghĩa “chúng ta” chứ không phải “tôi”. Tư duy cùng thắng thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng.

Thói quen 5: Lắng nghe để được thấu hiểu

Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gầy dựng mối quan hệ. Khi người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó.

Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực

Đồng tâm hiệp lực nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba – không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, mà là cách thứ ba tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu và thậm chí tôn trọng sự khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt cơ hội. Những tập thể và gia đình đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, khiến cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những đội nhóm và các mối quan hệ kiểu này phản đối sự cạnh tranh thù địch (1+1 = ½). Họ không chấp nhận sự thỏa hiệp (1+1 = 1 ½) hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1 = 2). Họ tiến đến sự hợp tác sáng tạo (1+1 = 3, hoặc hơn).

Thói quen 7: Không ngừng rèn luyện

Không ngừng rèn luyện là việc liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống: thể chất, xã hội/tình cảm, tinh thần và tâm hồn. Đó chính là thói quen giúp chúng ta tăng khả năng áp dụng những thói quen hiệu quả khác. Đối với một tổ chức, Thói quen 7 nâng cao tầm nhìn, đổi mới, sự cải thiện liên tục, tránh tình trạng quá tải, kiệt quệ và đặt doanh nghiệp vào một lộ trình phát triển mới. Đối với gia đình, nó tăng cường tính hiệu quả trong những hoạt động thường lệ giữa các cá nhân, ví dụ như việc thiết lập truyền thống nuôi dưỡng sự đổi mới trong gia đình.

Tài khoản tình cảm

Tài khoản tình cảm là lối nói ẩn dụ về sự tin tưởng trong một mối quan hệ. Giống như tài khoản trong ngân hàng, nó là một khoản mà chúng ta có thể gửi vào và rút ra. Những hành động như nỗ lực thấu hiểu người khác, thể hiện sự quan tâm, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người vắng mặt… gia tăng mức độ tin tưởng trong các mối quan hệ, được gọi là ký gửi vào tài khoản tình cảm. Trong khi đó, những biểu hiện thiếu thiện chí, không giữ lời, nói xấu người vắng mặt… làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ, được gọi là rút ra khỏi tài khoản tình cảm.

Nhận thức

Nhận thức là cách thức mỗi người nhìn nhận thế giới, không nhất thiết phải đúng như trong thực tế. Nó là tấm bản đồ, không phải là lãnh thổ. Nó là lăng kính, qua đó chúng ta nhìn nhận mọi thứ, được định hình trong quá trình trưởng thành cùng những kinh nghiệm tích lũy theo năm tháng và những lựa chọn của chúng ta…

ĐỌC THỬ

NHẤT

Quyển sách mà bạn đang cầm trên tay là tập hợp những câu chuyện có thật – chuyện về những con người, từ mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội, đã phải đối mặt với những thách thức to lớn trong công việc, cộng đồng, nhà trường, gia đình, cũng như trong chính bản thân họ. Những câu chuyện này cho thấy họ đã áp dụng những nguyên tắc của 7 Thói Quen Của Người Thành Đạt để giải quyết những khó khăn thách thức như thế nào, và đã đạt được những kết quả tốt đẹp ra sao.

Vậy những câu chuyện này có ích gì cho bạn? Nếu bạn đã quen thuộc với 7 Thói Quen, chúng sẽ giúp làm mới lại sự hiểu biết và cam kết thực hiện các thói quen của bạn, có lẽ quan trọng hơn, nó sẽ gợi ra những ý tưởng sáng tạo mới trong việc áp dụng các nguyên tắc để vượt qua những khó khăn thách thức mà bạn đang gặp phải. Nếu bạn chưa từng đọc qua quyển sách 7 Thói Quen Của Người Thành Đạt (The 7 Habits of Highly Effective People), những câu chuyện này cũng có tác dụng giúp bạn tin tưởng hơn vào khả năng thiên bẩm và sự thông tuệ của mình. Tôi tin rằng chúng có sức mê hoặc và khả năng truyền cảm hứng cho bạn, như chúng đã có năng lực ấy đối với tôi, cùng với sự hào hứng và nhận thức về sự tự do, tiềm năng và sức mạnh trong chính bạn.

Nhưng trước khi đi xa hơn, có lẽ tôi cần đưa ra một lời thú nhận. Thật ra tôi không phải là người đánh giá cao các câu chuyện. Tôi cứ sợ rằng người đọc hay người nghe có thể nghĩ rằng tôi chỉ đang kể chuyện mà không thấy rằng câu chuyện chính là ví dụ minh họa cho các nguyên tắc. Trong hơn 40 năm qua, vợ tôi – Sandra – đã nghe hàng trăm bài nói chuyện của tôi và cô ấy đề nghị tôi hãy nêu ra nhiều ví dụ minh họa hơn nữa cho các nguyên tắc và lý thuyết mà tôi giảng dạy. Cô ấy đơn giản khuyên tôi thế này, “Anh đừng dùng những lời lẽ nặng nề quá, hãy dùng những câu chuyện mà người nghe có thể cảm nhận được.” Sandra có trực giác nhạy bén đối với những chuyện như vậy và may thay, cô ấy không hề ngần ngại khi nói ra điều đó.

Kinh nghiệm dạy tôi rằng Sandra đúng còn tôi thì sai. Tôi đi đến chỗ nhận ra rằng một bức tranh không chỉ đáng giá một ngàn từ ngữ, như người Viễn Đông từng nói, mà một bức tranh được tạo nên trong con tim và khối óc của người nghe thông qua câu chuyện còn có giá trị gấp 10 lần hơn thế.

Tôi không thể diễn tả đầy đủ lòng kính trọng và biết ơn của tôi đối với những người đã đóng góp câu chuyện của họ, vì sự nhiệt tình chia sẻ về những cuộc đấu tranh nội tâm để sống theo những nguyên tắc phổ biến và hiển nhiên. Bạn có thể nhận thấy đây là những con người đáng kính trọng bởi những gì mà họ đại diện, bởi những gì mà họ cố gắng đạt được và bởi những thành quả mà họ đã gặt hái được. Những câu chuyện của họ là minh chứng tuyệt vời và xác thực cho sự thay đổi lớn lao. Tôi cảm thấy mình bé nhỏ trước tính nhân văn của họ và đem lòng biết ơn sâu sắc trước những chia sẻ chân thành ấy.

Nhưng quyển sách này không chỉ là những câu chuyện kể, bởi vì có một tư duy như sợi chỉ đỏ xuyên suốt những câu chuyện đời muôn mặt ấy. Tư duy này dựa trên 7 Thói Quen vốn là những nguyên tắc mang tính phổ quát, hiển nhiên và bất biến. Với từ phổ quát, tôi muốn nói rằng những nguyên tắc này có thể được áp dụng vào bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất kỳ nền văn hóa nào. Chúng thuộc về sáu tín ngưỡng trên thế giới và chúng được tìm thấy trong tất cả các xã hội và thể chế đã thật sự thành công trong một thời gian dài. Với từ bất biến, tôi muốn nói rằng chúng không bao giờ thay đổi. Đó là những quy luật tự nhiên, vĩnh hằng giống như trọng lực Trái đất. Với từ hiển nhiên, tôi muốn nói rằng bạn không thể bàn cãi về nó, cũng giống như người ta không thể lý luận với bạn rằng bạn có thể gây dựng lòng tin mà không cần đến sự tin tưởng. (Sơ đồ và tóm lược ngắn gọn về 7 Thói Quen nằm ở đầu sách để giúp bạn tra cứu nhanh.)

Nghe có vẻ tự tin quá, nhưng tôi tin rằng tất cả những người thành đạt đều sống với những nguyên tắc cơ bản của 7 Thói Quen. Thật sự, tôi tin rằng những thói quen này đang phát triển song song với những thay đổi đang diễn ra trong một thế giới đầy xáo trộn, nhiều vấn đề và phức tạp như ngày nay. Để sống chung với sự thay đổi và tối ưu hóa sự thay đổi, bạn cần những nguyên tắc không thay đổi. Cho phép tôi nêu ra vài luận điểm.

Thứ nhất, ta hãy định nghĩa tính hiệu quả là đạt được những kết quả mong muốn theo cách giúp bạn thậm chí có được những kết quả tốt hơn trong tương lai. Nói cách khác, thành công ấy phải tồn tại bền vững và cân bằng.

Thứ hai, 7 Thói Quen tượng trưng cho các nguyên tắc, các nguyên tắc này được áp dụng cho đến khi chúng trở thành thói quen, gần như là bản chất thứ hai. Những nguyên tắc đó đơn giản là những quy luật tự nhiên chi phối cuộc đời bạn, bất kể bạn có biết đến nó hay không, có thích nó hay không hoặc có đồng ý với nó hay không – một lần nữa, tương tự như vạn vật trên đời đều chịu lực hút của Trái đất. Tôi không phải là người sáng chế ra các nguyên tắc, tôi chỉ đơn giản là người sắp xếp chúng và dùng ngôn ngữ để miêu tả chúng mà thôi.

Tôi thường nhận được yêu cầu, phần lớn là từ giới truyền thông, đưa ra những ví dụ và bằng chứng về 7 Thói Quen. Tôi luôn vui lòng chia sẻ với họ. Nhưng tôi cảm thấy ví dụ tốt nhất và bằng chứng thuyết phục nhất nằm ở việc tôi đề nghị, thậm chí là để thách thức người đặt câu hỏi, như sau: “Hãy nghĩ về bất cứ một cá nhân, gia đình, dự án hoặc tổ chức nào thành công lâu dài mà bạn đem lòng ngưỡng mộ, đó chính là ví dụ và bằng chứng dành cho bạn.” Dù những người mà bạn ngưỡng mộ có ý thức được 7 Thói Quen hay không không hề quan trọng. Chính họ đang sống theo những nguyên tắc đã được chứng minh. Tôi chưa từng gặp bất cứ ai nghiêm túc phản bác một nguyên tắc nào trong số những nguyên tắc cơ bản đó. Họ có thể không thích cách nói hoặc cách miêu tả các thói quen và điều này cũng chẳng sao cả. Họ có thể chẳng có mối liên hệ gì đến những câu chuyện. Trên thực tế, trong hoàn cảnh của mình, họ có thể nghĩ ra một ví dụ trái ngược hoàn toàn một nguyên tắc nào đó. Nhưng nguyên tắc chịu trách nhiệm [Thói quen 1] là hiển nhiên. Tương tự với nguyên tắc sống có mục đích và giá trị [Thói quen 2] và làm theo những mục đích và giá trị đó [Thói quen 3]. Cũng vậy với nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích chung [Thói quen 4], thấu hiểu lẫn nhau [Thói quen 5], hợp tác sáng tạo [Thói quen 6] và nhu cầu đổi mới và cải thiện liên tục [Thói quen 7]. Những nguyên tắc này giống như vitamin và khoáng chất có trong tất cả các loại thức ăn. Chúng có thể được cô đặc, kết hợp, sắp xếp và đóng gói lại thành thực phẩm bổ sung. Điều tương tự cũng diễn ra với 7 Thói Quen. Những yếu tố cơ bản gọi là nguyên tắc được tìm thấy trong tự nhiên và có thể được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Hàng triệu người trên khắp thế giới đã nhận ra sự hữu ích của tập hợp những nguyên tắc trong 7 Thói Quen. Lý do “tại sao” và “như thế nào” được thể hiện trong những câu chuyện này. Hãy cảm ơn Thượng Đế hoặc Thế giới tự nhiên đã ban cho chúng ta nguồn dưỡng chất đó.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button