Kỹ năng mềm

Sáng Tạo Bản Thân

sang tao ban than1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lưu Dung

Download sách Sáng Tạo Bản Thân ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Sáng Tạo Bản Thân – Chuyên Đề Đặc Biệt Dành Cho Tuổi Trẻ.

Sáng Tạo Bản Thân – một trong bộ ba tác phẩm best-seller nổi tiếng thế giới. Đây là bộ sách hay và hấp dẫn nhất trong các tác phẩm của nhà văn Lưu Dung đã được hàng chục triệu độc giả đón nhận trong suốt nhiều năm qua; gồm các bức thông điệp quý báu và hữu ích được kết tinh giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi nguồn tri thức.

Đây là những giá trị văn hóa Đông Phương gắn với tinh thần thực tiễn tâm lý học hiện đại. Mỗi câu chuyện trong tác phẩm sẽ giúp ích cho bạn đọc những kiến thức thiết thực, hữu ích và cần thiết cho cuộc sống thường ngày.

Bộ sách là kim chỉ nam không thể thiếu trong đời để đạt được thành công và hạnh phúc.

Mục lục:

Quà tặng tình yêu

Vì sao không nói “Không”?

Chúa lề mề

Con được bao nhiêu?

Lòng thông cảm

Lao động và tuổi tác

So sánh

Phép lịch sự cơ bản

Sức ép

Trích dẫn :

Tuổi trẻ thời nay không muốn nghe những lời dạy bảo mang tính áp đặt, chuyên chế, cũng chẳng muốn nghe những lời giáo huấn uyên bác nhồi sọ, cái mà họ cần là những lý lẽ mang tính thuyết phục. Các phụ huynh nên tìm những ví dụ tốt, rồi ân cần dạy bảo, dắt dẫn lớp trẻ trên tinh thần cởi mở, dân chủ. Cuốn sách này được biên soạn chính là dựa trên nguyên tắc này.

Những dòng chữ của cuốn sách này được vun trồng nảy nở trên mảnh đất cuộc sống sinh động, có máu, có nước mắt và cả tình yêu cuộc sống. Đó là những vấn đề của tuổi trẻ mà tôi thường xuyên phải đối mặt, sau những ưu tư dằn vặt nghĩ suy mà đặt bút viết ra. Những dòng chữ của cuốn sách này là những tâm tư suy nghĩ khi lòng tôi lắng đọng, bình thản, điềm tĩnh, nó không phải là những lý thuyết suông, càng không phải là những lời bực tức chửi rủa. Vì vậy mà nó sẽ mang lại hiệu quả tốt đẹp cho giới trẻ, trong đó có cả con tôi.

Những năm này, con tôi quả thật đã có những biến đổi rất lớn, đã biết khắc phục sức ỳ, đã có thái độ tích cực đối với tương lai. Ngoài những hoạt động trong trường học, con tôi còn chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, đương nhiên, con tôi sẽ gặp nhiều chèn ép, khó khăn, chịu nhiều áp lực rất lớn.

Thế nhưng, tôi thấy áp lực là cần thiết cho tuổi trẻ, vì vậy tôi có nói:

“Áp lực tồn tại ở khắp nơi, chỉ cần bạn có đòi hỏi đối với chính mình, hay người khác mong đợi ở bạn thì tự nhiên sẽ hình thành nên áp lực”.

“Tôi không cho rằng cuộc sống của những người từng trải có tiếng tăm là nhẹ nhàng thoải mái, vì tiếng tăm càng lớn, thì trọng trách càng nặng. Họ gánh vác cái vinh dự của một đời người trước lên sân khấu cuộc đời, thì làm sao có thể không thận trọng cho được?”

“Áp lực tuy không dễ chịu, nhưng là cần thiết! Nó khiến chúng ta đứng vững hơn, bước đi vững chắc hơn, chịu đựng được những áp lực lớn ở tương lai, những cuộc đấu trí kiên cường. Hơn nưa, nó sẽ kích phát những sức mạnh tiềm tàng từ bên trong cơ thể, từ nơi thâm sâu của tâm hồn cuồn cuộn tuôn trào ra không dứt, là động lực thúc đẩy chúng ta tiến tới khải hoàn môn cuộc đời”.

Vì vậy, khi con tôi đau dạ dày, tôi chỉ đưa cho con tôi chiếc túi chườm nóng, và hai viên thuốc trị đau dạ dày; khi con tôi thức đêm học bài, tôi chỉ đưa cho con tôi ly sữa rồi quay vào phòng đi ngủ, không như trước đây ngồi lo lắng ở bên cạnh nó.

Khi đứa trẻ phát hiện cha mẹ không luôn luôn ở bên cạnh để bảo vệ, che chở cho mình, thì nó không thể không tự vũ trang cho chính bản thân mình để đủ lực đối mặt với tương lai của chính mình, và như thế đứa trẻ sẽ mau chóng trưởng thành. Vì vậy, tôi có nói:

“Biểu hiện cơ bản của một con người trưởng thành, là con người đó quan tâm đến tiền đồ, con đường đi của bản thân mình, cũng chính là sáng tạo ra tương lai của mình, người ấy không phải cái gì cũng mong ngóng cha mẹ giải quyết, mà có năng lực tư duy độc lập. Năng lực tư duy này không phải là những ảo tưởng thời ấu thơ, không phải là những mộng tưởng thời thiếu niên, mà là lý tưởng thực tiễn”.

“Bạn nghe rõ tiếng ngáy của những người trong nhà và tiếng chuông đồng hồ tích tắc tích tắc. Bạn cảm thấy cô độc! Bạn sẽ phát giác ra rằng, cha mẹ không thể là chỗ dựa suốt đời của bạn.”

Cha mẹ không thể giúp con cái đối phó với tất cả mọi vấn đề. Chúng ta cần đẩy thế hệ sau lên sân khấu cuộc đời, để con cháu tự mình trình diễn lấy!

Cuốn sách này không chỉ hướng dẫn sự sáng tạo diện mạo của bản thân thế hệ sau, sáng tạo ra tương lai của bản thân chúng, mà còn là sự xây dựng thành trì tinh thần của bản thân chúng.

Nếu một con người chỉ được vũ trang bên ngoài mà không có sự vũ trang về mặt tinh thần, thì sẽ không cách gì ứng phó được với một xã hội nhiều biến đổi ở tương lai! Một đứa trẻ bị bó buộc lâu dài, không có cơ hội để thể nghiệm cuộc sống bên ngoài, cũng là một điều không tốt.

Vì vậy, độc giả có thể thấy tôi lại cho phép con tôi tham gia các vũ hội mừng công đến sáng ngày hôm sau mới quay về nhà; tôi cũng không cực lực phản đối con tôi kết bạn khác giới. Nhưng tôi nói:

“Ở xã hội phương Tây, người lớn buổi tối có một chút mùi rượu, thì vẫn được mọi người chấp nhận, nhưng buổi sáng nếu có mùi rượu thì sẽ bị khinh miệt, vì buổi sáng cần phải đi làm việc. Ban đêm dù có phóng túng đến mấy thì đến lúc này cũng cần phải biết dừng lại. Chỉ có những người biết kiềm chế, có tư cách, biết nghênh đón ánh mặt trời ban ngày, thì mới có thể hưởng được những điều kỳ diệu, tươi đẹp của ban đêm”.

Tôi cũng dặn bảo con tôi khi quay về nhà vào ban đêm:

“Con có nghe thấy bản báo cáo của thiếu nữ ở trên ti-vi đó không? Một cô gái 16, 17 tuổi, trốn nhà, hút ma tuý, mại dâm. Có những “bà mẹ trẻ” chưa kết hôn, họ bỏ đứa con sơ sinh đang khóc lóc của họ sang một bên rồi chạy đi tiếp khách, họ huỷ hoại bản thân họ, đứa con của họ, huỷ hoại tương lai của họ, thậm chí nhiễm HIV. Con hãy nghĩ xem, nếu ngay từ ban đầu, họ có những phụ huynh biết ngăn chặn mầm mống xấu xa ngay từ lúc phát sinh thì có đến nông nỗi như ngày hôm nay không?”

Đúng! Ngăn chặn ngay từ lúc mới phát sinh. Tôi vẫn chủ trương “giám sát âm thầm trong sự nới lỏng”, kịp thời uốn nắn sửa chữa những sai lầm nguy hiểm mà tuổi trẻ có thể mắc phải. Nhưng tôi luôn tán thành “sự thử thách”, tuy đây là điều mà tuổi trẻ ngán ngại nhất.

“Đừng cho rằng không thử thách với người khác là có thể giảm thiểu cơ hội đối phó với kẻ thù. Vì bạn không thử thách với họ thì họ cũng sẽ thử thách bạn. Thế giời này luôn là sự thử thách của mọi người với nhau!”

“Thử thách, rõ ràng không phải là kinh nghiệm vui vẻ gì. Nó không vui vẻ gì, là vì nó phá vỡ những mộng tưởng đầy mãn nguyện do bản thân mình đan dệt nên, nó khiến bản thân phải đối mặt với hiện thực. Có vấn đề gì cần thử thách, qua cọ xát, sẽ làm nổi rõ sự thật hơn!”

Qua cuốn sách này, tôi muốn giáo dục cho lớp trẻ đối mặt với thế giới chân thực, không tự ti, mà cũng không khinh người. Cha mẹ không nên lừa dối lớp trẻ, mà cần phải phơi bày rõ rệt thế giới chân thực cho lớp trẻ thấy. Thậm chí tôi có nói:

“Các bạn trẻ ơi! Chúng tôi không cách gì đuổi theo được bước chân của các bạn, chúng tôi chẳng có ý định liên luỵ gì đến hành vi của các bạn. Tóm lại, các bạn phải tự mình đối phó với con đường gập ghềnh và những thử thách ở trước mắt.”

Nhưng đồng thời tôi cũng đưa ra một quan niệm trọng yếu:

“Cổ nhan đã từng cảm khái “Con muốn phụng dưỡng mà song thân không còn, cây muốn yên mà gió chẳng dừng”. Kỳ thật, nếu cha mẹ không mất sớm, thì con cái làm gì không có cơ hội để phụng dưỡng cha mẹ cơ chứ? Việc phụng dưỡng cha mẹ hà tất phải đợi sau khi bản thân thành niên lập nghiệp? Những hiếu thuận thuở thiếu thời không phải là phụng dưỡng hay sao? Đáng tiếc là trên thế gian này, con cái sau khi đã làm cha mẹ, đã trải qua gian khổ, mới cảm thấy làm cha mẹ không dễ dàng, muốn quay lại báo đáp cha mẹ mình, nhưng con cái mình lại cần sự chăm sóc, nên lực bất tòng tâm. Đợi khi con mình đã lớn, bản thân có đủ vật chất và thời gian, thì cha mẹ đã ra đi vì tuổi già.

Vậy thì, cơ hội hiếu dưỡng song thân tốt nhất, há khôg phải chính là lúc thiếu thời hay sao?”

Vì vậy, cuốn sách này không chỉ là muốn lớp trẻ biết đứng dậy, mà còn phải biết gánh vác. Từ cái nhận tiêu cực đến cái cho tích cực. Vượt qua nhược điểm của bản thân, sáng tạo nên cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mình!

Nếu người cha nói với đứa con trai: “Nếu có kẻ cướp muốn lấy sợi dây chuyền của con thì đừng kháng cự, đừng phân vân do dự, hãy gỡ sợi dây chuyền ra mà đưa cho hắn! Nó chẳng đáng bao nhiêu tiền cả!”
 
Đứa con trai không gặp kẻ cướp nhưng nó xem sợi dây chuyền là món quà nhỏ, và đem tặng cho một bạn gái cùng lớp, vốn chưa có quan hệ sâu sắc gì.

ĐỌC THỬ

Món quà của tình yêu thương

Hôm nay con đa làm tổn thương cha!

Vì con đã đem tặng sợi dây chuyền mà cha đã tặng con nhân ngày sinh nhật con cho người bạn gái cùng lớp vốn chưa có quan hệ sâu sắc gì với con. Đó là sợi dây chuyền mà cha đã gỡ xuống từ trên cổ cha và đeo vào cổ con nhân ngày sinh nhật lần thứ mười năm của con.

Điều khiến ta đau lòng nhất, là khi mẹ con trách mắng con thì con lại nói:

“Khi tặng con, ba có nói, sợi dây chuyền này không đáng bao nhiêu tiền cả, vì vậy con mới xem nó chỉ là một món quà mà đem tặng lại cho người khác”

Trên thế gian này có nhiều thứ không thể nào dùng giá cả thị trường để đánh giá được, như “Tình yêu thương”, lẽ nào lại niêm yết giá cho nó, lẽ nào lại có thể dùng tiền để mua được nó cơ chứ?

“Tình yêu thương” vô cùng trừu tượng. Chúng ta không thể nhìn thấy được, không thể sờ mó được, nhưng nó cuồn cuộn trong lòng chúng ta, khiến ruột gan ta rối bời. Lúc con đang đau khổ nhất, thì khi nghĩ tới “Tình yêu thương” này, con sẽ cảm thấy phấn chấn lên. Khi con đang ở vào những thời khắc cô đơn, thì con chạm vào một món quà kỷ niệm tràn đầy tình yêu thương sẽ cảm thấy trong lòng trở nên ấm áp.

Sợi dây chuyền đó, không phải là một món quà kỷ niệm tràn đầy tình yêu thương mà cha đã tặng con hay sao?

Con có biết rằng, sau khi ông nội của con mất đi, mỗi lần cha chạm vào cây bút mà ông nỗi đã dùng qua, cuốn sách ông nội đã đọc qua, thì cha đều cảm thấy có hình bóng của ông nội con ở trong đó. Bài khoá mà cha cảm nhận sâu sắc sớm nhất trong đời học sinh của cha là bài “vật gia truyền để lại”, sau khi học xong bài khoá này ở lớp, thì việc đầu tiên mà cha làm sau khi quay về nhà, là lật qua lật lại những món đồ mà ông nội đã dùng qua, chiếu nó dưới ánh đèn, hy vọng sẽ phát hiện thấy dấu tay hay vết mồ hôi ở trên đó.

Con cần phải hiểu là có khi tình yêu thương lưu lại ở trong dấu tay hay vết mồ hôi. Như thế, có thể nói sợi dây chuyền đó chỉ có giá trị vật chất rẻ tiền thôi hay sao?

Đúng! Cha có nói là nó không đáng bao nhiêu tiền cả, nhưng con có nhớ cái câu kèm ở bên dưới hay không?

Con nói con đã quên, vậy thì cha sẽ kể cho con một câu chuyện để nhắc cho con nhớ:

“Trước đây có một người cha viêt thư cho đứa con của mình đang học tập ở nước ngoài. Trong thư viết: Con thân yêu! Đã rất lâu cha không nhận được thư của con! Mà trong khoảng thời gian này cha đã gửi bảy bức thư, con đã đổi chỗ ở rồi hay sao? Hay vì con quá bận rộn học tập? Hay con đang bệnh? Cha thật sự lo lắng, suốt ngày cha và mẹ thay nhau ra hòm thư, cha mẹ hầu như chỉ sống trong sự chờ đợi thư con.

Nếu con thật sự quá bận, thì chỉ cần con viết vài dòng chữ, báo với cha mẹ “con vẫn khỏe” là được rồi! Thậm chí chỉ cần con gửi một tấm bưu thiếp bên trên không cần phải viết gì, chỉ cần viết địa chỉ của con, cha mẹ đọc thấy bút tích của con, đủ chứng tỏ con đang khoẻ mạnh, an lành là cha mẹ an tâm rồi.

Đương nhiên nếu phương tiện đi lại khó khăn, hay phải lội tuyết để đi mua tem, thì con không cần phải vội vã đi gửi thư, để tránh bị cảm lạnh hay trượt ngã trên tuyết, con đợi đến mùa xuân ấm áp rồi hãy gửi tin tức cho cha mẹ cũng được.

Nhưng! Con ơi! Cha mẹ thật sự đang rất mong nhớ con!”

Con phát hiện ra điều gì từ câu chuyện trên? Con cần thấy người cha yêu thương con vô hạn đó, cho dù trông đợi thư con mòn con mắt, nhưng vẫn sợ con đi mua tem bị cảm lạnh, nên bảo con không cần phải vội vã gửi thư!

Bây giờ con có nhớ lại lời cha nói hồi đó không?

Cha có nói: “Sợi dây chuyền này không đáng bao nhiêu tiền, đừng cho rằng nó là quý giá vì cha đã gỡ nó xuống từ cổ cha mà tặng cho con. Nếu gặp kẻ cướp muốn lấy sợi dây chuyền của con thì đừng kháng cự, đừng phân vân do dự, hay gỡ sợi dây chuyền ra đưa cho hắn! Nó chẳng đáng bao nhiều tiền cả!”

Con ơi! Sinh mạng của con đương nhiên quý giá hơn sợi dây chuyền này ngàn triệu lần. Điều cha muốn nói với con, là khi gặp kẻ cướp, con cần nhớ “núi còn cây, thì không sợ thiếu củi đốt”, đừng vì tiếc món quà kỷ niệm nhỏ bé này mà tổn hại đến thân thể.

Nhưng như thể không có nghĩa là sợi dây chuyền này rẻ tiền để con có thể tuỳ tiện tặng cho người bạn gái cùng lớp vốn chưa có quan hệ sâu sắc gì với con!

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button