Kỹ năng mềm

Cẩm Nang Quản Lý Hiệu Quả: Quản Lý Sự Thay Đổi

Quan ly su thay doi - Robert Heller1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Robert Heller

Download sách Cẩm Nang Quản Lý Hiệu Quả: Quản Lý Sự Thay Đổi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Thay đổi là một yếu tố quan trọng liên quan đến sự thành công của việc quản lý kinh doanh ngày nay. Để giữ được vị trí trong thị trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, các công ty và các cá nhân trong đó phải nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi. Quyển sách “Quản lý sự thay đổi” này sẽ hướng dẫn bạn cách đón đầu các xu thế thay đổi để tồn tại và đi trước các đối thủ một bước. Các kỹ năng để hoạch định và thực hiện thay đổi được giải thích rõ ràng giúp bạn có thể đạt được kết quả cao nhất. Những lời khuyên thực tế hướng dẫn cách khai thác năng lực nhân viên hiệu quả nhất bằng cách sử dụng những điểm mạnh và lôi kéo họ tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình thay đổi. Với 101 lời gợi ý ngắn gọn xuyên suốt quyển sách này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thiết thực hơn nữa. Cuối cùng, một bài tập tự đánh giá cho phép bạn đánh giá và cải thiện các kỹ năng quản lý sự thay đổi của mình.

Kỹ năng nhận biết, hiểu rõ và quản lý được sự thay đổi là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong công tác quản lý ngày nay. Thích ứng được với hiện tại luôn thay đổi là điều thiết yếu để thành công trong tương lai không thể dự báo trước được.

TẠI SAO LẠI THAY ĐỔI?

Thay đổi ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, vì vậy việc chủ động tiếp cận sự thay đổi là cách duy nhất để đảm bảo tương lai, cho dù đó là cá nhân hay công ty. Hãy tiếp cận sự thay đổi bằng tư tưởng cởi mở và học cách phát huy những yếu tố tích cực.

  1. Hãy viết ra và hoạch định những thay đổi mà bạn mong muốn.
  2. Nếu thấy rằng mình đang phản kháng lại sự thay đổi, hãy tự hỏi bản thân lý do tại sao

HÃY CỞI MỞ VỚI SỰ THAY ĐỔI

Đối với công ty, thay đổi là cách để giữ thế cạnh tranh và phát triển. Đối với cá nhân, cơ hội có được từ sự thay đổi sẽ làm phong phú con đường sự nghiệp và cuộc sống của bản thân. Bạn có thể xử lý sự thay đổi theo ba cách: phản kháng, chấp nhận hay đón đầu. Người phản kháng thường cố gắng trì hoãn, nhưng điều này không thể tồn tại trong quá trình thay đổi; đa số những người và công ty lúc đầu tìm cách phản kháng, cuối cùng cũng phải chấp nhận và tìm mọi cách bắt kịp với sự thay đổi – nếu không họ phải đối mặt với những bất lợi trong cạnh tranh. Ngược lại, dự kiến trước và đón đầu sự thay đổi sẽ an toàn hơn nhưng cũng không kém phần mạo hiểm.

  1. Hãy tìm kiếm người đón nhận sự thay đổi một cách cởi mở và trở thành đồng minh với họ.

NHẬN THẤY ĐƯỢC CÁC TÁC DỤNG

Lúc đầu những khía cạnh tích cực của sự thay đổi có thể không rõ ràng bằng những khía cạnh tiêu cực. Việc mở rộng kinh doanh, khuyến mãi và phát triển mạnh thường đem lại nhiều thử thách trước khi đem lại lợi ích nào đó. Các trường hợp như đóng cửa nhà máy, sa thải, phá sản hay suy yếu trên thị trường thường đem lại khó khăn và ít lợi ích tức thời. Tuy nhiên, nếu xảy ra, hãy tiếp cận sự thay đổi một cách tích cực như và xem đó là một cơ hội tiềm ẩn. Hãy dùng nó như là một cách động viên khuyến khích những ý tưởng mới và khai thác sự nhiệt tình đó hơn nữa.

  1. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi đi theo một chính sách giống như những người khác.

THAY ĐỔI MỘT CÁCH TỰ NHIÊN

Con người luôn sống với sự thay đổi: trong cuộc đời, ai cũng đi qua sự thay đổi của bản thân từ trẻ sơ sinh đến thanh niên, trung niên và cuối cùng là tuổi già. Con đường sự nghiệp cũng đi từ nhân viên lên quản lý cấp thấp, quản lý trung gian và cuối cùng là lên cấp hội đồng quản trị hay tư vấn. Các công ty cũng trưởng thành và phát triển với sự thay đổi chủ yếu ở nhiều cấp về chính sách và cách thực hiện. Hãy làm tăng khả năng thích ứng với sự thay đổi của bạn để đạt được sự thỏa mãn của bản thân và tiến bộ trong nghề nghiệp.

DÂY CHUYỀN LẮP RÁP CŨ

Sản xuất hàng loạt là một cuộc cách mạng trong sản xuất. Mặc dù vẫn cần nhiều nhân công, nhưng công việc tay chân đã trở nên tương đối gọn nhẹ, nhanh chóng và không tốn nhiều công sức, cho phép phụ nữ làm việc trong những lĩnh vực trước kia là của nam giới.

DÂY CHUYỀN LẮP RÁP HIỆN ĐẠI

Dây chuyền sản xuất hiện đại không giống dây chuyền cũ. Những đột phá về công nghệ và lợi ích của sản xuất hàng loạt đã nhanh chóng làm giảm tỷ lệ nhân công.

NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI

Để xử lý một cách hiệu quả khi tốc độ của sự thay đổi ngày càng tăng, bạn cần phải hiểu được nguyên nhân sâu xa. Những thay đổi cụ thể trong nội bộ của một công ty và thị trường bên ngoài thường bắt nguồn từ sự thay đổi trong xã hội, kinh tế hay công nghệ.

5. Hãy phản ứng một cách tích cực với sự không chắc chắn hơn là né tránh sự thay đổi.

6. Hãy cố gắng để biết được càng nhiều thông tin càng tốt.

CÁC NGUYÊN NHÂN XÃ HỘI

Những xu hướng chung trong xã hội, chính trị và nhân khẩu học đều có ảnh hưởng đến mọi người. Trong những năm gần đây, xu hướng này đã dẫn đến một sự phát triển vượt bậc trong thanh niên và thị trường tiêu thụ, một sự chuyển biến từ xã hội cộng đồng sang một xã hội chú trọng vào cá nhân hơn và dân số trở nên già hơn. Các công ty cũng bị ảnh hưởng bởi các xu thế đó, ảnh hưởng đến nhu cầu người tiêu thụ và các loại hình kinh tế khác. Các giám đốc cần nhận biết sự thay đổi và các lý do của nó. Tham khảo các tài liệu về xã hội và chính trị đồng thời rút ra các kết luận từ những gì bạn đọc và quan sát được. Điều này sẽ giúp bạn xử lý các xu hướng thay đổi và thậm chí dự báo được chúng sẽ xảy ra như thế nào.

THAY ĐỔI KIỂU DÁNG

Thiết bị văn phòng đã phát triển nhanh chóng từ khi phát minh ra máy đánh chữ. Ngày nay, máy tính có thể thực hiện các công việc mà cách đây 100 năm, đó là điều ngoài sức tượng tượng.

7. Phải thông thạo và biết cách sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin mới – đừng tìm cách trốn tránh.

ĐỌC THỬ

CÁC NGUYÊN NHÂN KINH TẾ

Xu hướng thay đổi kinh tế khá chậm nhưng có một sức mạnh khó lay chuyển được. Tuy nhiên, trong xu hướng tương đối ổn định đó, thị trường và dòng tiền có thể biến động mạnh, hình thức cạnh tranh có thể thay đổi nhiều, công nghệ và phát minh có thể vượt qua những gì hiện có. Điều này buộc các công ty phải điều chỉnh theo những thay đổi bất ngờ ở mọi cấp. Các giám đốc cũng cần lập trước những kế hoạch dự phòng tình huống bất ngờ cơ bản và dự phòng ngân quỹ để sử dụng trong những giai đoạn không ổn định.

8. Nên nhớ rằng tốc độ thay đổi của công nghệ ngày càng nhanh chóng.

CÁC NGUYÊN NHÂN VỀ CÔNG NGHỆ

Cách mạng công nghệ thông tin (IT) với tốc độ ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp quản lý, sản xuất, dịch vụ, mua bán. IT là một trong những cách để hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn (ví dụ, để kiểm soát hàng tồn kho chính xác hơn) và đạt được các mục đích mới (như là du lịch trong không gian). Các công ty cần IT để cạnh tranh cho sự tồn tại và sự thành công. Hãy cố gắng tìm hiểu những tiến bộ công nghệ vì công nghệ mới có vẻ không có liên quan gì vào lúc ban đầu nhưng có thể sẽ là công cụ hỗ trợ bạn đắc lực sau này.

Thay đổi có thể đến từ nhiều hướng: từ cấp trên, hay cấp dưới trong công ty, từ sáng kiến của cá nhân và từ bên ngoài. Hãy đảm bảo rằng bạn nhận biết được tất cả các nguồn thay đổi và cởi mở đón nhận sự thay đổi bất kể chúng đến từ đâu.

9. Hãy đón nhận các sáng kiến thay đổi từ mọi nguồn.

TẠO ĐIỀU KIỆN CHO SỰ THAY ĐỔI

Giám đốc là tâm điểm của sự thay đổi. Họ tiếp nhận các đề xuất và xử lý các sáng kiến của cấp trên và cấp dưới, hoạt động một cách chủ động sáng tạo ở cả hai phía.

THAY ĐỔI TỪ BÊN TRONG

Hầu hết các thay đổi xảy ra trong nội bộ công ty. Phần lớn những thay đổi này không đáng kể: ví dụ, yêu cầu một báo cáo mới hay điều chỉnh một gói thầu. Tuy nhiên, hầu hết những thay đổi lớn như là tái tổ chức cơ cấu hoặc sáp nhập công ty thì xuất phát từ cấp cao nhất và thường thì nhân viên không mong đợi những thay đổi này. Với tư cách là một giám đốc, bạn phải đưa ra những thay đổi nhưng cũng phải là cầu nối giữa các cấp nhân viên với nhau. Phải đảm bảo rằng hệ thống làm việc của bạn không ngăn cản việc lắng nghe ý kiến của nhân viên.

10. Luôn phản ứng một cách tích cực với những thay đổi bên ngoài công ty.

PHẢN ỨNG VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Năng lực của người giám đốc được thể hiện qua việc phản ứng với những thay đổi bên ngoài. Nếu một đối thủ sản xuất đưa ra một sản phẩm mới hay hạ giá thành, một giám đốc thụ động thay vì thay đổi cách làm sẽ làm ngơ hay phủ nhận sự quan trọng của nó. Một giám đốc năng nổ, mặt khác, sẽ nắm lấy cơ hội để kiểm tra lại thị trường hay quy trình sản xuất để cạnh tranh với đối thủ. Hoặc hơn nữa, một giám đốc năng động sáng tạo sẽ dự đoán về đối thủ cạnh tranh và hành động để có những thay đổi có khả năng giành thắng lợi.

11. Hãy khuyến khích cấp dưới đề xuất ý kiến cho các dự án thay đổi.

PHẢN ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Thị trường kinh doanh của một công ty ảnh hưởng đến sự thay đổi của công ty đó. Trong môi trường kinh doanh nhanh nhạy, các giám đốc đã quen với việc đưa ra sự thay đổi và cơ cấu lại nội bộ thường xuyên và nhạy bén với những hoạt động thử nghiệm. Quyền sở hữu công ty cũng ảnh hưởng đến thái độ đối với sự thay đổi: trong một công ty cổ phần, bạn có thể chịu áp lực thay đổi từ phía các nhà đầu tư. Còn trong một công ty tư nhân, bạn có thể thực hiện những thay đổi mang tính rủi ro và thử nghiệm.

HÃY XEM XÉT CÁ TÍNH

Cá tính con người ảnh hưởng đến cách nhìn nhận sự thay đổi. Một người thụ động, nhút nhát và cẩn thận chắc chắn không phải là một người nhiệt tình với sự thay đổi. Sự thay đổi thích hợp với người chịu được hiểm nguy, năng động sáng tạo và tự tin. Nhưng chương trình thay đổi cần sự hưởng ứng của nhân viên và lãnh đạo. Hãy tìm hiểu tính cách của nhân viên của bạn và sử dụng thông tin đó để đạt được kết quả khả quan nhất từ nhóm làm việc. Một khi động lực đã được thiết lập, mỗi cá nhân có thể đóng góp bằng cách riêng của họ. Điều này trở nên rất rõ ràng trong những lúc khủng hoảng khi tất cả mọi người phải làm việc hết sức mình để đạt được những thay đổi cấp thời cho sự tồn tại của mình.

PHÂN LOẠI SỰ THAY ĐỔI

hay đổi được chia chủ yếu thành hai loại: từ từ và cấp thời. Trong hai loại này lại được chia làm nhiều loại và có sự kết hợp giữa các loại với nhau.

12. Hãy xem xét những ảnh hưởng do sự kết hợp của các loại thay đổi khác nhau.

13. Khi phân tích sự thay đổi, hãy nhìn vào cả bối cảnh ngắn hạn và dài hạn.

PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI

Cả thay đổi từ từ hay cấp thời có thể tùy thuộc vào sự phản ứng hoặc sự năng động sáng tạo tùy theo bạn thực hiện việc thay đổi một cách tự nguyện hay là do phản ứng lại với áp lực của sự phát triển khác. Trong thực tế, thay đổi thường kết hợp các yếu tố phản ứng và năng động. Ví dụ, một cuộc khủng hoảng thúc đẩy một sự thay đổi tức thời phản ứng lại với hiểm nguy đang đến, bạn phải quyết định một cách chủ động hướng thay đổi để có thể tối đa hóa thành công lâu dài cho công ty.

THAY ĐỔI TỪ TỪ

Thay đổi từ từ là thay đổi xảy ra chậm, trong một thời gian dài với một tốc độ đều đặn hay với những biến động nhỏ về cường độ. Nó có thể liên quan đến nhiều người hay chỉ một vài cá nhân, nhưng là một chương trình thay đổi hiệu quả nhất trong phạm vi toàn công ty, không bao giờ chấm dứt để nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình, giảm chi phí và nâng cao năng suất. Những cải tiến nhỏ có thể tiết kiệm được rất nhiều. Thay đổi tức thời có thể xảy ra cùng lúc hoặc độc lập với thay đổi từ từ.

THAY ĐỔI TỪ TỪ

Những thay đổi trong toàn công ty được thực hiện với tốc độ đều đặn trong một thời gian dài.

THAY ĐỔI TỨC THỜI

Sau một thời kỳ tương đối ổn định và thậm chí trì trệ, một hay nhiều thay đổi lớn được đưa thực hiện một lúc.

THAY ĐỔI TỨC THỜI

Thay đổi tức thời là những thay đổi xảy ra bất ngờ và đáng kể đem lại kết quả rõ ràng – ví dụ, thay đổi chiến lược của công ty để tiến vào thị trường mới. Sự thay đổi có thể là về việc kinh doanh hay cơ cấu tổ chức mặc dù cả hai thường có khuynh hướng đi chung, thường là những thay đổi với quy mô lớn nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ, một sự đầu tư lớn và mang tính rủi ro cao vào thị trường chứng khoán thì khả năng thành công hoặc thất bại sẽ nhiều hơn so với một đầu tư ít và cẩn thận hơn, vì thế một số công ty thành công vượt bậc từ những thay đổi tức thời. Tuy nhiên, nếu hiện tại công ty đang thành công thì khó làm cho nhân viên có thể chấp nhận được sự thay đổi tức thời. Trước khi thực hiện những thay đổi tức thời, hãy hoạch định toàn diện, cân nhắc các kỹ năng một cách chi tiết để giảm thiểu rủi ro.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button