Kỹ năng mềm

Quạ Khôn Không Bao Giờ Khát

Lời giới thiệu

Có thể nói, sáng tạo và đổi mới là linh hồn, là sức mạnh của bất cứ cá nhân và tổ chức nào. Để một tổ chức, một doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững thì vai trò của những nhà lãnh đạo, những nhà quản lý là vô cùng quan trọng.

Sáng tạo là đầu vào và đổi mới là đầu ra. Phải có sáng tạo thì mới có đổi mới. Sự sáng tạo nằm trong não bộ của con người, nó xuất phát từ bên trong chúng ta. Sự đổi mới là một phần kết quả: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới dịch vụ, hệ thống, tập quán…

Cuốn sách Quạ khôn không bao giờ khát của tác giả Moid Siddiqui lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ: một con quạ thông minh biết gắp đá bỏ vào bình nước để nước trong bình dâng lên cao để uống. Nhưng đó là câu chuyện từ xa xưa, còn ngày nay, cùng giải quyết một công việc như vậy, thì một con quạ thông minh của thời hiện đại sẽ làm gì để tiết kiệm thời gian và sức lực mà lại đạt hiệu quả một cách cao nhất?

Trong cuốn sách này, độc giả cũng sẽ được làm quen với các khái niệm sáng tạo như: Kaizen, Tư duy Cứng, Tư duy Mềm…phương pháp não công, tĩnh tâm…và quan trọng hơn là làm thế nào để biến sự sáng tạo thành đổi mới.

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

“Trong nền kinh tế hiện nay, sáng tạo và đổi mới là đôi bạn song hành, tuy hai mà một.”

“Không phải, sáng tạo và đổi mới hoàn toàn khác nhau!”

Hai quan điểm trái ngược nhau này khiến chúng ta phải băn khoăn. Một mặt, sáng tạo và đổi mới là hai thực thể giống nhau, tuy hai mà một, nhưng đồng thời chúng lại mang hai ý nghĩa khác hẳn nhau. Xét trên phương diện từ ngữ, cả hai đều mang ý nghĩa gần giống nhau, đến mức ta dễ dàng nhầm lẫn chúng với nhau. Hai từ “sáng tạo” và “đổi mới” chủ yếu được dùng để diễn đạt ý nghĩa “hình thành những ý tưởng mới lạ”. Theo Từ điển Columbia, “sáng tạo” (creativity) là một danh từ có gốc là động từ “sáng tạo” (create), với ý nghĩa “mang cái mới vào cuộc sống”, trong khi đó “sự đổi mới” (innovation) mang ý nghĩa “ý tưởng hay cách thức mới”.

Nhưng xét về mặt tâm lý học, hai từ này lại được dùng với ý nghĩa khác hẳn nhau: Sáng tạo là đầu vào và đổi mới là đầu ra.

Sáng tạo là một phần trong quá trình suy nghĩ. Nó chính là đầu vào.

Ý tưởng không rơi từ trên trời xuống;

Ý tưởng do con người nghĩ ra.

Đổi mới là kết quả của sáng tạo. Nó chính là đầu ra. Chính sáng tạo dẫn đến đổi mới. Sự sáng tạo nằm trong não bộ của con người. Nó xuất phát từ bên trong chúng ta. Đổi mới trở thành một phần của sáng tạo. Nhờ sáng tạo mà đổi mới diễn ra. Sự đổi mới trở thành một phần kết quả – sản phẩm đổi mới, quy trình đổi mới, dịch vụ đổi mới, những hệ thống đổi mới, tập quán đổi mới… Thậm chí cả những chiến lược “đại dương xanh” của Kim Chan[2] mà ông vẫn gọi là “sự đổi mới giá trị” cũng là kết quả của những ý tưởng sáng tạo.

Andrew Mercer, một nhà cải cách từng nói: “Một số người có ý tưởng. Một số biến những ý tưởng đó thành hành động thực tế. Họ chính là những nhà cải cách”.

Không có gì tuyệt vời hơn một ý tưởng đến lúc chín muồi. Thời gian là yếu tố quan trọng để biến một ý tưởng thành hành động. Có một số ý tưởng sáng tạo xuất sắc lại chết ngay trong trứng nước, nếu chúng còn chưa chín muồi về mặt thời gian. Yếu tố thời gian là vô cùng quan trọng trong việc chuyển hóa sáng tạo thành đổi mới.

Sáng tạo là đầu vào; đổi mới là đầu ra.

Để có tư tưởng đổi mới, con người phải luôn giữ được trí tuệ sáng suốt và sắc bén. Điều tạo nên những nhà lãnh đạo thế hệ mới là “tương lai” và chỉ có sự sáng tạo mới có thể dẫn bạn tới tương lai.

Kaizen và đổi mới

Cả Kaizen và đổi mới đều là kết quả của sáng tạo, tuy nhiên chúng không hề giống nhau. Kaizen thể hiện sự thay đổi từng bước trong khi sự đổi mới thể hiện sự thay đổi toàn diện. Kaizen liên quan đến những bước nhỏ liên tục (gắn với hầu hết mọi người) dẫn đến sự tiến bộ liên tục. Sự tích tụ những bước nhỏ này tạo ra sự tích lũy. Mặt khác, đổi mới lại liên quan đến sự đột phá – một bước đi lớn, xảy ra đột ngột, gắn với một cá nhân hay một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu.

Kaizen phản ánh một quan điểm tích cực, người ta có thể gọi nó là “một ý tưởng Kaizen”. Tiền đề của nó chính là những giả định sau:

  • Quy trình hoạt động hiện tại có rất nhiều kẽ hở, có thể cải tiến thêm.
  • Những phương tiện và công cụ hiện tại luôn luôn có thể cải tiến nếu tiếp tục nỗ lực.
  • Sự tích tụ những cải tiến nhỏ sẽ làm nên một sự khác biệt lớn.

Một giọt nước, một giọt nước tạo nên cả đại dương.

“Gemba Kaizen” – cải tiến hoạt động sản xuất – bao hàm một ý nghĩa rộng hơn. Nó liên quan đến:

  • Duy trì tổng năng suất[3] là một hoạt động thường xuyên được tất cả mọi người thực hiện.
  • Cải tiến tích lũy liên tục cũng là một hoạt động thường xuyên được tất cả mọi người thực hiện

Kaizen là một quan niệm Phương Đông trong khi sự đổi mới là phong cách quản lý của Phương Tây. Nếu người Phương Đông tồn tại nhờ kaizen thì người Phương Tây lại phát đạt nhờ sự đổi mới. Vậy giữa kaizen Phương Đông và sự đổi mới Phương Tây, đâu là lựa chọn tốt hơn? Câu trả lời không phải là “cái này hoặc cái kia”, mà câu trả lời đúng phải là “cả hai”. “Cánh cửa chính Phương Tây và cánh cửa sổ Phương Đông” mới là câu trả lời chính xác.

Đổi mới không thể diễn ra mỗi ngày. Tất cả mọi người không thể đồng thời đổi mới. Nhưng kaizen có thể tiến hành mỗi ngày như một quá trình liên tục và có thể do bất cứ ai khởi xướng. Vì lý do này mà người Nhật theo đuổi cả kaizen lẫn sự đổi mới với sự tất cả nhiệt huyết và đó chính là bí quyết thành công của họ.

Khóa tinh thần

Sự khám phá bao gồm cả việc nhìn vào những thứ mà người khác cũng nhìn thấy nhưng lại nghĩ theo cách khác. Tại sao chúng ta lại không thường xuyên suy nghĩ một cách khác biệt? Có một số lý do, nhưng đầu tiên và trước hết là hầu hết chúng ta đều bị mắc kẹt trong chiếc khóa tinh thần.

Edward de Bono[1], một tác giả viết về sáng tạo và đổi mới tin rằng: “Bộ não không sáng tạo đồng nghĩa với việc nó sử dụng đi sử dụng lại cùng một mô hình trong tất cả mọi hoàn cảnh.” Trước tiên, chúng ta phải biết cách mở chiếc khóa tinh thần.

Trong cuộc sống, chúng ta là những con người hoạt động theo thói quen – chúng ta làm mọi việc theo thói quen từ công việc giấy tờ đến việc buộc dây giày. Những công việc thường ngày này là không thể thiếu được. Việc duy trì những lối suy nghĩ lặp đi lặp lại khiến chúng ta làm những việc cần làm mà không cần suy nghĩ.

Có ba lý do hợp lý khiến chúng ta không sáng tạo:

  • Chúng ta không cần phải sáng tạo trong phần lớn những việc chúng ta làm.
  • Chúng ta không cần phải sáng tạo hơn nữa bởi chúng ta đã được dạy cách sáng tạo rồi.
  • Hệ tư tưởng và niềm tin của chúng ta ngăn cản chúng ta sáng tạo.

Chúng ta không nghĩ về một thứ khác biệt bởi chúng ta được dạy cách suy nghĩ lô-gic thông qua những lý lẽ xác đáng và sự rõ ràng trong cách tiếp cận.

“Phần lớn chúng ta thích sai một cách rõ ràng hơn là đúng một cách mơ hồ.”

Chúng ta được dạy và chúng ta có xu hướng tin vào những yêu cầu:

  • Hãy tìm ra “câu trả lời đúng”
  • Hãy làm theo các quy tắc
  • Hãy thực tế
  • Đừng tỏ ra ngốc nghếch
  • Tránh sự mơ hồ
  • Mắc sai lầm là không đúng
  • Đó không phải lĩnh vực của tôi.

Phần lớn chúng ta đều mắc kẹt trong chiếc khóa tinh thần.

Vì vậy, hầu hết chúng ta đều theo đuổi hiện trạng ngày này qua ngày khác. Đối với các quan chức thì hiện trạng thậm chí còn trở thành vị nữ thần mà họ tôn thờ. Những quy tắc quan liêu tạo ra ít chỗ trống hơn cho sự sáng tạo, nhưng việc thiếu khoảng trống thích hợp không hề ngăn cản nó. Không phải việc thiếu khoảng trống mà chính việc thiếu sức mạnh ý chí là trở ngại chính đối với sự sáng tạo.

Việc thiếu sức mạnh ý chí và sự tự kiềm chế phỏng chừng, cộng thêm tính tự mãn là những thủ phạm thực sự. “Chúng ta không thể làm bất cứ thứ gì trong tổ chức của tôi,” là một ví dụ phổ biến nhất về khóa tinh thần!

Trí khôn của thiền sư

Một cố vấn kinh doanh người Mỹ từ San Francisco đã đến thăm một vị thiền sư ở Nhật Bản. Ông muốn học cách làm giàu từ thiền. Họ đã nói chuyện với nhau một chút trước khi uống trà. Thiền sư rót một chút trà vào tách của nhà cố vấn người Mỹ. Nhưng khi tách trà đã đầy rồi, ông vẫn tiếp tục rót. Tách trà tràn ra và rớt xuống sàn.

Nhà cố vấn người Mỹ lo lắng nói: “Thiền sư, ngài nên ngừng rót. Trà đang tràn ra ngoài rồi, nó không còn chảy vào tách nữa.”

Thiền sư trả lời: “Đó là điều hiển nhiên. Anh cũng thấy rõ điều đó. Nếu anh muốn lĩnh hội được bài giảng của tôi, thì anh phải loại bỏ hết mọi thứ trong chiếc tách tinh thần của anh – vô số suy nghĩ theo thói quen kinh doanh của người Mỹ!”

Anh không thể rót đầy trà mới và nóng vào một cái tách đầy trà cũ và lạnh!

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button