Kỹ năng mềm

Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : 1980 Books Biên Soạn

Download sách Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chương 1 HỌC SINH THÔNG MINH – HỌ LÀ AI?

Học sinh thông minh – họ chẳng khác những học sinh khác là bao đâu!

Tất cả chúng ta đều biết, những học sinh trông không có vẻ gì nổi trội lại thường thông minh hơn những học sinh khác hoặc làm việc chăm chỉ hơn. So sánh những học sinh đó với các bạn cùng lớp của họ, chúng ta còn nhận ra rằng học sinh thông minh ít tốn thời gian học hơn, nhận điểm cao hơn và vui vẻ hơn trong suốt quá trình học tập.

Họ đã làm điều đó như thế nào?

Động lực là yếu tố đầu tiên, nhưng những học sinh thông minh không bị thúc đẩy phải học tập chăm chỉ vì mục đích nào đó hoặc để làm vui lòng ai đó. Họ chủ yếu học để tự làm hài lòng chính mình.

Trong quá trình học, những học sinh thông minh luôn không ngừng tìm kiếm những cách thức hiệu quả hơn, ưu tú hơn để hoàn thành việc học của mình. Bởi vậy mà ở nhiều phương diện, học sinh thông minh có khi còn lười hơn cả bạn cùng lớp của mình!

Trí thông minh là yếu tố tiếp theo. Khi nhắc đến “trí thông minh”, không có nghĩa là chúng ta đang nhắc đến chỉ số IQ. Loại trí thông minh cần thiết và hữu dụng trong trường học cũng như trong cuộc sống thường ngày, không phải là một khả năng thiên bẩm. Thay vào đó, nó chính là một thói quen.

Những kỹ năng học thuật chắc chắn sẽ có vai trò rất quan trọng trong sự thành công của những học sinh thông minh: họ biết cách làm thế nào để đọc hiệu quả, học hỏi được thật nhiều những kiến thức ngoài lớp học, hiểu và ghi nhớ tốt nội dung, chuẩn bị và làm tốt các bài kiểm tra, và viết cũng rất tốt nữa. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, chúng không phải là những phẩm chất tự nhiên. Chúng, đều là những kỹ năng mà mỗi người có thể tự điều khiển được.

Vậy bí mật nằm ở đâu?

Học sinh thông minh không đơn thuần chỉ là những người có cách học hiệu quả hơn so với những người bạn cùng lớp của họ – như kiểu những vận động viên điền kinh Olympic chạy nhanh hơn so với những người thường rèn luyện bằng việc đi bộ mỗi cuối tuần – học sinh thông minh hoàn toàn khác biệt. Học sinh thông minh sở hữu những kỹ năng, mục tiêu, thói quen, sự ưu tiên và chiến lược khác biệt bởi họ có cách nhìn về trường học, quá trình học và thậm chí cả bản thân họ một cách hoàn toàn khác biệt. Nói một cách thực tế, học sinh thông minh và những học sinh còn lại trong lớp, họ dường như đang học ở những ngôi trường khác nhau.

Cương lĩnh của học sinh thông minh

Mọi học sinh thông minh, chủ ý hay vô tình, đều chia sẻ 12 nguyên tắc về trường học và quá trình học tập. Cương lĩnh đó như sau:

#Nguyên tắc 1: Không ai có thể dạy bạn tốt hơn chính bản thân bạn tự dạy mình.

#Nguyên tắc 2: Lắng nghe một cách đơn thuần những gì giáo viên nói và hoàn thành các bài tập được giao là không bao giờ đủ.

#Nguyên tắc 3: Không phải mọi thứ bạn được phân công đọc hay được yêu cầu làm đều quan trọng ngang nhau.

#Nguyên tắc 4: Điểm số chỉ là loại quan điểm chủ quan.

#Nguyên tắc 5: Sai lầm (và việc này thỉnh thoảng vẫn xuất hiện một cách ngốc nghếch) là cái giá bạn trả cho sự học hỏi và trau dồi.

#Nguyên tắc 6: Nếu một điểm nào đó trong một câu hỏi khiến bạn phải suy nghĩ thì nó không đơn giản chỉ cần trả lời là xong.

#Nguyên tắc 7: Học ở trường là học cách tự suy nghĩ, không phải là lặp lại cách nghĩ của sách giáo khoa hay giáo viên.

#Nguyên tắc 8: Các môn học không phải lúc nào cũng thú vị và có liên quan đến việc học, nhưng học chúng một cách hăng hái tích cực vẫn hơn là học với một thái độ uể oải hoặc bỏ qua chúng.

#Nguyên tắc 9: Chỉ có vài thứ được xem là tiềm ẩn khó khăn, khiến người ta bực dọc hoặc kinh hãi bằng việc học chân chính, tuy vậy chẳng có thứ gì mang lại cho ta nhiều phần thưởng và quyền lực như việc học cả.

#Nguyên tắc 10: Kết quả học của bạn ở trường phản ánh thái độ và phương pháp học của bạn chứ không phải khả năng của bạn.

#Nguyên tắc 11: Nếu học vì điểm số hay để làm hài lòng ai đó, bạn sẽ bỏ lỡ sự mãn nguyện trong quá trình học và phó mặc lòng tự trọng cho những thứ ngoài tầm kiểm soát.

#Nguyên tắc 12: Trường học là một trò chơi, nhưng là một trò chơi rất quan trọng.

ĐỌC THỬ

HỌC SINH THÔNG MINH CHUẨN BỊ CHO VIỆC HỌC NHƯ THẾ NÀO?

1. Chuẩn bị cho việc tự học

Tìm hiểu một chút về khả năng tiếp thu kiến thức của não bộ

Khả năng tiếp thu kiến thức của não bộ sau khi chúng ta đã học thứ gì đó – tức là quá trình sinh lý diễn ra trong đầu – sẽ hiệu quả hơn nếu bộ não có được một chút thời gian để tự nó xử lý thông tin. Do đó, nghỉ ngơi trong quá trình học là một điều tích cực, bởi nó giúp chúng ta tiếp thu tốt hơn những gì ta đang học. Nếu bạn không làm bất cứ điều gì trong thời gian nghỉ ngơi này, vậy thì nó sẽ đem đến cho bạn hiệu quả học tập tối đa. Theo đó, một giờ giải lao mà bạn không làm bất cứ điều gì sẽ hiệu quả hơn giờ giải lao mà bạn xem tivi hay nói chuyện với người khác.

Cùng một thời điểm, làm thứ gì khác trong suốt thời gian nghỉ ngơi của bạn có thể bổ sung năng lượng tinh thần và động lực cho bạn, vậy nên bạn hãy tự quyết định cách dành thời gian nghỉ ngơi của mình.

Thời gian nào trong ngày chúng ta nên học, chúng ta sẽ dành cho nó bao nhiêu lâu, chúng ta nên có bao nhiêu lần giải lao, và chúng ta ngồi học ở đâu là tất cả những lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng tiếp thu kiến thức của não bộ. Chúng ta hãy nhìn vào cách chúng ta đưa ra những sự lựa chọn tối ưu.

Thời gian trong ngày

Hãy chọn thời gian bạn có động lực nhất và có thể làm việc với sự tập trung tốt nhất. Ví dụ một bạn học sinh thông minh có thể bị bồn chồn vào đầu ngày nhưng lại thoải mái vào buổi tối. Do đó, như một quy luật, bạn đó chọn học vào buổi tối. Những người cảm thấy có động lực và đầy năng lượng vào buổi sáng nhưng lại mệt mỏi sau đó thì nên làm việc vào đầu ngày. Chúng ta có thể đã nghe rằng đọc trước khi bạn đi ngủ là một lựa chọn khôn ngoan. Lợi ích của việc này là não bộ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả bởi nó không phải hoạt động với những ảnh hưởng khác cùng lúc.

Độ dài của thời gian học

Trước đó chúng ta đã nói rằng mất khoảng 20 phút để có thể có được sự tập trung hoàn toàn. Điều này có nghĩa là bạn nên sắp xếp việc học của mình để bạn có thể học trong một thời gian ở một thời điểm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, độ dài thời gian lý tưởng thường phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Một số có thể học hiệu quả qua nửa giờ hoạt động với cường độ cao.

Về nguyên tắc, một buổi học không có giới hạn có thể kéo dài trong bao lâu. Lời khuyên ở đây là để sự tập trung của bạn quyết định độ dài này. Hãy tin rằng về lâu dài bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn bằng cách này. Khi bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và đầu óc bạn cảm thấy nặng nề, vậy thì đã đến lúc đặt sách vở qua một bên (trừ khi kỳ thi của bạn đã ở ngay ngày mai). Nếu bạn đã ngồi học trong năm giờ nhưng vẫn còn thấy đầy năng lượng và hiệu quả, vậy thì chẳng có thứ gì ngăn bạn tiếp tục. Điều này cũng có nghĩa là có một vài ngày không hề phù hợp cho học hành. Nếu ban đầu bạn trải qua chuyện gì đó buồn bã, cảm thấy thiếu động lực hay tồi tệ, sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn dành thời gian cho việc gì đó khác. Bạn được cho phép có một ngày tồi tệ mà.

Giải lao

Như chúng ta đã đọc phía trên, giải lao là việc quan trọng để cung cấp cho bộ não thời gian tiếp thu kiến thức và xử lý nó. Giải lao cũng quan trọng vì duy trì sự tập trung của chúng ta. Vậy nên trong những buổi học, thêm vào những giờ nghỉ ngơi là một việc quan trọng.

Độ dài giữa các giờ giải lao

Bạn đã bao giờ từng thắc mắc rằng tại sao phần lớn trường học thiết lập các bài giảng để chúng kéo dài từ 45 đến 60 phút trước khi có giờ giải lao? Các nhà tâm lý học đã kết luận rằng các giờ giảng xấp xỉ 50 phút thường là quãng thời gian lý tưởng giữa những giờ giải lao. Nếu những giờ giảng ngắn hơn, vậy thì sẽ mất nhiều thời gian để “quen” với trạng thái học tập. Nếu giờ giảng dài hơn, người ta sẽ mất tập trung.

Nhưng ngay cả khi 45-60 phút là thời gian lý tưởng cho một môn học hay một kế hoạch bài giảng, điều đó không có nghĩa là thời gian này luôn luôn lý tưởng khi bạn tự học. Quy luật 50 phút không áp dụng cho mức độ khó, những môn học khó, tình trạng của học sinh và một số những yếu tố khác. Bạn nên dành thời gian 45 đến 60 phút như là luật ngón tay cái và cho phép cơ thể bạn biết rằng đâu là lúc cần nghỉ ngơi. Nếu mọi thứ diễn biến tốt, vậy thì chưa cần nghỉ ngơi. Khi bạn thấy bắt đầu trở nên khó khăn để tập trung, vậy thì đã đến lúc giải lao. Điều này có thể thay đổi dựa theo tình trạng và độ khó của kiến thức. Nếu bạn đang nghiên cứu thứ gì đó đòi hỏi yêu cầu cao, vậy thì đầu óc của bạn thường trở nên mệt mỏi nhanh hơn, và bạn sẽ có nhu cầu giải lao thường xuyên hơn. 15 phút một lần hay 2 giờ một lần đều thích hợp.

Địa điểm

Về lý thuyết, chẳng có sự khác biệt nào giữa việc bạn học ở nhà, ở thư viện, phòng học lớn, hay phòng học nhóm, miễn là bạn có thể học một cách hiệu quả ở đó. Hay chính xác hơn là, địa điểm học tập tốt nhất là nơi bạn có động lực và có thể làm việc với sự tập trung và không gián đoạn. Nơi lý tưởng sẽ là nơi mà bạn không muốn rời đi, nơi việc học cảm thấy tự nhiên, và là nơi mà sự phân tán được giảm thiểu hết cỡ hoặc bạn có khả năng bỏ qua chúng, chẳng hạn như sử dụng tai nghe. Bên cạnh đó, những điểm sau đây cũng rất quan trọng:

Không gian làm việc đủ lớn;

Chỗ ngồi tốt (những chiếc ghế văn phòng sẽ tốt hơn là một băng ghế dài);

Ánh sáng tốt (đôi mắt của bạn sẽ trở nên mệt mỏi nhanh hơn nếu bạn đọc dưới ánh sáng kém);

Chất lượng không khí/thông gió tốt;

Tiếp cận được với những thứ bạn cần (sách, từ điển, dụng cụ viết, máy in,…) – luôn luôn có những gì bạn cần bên mình.

Một số người học tập hiệu quả nhất khi ở nhà, họ dễ dàng bị sao nhãng ở thư viện hay phòng học lớn. Nhưng với phần lớn mọi người, điều ngược lại mới đúng! Với nhiều người, phòng học lớn hay thư viện còn đem lại cảm giác cộng đồng và có thêm động lực. Một số khác có khả năng bỏ qua những chuyển động hay âm thanh quanh mình để có thể làm việc hiệu quả ở những nơi như là quán cà phê hay ngoài trời. Một trong số những lợi ích của việc ngồi ở nhà là sẽ không quá xa căn bếp nếu bạn thấy đói hay khát. Một trong số những bất lợi lại là có quá nhiều cám dỗ (tivi, máy tính, những thứ khác để làm,… còn được biết đến như sự trì hoãn). Một học sinh thông minh sẽ tự chọn cho mình không gian phù hợp nhất với cá tính và thói quen của bản thân mà không cần phải chạy theo thói quen của số đông nếu cảm thấy nó không phù hợp với mình.

Tư thế học tập

Bạn đạt được tư thế học tập tốt nhất khi bạn sử dụng một chiếc ghế văn phòng có thể điều chỉnh được, nó cho phép bạn ngồi với cái lưng thẳng để bạn có thể duỗi chân mình ra sàn nhà và đặt tay mình lên bàn. Khi bạn học, theo chuyên gia nghiên cứu học tập Peter Kump, sẽ thông minh hơn nếu đặt một cuốn sách sao cho nó tạo thành góc 45 độ với mặt bàn.

Trong tất cả các trường hợp, bạn nên tránh việc học trên giường hoặc trên ghế sô pha (trừ khi bạn đang xem xét lại hoặc chuẩn bị đi ngủ. Có một vấn đề là bạn làm việc kém hiệu quả hơn ở những chỗ này, một vấn đề khác là bạn có thể nhanh chóng trở nên thoải mái đến mức bạn lăn ra ngủ luôn.

Âm nhạc

Các nhà tâm lý học có những đánh giá về việc âm nhạc ảnh hưởng thế nào tới học tập. Do đó lời khuyên là hãy nhìn nhận xem thứ gì hiệu quả với bạn. Một sự phối hợp âm nhạc và trò chuyện, như là radio hay các mẩu quảng cáo giữa các bài hát là một ý tưởng chẳng hay ho gì. Nó sẽ khiến bạn phân tán.

Tự học – tóm tắt ngắn gọn

Sự tập trung là điều rất cần thiết để tự học hiệu quả. Do đó, hãy học khi bạn cảm thấy đầy năng lượng nhất. Chắc chắn rằng bạn có thể học tập mà không bị phân tán hay gián đoạn.

Hãy quên đi những quy tắc về khoảng thời gian học tập và giải lao: ngồi xuống học khi bạn thấy mình có thể và nghỉ ngơi khi cần thiết.

Đảm bảo rằng bạn có không gian làm việc đủ rộng, đủ ánh sáng và tiếp cận được với những thứ bạn cần.

2. Trong giờ giảng

Nếu như sách giáo khoa có thể vô cùng đầy đủ, thì những bài giảng thường đưa ra cốt lõi của chương trình học và môn học. Do đó, ở phần này, chúng ta sẽ xem xét làm thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất trong những bài giảng trên lớp học.

Tập trung và tham gia

– Tập trung. Hãy nhớ nguyên tắc tập trung trong học tập. Nếu không có sự tập trung, thì không có học hành gì cả. Bạn có thể ngồi với chiếc điện thoại của mình và học trong giờ giải lao, nhưng bạn không thể tập trung vào chiếc điện thoại và bài giảng cùng lúc.

Hiệu quả của sự ý thức chăm chú lắng nghe:

+ Giúp bạn rút ngắn thời gian ôn tập sau này.

+ Làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn.

+ Không ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập.

+ Nắm được trọng tâm, trọng điểm bài học.

+ Tự tin và hứng thú khi đi học.

– Sự tham gia. Khi bạn tham gia vào một bài học, ví dụ như đặt câu hỏi, sự tìm hiểu sẽ được tăng thêm.

Sự tham gia là lắng nghe một cách chủ động những gợi ý hay từ ngữ báo hiệu những kiến thức liên quan nhất tới chương trình học/ kỳ thi. Một học sinh thông minh sẽ khiến đôi tai của mình cực kỳ nhạy bén khi giảng viên bắt đầu một câu, ví dụ như “để tóm tắt lại”, “điều quan trọng nhất” và “điều này là quan trọng bởi vì.”

Thái độ

Khi chúng ta không quan tâm chuyện học hành, chúng ta ngồi rũ lưng hoặc sử dụng cánh tay của mình để giữ đầu. Ngôn ngữ cơ thể phản ánh trạng thái tinh thần của chúng ta.

Nhưng giờ đây nhiều nhà tâm lý học tin rằng mối quan hệ này không chỉ một chiều như giả định trước đây. Ngôn ngữ cơ thể không chỉ củng cố sự hài hước và thái độ của chúng ta, chúng ta còn có thể sử dụng nó để thay đổi trạng thái tinh thần của mình. Nếu bạn hơi buồn bã nhưng vẫn ép bản thân mỉm cười, vậy thì nó có thể giúp tâm trạng bạn khá hơn một chút. Bộ não liên kết với nụ cười bằng cảm giác tích cực. Nếu bạn cảm thấy hơi thấp kém một chút nhưng vẫn bước đi với lưng thẳng, ngực ưỡn về phía trước và ngẩng cao đầu, bạn sẽ mang lại cho bản thân sự tự tin. Cơ thể liên kết với tư thế này bằng cảm giác an toàn và đảm bảo. Một cách tương ứng, các nghiên cứu về tư thế đã cho thấy rằng nếu bạn ngồi với một tấm lưng thẳng và hơi cúi về phía trước với cây bút trong tay, bạn sẽ phản ứng lại nhiều hơn với kiến thức. Bạn học được nhiều hơn. Cơ thể của chúng ta không thể vừa nhận thức vừa thư giãn cùng một thời điểm.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button