Kỹ năng mềm

Phương Pháp Đếm 1-2-3 Kỳ Diệu Dành Cho Cha Mẹ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : TS Thomas W. Phelan

Download sách Phương Pháp Đếm 1-2-3 Kỳ Diệu Dành Cho Cha Mẹ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LÂU DÀI, KHÔNG ĐƯỢC TRẢ CÔNG NHƯNG LỢI ÍCH TUYỆT VỜI

Làm cha mẹ – trong mắt những người chưa có con cái – dễ ợt!

“Con ăn một cái bánh Twinkie được không ạ?”

“Không được, con yêu.”

“Tại sao?”

“Chúng ta sắp sửa ăn tối rồi.”

“Nhưng con muốn ăn bánh.”

“Mẹ đã bảo là không được.”

“Mẹ chẳng bao giờ cho con thứ gì.”

“Con nói thế là sao? Quần áo con đang mặc ở đâu ra thế? Con đang ở nhà ai thế? Ai cho con ăn hằng ngày thế hả?”

“Lúc nãy mẹ cho Joey ăn bánh mà.”

“Nghe này, con có phải là anh con không? Với lại, anh ấy đã ăn hết cơm tối đấy.”

“Con hứa con sẽ ăn hết cơm tối.”

“Đừng có hứa lèo Monica. Hôm qua lúc 4:30, con đã ăn bơ đậu phộng với bánh mì jelly và không ăn nổi cơm tối.”

“VẬY THÌ CON SẼ TỰ TỬ VÀ BỎ NHÀ RA ĐI!!”

Chào mừng bạn đã đến với 1-2-3 kỳ diệu

Làm cha mẹ là một trong những công việc quan trọng nhất trên thế giới, đôi khi còn là trải nghiệm tuyệt vời nhất của đời người. Với mọi người trong gia đình, trẻ nhỏ thường rất gắn bó, tình cảm, vui tươi, tò mò và tràn đầy sức sống. Đối với một số người, làm cha mẹ đem đến những lợi ích sâu sắc và độc đáo mà không khía cạnh nào khác của cuộc sống có thể đem lại.

Tuy nhiên, nuôi dạy trẻ cũng đem tới những bực bội khó chịu nếu như bạn không biết chính xác mình phải làm gì. Đọc lại cuộc “đấu khẩu” Twinkie trên 1000 lần xem bạn có muốn phát điên không? Trong vài tình huống cực đoan, những bực bội, khó chịu ấy sẽ trở thành nguồn gốc của sự bạo hành về cả tình cảm lẫn thể chất. Không một ai – người lớn hay trẻ nhỏ – có thể sống trong sự bạo hành ấy.

Trẻ con thì không thể tự viết cho mình một cuốn “Hãy-dạy-con-như-thế-này” để bạn làm theo. Chính vì thế phương pháp như 1-2-3 kỳ diệu đã ra đời. Phương pháp này đang được sử dụng bởi hơn 1 triệu ông bố bà mẹ trên khắp thế giới (đơn thân hay đã ly dị), giáo viên, ông bà, trung tâm giữ trẻ, cô giữ trẻ, tư vấn viên trại hè, nhân viên bệnh viện và những người chăm trẻ khác.

1-2-3 kỳ diệu cũng được dạy và giới thiệu bởi hơn 1000 chuyên gia sức khỏe và tâm lý cũng như bác sĩ nhi khoa. Ở những hội thảo giáo viên – phụ huynh, các giáo viên thường giới thiệu 1-2-3 kỳ diệu cho phụ huynh (và ngược lại) để tham khảo.

Tất cả sự nhiệt huyết trên ở đâu mà có? Một phụ huynh đã từng nói rằng: “1-2-3 kỳ diệu rất dễ thực hiện và hiệu quả. Tôi đã hòa hợp hơn với bọn trẻ và trở thành một người mẹ mẫu mực.” Trong lần kỷ niệm thứ 25 của chương trình, chúng tôi nhận được những lời chia sẻ như: “Bọn trẻ nhà tôi rất ngoan, và khi lớn lên tôi tin chúng sẽ trở thành người tốt. Tôi rất thích được ở cạnh chúng.”

1-2-3 kỳ diệu dạy trẻ em lớn lên thành những con người có kỷ luật, hạnh phúc và có khả năng hòa nhập với cộng đồng. Nói cách khác, cuốn sách này giúp tạo nên những con người thông minh, có khả năng điều chỉnh cảm xúc của mình đồng thời thấu hiểu và lắng nghe cảm xúc của nguời khác.

Những phương pháp trong cuốn sách này rất dễ học và có thể bắt đầu bất kỳ lúc nào. Tùy vào bạn sử dụng sách, CD hay DVD, việc học sẽ mất 3-4 tiếng. Bạn không cần phải là thánh, thiên tài hay một chuyên gia để có thể sử dụng 1-2-3 đúng cách.

Bắt đầu như thế nào?

Khi bạn học xong 1-2-3 kỳ diệu, tốt nhất là nên bắt đầu ngay lập tức. Quan trọng là bạn phải nắm rõ ba chiến lược trong việc làm cha mẹ. Hãy nói chuyện với chồng/nửa kia của bạn, nếu cả hai sống chung một nhà, và bắt tay vào thực hiện ngay. Nếu như bạn là cha/mẹ đơn thân, hít một hơi thật sâu và bắt đầu giải thích cho những đứa trẻ của bạn. Làm điều tương tự nếu bạn là ông/bà. Nếu bạn không làm ngay, sau này bạn sẽ chẳng có tinh thần để làm nữa.

Bạn bắt đầu như thế nào tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu năng lượng. Nếu bạn cảm thấy hiện giờ mình đang kiệt sức, có thể bắt đầu bằng những điều cơ bản như Đếm (Chiến lược #1). Sau đó thêm vào phần “hành vi tốt” và “mối quan hệ” khi bạn đã kiểm soát con mình tốt hơn.

Nếu bạn có nhiều năng lượng hơn, bắt đầu bằng sự kết hợp giữa việc Đếm (Chương 5) và chia sẻ niềm vui (Chương 21). Còn nhiều năng lượng hơn thế? Bắt đầu bằng việc đếm, khen con mỗi ngày và chia sẻ niềm vui. Xem chương 9 để bắt đầu với “Cuộc đối thoại khởi đầu”.

Sau khi học xong 1-2-3 kỳ diệu, bạn sẽ biết chính xác mình nên làm gì, không nên làm gì, nên nói gì và không nên nói gì. 1-2-3 kỳ diệu chỉ dựa trên một số nguyên tắc cơ bản nhưng quan trọng, bạn không chỉ nhớ mình phải làm gì mà còn có thể làm được điều đó khi bạn đang lo lắng, kích động hoặc khó chịu (mà đối với nhiều người trong chúng ta, chuyện đó xảy ra mỗi ngày!) Bạn cũng có thể trở thành một vị phụ huynh tốt bụng và cứng rắn ngay cả khi đang vướng bận hay vội vã.

ĐỌC THỬ

Bạn có thể mong đợi gì khi bắt đầu 1-2-3?

Mọi thứ sẽ thay đổi cực kỳ nhanh chóng. Tin tốt là ban đầu một nửa số trẻ em sẽ rơi vào trạng thái “hợp tác tức thời”. Bạn bắt đầu chương trình và chúng sẽ hợp tác ngay lập tức – “hệt như một phép màu”. Bạn có thể làm gì? Thư giãn và tận hưởng sự may mắn này đi!

Tin xấu là nửa số còn lại sẽ “thử sai tức thời”. Hành vi của trẻ sẽ tệ hơn vào thời gian đầu. Chúng sẽ thử thách bạn, xem thử bạn có thật sự nghiêm túc với kiểu dạy con của mình hay không (Xem chương 10, Sáu loại Thử và Lôi kéo). Miễn là bạn kiên trì – không la mắng, cãi vã hay đánh đòn – bạn sẽ nhận thấy kết quả tốt đẹp sau khoảng 1 tuần hay 10 ngày. Thế rồi sau đó? Bạn sẽ hòa hợp trở lại với bọn trẻ.

Mẹo nhanh.

Bạn bắt đầu như thế nào tùy thuộc vào bạn có bao nhiêu năng lượng. Nếu bạn cảm thấy hiện giờ mình đang “kiệt sức”, có thể bắt đầu bằng những điều cơ bản như Đếm. Sau đó thêm vào phần “hành vi tốt” và “mối quan hệ” khi bạn đã kiểm soát con mình tốt hơn.

Tin hay không tùy bạn, nhưng bạn sắp sửa có một ngôi nhà yên bình với những đứa trẻ ngoan hơn trước đây. Bạn sẽ quay lại trở thành những ông bố bà mẹ dễ mến và đáng được tôn trọng – tất cả đều nằm trong tầm tay bạn!

Trước khi đi sâu vào phương pháp 1-2-3 và Chiến lược #1, kiểm soát hành vi khó chịu, chúng ta cần phải làm rõ một số khái niệm rất quan trọng – những nền tảng cơ bản trong Phương pháp đếm 1-2-3 kỳ diệu:

  1. Các định hướng hiệu quả nhất trong việc nuôi dạy trẻ (Chương 1).
  2. Ba chiến lược trong việc nuôi dạy trẻ (Chương 2).
  3. Những giả định nguy hiểm mà cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ thường hay lầm tưởng (Chương 3).
  4. Hai sai lầm lớn nhất của người lớn (Chương 4).

1  ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ VIỆC NUÔI DẠY TRẺ

Thân thiện và cứng rắn sẽ làm nên phép màu

Không ai biết cảm giác làm cha mẹ như thế nào cho tới khi thật sự trở thành cha mẹ. Dù trước đó bạn có hình dung ra sao thì việc đem đứa trẻ đầu tiên về nhà vẫn là một trải nghiệm choáng váng – cực kỳ choáng váng. Nó cũng tựa như việc kết hôn vậy. Hào hứng cực đỉnh mà stress cũng cực đỉnh.

1-2-3 kỳ diệu dựa trên quan điểm rằng làm cha mẹ cũng là một nghề. Việc tập luyện, nói cách khác, sẽ làm mọi nhiệm vụ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng việc tập luyện không cần phải mất tới vài năm hay đem cả tấn sách từ thư viện về đọc. Một cuốn là đủ rồi.

Quan điểm nuôi dạy trẻ cơ bản mà bạn nên biết

Chúng ta nên bắt đầu với những quan điểm cơ bản – định hướng tổng thể của bạn trong việc nuôi dạy trẻ. Dù có thay đổi từng ngày cùng với sự trưởng thành của bọn trẻ, một người cha người mẹ tốt cần có hai phẩm chất quan trọng như sau:

  1. Ấm áp và thân thiện
  2. Cứng rắn và khắt khe

Ấm áp và thân thiện nghĩa là đáp ứng nhu cầu thể chất và tâm lý của trẻ, bao gồm cho con ăn no mặc ấm, giữ con an toàn và ngủ đủ giấc. Sự ấm áp và thân thiện cũng có nghĩa là đồng cảm với cảm xúc của con: chia sẻ niềm vui khi có một người bạn mới, an ủi con khi cây kem vừa mới mua rớt xuống đất, lắng nghe khi con tức giận vì một thầy cô nào đó và luôn luôn trân trọng sự có mặt của con.

Khái niệm chính.

Các khảo sát đã chỉ ra rằng công việc nuôi dạy trẻ được đánh giá là hiệu quả khi cha mẹ có thể vừa ấm áp gần gũi, vừa cứng rắn khắt khe. Cả hai định hướng này đều quan trọng trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, tình cảm và trưởng thành.

Ấm áp và thân thiện cũng có nghĩa là thương – chứ không chỉ là yêu – con của bạn.

Một phẩm chất quan trọng nữa là cứng rắn và khắt khe, theo nghĩa tích cực. Một phụ huynh tốt là người luôn đặt hy vọng ở con mình. Họ hy vọng con mình sẽ ngoan ngoãn khi ở trường, lễ phép với người lớn, học hành chăm chỉ, tích cực tham gia thể thao và đối xử chan hòa với bè bạn. Họ hy vọng những đứa trẻ sẽ luôn tuân theo phép tắc, giúp đỡ người khác và đôi khi dám đối mặt với những vấn đề khó khăn hoặc đáng sợ.

Nói cách khác, những bậc phụ huynh thông thái hy vọng con cái họ sẽ luôn vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống (như bạn biết đấy, có vô số thử thách!), tôn trọng phép tắc và biết kiểm soát hành vi của bản thân.

Hai định hướng này nghe qua có vẻ đối lập nhau. Nhưng không hề. Trong một số tình huống, lúc cần phẩm chất này, lúc cần phẩm chất kia, cũng có lúc bạn lại cần phải có cả hai. Ví dụ như: Megan vừa đánh Jon. Đó là lúc dùng tới sự cứng rắn; Megan chủ động cho chó ăn mà không đợi nhắc nhở? Sự ấm áp nên được sử dụng.

Khi đến giờ đi ngủ thì sao? Cả hai phẩm chất đều cần thiết trong trường hợp này. Sự gần gũi có thể thể hiện qua việc trước khi tắt đèn nằm trên giường ôm con, đọc truyện cho con nghe khoảng 15 phút. Còn sự khắt khe thể hiện qua việc yêu cầu con chuẩn bị để lên giường (đánh răng, tắm rửa, mặc pyjama, v.v..) trước khi kể chuyện, và không được phép nhưng nhị gì cả.

Ý nghĩa của hai định hướng cơ bản như sau:

  1. Ấm áp/thân thiện: Mẹ yêu con và mẹ muốn chăm sóc con.
  2. Cứng rắn/khắt khe: Mẹ hy vọng một điều gì đó từ con.

Tại sao thái độ ấm áp/thân thiện, cứng rắn/khắt khe này lại là phương pháp tốt nhất cho con của bạn? Vì hai lý do. Lý do đầu tiên: vui vẻ! Sẽ thật tốt nếu bạn có thể hòa hợp với con mình trong quá trình chúng lớn lên. Trẻ con rất hiếu động, đáng yêu, hào hứng và vui tươi, bạn sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời và khó quên với chúng.

Lý do thứ hai có vẻ hơi buồn một chút: Bạn hy vọng con mình sẽ trưởng thành, rời khỏi nhà và đứng vững trên đôi chân của chúng. Ấm áp và thân thiện, chính vì thế cũng mang nghĩa là động viên và tôn trọng sự trưởng thành độc lập của con mình. Cứng rắn và khắt khe không có nghĩa là dễ thỏa hiệp hay khắc nghiệt. Nó nghĩa là cho con của bạn cơ hội tự tay làm mọi thứ.

Khi đứa lớn nhà tôi bước qua năm dãy nhà để đến trường mẫu giáo, tôi đã lo nó sẽ không biết đường về. Nhưng thằng bé đã về, hoàn toàn lành lặn và tôi đã học được một bài học về sự độc lập và năng lực phát triển của con trẻ.

Việc nuôi dạy trẻ Tự nhiên và Thận trọng

Có hai kiểu hoạt động trong quá trình nuôi dạy trẻ: tự nhiên và thận trọng. Kiểu tự nhiên như là những thứ bạn làm một cách vô thức không cần suy nghĩ kỹ càng (và không cần tập luyện), bao gồm hành động tích cực như: dỗ dành một đứa trẻ 2 tuổi đang khóc vì bị ngã. An ủi một đứa trẻ đang giận dỗi… nhưng kiểu nuôi dạy trẻ tự nhiên cũng bao gồm cả những hành động thiếu tích cực như quát tháo một đứa trẻ 7 tuổi luôn ra khỏi giường chỉ vì con bé nghĩ rằng có tiếng gì đó trong tủ đồ.

Đây là những thứ bạn sẽ muốn làm với 1-2-3 kỳ diệu. Đầu tiên, tiếp tục giữ vững những thói quen nuôi dạy trẻ tự nhiên nhưng tích cực của bạn. Bạn sẽ thấy vài phần được nhắc đến trong phương pháp này, ví dụ như biết lắng nghe và khen ngợi sự nỗ lực của con mình.

Sau đó, xác định xem hành động tự nhiên nào là tiêu cực, phản tác dụng hoặc gây bực bội. Cùng lúc này, hãy quyết định xem bạn sẽ thay thế những hành động tiêu cực này bằng chiến lược 1-2-3 hiệu quả như thế nào. Ví dụ như, bạn có thể thay quát mắng bằng việc đếm, thay thế việc càu nhàu và cãi vã vào lúc 9 giờ tối bằng Phương pháp Giờ đi ngủ cơ bản.

Và cuối cùng, luyện tập, luyện tập, luyện tập! Luyện tập chăm chỉ và cẩn thận cho đến khi những phương pháp mới trở thành hoạt động tự nhiên, trở thành thói quen. Bởi 1-2-3 kỳ diệu có tác dụng rất tốt, nó thường có khả năng “tự hồi phục”, làm cho quá trình “từ tự nhiên đến thận trọng” trở nên dễ dàng hơn.

Mẹo nhanh.

Xác định xem việc nuôi dạy trẻ tự nhiên nào là tiêu cực, phản tác dụng hoặc gây bực bội. Trong khi đọc cuốn sách này, hãy quyết định xem bạn sẽ thay thế những hành động tiêu cực ấy bằng chiến lược nào có ích và hiệu quả hơn.

Việc nuôi dạy trẻ tự nhiên còn thêm một hoạt động quan trọng khác mà bạn sẽ phải làm mọi lúc mọi nơi: làm gương. Trẻ con thường bắt chước rất giỏi, và chúng học được rất nhiều thông qua cách bạn xử sự hằng ngày. Nếu như bạn có thái độ tôn trọng người khác, con bạn cũng sẽ làm như vậy. Mặt khác, nếu bạn la hét ầm ĩ trong lúc tức giận và cãi vã tay đôi không có kiểm soát… ờ thì, chắc bạn cũng tự tưởng tượng được rồi nhỉ.

Mục tiêu của bạn là trở thành bậc phụ huynh dạy con tự nhiên và hiệu quả. Nó đòi hỏi rất nhiều sự tập trung và nỗ lực ở giai đoạn đầu, nhưng sau đó thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Và gia đình bạn cũng sẽ tốt hơn rất nhiều!

Tóm tắt

2 BA CHIẾN LƯỢC TRONG VIỆC NUÔI DẠY TRẺ

Để đạt kết quả tốt nhất, hãy cứ thật đơn giản

Chúng tôi có ba chiến lược cơ bản và riêng biệt trong việc nuôi dạy con, đòi hỏi những chiến thuật khác nhau. Mỗi chiến lược đều khác biệt, dễ sử dụng và quan trọng. Cả ba đều gắn kết với nhau để thành công. Bỏ qua những chiến lược này chỉ thiệt cho bạn mà thôi! Làm tốt cả ba, bạn sẽ trở thành ông bố bà mẹ tuyệt vời. Hai chiến lược đầu tiên liên quan đến mối quan tâm về kỷ luật/hành vi, chiến lược thứ ba tập trung vào các mối quan hệ cha mẹ/con cái.

Chiến lược #1 (phần II và III của cuốn sách này): kiểm soát những hành vi khó chịu. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể thích hay hòa thuận với con cái khi chúng liên tục khiến bạn phát điên vì nhõng nhẽo, cãi vã, chọc ghẹo, quấy rầy, nổi giận, la hét và thậm chí là đánh nhau. Trong 1-2-3 kỳ diệu, bạn sẽ học cách “đếm” những hành vi khó chịu ấy, và bạn sẽ phát hiện ra phương pháp này đơn giản nhưng hiệu quả thế nào!

Chiến lược #2 (phần IV): khuyến khích các hành vi tích cực. Khuyến khích các hành vi tích cực, ví dụ như tự đi ngủ, lễ phép, làm bài tập về nhà… cả cha mẹ lẫn con cái đều cần phát huy các hành vi tích cực hơn là chỉ kiểm soát những hành vi không tích cực. Bạn sẽ học được bảy bước đơn giản để khích lệ các hành vi tích cực ở con cái.

Và cuối cùng, phần V sẽ chỉ cho bạn một số cách để làm tốt Chiến lược #3: củng cố mối quan hệ của bạn với con trẻ. Một số bậc phụ huynh không cần phải nhắc nhở về nhiệm vụ này, một số khác thì luôn phải cố gắng để không quên điều đó. Chú tâm vào mối quan hệ với con cái sẽ giúp bạn thực hiện chiến lược #1 và #2 dễ dàng hơn, và ngược lại.

Vậy ba nhiệm vụ trên liên quan gì đến định hướng ấm áp/khắt khe trước đó? Như bạn biết đấy, Chiến lược #1 – Kiểm soát những hành vi khó chịu, đòi hỏi sự khắt khe từ cha mẹ, không có ấm áp hay ủy mị gì ở đây cả! Chiến lược #3 – Củng cố mối quan hệ của bạn với con trẻ – lại dựa vào sự ấm áp trong phương pháp nuôi dạy con cái. Và cuối cùng, Chiến lược #2 – khuyến khích các hành vi tích cực, lại phải dung hòa giữa hai mặt đó.

Chiến lược #1 và #2: Hành vi Ngừng lại và Bắt đầu

Nói đến quy tắc, có hai vấn đề cơ bản của trẻ mà người lớn thường thấy và hai vấn đề này xác định hai nhiệm vụ nuôi dạy trẻ đầu tiên. Khi chúng ta tỏ ra tức giận với trẻ, chúng thường (1) sẽ làm một điều gì đó tiêu cực mà ta muốn chúng Ngừng lại (ví dụ như mè nheo) hoặc (2) không làm điều gì đó tích cực mà ta hy vọng chúng Bắt đầu (ví dụ như mặc quần áo). Chính vì thế, với 1-2-3 kỳ diệu, chúng tôi gọi đó là hai loại hành vi Ngừng lại và Bắt đầu. Trong môi trường dạy và học vội vã như hiện nay, bạn có thể không nghĩ nhiều về sự khác biệt giữa hai hành vi đó, nhưng sự khác biệt này vô cùng quan trọng. Sự phân biệt này cũng là để làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn rất nhiều!

Hành vi Ngừng lại bao gồm các hành vi tiêu cực hằng ngày, xảy ra thường xuyên ở trẻ, ví dụ như mè nheo, vô lễ, hay nổi giận, hay cãi vã, đánh nhau, giận dỗi, la hét v.v… Hành vi/Ngừng lại có thể dao động từ khó chịu nhè nhẹ đến đáng ghét. Mỗi hành vi ấy không quá tệ, nhưng nếu tất cả cùng xảy ra trong một buổi chiều thì e rằng bạn chỉ muốn quá giang tới Nam Mỹ ngay lập tức.

Hành vi Bắt đầu bao gồm các hành vi tích cực như dọn phòng, làm bài tập, tập piano, thức dậy và tập thể dục buổi sáng, đi ngủ đúng giờ và luôn hòa nhã với mọi người. Vấn đề xảy ra là khi con bạn không chịu tự giác thực hiện những hành động ấy. Lý do cần phân biệt hai kiểu hành vi ấy là: với mỗi kiểu hành vi khác nhau, bạn có thể sử dụng những chiến lược khác nhau.

Đối với hành vi Ngừng lại, ví dụ như rên rỉ, cãi vã, la hét hay trêu ghẹo nhau, bạn sẽ sử dụng 1-2-3 hay các bước đếm. Đếm rất đơn giản, nhẹ nhàng và trực diện. Với những hành vi Bắt đầu, bạn sẽ được chọn một trong bảy phương pháp, có thể sử dụng kết hợp hoặc riêng lẻ. Những phương pháp này bao gồm Khen ngợi, Các yêu cầu đơn giản, Máy bấm giờ, Phương án cắt giảm, Các hình phạt tự nhiên, Theo dõi bằng bảng biểu và Biến thể của 1-2-3. Các chiến lược hành vi Bắt đầu, như bạn cũng đoán được, đòi hỏi nhiều sự suy xét và nỗ lực hơn chiến lược Đếm.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button