Kỹ năng mềm

Nói Thẳng – Talking Straight

noi thang1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : AUGUSTINE LOORTHUSAMY

Download sách Nói Thẳng – Talking Straight ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KỸ NĂNG MỀM

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :                PDF | PRC | EPUB

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nói trước công chúng, đối với nhiều người, có thể là một kinh nghiệm khủng khiếp. Bạn có thể là một trí thức, một bác sĩ sáng giá, một nghệ sĩ tài năng hay một doanh nhân thành đạt… nhưng khi đứng trước một cử toạ, bạn trở thành một kẻ lúng ta lúng túng. Bạn ngượng nghịu và líu lưỡi; bạn hoang mang đến vã mồ hôi, và thậm chí bạn thấy mình tắc tị.

Nhưng tình hình có thể còn tệ hơn thế nữa. Bạn có thể làm cho người nghe mình lắc đầu ngao ngán và hoàn toàn thất vọng.

Sách này bàn về việc nói trước công chúng. Nó không dùng các thuật ngữ chuyên môn kỹ thuật, nhưng muốn trình bày khoa nói trước công chúng bằng thứ ngôn ngữ sát mặt đất.

Sách này sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ nói trước công chúng, và giúp bạn ăn nói tốt hơn. Nó là một quyển sách đơn giản, chứa đựng những ý tưởng gần gũi, dựa vào 25 năm kinh nghiệm diễn thuyết cho các nhóm đủ mọi tầm vóc: lớn và nhỏ.

Tôi có bao gồm trong sách này những phần bàn về việc điều hành một diễn đàn mở, về việc nói chuyện ứng khẩu, và về việc đối phó với một cuộc phỏng vấn bất ngờ.

Chúc bạn đọc vui vẻ!
Augustine Loorthusamy,
Thư Ký điều hành Mạng Lưới Truyền Thông Á Châu (ACN), Bangkok; Phó Chủ Tịch Signis World, Brussels (2001-2005
TRUYỀN THÔNG LÀ CHUYỆN SINH TỬ
Truyền thông, hay liên lạc, là một tiến trình luôn luôn diễn ra trong thế giới con người, động vật, cây cỏ. Đó là một tiến trình tương tác toàn vũ trụ, nối kết mọi dạng đời sống.
Trong tất cả những thứ mà con người làm, việc liên lạc với nhau có tính đặc trưng con người nhất. Tôi trở thành một con người nếu tôi có thể liên lạc với người khác. Không có con người cô lập.
Từ “truyền thông” (communication) có gốc ở từ La Tinh communis, có nghĩa là “cùng chung với nhau.” Khi chúng ta ở trong tình trạng communis, thì chúng ta cảm thông nhau; chúng ta bình đẳng; chúng ta giống nhau; chúng ta hiệp nhất. Chính vì vậy mà có những từ như hiệp thông (communion), cộng đồng (community).
Nếu không có truyền thông thì sẽ không có tương quan, chẳng có gia đình hay cộng đồng, cũng chẳng có ý niệm về dân tộc. Truyền thông là chất kết dính xã hội. Đó là một nhu cầu thiết yếu của con người, và vì thế đó cũng là một quyền căn bản của con người.
Nếu truyền thông gặp bế tắc thì điều xảy ra là hiểu lầm, đố kỵ, khích bác. Tình trạng này tách chúng ta ra khỏi nhau và gây ra những nỗi khổ cho con người. Truyền thông là cơ sở cho cả xung đột lẫn cảm thông, cả tàn phá lẫn hoà giải, cả chiến tranh lẫn hoà bình.
Truyền thông có mặt trong mọi khía cạnh đời sống. Nó định nghĩa và định hướng chính đời sống.

MẪU THỨC TRUYỀN THÔNG
Thời đại Ánh Sáng ở Châu Âu đã đem lại một thay đổi lớn trong cách hiểu về truyền thông. Truyền thông được coi như phương tiện để truyền đạt các thông điệp, nghĩa là phổ biến, gửi, hay trao thông tin cho người khác. Cái nhìn này cũng nối kết truyền thông với đường bộ, đường xe lửa, điện tín. Truyền thông trở thành một công nghệ truyền bá các kiến thức, các ý tưởng, các thông tin xa hơn và nhanh hơn, nhằm kiểm soát không gian và con người.
Mẫu thức SMCRE (source-message-channel-receiver-effect / tức: nguồn – thông điệp – kênh truyền – người nhận – hiệu quả) là tóm tắt cái nhìn về truyền thông như sự truyền đạt. Mẫu thức này phản ảnh một cách hiểu ‘dây chuyền’ về truyền thông: Ai nói gì? Qua kênh nào? Nói với ai? Với hiệu quả gì? Định nghĩa này phản ảnh cấu trúc bề mặt của truyền thông, bao gồm lời nói, cử chỉ, nét mặt. Nhưng trái tim và linh hồn của truyền thông vẫn chưa được nhắc đến. Truyền thông trở thành một biểu thức toán học, một tiến trình máy móc.
Rất lâu trước đó, Aristote rõ ràng nghĩ tương tự khi ông xem truyền thông có quan hệ với thuật hùng biện, gồm ba yếu tố chính là: người nói, câu chuyện được nói, và người nghe – trong đó mỗi yếu tố hoàn toàn phân biệt, thậm chí đứng tách rời khỏi các yếu tố kia. Ông cho rằng mục tiêu của hùng biện là tìm kiếm mọi phương tiện có thể để thuyết phục, nhằm gây ấn tượng đúng hơn là nhằm truyền thông cho người khác. Sự nhấn mạnh được đặt trên văn phong và kỹ thuật, chẳng hạn điệu bộ, chất giọng, và cảm xúc mãnh liệt.
Tuy nhiên, các học giả hiện đại không đồng ý với định nghĩa truyền thông chỉ là truyền đạt. Dewey (1916) giải thích rằng xã hội tồn tại không chỉ nhờ truyền đạt mà còn nhờ truyền thông nữa. Quan niệm của ông về truyền thông, hiểu như một sự chia sẻ hay sự thông dự dựa trên một niềm tin chung, mở ra những gốc rễ cổ xưa của ý niệm này. Theo Dewey, truyền thông là tiến trình không phải nhắm mở các thông điệp ra trong không gian nhưng là nhắm bảo tồn xã hội trong thời gian; không nhắm phổ biến thông tin nhưng là nhắm diễn tả những niềm tin được chia sẻ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button