Kỹ năng mềm

Những Trò Ngụy Biện Biến Sai Thành Trái

Lời giới thiệu

Lý luận hợp lý là nền tảng để chiến thắng mọi cuộc tranh luận, nhưng các ngụy biện lại hủy hoại chúng. Hiểu biết về các ngụy biện rất quan trọng, vừa để tránh được những ngụy biện vô tình hoặc hữu ý bị người khác sử dụng, vừa để chủ động sử dụng chúng với nhiều mục đích khác nhau.

Những Trò Ngụy Biện được viết ra như một chỉ dẫn thực hành dễ đọc và hài hước về ngụy biện cho những ai mong muốn giành chiến thắng trong tranh luận. Tác giả lựa chọn những ví dụ minh họa thiết thực, gần gũi với đời sống xã hội Việt Nam, được viết bằng giọng văn hóm hỉnh, không kém phần sâu sắc. Với mỗi ngụy biện, chúng tôi đều có những đoạn miêu tả dễ hiểu về bản chất của ngụy biện và các tình huống cụ thể mà ngụy biện đó có thể nảy sinh.

Đọc cuốn sách Những Trò Ngụy Biện, bạn sẽ dễ dàng nhận diện 36 ngụy biện thường gặp nhất trong cuộc sống, gồm:

– Suy luận gièm pha

– Lợi dụng quyền lực

– Ngụy biện cảm tính

– Lập luận cái mới

– Điệp nguyên luận

– Ngụy biện bất khả tri

… và rất nhiều ngụy biện thú vị khác nữa.

Bên cạnh đó, Những Trò Ngụy Biện – Biến Sai Thành Trái còn đưa người đọc đến những cách thức tranh luận hiệu quả, thậm chí là không trung thực. Tuy nhiên, trong quá trình học cách tranh luận, và trong quá trình thực hành cũng như đánh bóng các ngụy biện, người đọc sẽ biết được cách xác định và xây dựng hệ thống miễn nhiễm trước các ngụy biện kia. Độc giả còn được cung cấp một kho từ vựng để đối thoại với các chính trị gia và những tay bình luận truyền thông.

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

“Tôi có thể cãi thắng mọi chủ đề trước mọi đối thủ. Mọi người biết điều đó và cố đá tôi ra khỏi những bữa tiệc. Thường thì để tỏ ra tôn trọng, họ chẳng thèm mời tôi đến những bữa tiệc đó.”

– Dave Barry –

Biết về tranh luận để làm gì?

Tranh luận là chủ đề yêu thích được các triết gia Hy Lạp cổ đại nghiên cứu từ rất xa xưa. Ngày nay, những cuộc tranh luận diễn ra khắp nơi, dưới mọi hình thức. Từ việc bạn và bạn bè mình “bàn bạc” xem nên đi xem phim gì đến những cuộc tranh luận chiến lược diễn ra trong phòng kín của các nguyên thủ quốc gia. Chúng ta tranh luận nhiều đến nỗi coi nó quá bình thường và không có gì phải bàn tới.

Nói đến tranh luận chúng ta thường nghĩ tới  hoạt động có hai chủ thể người tham gia (chẳng hạn như tranh cãi miệng hay bút chiến trên báo chí) mà tôi tạm gọi là tranh luận trực tiếp. Tuy nhiên, trong thực tế còn rất nhiều tranh luận mang tính gián tiếp, nghĩa là không có sự tham gia của hai chủ thể.

Chẳng hạn như, bạn đọc một thông tin quảng cáo trên báo Tuổi Trẻ với nội dung: “Nước lau nhà Clan tiêu diệt tất cả vi trùng vì được hiệp hội những người ghét vi trùng chứng nhận.” Bản thân thông điệp đó là một kết luận: vì được hiệp hội những người ghét vi trùng công nhận, do đó nước lau nhà Clan tiêu diệt tất cả vi trùng. Ngay lập tức bạn sẽ có những ý kiến đồng tình hoặc phản đối cho với phát biểu trên. Khi không đồng tình, trong đầu bạn bật ra những lý lẽ phản biện sẵn sàng đáp trả lại hãng sản xuất nước lau nhà Clan.

Theo thống kê, trung bình mỗi người Mỹ tiếp xúc với hơn 5.000 thông điệp quảng cáo mỗi ngày, rất nhiều trong số đó là những phát biểu về sản phẩm (tôi không có số liệu của Việt Nam. Chắc chắn là ít hơn nhưng cũng không phải quá ít). Điều đó nghĩa là chúng ta liên tục có cơ hội tranh luận với những chủ thể vô hình. Đó là chưa kể đến những tranh luận trực tiếp liên tục diễn ra từ lúc chúng ta chào buổi sáng đến khi leo lên giường đi ngủ vào ban đêm.

Vậy tranh luận là gì?

Ai cũng có một tập hợp những quan điểm riêng về thế giới hay gọi cách khác là thế giới quan. Thế giới quan bao gồm tất cả những quan điểm về cuộc sống, công việc, xã hội, con người, v.v… Mỗi người có một thế giới quan khác nhau. Nó được hình thành trên cơ sở những thông tin chúng ta thu thập được, thông tin đã qua bộ lọc xử lý và những định kiến cá nhân của mỗi người. Vì mang trong mình những thế giới quan khác nhau, mỗi chúng ta sẽ đưa ra những kết luận khác nhau cho cùng một vấn đề. Chúng ta rất tin tưởng thế giới quan của mình (cũng tự tin với những kết luận mình đưa ra) và luôn cố gắng chứng minh tính đúng đắn của nó trong hầu hết các trường hợp. Do vậy, trừ khi bạn sở hữu một quyền lực nào đó có khả năng ép buộc mọi người xung quanh đồng tình với quan điểm cá nhân của mình, còn không, cái thế giới quan đúng đắn đó buộc phải được chứng minh thông qua tranh luận. Quan điểm chung của cuốn sách này là những kết luận khác nhau chính là nguồn gốc của tranh luận (khi đọc những dòng này chắc hẳn sẽ có bạn không đồng tình với kết luận của tôi. Và khi bạn không đồng tình với tôi nghĩa là trong đầu bạn đã có một kết luận khác cho phát biểu “các kết luận khác nhau chính là nguồn gốc của tranh luận” mà tôi vừa nêu ra ở trên.)

Chúng ta đã hiểu một cách đơn giản căn nguyên của tranh luận. Tuy nhiên, tranh luận chưa phải là điểm dừng ở đây. Để tranh luận, chúng ta cần những công cụ hỗ trợ.

Nước lau nhà Clan diệt mọi vi trùng vì…?

Vì căn nguyên của tranh luận là các kết luận khác nhau, và không ai trong chúng ta dễ dàng nghe theo kết luận của người khác nên chúng ta bắt đầu đưa ra những lý lẽ phản bác ý kiến của đối phương cũng như tìm cách củng cố tính vững vàng cho kết luận của mình. Những lý lẽ đó được gọi là lập luận.

**

Câu chuyện: Tình yêu là một ngụy biện

Để bắt đầu cuốn sách, chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn một câu chuyện vui có khá nhiều những ngụy biện mà chúng ta sẽ thảo luận.

Câu chuyện này chúng tôi sưu tầm được trên internet (không rõ tác giả) có tên là “Logic học tán gái” được phỏng theo câu chuyện “Tình yêu là một ngụy biện” (“Love is a fallacy”) của Max Shulman.

Mời các bạn cùng đọc.

Tôi là kỹ sư Công nghệ thông tin (CNTT) trong lứa tuổi hai mươi mấy: thân thể tráng kiện và tinh thần minh mẫn. Ở trọ chung với tôi là tên bạn nối khố, hai đứa tôi cùng mê một cô bé đang học tại Đại học Bách Khoa tên Hương, cũng theo ngành CNTT.

Dạo ấy phong trào mặc áo da đang lên cao nên thằng bạn chung phòng của tôi mới tậu một cái áo da bò vàng, với ý định dùng nó để cưa cô bé Hương. Phần tôi, tôi tin rằng với cái đầu sắc bén của một kỹ sư, với cái logic khổ luyện trong học đường của tôi, Hương sẽ thấy nó đáng giá gấp bội cái áo da màu vàng nhảm nhí ấy.

Rình rập mãi tôi cũng rủ được Hương đi chơi lần đầu. Thật đúng là sắc đẹp thường tỉ lệ nghịch với trí thông minh… Vì thế tôi quyết định phải dạy cô bạn gái tương lai của tôi logic trước khi tỏ tình. Tôi thì thầm bảo Hương:

– Em có muốn học logic không?

– Logic là gì hở anh?

– Logic là môn khoa học trí tuệ em ạ. Không có logic nói chẳng ai muốn nghe. Biết logic rồi có đuổi thì thiên hạ cũng kéo tới nghe mình buôn dưa lê đấy.

– Hay quá, thế anh dạy em logic được không?

– OK, nhưng trước khi học cách Lý Luận Đúng, em phải biết thế nào là Lý Luận Sai trước đã.

Từ người ta dùng để gọi những lý luận sai là “Ngụy biện”.

– Vậy anh dạy em ngụy biện trước nhé?

Tôi bắt đầu:

– Cái đầu tiên em phải biết là ngụy biện Thủ tiêu ngoại lệ!

– Là gì thế anh?

– Tức là Thủ tiêu ngoại lệ. Ví dụ nhá: người ta cứ nghĩ cô nào lấy chồng Việt Kiều cũng ham tiền, mình phải nói cho họ biết là…

– Đúng thế anh ạ. Gần nhà em có một con bé…

Tôi ngắt lời:

– Thế là sai em ạ: đâu phải ai lấy chồng Việt Kiều cũng là vì tiền. Cũng có người vì tình yêu, hay biết đâu họ quen nhau trước khi anh ta xuất ngoại. Đó là chưa kể đâu phải Việt Kiều nào cũng giàu hơn người trong nước?

– Ờ nhỉ. Logic vui quá anh nhỉ, anh nói tiếp đi.

– Cái logic sai thứ hai là Khái quát hoá vội vã. Ví dụ nhé: anh có ông bạn buôn thuốc lá bên Đức, em cũng có cô bạn buôn thuốc lá bên ấy… Vậy là ai ở Đức cũng buôn thuốc lá!

– Đúng đấy anh ạ, con bạn em nó…

– Đúng là đúng thế nào? Tôi bật cười: “Mình biết có hai người bên Đức buôn thuốc lá, đâu có nghĩa là ai bên ấy cũng đi buôn”.

– Logic hay quá anh ơi, tiếp nữa đi anh.

– Bây giờ tới ngụy biện Nhân quả. Ví dụ nhá: đừng cho thằng em của em đi chơi theo chúng mình. Lần nào nó đi theo cũng mưa. Lý luận thế là sai vì trời mưa chả liên quan gì tới nó cả.

Thấy Hương tròn xoe mắt thán phục, tôi nã đạn liên tục:

– Tiếp theo là ngụy biện Tiền đề mâu thuẫn: Nếu Thượng Đế làm gì cũng được, thì Thượng Đế có thể làm ra một cục đá nặng đến chính Ngài cũng không nâng nổi. Có đúng thế không em?

– Được chứ anh, chuyện nhỏ như con thỏ. Ngài có thể…

– Được là được thế nào? Nếu mà làm được thì có nghĩa là có một cục đá thượng đế không nâng nổi, mà lúc đầu mình nói là cái gì thượng đế cũng làm được mà.

Tôi nổi hứng nói tiếp, sùi cả bọt mép:

– Tiếng Việt ta gọi là Mâu Thuẫn. Em biết mâu thuẫn là gì không? Mâu là cái giáo. Xưa có một anh chàng bán cái mâu, anh nói: Mâu của tôi vô cùng sắc bén, đâm gì cũng thủng. Sau đó anh đem bán cái thuẫn, tức là cái khiên, anh lại nói: Thuẫn của tôi bền chắc vô cùng, không gì đâm thủng. Có người đi ngang bèn hỏi: thế lấy cái mâu của anh đâm vào cái thuẫn thì sao? Anh ta không trả lời được.

Hương nhìn tôi như Tử Cống nhìn Khổng Tử:

– Anh quả là thông thái, nhưng sao càng nghĩ em càng thấy nó kỳ kỳ thế nào ấy…

– Yên lặng nào, để anh giảng tiếp về Ngụy biện lòng trắc ẩn. Ví dụ nhá: có một anh chàng kia thi rớt, nên anh ta năn nỉ ban giám hiệu cho anh vào Đại Học, nói rằng mẹ anh ta đang ốm nặng, trước khi chết chỉ muốn thấy anh có được mảnh bằng. Cha anh ta là một nhà hảo tâm đóng góp rất nhiều cho xã hội, có công với đất nước… Nếu anh ta mà không vào được thì chắc mẹ anh ta sẽ đau lòng mà chết…

Hương thút thít khóc:

– Tội quá anh ạ, thôi thì cho anh ta…

Tôi gắt lên:

– Tội là một chuyện, nhưng xứng đáng hay không là chuyện khác. Bộ cứ bố làm việc công ích, mẹ đau nặng thì con cái được đặc quyền hay sao? Mà thôi, để anh dạy cái Loại suy sai lầm cho em.

– Loại suy sai lầm là sao hở anh?

– Ví dụ như bạn anh, nó nói là “Học sinh đi thi nên cho phép mang theo sách. Luật sư ra toà có sách luật, kỹ sư đi làm cũng có sách tra cứu, thế sao học sinh lại không được”?

– Em hoàn toàn nhất trí…

– Nhất trí cái con khỉ. Em tư duy lối mòn quá. Luật sư hay kỹ sư thì đi làm, còn học sinh đi thi để thầy cô kiểm tra xem họ học và nhớ được những gì mà. Hai việc hoàn toàn khác nhau.

– Anh thật là thiên tài, nói đến đâu em hiểu ra đến đấy.

Hứng chí quá, tôi vênh mặt lên:

– Cái ngụy biện tiếp theo là Ngụy biện giả thuyết. Ví dụ như ông thầy dạy Sử, ông ấy nói không có Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh thì chắc ta vẫn còn bị Bắc trị…

– Đúng đấy anh ạ, hồi ấy vua Lê…

– Đúng cái chỗ nào? Đúng là Ngài có công, nhưng nếu không có Ngài, có thể cũng sẽ có người khác đứng lên đánh đuổi quân Thanh mà, mà biết đâu lại lấy lại được Lưỡng Quảng ấy chứ.

– Ừ nhỉ, cái ông Quang Trung này rách việc…

Tới đây thì tôi không còn đủ kiên nhẫn:

– Hương à, cũng khuya rồi, thôi để anh dạy em một cái ngụy biện cuối rồi hôm khác ta học tiếp. Cái này gọi là Suy luận gièm pha. Ví dụ nhá: tên bạn chung phòng với anh, hắn nói “không nên đọc báo viết về CNTT, mấy tay nhà báo biết gì mà viết”.

Hương ngắt lời:

– Nói thế là sai vì đâu cứ phải dân CNTT mới biết CNTT, vả lại nhiều khi nhà báo họ có bạn làm CNTT anh nhỉ. Sao bạn anh tư duy lối mòn thế.

Tôi đắc chí:

– Ừ, thằng bạn anh nó lối mòn lắm em ạ.

*  *  *

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button