Kỹ năng mềm

Những Sự Thật – Ra Quyết Định Thông Minh

nhung su that ra quyet dinh thong minh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Robert E. Gunther

Download sách Những Sự Thật – Ra Quyết Định Thông Minh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.


Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Chúng ta luôn tự đặt ra câu hỏi, làm thế nào để tránh được rủi ro, thất bại và làm thế nào để thành công cũng như giành chiến thắng cuối cùng?

Có rất nhiều nền tảng cần thiết cho thành công nhưng chắc chắn bên cạnh những yếu tố cần thiết như tố chất, trí tuệ, tinh thần dám mạo hiểm thì kiến thức, kỹ năng là những điều không thể bỏ qua.

Cuốn sách “Những Sự Thật – Ra Quyết Định Thông Minh” mang đến cho bạn 50 sự thật về việc đưa ra những quyết định thông minh hơn: những thực tế trong những thử thách hàng ngày mà những người ra quyết định phải đối mặt, làm cách nào thu thập được đủ thông tin cần thiết, cách thức giảm thiểu những rủi ro, nâng cao cơ hội và hành động một cách quyết đoán, kiềm chế cảm xúc, ra quyết định nhóm, biến những lỗi lầm thành cơ hội mới…

Những chiến lược và phương thức được cung cấp sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định hợp lý, ngăn bạn đưa ra những quyết định nóng vội, thiếu suy nghĩ trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Sự thật về ra quyết định thông minh sẽ mang đến cho bạn những cái nhìn mới về:

– Sự thật về việc học hỏi từ những sai lầm của bản thân và của những người khác.

– Sự thật về những phương thức và chiến thuật nhằm đưa ra được những quyết định thông minh.

– Sự thật về sức mạnh của những hành động quyết đoán trong việc ra quyết định.

Không có một công thức đơn giản nào cho việc ra quyết định cả, nhưng chúng ta vẫn có thể trở nên giỏi giang và thành thạo hơn trong việc ra quyết định. Không có quyết định nào là hoàn hảo, nhưng thái độ lưỡng lự của người ra quyết định lại chính là điều tồi tệ nhất. Giờ đây, thời điểm hành động đã đến. Trong những trang tiếp theo của cuốn sách này, hàng loạt những kiến thức mới mẻ, sẽ mang đến cho bạn những cách thức tư duy mới về việc ra quyết định của bản thân. Không có đường tắt hay cỗ máy ra quyết định nào cả. Bạn phải tự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và bắt tay vào thực hành.

Hy vọng rằng những sự thật về kỹ năng ra quyết định trong cuốn sách sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định hợp lý. Trong cuộc sống, có rất nhiều quyết định khó khăn, nhưng không có nghĩa là tất cả chúng đều khó như vậy.

“Trong 50 sự thật về ra quyết định thông minh, Robert Gunther đã mang đến những hiểu biết mới mẻ, thú vị và đầy thử thách về việc làm thế nào mà những nhân tố từ giấc ngủ đến trực giác cho tới tình cảm lại ảnh hưởng đến chất lượng những quyết định của chúng ta. Ông đã giúp mở rộng tầm nhìn của độc giả và khai thác những vấn đề mà bất cứ ai cũng nên xem xét để đưa ra được những quyết định thông minh.” – Tiến sĩ Yoram Wind, đồng tác giả cuốn The Power of Impossible Thinking.

Trích dẫn :

Ở tuổi 50, sau khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Theodore Roosevelt có cơ hội khám phá rừng Amazon tại Nam Phi. Cuộc hành trình với cái tên rất thích hợp River of Doubt (Dòng sông ngờ vực) (bây giờ là Rio Roosevelt) hứa hẹn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm và gần như đã giết chết con trai Kermit của Tổng thống. Đáng ra độ tuổi này là lúc vị tổng thống thứ 26 của nước Mỹ có thể ngồi ghi lại những thành tựu lẫy lừng đã đạt được, viết hồi ký và sắp xếp lại thư viện của mình. Một người ra quyết định cẩn trọng và tính toán chắc chắn sẽ cân nhắc giữa những rủi ro và cơ hội, và rồi sẽ đưa ra quyết định thông thái là ở nhà. Nhưng Roosevelt không phải là người như vậy. Bạn gần như có thể nghe thấy ông hào hứng hưởng ứng cuộc hành trình bằng một từ hết sức ngắn gọn: “Hoan hô.” Ông nói rằng chuyến đi khiến ông thấy mình như trẻ lại.

Có một giả thuyết cơ bản trong các tài liệu về ra quyết định là việc ra quyết định nên dựa trên nền tảng quy trình lý trí. Chúng ta đều biết rằng điều đó không đúng, nhưng việc chệch hướng khỏi lý trí lại được coi là những trở ngại đối với việc ra quyết định hiệu quả. Và chắc chắn chúng là như vậy. Phương pháp dựa trên lý trí cũng chỉ ra rằng việc ra quyết định là việc dễ đào tạo và học hỏi nhất. Chúng ta có thể nhận ra những vấn đề như tự tin thái quá hay tư duy nhóm (tư duy của các thành viên trong nhóm, trong đó không ai muốn đưa ra các quyết định làm mất lòng nhau) có thể sẽ làm vẩn đục những phán đoán của chúng ta như thế nào, như chúng ta sẽ thấy trong phần sau của cuốn sách. Nhận ra những thách thức này rất quan trọng, đặc biệt là với những quyết định lớn cần phải được suy nghĩ thấu đáo.

Khía cạnh này trong việc ra quyết định được thể hiện trong những quảng cáo MasterCard nổi tiếng. Trong khi có thể gắn mác giá lên trên một số sản phẩm, thì những người khác lại không làm vậy. Chúng ta có thể thấy Roosevelt chỉ tính toán những rủi ro và chi phí chuyến đi của mình ở những yếu tố – thuyền, hướng dẫn viên và màn tránh muỗi. Yếu tố còn lại có thể được coi là cơ hội để người đàn ông 50 tuổi này trải nghiệm lại cảm giác thời trai trẻ của mình: Và nó là vô giá.

Dưới đây là những điều đáng kinh ngạc về những quan sát của Malcolm Gladwell trong cuốn Trong chớp mắt. Ông đã chỉ ra rằng trực giác tại một thời điểm nào đó đôi khi hữu hiệu hơn hàng tháng trời nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng. Chúng ta không thể giả định rằng tất cả mọi quyết định đều có thể – hoặc nên – được thực hiện theo cách thức trực giác này. Phản ứng tức thời đôi khi có thể khiến bạn “đột tử.” Trong cuốn Th!nk (tạm dịch: Hãy tư duy), khi trả lời Malcolm Gladwell, tác giả Michael LeGault đã đổ lỗi cho tư duy thiếu logic, lỏng lẻo và tức thời là thủ phạm của mọi vấn đề, từ sự sa sút thành tích học tập của sinh viên tới những thất bại trong việc ứng phó khẩn cấp trước những sụp đổ trông thấy của các nền văn minh. Có rất nhiều vấn đề khó khăn cần đến một phương pháp lý trí hơn. Đặc biệt là việc chẩn đoán và giải quyết các vấn đề trong một hệ thống hay một máy móc thiết bị nào đó. Bạn có thể vừa muốn thợ sửa ô tô của mình có trực giác tốt, lại vừa muốn anh ấy có khả năng sử dụng máy móc để tìm ra rắc rối hay hỏng hóc của chiếc xe.

Mặt khác, như sẽ xem xét trong một số Sự thật của cuốn sách này, chúng ta có xu hướng coi rủi ro ở một mức độ nào đó chỉ là chuyện thường, và rằng một phương pháp tiếp cận vấn đề logic và hệ thống đôi khi khiến chúng ta thận trọng thái quá. Tóm lại, hãy xem xét các quyết định một cách tổng thể, từ mọi góc độ. Nhưng cũng hãy tập trung vào những điểm vô hình mà có thể không đưa được vào bất kỳ một phương trình hệ thống về rủi ro và lợi nhuận nào. Sau khi bạn đã hoàn thành kỹ lưỡng tất cả những phân tích này, hãy quay lại vấn đề ban đầu. Hãy tự hỏi: “Teddy Roosevelt quyết định sẽ làm như thế nào?” Nếu bạn thoáng thấy từ “Hoan hô” trong suy nghĩ của mình, thì rất có thể quyết định điên rồ mà bạn đã đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Đừng đánh giá quá thấp sức mạnh của những quyết định táo bạo, liều lĩnh…

ĐỌC THỬ

Sự thật 1:
Trước khi ra một quyết định lớn, hãy dành thời gian nghỉ ngơi

Điều này nghe có vẻ giống như lời khuyên của các bà mẹ dành cho bạn, nhưng giờ đây, lời nói đó của Mẹ đã được một nhóm các nhà nghiên cứu xác minh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những sinh viên ngủ đủ giấc trước khi thi có thể giành được điểm số cao hơn – thậm chí ngay cả khi họ học ít hơn những người khác. Một trong những bạn đại học của tôi luôn có một thanh No-Doze trên bàn và liên tục ăn trong các buổi học. Lúc đầu, có thể cậu ấy sẽ cảm thấy thoải mái nhưng sau đó sẽ trở nên mệt mỏi vào kỳ thi.

Thiếu ngủ hoàn toàn có thể dẫn đến những quyết định tai họa. Sự kiện Three Mile Island đã diễn ra chỉ sau bước chuyển một đêm. Một số người ra quyết định phóng con tàu vũ trụ Challenger đã thức trắng 72 giờ liên tục. Những nghiên cứu về giao thông vận tải của Mỹ đã chỉ ra rằng cơn buồn ngủ là tác nhân gây nên 1/4 tổng số tai nạn và va chạm xe cộ trên đường cao tốc.

Tình trạng thiếu ngủ hơn 22 tiếng có thể dẫn tới những phản ứng tâm thần vận động giống như khi nồng độ cồn trong máu của chúng ta ở mức 0,08%. Nếu bạn phải chọn lựa điều gì đó, hãy đợi đến sau khi đã có một giấc ngủ ngon. Nếu bạn cần phải ra một quyết định lớn, đừng thức trắng đêm lo lắng về nó. Hãy viết ra giấy và xem xét lại vào sáng hôm sau.

Tiến sỹ David F. Dinges, trưởng khoa Giấc ngủ và Nhịp sinh học đồng thời là trưởng phòng nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Pennsylvania nói: “Đừng bao giờ ra một quyết định nghiêm túc và quan trọng khi kiệt sức, mệt mỏi hay thiếu ngủ. Tất cả chúng ta sẽ mắc sai lầm bởi những giới hạn sinh học khi thiếu ngủ.”

Mặc dù nghỉ ngơi hợp lý là một ý tưởng hết sức đơn giản, nhưng lại rất khó thực hiện hàng ngày trong thế giới được “điều khiển bởi cà phê sữa” này. Theo quan điểm thực tiễn thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dễ dàng có được một giấc ngủ đêm ngon lành. Nhưng nếu không ngủ, đừng ra bất cứ quyết định nào. Hãy quan tâm đến khả năng chịu đựng cũng như sự mệt mỏi của bản thân và đưa ra quyết định khi đã nghỉ ngơi đủ, nếu có thể. Hãy nhớ rằng những thảm họa lớn như vụ tràn dầu Exxon Valdez và những thảm họa khác đều do những quyết định của các nhà quản lý – những người vô cùng thiếu ngủ.

Điều cuối cùng là hãy quan tâm tới tình trạng thể chất của bản thân khi đưa ra một quyết định. Bạn có đang mệt rã rời không? Điều kiện thể chất ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của bạn. Và hãy luôn chắc chắn rằng bạn hoàn toàn tỉnh táo khi ra quyết định.

Sự thật 2:
Hành động trong tình trạng sáng suốt

Có một câu chuyện rất nổi tiếng về nhà phát minh người Anh, Elias Howe, người đã tạo ra chiếc máy khâu đầu tiên sử dụng mũi khâu chằng. Thiết kế này nảy ra khi ông đang vật lộn với câu hỏi làm thế nào tạo được một chiếc máy khâu năng suất với chiếc kim khâu tiêu chuẩn có lỗ trên chốt kim.

Trong giấc mơ vào một đêm nọ, ông thấy mình đang ở trong một cánh rừng, bao quanh bởi những kẻ ăn thịt người mang đầy giáo mác. Họ yêu cầu ông sáng chế ra chiếc máy khâu vào buổi sáng hôm sau, nếu không sẽ bị họ ăn thịt. Sáng hôm sau, những kẻ ăn thịt người vây quanh ông, chuẩn bị hiện thực hóa lời hăm dọa của mình. Họ lao những chiếc giáo về phía ông, và khi chiếc giáo bay vút lên rồi rơi xuống theo hình cung, ông nhận ra một điều hết sức lạ lùng. Mỗi chiếc giáo đều có một chiếc lỗ trên mũi. Ông tỉnh giấc và có được câu trả lời cho vấn đề tiến thoái lưỡng nan của mình. Ông đặt chiếc lỗ trên mũi chiếc kim và tạo ra một chiếc máy khâu hoàn thiện, thành công. Một vấn đề mà tư duy cẩn trọng của ông không thể giải quyết đã được hóa giải trong giấc ngủ.

Ý tưởng tuyệt vời nhất thường đến khi chúng ta tắm, chạy bộ hay thậm chí trong những giấc mơ. Tại sao vậy? Trong những khoảng thời gian này, chúng ta có thể nghỉ ngơi và tập trung theo những cách thức mà thông thường không thể có được do bị phân tán bởi văn phòng công sở hiện đại. Thomas Edison thường ngồi trên một chiếc ghế, nắm mỗi bên tay một quả cân. Khi ngủ gật, ông sẽ đánh rơi một quả cân lên sàn nhà, và nó sẽ giúp đánh thức ông. Những ý tưởng tuyệt vời thường đến với ông trong những thời điểm lơ mơ giữa ngủ và thức như thế. Tình trạng tinh thần rõ ràng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc đưa ra những quyết định đúng đắn. Chúng ta có thể hành động đúng đắn trong trạng thái tinh thần sáng suốt.

Là người thường xuyên tiếp xúc với hàng trăm giám đốc điều hành, Luda Kopeikina, CEO của tập đoàn Noventra, tác giả của cuốn The right Decision Every Time (tạm dịch: Quyết định đúng đắn mọi lúc), người đã từng thực hiện một nghiên cứu về sinh lý học vận động và tâm thần cho rằng trạng thái tinh thần minh mẫn là nền tảng của những quyết định sáng suốt. Giống như những vận động viên có thể luyện tập để đạt được trạng thái tập trung cao độ về tinh thần và thể lực trong thi đấu, các quản lý cũng có thể trau dồi sự minh mẫn để cải thiện những quyết định của bản thân. Sự sáng suốt này có được từ quá trình trui rèn tư duy đúng cách và thường xuyên cũng như có được sự hài hòa về cảm xúc, tinh thần và thể chất.

Nhưng môi trường làm việc hiện đại ngày nay dường như được thiết kế nhằm hủy hoại sự sáng suốt của con người. Thường xuyên bị làm phiền, đa trách nhiệm, tình trạng tinh thần căng thẳng và mệt mỏi luôn là kẻ thù chống lại sự sáng suốt. Các nhà quản lý cần ngăn chặn những đội quân này để luôn có được tình trạng tinh thần tốt nhất giúp mang tới những quyết định rõ ràng. Đôi khi, nếu bạn tư duy đúng cách, câu trả lời sẽ lập tức xuất hiện.

Nếu đang phải đối mặt với một quyết định lớn, và đặc biệt nếu đang bị mắc kẹt trong đó, hãy xem xét lại tình trạng tâm trí của bạn. Liệu tâm trí bạn lúc đó có thực sự sáng suốt không? Thậm chí nếu bạn đang phải chịu áp lực thời gian, hay có ai đó buộc bạn phải ra quyết định – có hoặc không – bạn vẫn có thể tìm được sự sáng suốt. Hãy thở sâu và tự đặt ra một câu hỏi để tìm lại cho mình sự sáng suốt trước khi quyết định. Đừng coi sự thiếu sáng suốt là lời biện giải cho việc không thể ra quyết định, hãy cố gắng hết sức để đạt tới tình trạng sáng suốt trước khi đưa ra quyết định.

Nếu bạn đang dùng sức mình “nện mạnh chiếc búa vào tường” nhằm phá bỏ nó, hãy bỏ búa xuống. Sẽ chẳng có kết quả gì nếu bạn sử dụng “vũ lực.” Hãy tìm kiếm sự sáng suốt. Khi bức tường đã được hạ xuống, bạn có thể đưa ra quyết định của mình.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button