Kỹ năng mềm

Nhà Phát Minh Ý Tưởng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Chris Thomason

Download sách Nhà Phát Minh Ý Tưởng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Ý tưởng là nguồn gốc của mọi thành công. Giữa hàng triệu triệu con người, điều khiến một cá nhân trở nên đặc biệt chính là liệu họ có khả năng đặt ra những câu hỏi khác thường và trả lời nó bằng một ý tưởng đột phá hay không. Rất có thể ngay bây giờ, bạn – người đang đọc những dòng này, đã có sẵn một ý tưởng phi thường, hứa hẹn thay đổi cả thế giới. Nhưng nếu không động não tích cực, ý tưởng ấy sẽ vẫn lang thang vô định trong tâm trí bạn, mãi mãi không thể thành hiện thực.

“Nhà phát minh ý tưởng” của Chris Thomason là cuốn sách hướng dẫn bạn cách vận động trí não, suy nghĩ sáng tạo nhưng lại đủ thực tế để hiện thực hóa các ý tưởng. Hiện nay tại nhiều môi trường học tập, làm việc, sự ì trệ trong tư duy và bó buộc trong các qui trình truyền thống đã khiến các cá nhân ngày một trở nên chậm chạp, không thể tiến bộ. Vì vậy, Thomason đã cung cấp cho độc giả 15 công cụ tư duy để hỗ trợ mọi người hình thành cách suy nghĩ “khác thường” nhưng có tính thực tiễn, giải quyết hiệu quả các vấn đề và mở ra nhiều hướng phát triển mới mẻ. Việc hình thành những ý tưởng đột phá ở các cá nhân cũng chính là cơ sở để cả tập thể ngày thêm hoàn thiện.

Thông qua “Nhà phát minh ý tưởng”, bạn đọc sẽ trở nên tự tin hơn khi đối mặt với những thử thách. Kể cả khi bạn không tìm được đáp án cho câu hỏi ngay lập tức, nhưng nếu đã nắm được cách tư duy sáng tạo, thì những ý tưởng quý giá sẽ tự khắc tìm đến với bạn trong lúc bạn không ngờ tới.

ĐỌC THỬ

1ĐỂ TÂM ĐẾN MỘT VẤN ĐỀ

1

Có hai loại người trên thế giới. Những người phân loại thế giới thành hai nhóm và những người không.

Nghe có vẻ hài hước nhưng nhận định trên thực sự đáng để chúng ta suy ngẫm về ý nghĩa sâu xa của nó. Trên đời có hai kiểu người liên quan đến việc theo đuổi ý tưởng mới và mỗi kiểu sẽ nhận được kết quả đáng kinh ngạc. Một số người luôn tràn đầy đam mê tìm cách tiếp cận để xác định các ý tưởng mới với những cơ hội lớn, trong khi một số khác thì không.

Điều này không ám chỉ rằng những cá nhân không chủ động theo đuổi một ý tưởng mới mẻ là do họ không có ý tưởng, đơn giản chỉ là họ quyết định không làm gì cả mà thôi. Họ ngồi và hy vọng ý tưởng sẽ tự tìm đến trong một khoảnh khắc nào đó như một sự may mắn. Điều này có thể xảy ra giống như trúng xổ số chẳng hạn và tỉ lệ có lẽ là tương đương.

Cho dù bạn thuộc kiểu người nào, cuốn sách này chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn. Với những ai luôn chủ động sáng tạo trong mọi thứ, Nhà phát minh ý tưởng sẽ cung cấp một loạt những công cụ hữu ích cho các giai đoạn phát triển ý tưởng của bạn. Với những người chưa thực sự áp dụng khả năng tư duy, cuốn sách này sẽ cung cấp một cách tiếp cận có cấu trúc để thúc đẩy bạn từ điểm bắt đầu đến đích cuối thành công trong việc tìm kiếm ý tưởng của riêng mình chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Một ý tưởng có thể thay đổi thế giới

Câu nói trên nghe như một câu khẩu ngữ trên áp phích của những năm 1990 (kèm theo hình ảnh một vận động viên đang chiêm ngưỡng cảnh quan từ đỉnh núi), nhưng thực tế điều này đã được chứng minh trong kinh doanh. Nhìn lại điểm bắt đầu của mọi doanh nghiệp thành công ngày nay, họ đều đặt ra những câu hỏi khác biệt và trả lời nó bằng một ý tưởng mới. Từ ý tưởng này sinh ra nhiều ý tưởng khác, liên kết lại và tạo nên cốt lõi của sự thành công.

Dù những ý tưởng doanh nghiệp có thực sự thay đổi thế giới, như Facebook thay đổi cách con người kết nối với nhau, hay nó có thúc đẩy kinh tế gia đình bạn để rồi từ đó thúc đẩy kinh tế thế giới hay không, chỉ cần có lợi cho bạn, thì ít nhiều cũng được xem như một sự thành công.

Nhưng thế giới có khả năng được thay đổi bởi con người như thế nào? Hãy cùng xem xét những sự thật dưới đây:

• Một người quản lý cấp trung đưa ra ý tưởng và khi nó được tiến hành, họ trở thành ngôi sao trong doanh nghiệp nhờ sự thành công mà nó mang lại.

• Một số người ít kinh nghiệm hơn bạn đang làm việc tại một công ty mới thành lập và kiếm được hơn 20 triệu bảng trong vòng 5 năm.

• Đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp của bạn đang thực hành một ý tưởng đem lại lợi nhuận khổng lồ, có thể ảnh hưởng đến doanh thu của công ty bạn.

Ai đó ngoài kia đang tiến hành những ý tưởng mới cho doanh nghiệp. Có thể những ý tưởng đó có lợi cho doanh nghiệp của bạn, nhưng cũng có khả năng chúng lại đe dọa đến lợi nhuận ổn định công ty bạn có được. Tuy nhiên, quá trình xác định các cơ hội kinh doanh mới còn liên quan đến phạm vi của chúng. Cho dù đó là một công ty lớn mong chờ cơ hội có được 25 triệu bảng, công ty trung bình với 2.5 triệu bảng, công ty nhỏ với 250.000 bảng hay thậm chí chỉ là một cá nhân muốn tìm cách giải quyết một vấn đề cũ rích thì những nỗ lực sáng tạo, tư duy để có được thành công là tương tự như nhau. Dưới đây là tất cả những mức độ thành công có thể đạt được (thậm chí có thể vượt qua) trong quá trình nảy sinh ý tưởng. Chúng đại diện cho những mục tiêu bạn có thể hướng đến, chỉ cần bạn có khả năng và một hệ thống tư duy để tiến hành. Sau này, bạn được quyền nghĩ đến những điều lớn lao hơn, nhưng hiện tại, bạn sẽ có được những lợi ích hơn cả mong đợi nhờ quá trình tư duy mới mẻ này.

Ý tưởng của bạn có thể thay đổi thế giới

Hai kiểu người với những cách tiếp cận khác nhau được đề cập ở trên, trong đó kiểu người đang bận bịu với ý tưởng trong đầu đã bắt đầu thực hiện những hoạt động đầy sáng tạo. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc kiểu người không chủ động theo đuổi những ý tưởng mới mẻ của riêng mình, bạn nên hỏi tại sao mình lại như vậy. Bởi vì ngay bây giờ, ngay lúc này, bạn có thể đang có một ý tưởng hứa hẹn mang lại một cơ hội lớn có thể làm thay đổi thế giới nhưng bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó nếu bạn không chịu động não.

Đọc những dẫn chứng dưới đây và bạn sẽ thấy không phải chỉ có những hoạt động doanh nghiệp mới làm thay đổi thế giới:

• Một bạn trẻ đang thiết kế một phụ kiện quần áo mà không nhận ra đây là điểm khởi đầu cho sự nghiệp thiết kế thời trang hàng đầu trong tương lai.

• Có người đang sáng tác chương đầu tiên cho cuốn tiểu thuyết có tiềm năng đạt giải sắp tới.

• Một phụ nữ trung niên tự hỏi nên làm gì khi con của mình đã đủ trưởng thành để sống tự lập, đang xem TED talk trên YouTube. Có thể đó là lúc cô ấy tìm thấy niềm đam mê mới cho cuộc sống của mình.

• Một người đang chuẩn bị gặp quản lý để đưa ra ý tưởng táo bạo có khả năng thay đổi cuộc sống của họ một cách đầy bất ngờ.

Không quan trọng bạn là ai hay đang ở đâu, bạn hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi bất cứ lúc nào và đó là khởi nguồn của sự bắt đầu. Khi bạn có ý tưởng tuyệt vời cho đáp án liên quan và khả thi đến câu hỏi đó, bạn sẽ tự động lôi kéo được những người khác. Bạn đã chứng minh được khả năng đưa ra và trả lời một cách sáng tạo những câu hỏi có giá trị. Điều này có thể giúp bạn liên tiếp tìm ra cách đạt được nhiều thành công hơn.

Mặc dù cuốn sách này phần lớn tập trung vào việc tìm kiếm ý tưởng trong môi trường doanh nghiệp, nhưng chính những cá nhân mới là người tư duy. Đó là lý do tại sao Nhà phát minh ý tưởng không chỉ hữu ích cho các công ty và tổ chức lớn mà còn cho các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân. Sự nỗ lực chúng ta dành ra cho các hoạt động tư duy để phát triển một ý tưởng cho bản thân cũng như cho một doanh nghiệp là như nhau. Vậy tại sao không thực hành ngay với những vấn đề cá nhân?

Bạn đã bao giờ có một ý tưởng giản đơn nhưng lại có thể đánh bay những rắc rối hiện tại và thậm chí còn có thể trở thành một cơ hội to lớn cho bạn? Chắc chắn câu trả lời là “có” và luôn luôn như thế vì trên đời có hàng tá các vấn đề và bạn có thể giải quyết những vấn đề đó theo rất nhiều cách khác nhau.

Bạn có quyền chọn lựa, hoặc chấp nhận hoàn cảnh và sống với nó, để nó diễn biến như thông thường với những kết quả không có gì thay đổi, hoặc làm một điều gì đó khác biệt. Bạn có thể có một ý tưởng mới, nhưng bạn sẽ không có được nó nếu như không chủ động tìm đến nó, giống như khẩu hiệu của hãng xổ số quốc gia: “Chơi là trúng”. Bạn sẽ không bao giờ trúng xổ số nếu bạn không quyết định chơi và bạn càng chơi nhiều thì cơ hội trúng càng cao. Tiếc là, trong trò này, bạn chỉ có thể chiến thắng bằng cách gặp may và mua thật nhiều vé để tăng tỉ lệ trúng giải. Không hề cần đến nhiều kĩ năng.

Tuy nhiên, các ý tưởng lại đòi hỏi kĩ năng rất nhiều. Bạn có thể nâng cao cơ hội chiến thắng bằng cách tư duy thông minh. Chẳng phải sẽ dễ dàng hơn nếu chọn sáu số mà đã biết trước ba số sao? Tư duy thông minh sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Cuốn sách này giúp gì được cho bạn?

Thay vì suy nghĩ theo kiểu từ tốn và dàn trải, cuốn sách Nhà phát minh ý tưởng sẽ hướng dẫn bạn cách tập trung suy nghĩ và ứng dụng tư duy để đạt được kết quả mong muốn. Có ba công cụ giúp bạn ứng dụng các cách tiếp cận một cách nghiêm ngặt và hiệu quả trong kinh doanh cũng như trong đời sống. Ba cách đó là:

1. Tìm những ý tưởng mới mẻ và thực tế trước mỗi dự án mới.

2. Bỏ qua những cách giải quyết theo lối mòn.

3. Xác định cơ hội phát triển của doanh nghiệp, tổ chức.

Mục đích của cuốn sách là cung cấp những kĩ năng và cách tiếp cận mẫu để bạn có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Những tình huống ở đây không dài dòng, chỉ là những tình huống thông thường đáng để bạn thử sức.

Đây không phải cuốn sách đọc để giết thời gian, nó là một quyển sách dạy kĩ năng giúp bạn đạt được thành công bằng cách chỉ dẫn những bản mẫu tư duy mà bạn có thể tải về từ trang web The Idea Generator (Nhà phát minh ý tưởng). Nó được viết như một bài hướng dẫn mang tính thực tiễn với nội dung là cách tập trung áp dụng các công cụ để nghĩ ra những ý tưởng lớn cho doanh nghiệp. Bản mẫu được tải miễn phí và bạn có thể sử dụng chúng cho các dự án tư duy của mình. Cách ứng dụng ba bản mẫu này sẽ được thuyết minh cụ thể ở những chương sau, nên bạn có thể tải và in thành sổ tay để thuận tiện cho quá trình đọc. Hãy sử dụng nó cho dự án đầu tiên của bạn.

Bạn có thể tải bản mẫu từ trang web www. TheIdeaGenerator.info

2LÝ DO NHỮNG TƯ TƯỞNG NGÀY NAY ĐÃ QUÁ LỖI THỜI

2

Thị trường chứng khoán đi xuống

Các tổ chức liên hiệp lên tiếng phàn nàn

Phụ cấp bị đầu tư một cách lộn xộn

Liệu EU có tan rã?

Mỗi cụm từ cuối câu được sử dụng ở những biểu ngữ trên đều có vẻ tiêu cực. Mặc dù được viết một cách ngắn gọn, chúng đã chỉ ra những vấn đề quan trọng mà những doanh nghiệp lớn đang và sẽ phải đối mặt. Nhưng đây không phải một vấn đề mới, vì hiển nhiên những doanh nghiệp lớn luôn phải đối mặt với những vấn đề lớn. Để giải quyết những vấn đề này, họ tuyển dụng những người thông minh, có chuyên môn và sắp xếp mọi thứ theo hệ thống. Tiếc rằng điều này không đảm bảo sẽ giúp họ xử lý các vấn đề ập đến, đặc biệt là những vấn đề cần có một cách giải quyết sáng tạo và mới mẻ.

Được trả lương để biết các câu trả lời không hẳn là một điều hay

Nếu bạn đang làm việc cho một doanh nghiệp và đang đọc cuốn sách này, hẳn bạn là một người thông minh và tài năng. Bạn phải có kiến thức và trình độ chuyên môn ở một lĩnh vực mà nhà tuyển dụng yêu cầu, như vậy họ mới giao việc cho bạn. Tuy nhiên, chính kiến thức và chuyên môn đó có thể ngăn cản bạn khỏi sự đổi mới. Tại sao? Bởi với tư cách một chuyên gia, bạn thường được mong đợi là biết câu trả lời của tất cả các câu hỏi nảy sinh trong công ty liên quan đến lĩnh vực của bạn.

Ví dụ, tưởng tượng bạn đến gặp cấp trên để hỏi về một vấn đề lớn và hóc búa mà bạn không biết cách giải quyết. Đâu là lời đáp có khả năng bạn sẽ nhận được nhất trong ba câu trả lời dưới đây?

1. Đừng mang cho tôi rắc rối, hãy mang cho tôi cách giải quyết.

2. Bạn không biết câu trả lời ư, vậy chúng tôi trả tiền cho bạn để làm gì?

3. Tôi tưởng vấn đề thuộc chuyên môn của bạn? Những lời này khó có thể khuyến khích bạn tiếp tục hỏi những điều mới mẻ về lĩnh vực của mình, đúng không?

Thử tiếp cận bằng một cách khác, nếu lần tới quản lý hỏi bạn câu gì đó hãy trả lời “Tôi không biết” hoặc “Xin lỗi, tôi không có cơ sở nào cả” hay “Tôi cần thêm thời gian để tìm ra đáp án”. Đáp lại như thế dễ cho thấy những hạn chế trong công việc hay còn gọi là CLMs (Career Limiting Moves), bởi các công ty thường có tư tưởng rằng nhân viên thì phải nắm rõ mọi thứ về chuyên môn của mình.

Nhà giáo dục, chuyên gia sáng tạo Ken Robinson đã tóm gọn điều này thông qua câu nói: “Trong văn hóa của chúng ta, không biết là không có lỗi.” Với tư cách một chuyên gia, bạn cần trả lời được hết các câu hỏi trong lĩnh vực của mình – nhưng điều này yêu cầu bạn phải lặp lại những việc đã thực hiện trước đó mà bạn biết sẽ đem đến hiệu quả. Đó là quy trình các chuyên gia thường làm.

Một điều thường thấy là khi một giải pháp quen thuộc đã mang đến sự hài lòng thì chẳng cần phải bỏ thêm công sức vào vấn đề đó nữa. Nhưng có khi nào bạn suy xét lại hoàn cảnh và nhận ra đã đến lúc nên đưa ra một cách giải quyết mới mẻ và khác biệt chưa? Con đường dễ dàng hơn chỉ cho chúng ta những điều đã biết mà chẳng giúp mở mang thêm điều gì.

Chúng ta đang ngăn cản bản thân khỏi sự khám phá

Chúng ta thường chỉ thích trả lời những câu hỏi đã biết rõ đáp án, những điều cơ bản như nền móng xi măng của một công trình hay chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định vì lòng tự trọng của mình. Tuy nhiên, để đổi mới, chúng ta phải làm điều gì đó khác biệt, vượt xa giới hạn kiến thức của bản thân và tìm tòi những điều mới lạ – điều mà chúng ta chưa biết. Đó cũng là vấn đề các chuyên gia lo ngại vì nó thường nhấn mạnh những điều mà chúng ta không biết.

Khi thuyền trưởng James Cook đang trên hành trình khám phá (1768-1771) để nghiên cứu về giả thiết Terra Australis – lục địa lớn phía Nam. Từ đỉnh cột buồm của con tàu HMS Endeavour, một thủy thủ chỉ có thể nhìn xa khoảng 12 dặm về các phía theo chiều ngang do độ cong của Trái Đất. Họ không biết chắc chắn đang đi đâu, nên họ đi theo hướng bay của chim, hướng trôi dạt của lá trên mặt biển hoặc chỉ phó mặc cho những ngọn gió đưa đẩy. Họ phải thuận theo linh cảm bởi tầm nhìn hạn chế trước sự rộng lớn của Thái Bình Dương.

Đây chính xác là một cuộc khám phá đúng nghĩa theo phong cách của các nhà thám hiểm với hành trình thất thường nhưng nhờ vậy họ đã phát hiện ra New Zealand và Australia. Nhà thực vật học trên con tàu cũng khám phá ra rất nhiều các loài thực vật và động vật mới. Bản đồ dưới đây mô tả lại con đường Cook đã thực hiện trong cuộc hành trình.

3

Nếu đọc tạp chí trong khoang máy bay quốc tế, bạn sẽ thấy một bản đồ chỉ đường bay ở mặt sau. Đó là một đường bay thẳng đi qua các trung tâm của địa cầu như London, Dusseldorf hay New York cũng như tất cả các điểm chính trên hành tinh. Điều này cũng tương tự với cách các chuyên gia nghĩ. Họ thích đi thẳng từ câu hỏi đến câu trả lời. Nếu thuyền trưởng Cook là một chuyên gia thay vì một kẻ ưa khám phá, chuyến đi của ông ấy có khả năng sẽ trông như thế này:

4

Ông ấy đã có thể hoàn thành chuyến đi nhanh hơn rất nhiều nhưng lại bỏ lỡ những khám phá tuyệt vời như New Zealand và Australia. Để có được sự cải tiến với những điều mới mẻ, chúng ta phải sẵn sàng tìm tòi và đi một con đường ngoằn ngoèo hơn – nhưng có vẻ đây không phải bản chất của một chuyên gia.

Muốn bắt đầu hành trình khám phá những câu trả lời và cơ hội mới mẻ, chúng ta cần chuẩn bị tinh thần phải đánh đổi một chút bằng cách hỏi những câu không thể đưa ra đáp án ngay tức thì. Chúng ta cần phải đưa ra những câu hỏi lớn và hóc búa. Nhưng trước khi làm điều này, đầu tiên phải hiểu tại sao chúng ta có tâm lý sợ hỏi những câu hỏi có trọng lượng.

Tại sao chuyên gia e ngại những câu hỏi khó

Giả sử bạn là doanh nhân và tự đặt cho mình câu hỏi: “Chúng ta sẽ lấy thêm được 5% lợi nhuận trong năm nay từ đâu?” Câu trả lời có lẽ không phải một sự thay đổi hoàn toàn trong doanh nghiệp hay một sản phẩm làm đảo ngược ván bài mà là một chuỗi những thay đổi nhỏ bé tích lũy giá trị cho đến khi có được kết quả mong muốn. Những sự thay đổi nhỏ bé này có thể xuất hiện một cách rõ ràng từ những ý tưởng mới mẻ, tiếc rằng điều này khó nảy sinh trong bộ óc lười suy nghĩ của các chuyên gia – những người chỉ biết quanh quẩn trong vùng an toàn của mình.

Khi ai đó đưa cho bạn một câu hỏi lạ thuộc lĩnh vực của họ và mong đợi bạn tìm ra một quá trình đổi mới, bạn sẽ áp dụng kiến thức và chuyên môn của mình để giải đáp vấn đề của họ, chứ không phải của chính bạn. Như vậy bạn sẽ sử dụng tất cả kinh nghiệm có được, nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của bạn theo một cách mà những người khác không thấy được và từ đó đóng góp giá trị cho buổi thảo luận. Tương tự, những chuyên gia khác cũng có thể đóng góp ý kiến xây dựng từ chuyên môn của riêng họ cho những vấn đề của người khác.

Có bao nhiêu câu hỏi phát triển doanh nghiệp bạn nhận được gần đây nhưng bạn chỉ có thể trả lời một cách thành thực rằng bạn không biết? Có lẽ phần lớn là không vì trong kinh doanh, những kiểu câu hỏi như vậy ít được đưa ra. Nếu bạn có được một ý tưởng phát triển thực sự đơn giản và thông minh, tại sao bạn không đề xuất ngay từ năm trước? Thông thường, đây được coi là hoàn cảnh bất lợi cho các chuyên gia và họ sẽ cố gắng tránh hỏi những câu hóc búa trong buổi đầu.

Để khắc phục tình huống này, chúng ta cần đưa ra những câu hỏi chúng ta không biết câu trả lời. Các chuyên gia nên thay đổi cách suy nghĩ trong các buổi họp lên ý tưởng, từ một người biết mọi thứ trở thành người không biết gì, đặt chuyên môn của mình sang một bên và bắt đầu khám phá xung quanh. Với tư cách một chuyên gia, có thể bạn sẽ không thoải mái với việc không được thể hiện chuyên môn của mình, nhưng bạn nên coi mình như một nhà thám hiểm, áp dụng vốn kiến thức rộng rãi để giải quyết vấn đề của người khác và thám hiểm thay họ. Sau đó, đến khi có cơ hội, bạn có thể tiếp tục tham gia và giúp họ bằng chính chuyên môn của mình. Thay đổi để trở thành một nhà thám hiểm rất khó nhưng cũng rất hiệu quả. Một trong những cách tốt nhất để mang lại sự đổi mới tuyệt vời cho doanh nghiệp là tự coi mình như một người ưa khám phá non nớt kinh nghiệm và tránh đề cập đến lĩnh vực chuyên môn.

Hăng hái trả lời câu hỏi

Hơn nữa, vì những chuyên gia không sẵn lòng tìm tòi hoặc không có thời gian, chúng ta thường thiết lập một câu trả lời có vẻ ổn nhất. Ví dụ, bạn đánh mất chìa khóa và bạn sẽ tìm nó ở đâu? Câu trả lời: Nơi cuối cùng bạn nhìn thấy nó. Đó là lý do tại sao nếu bạn đã tìm ra giải pháp cho vấn đề, bạn sẽ thôi nghiên cứu về nó. Bạn sẽ không bao giờ tiếp tục tìm kiếm khi đã có chìa khóa trong tay. Nhưng sẽ là một câu chuyện khác nếu bạn cố gắng tìm ra phương án mới mẻ để thay thế. Cơ hội đáng giá chỉ đến khi bạn chịu khó bỏ nhiều thời gian và công sức hơn, vì bạn đã chứng tỏ khả năng phá bỏ rào cản để đặt chân đến một vùng đất mới chưa ai từng nhìn thấy. Nhiều cơ hội khác cũng sẽ dần xuất hiện, với điều kiện bạn phải không ngừng tìm kiếm và khám phá.

Tiếc rằng, như chúng ta thấy, khám phá không phải bản chất của một chuyên gia. Khi một giải pháp tốt được đưa ra, chúng ta thường chuyển sang câu hỏi khác thay vì một đáp án khác. Chuyên gia sẽ ngừng tìm tòi trong khi các nhà thám hiểm thì không. Đối với những câu hỏi mang tầm ảnh hưởng lớn, sẽ không chỉ có duy nhất một câu trả lời.

Các vấn đề liên quan đến văn hóa

Hãy nghĩ đến một buổi hội thảo bàn về cách phát triển doanh nghiệp từ việc thực hiện những điều mới. Buổi nói chuyện bao gồm hàng loạt những chủ đề, với mỗi chủ đề sẽ tương ứng với một chuyên gia phát biểu sự hiểu biết của họ trong lĩnh vực đó. Hiển nhiên, họ sẽ nói về những gì họ biết thay vì những gì họ không biết. Và theo lẽ thường, những người còn lại trong phòng sẽ ngồi yên để thể hiện sự tôn trọng. Nhưng có lẽ mọi thứ nên được làm khác đi.

Khi một chủ đề cụ thể nào đó được đưa ra thảo luận và tất cả đang cùng nhau tìm kiếm các cơ hội mới, có lẽ chuyên gia nên là người dừng lại để tạo điều kiện cho những người xung quanh chia sẻ quan điểm. Vì muốn đổi mới, những ý tưởng độc đáo cần được hé mở qua quá trình khám phá và có thể chính những người không biết gì về lĩnh vực đó sẽ làm tốt hơn.

Nhu cầu trong thời đại của chúng ta

Mỗi tổ chức doanh nghiêp ngày nay đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về nhu cầu. Ngoài các vấn đề nội bộ, họ có rất nhiều mối quan tâm khác liên quan đến vòng quay kinh tế, môi trường, luật pháp thắt chặt xung quanh nhiều khía cạnh của kinh tế, mối đe dọa từ việc bảo mật thông tin và rất nhiều các vấn đề khác nảy sinh trong từng thời kì ngắn hạn.

Trong các công ty có quy mô nhỏ, những nhân viên ưu tú nắm trong tay nhiều quyền hành phải làm việc ngoài giờ để giải quyết các tình huống phức tạp và đáp ứng nhu cầu của các khách hàng khó tính luôn mong đợi được phục vụ chu đáo 24/7.

Thư điện tử, điện thoại di động, các thiết bị cầm tay, máy tính cá nhân, hệ thống tự động và phương tiện giao thông thuận tiện sẽ giúp nâng cao năng suất và hiệu suất. Chúng ta có thể làm việc ở nhà qua mạng và sử dụng vô số các công cụ hỗ trợ khác để làm việc một cách hiệu quả cho dù đang ở bất kì đâu trên thế giới.

Ăn hoa quả và rau xanh năm lần trong ngày, không lái xe sau khi vừa uống bia rượu và hạn chế hút thuốc sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chúng ta. Hãy nâng cao sức khỏe bằng cách tập thể dục và cải thiện lối sống để kiểm soát các bệnh mãn tính và tình trạng suy nhược cơ thể, thậm chí đương đầu với căn bệnh chết người như ung thư. Chúng ta có thể tiếp tục làm việc trong khi những người khác đã có ý định từ bỏ.

Cuộc sống ngày nay đã trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều trong mọi khía cạnh, duy chỉ thời gian kéo dài trong mỗi ngày là vẫn thế. Chúng ta bị phụ thuộc hoàn toàn vào các thiết bị điện tử cho dù ta ở đâu. Các công cụ phần mềm có thể cho phép người khác xâm nhập vào lịch trình các buổi hẹn khiến thời gian làm việc của bạn như bị đội lên gấp hai, gấp ba lần.

Tốc độ của doanh nghiệp đang bắt đầu vượt xa tốc độ suy nghĩ của chúng ta. Thật may tại thời điểm này, có rất nhiều công cụ mới được phát triển để hỗ trợ tư duy và trình độ chuyên môn, nhưng nội dung cốt lõi của chúng hoàn toàn sai lệch. Về mặt vấn đề môi trường và xã hội, chúng ta đang đứng trước nguy cơ làm biến đổi Trái Đất và toàn thể xã hội. Một số hoạt động kinh doanh và thương mại có thể đẩy kinh tế toàn cầu vào thế nguy hiểm. Chúng ta phải tập trung vào các vấn đề lớn cần đến chiều sâu tư duy, nhưng đâu có thời hạn để đưa ra các ý tưởng chất lượng. Hãy cho phép tâm trí được tự do suy nghĩ, như một nhà triết học chiêm nghiệm những điều thú vị.

Nhưng không phải lúc nào những ý tưởng hay cũng tự nhiên tìm đến…

Lý do các cá nhân cảm thấy chật vật trong việc sáng tạo

Vào những năm 1960, Nhà nghiên cứu sáng tạo, Tiến sĩ George Land đã được NASA mời đến để truyền cảm hứng sáng tạo đến các kĩ sư đang làm việc cho họ. Phương pháp ông sử dụng cho NASA hiệu quả đến nỗi ông bắt đầu áp dụng nó với trẻ em để xác định mức độ sáng tạo bẩm sinh của chúng. Ông đã thử nghiệm với cùng một đám trẻ trong chu kỳ năm năm liên tục để nghiên cứu sự thay đổi qua thời gian và nhận được kết quả đáng kinh ngạc:

• Trong khoảng 3-5 tuổi, 98% được đánh giá là những thiên tài sáng tạo.

• Trong khoảng 8-10 tuổi, chỉ còn 32%.

• Trong khoảng 10-15 tuổi, chỉ còn 10%.

• Từ 25 tuổi trở lên, chỉ 2% trong số đó còn duy trì khả năng sáng tạo.

Lý do cho sự suy giảm tính sáng tạo là con người càng trưởng thành, họ càng có xu hướng làm theo những quy tắc, trong khi trẻ em thì tự do làm theo cách của chúng. Tuy rằng điều này không được xem như một vấn đề đáng suy ngẫm đối với phần lớn các ngành kinh doanh ít liên quan đến thiết kế, nó lại là mối quan tâm hàng đầu đối với các ngành công nghiệp yêu cầu sự sáng tạo.

iStock (một bộ phận của Getty images) là một nhà cung cấp tranh ảnh công nghệ trực tuyến. Tháng Tám năm 2013, họ đã thỏa thuận với Trung tâm nghiên cứu KRC để tiến hành khảo sát hơn 400 chuyên gia trẻ và sáng tạo từ các giám đốc cho đến nhà thiết kế đồ họa trên toàn nước Mỹ và Anh. Số liệu được công bố chỉ ra một số kết quả không ngờ và đáng báo động.

• 48% tin rằng độ sáng tạo trong ngành công nghiệp của họ đã trì trệ thậm chí là thuyên giảm trong vòng một thập kỉ qua.

• 23% dành ít hơn hai tiếng mỗi ngày để làm những công việc được coi là “sáng tạo”.

• 63% nói rằng họ không có thời gian hay cần được “truyền cảm hứng sáng tạo”.

• Chỉ 34% đánh giá nơi làm việc là một trong ba địa điểm thích hợp cho việc sáng tạo.

Nếu các chuyên gia sáng tạo còn phải chật vật để đưa ra những giải pháp mới mẻ và hiệu quả trong môi trường làm việc ngày càng áp lực thì các ngành công nghiệp khác biết làm gì khi các nhà quản lý cần đến sự sáng tạo đây?

Thú vị là nhóm “25 tuổi trở lên” được nghiên cứu bởi George Land ở trên hiện đang giữ vai trò quản lý cỡ nhỏ và trung tại các doanh nghiệp lớn thuộc đa dạng các lĩnh vực khác nhau.

Vậy một vài thời điểm nào đó trong năm, khi các nhà quản lý thực sự cần đến những tư duy sáng tạo để mở ra cơ hội mới và giải quyết các vấn đề khó khăn thì sao? Đó là lúc nhóm trên 25 tuổi của chúng ta đứng lên thể hiện sự sáng tạo thay vì bắt chước y chang. Nhưng họ có làm được điều này không? Nếu các chuyên gia sáng tạo còn không biết xoay xở thế nào để đạt được trình độ sáng tạo như họ mong muốn, chúng ta phải làm gì để giúp các nhà quản lý trong lúc này?

Thường khi một cá nhân nhận ra mình không đủ sáng tạo để tìm ra phương án mới, họ sẽ quyết định tập hợp một nhóm lớn hơn để bàn bạc và tìm ra những cơ hội mới. Hoạt động quen thuộc nhất là mở một cuộc họp để những người tham gia cùng nhau suy nghĩ. Tiếc rằng, điều này không giúp giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa như họ nghĩ, hay nói cách khác, không mang lại một chút giá trị thực tiễn nào. Dưới đây là lý do…

Tại sao công cụ tư duy của thế giới kinh doanh khiến chúng ta thất vọng?

Vào năm 1953, cuốn sách dạy tư duy Applied Imagination (Ứng dụng trí tưởng tượng) của Alex Osborn ra đời và được coi như một nhận thức tiên tiến thời bấy giờ. Nó được lan truyền rộng rãi trong các công ty, được viết trên bảng cùng với danh sách các bảng tính tay và hoạt động quảng bá trong văn phòng giám đốc.

Nghiên cứu sớm nhất về hiệu quả của tư duy có lẽ thuộc về trường Đại học Yale năm 1958, chỉ năm năm sau khi quá trình phát triển. Kết quả đáng ngạc nhiên là 48 người tham gia làm việc cá nhân có số ý tưởng nhiều gấp đôi so với 48 người làm việc theo nhóm. Ban giám khảo cũng đánh giá ý tưởng của các cá nhân là hiệu quả và khả thi hơn so với nhóm kia.

50 năm sau, vào năm 2012, Keith Sawyer, Nhà tâm lý học đến từ trường Đại học Washington, đã tóm tắt những số liệu nghiên cứu hiệu quả tư duy bằng câu nói: “Hàng thập kỉ nghiên cứu liên tục chỉ ra rằng, làm việc theo nhóm sẽ có ít ý tưởng hơn nhiều so với làm việc một mình.”

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc động não, bạn không phải người duy nhất. Sáu người dành hai tiếng đồng hồ trong phòng và dán lên tường các tờ giấy ghi chú.

Kết quả? Gần như chẳng có ý tưởng hay ho nào được đưa ra. Tư duy kiểu hội đồng là một hoạt động lãng phí thời gian của những người giỏi, vì cách làm việc đó trái ngược với những điều kiện cần thiết để đưa ra những ý tưởng kinh doanh xuất chúng. Dù rằng làm việc theo nhóm có đưa ra nhiều ý tưởng hơn làm việc độc lập đi chăng nữa, đây chắc chắn là một quá trình kém hiệu quả và thiếu chuyên nghiệp.

Cùng nhìn một lượt những vấn đề trong các phiên hội thảo dưới đây và xem lý do tại sao nó không thực sự hiệu quả.

#1 Không ý tưởng nào là ngớ ngẩn, vì vậy hãy động viên lối suy nghĩ điên rồ và phi lý

Có rất nhiều ý tưởng ngớ ngẩn. Nhiều người trong buổi hội thảo cho rằng những ý tưởng đó là thiếu khả thi, vượt ngoài phạm vi của vấn đề, quá mạo hiểm, không liên quan đến giá trị của công ty hay mục đích doanh nghiệp… Những ý tưởng điên rồ và phi lý không hẳn là những ý tưởng tồi, chúng chỉ có vẻ thiếu thực tế nên bị gán mác là những điều “ngớ ngẩn”.

#2 Coi trọng số lượng thay vì chất lượng

Không, sai hoàn toàn. Chất lượng phải luôn được đặt lên hàng đầu. Ít ý tưởng mà hiệu quả sẽ đáng giá hơn nhiều mà vô dụng.

#3 Đừng bao giờ phê phán ý tưởng của người khác

Trong khoảng thời gian suy nghĩ hạn chế, nếu có ai đó liên tục phát biểu những ý tưởng thiếu thực tế, chẳng phải một chút gợi ý sẽ giúp họ suy nghĩ thực tế hơn với hoàn cảnh hay sao? Về khía cạnh kinh doanh, chúng ta không nên khuyến khích những ý tưởng sai lệch. Những chỉ dẫn đúng đắn mới đảm bảo sự thành công của quá trình.

#4 Xây dựng phương án dựa trên ý tưởng của người khác

Điều này đôi khi đem lại hiệu quả. Nhưng thực tế lại cho thấy, nếu những ý tưởng này chưa được xây dựng sẵn ở một mức độ nào đó thì nó sẽ chỉ là những ý tưởng trì trệ và thiếu thực tế.

#5 Ý tưởng của mỗi người đều đáng giá như nhau

Không! Mọi người đều có cơ hội ngang bằng trong việc đóng góp những điều hữu ích.

Cách họ sử dụng thời gian phụ thuộc vào bản thân họ. Cho phép ai đó vòng vo sẽ làm lãng phí cơ hội quý báu của họ cũng như bắt đầu khiến những người khác lơ đãng.

#6 Tạo không khí vui vẻ

Sự phát triển tương lai của công ty thường phụ thuộc vào những buổi họp lên ý tưởng, thế nên hãy thử nghĩ xem, ban giám đốc còn tâm trí đâu để vui vẻ nữa? Chỉ có trẻ con mới cần sự thích thú, còn các chuyên gia thì phải căng não để kiếm tìm cơ hội. Những người tham gia sẽ thấy hài lòng hơn nếu họ có được cảm giác về một kết quả thành công thay vì chỉ ngồi bên nhau vui vẻ mà chẳng tạo ra được điều gì khả thi.

#7 Từng người nói một

Khi bạn đang tập trung vào một vấn đề quan trọng, bạn có cảm thấy hiệu quả hơn nếu có ai đó cùng tranh luận, đặc biệt khi bạn đáng lẽ phải rất chú ý đến những gì họ nói? Chưa chắc. Thông thường những ý tưởng hay sẽ nảy sinh khi bạn yên lặng suy nghĩ. Theo luật thì chỉ nên từng người nói một nhưng hiển nhiên sẽ luôn có ai đó đang phát biểu.

Thế nên quy tắc căn bản trong các buổi họp này đã có lỗ hổng. Nhưng đó không phải tất cả, còn có những vấn đề sâu xa khác cũng gây rắc rối nữa.

#8 Luật HiPPO

Ý kiến của người quyền lực nhất (HiPPO)1 thường vô thức tác động đến cách nhìn nhận về thành công. Những ý tưởng mà họ đưa ra, cách họ nhận xét ý kiến của người khác hay cái gật đầu đồng ý khi họ nghe một ý tưởng hay sẽ ảnh hưởng đến hành động và lời nói của mọi người trong phòng họp. Sự xuất hiện của HiPPO sẽ hạn chế sự hăng hái phát biểu ý kiến của những người tham gia vì họ lo sợ đến bước đường phát triển sự nghiệp nếu như ý tưởng của họ không được sếp đánh giá cao.

1 Highest paid persion’s opinion.

#9 Chấp nhận một ý tưởng an toàn theo đám đông

Thay vì cho phép cá nhân nào đó xây dựng một ý tưởng khả thi mà họ thấy đam mê, nhóm hội thảo thường chỉ thúc đẩy những ý kiến cho họ cảm giác thoải mái nhất. Đây là sự đồng tình với ý tưởng an toàn và dễ dàng thực hiện nhất theo đám đông, nhưng nó thường không mang lại giá trị cao. Cũng giống như hái trái cây mọc thấp trong tầm với, những ý tưởng có được quá dễ dàng sẽ không mang lại tiềm năng cao. Trong khi các buổi hội thảo chỉ chú trọng mẫu số chung được nhiều người tán thành, cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp đôi khi lại nằm trong những tờ ghi chú còn sót lại trên tường, hay còn được xem là những trái ngọt trên cành cao.

#10 Neo đậu sai chỗ

Ngay từ những phút đầu của buổi họp, nếu ai đó đưa ra ý kiến nhận được sự ủng hộ nhiệt tình như “Thật là xuất chúng” thì đây thực sự là một thảm họa. Vì từ giờ phút ấy trở đi, ý tưởng này sẽ giống như một sự neo đậu sai chỗ hay một hố đen ảnh hưởng đến tư tưởng của người khác, cũng tương tự như nhận xét của HiPPO. Những ý tưởng đầu tiên của buổi họp thường nổi trội hơn hẳn vì người ta có thể thoải mái phát biểu những ý tưởng có tác động đến người khác. Nếu nó có tác động quá mạnh, nó sẽ định hình và neo đậu chắc chắn. Chưa kể tiếng nói của những chuyên gia bác học sẽ vô hình ngăn cản sự can đảm thể hiện quan điểm của những người khác.

#11 Không tạo thử thách

Nếu thảo luận một vấn đề nào đó theo nhóm, họ thường ngồi cạnh nhau theo vòng tròn để xây dựng ý tưởng và đi đến sự đồng thuận. Có thể cách làm việc này đem lại sự thoải mái và cởi mở nhưng nó không thực sự hiệu quả. Họ cần người ngoài cuộc để thách thức tư duy của mình. Điều này trái ngược với cách tiếp cận chúng ta thường thấy. Tuy nhiên, để tìm thấy các cơ hội mới, quá trình tư duy cần được thử thách một cách mạnh mẽ.

#12 Bầu chọn ý kiến

Thường cuối mỗi buổi họp, mọi người sẽ bầu chọn ý tưởng tốt nhất để tiến hành. Nếu không ai trong nhóm chịu trách nhiệm cho sự thành công của dự án, quyền lựa chọn và quyết định cho các bước hành động tiếp theo sẽ thuộc về người đứng đầu, vì họ là những người chịu trách nhiệm cho cả nhóm. Đối với những buổi họp lên ý tưởng kéo dài nhiều ngày, một điều đặc biệt là những ý tưởng ưu tiên được tổng kết cuối giờ hôm trước thường bị thay đổi sau một đêm bởi tiềm thức của những người tham gia đã bị tác động theo thời gian, dù họ không nghiêm túc nghĩ về nó. Nếu ý tưởng hay nhất của ai đó được bầu chọn trong buổi họp, họ sẽ cảm thấy mất tinh thần khi lúc sau có người vượt qua mình.

#13 Thành công ảo

Những nhân viên làm việc trong một công ty cùng hướng đến các mục tiêu giống nhau sẽ kết hợp kĩ năng, kiến thức và khả năng họ có trong các buổi hội thảo để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tư tưởng thích những ý kiến an toàn được đề cập ở trên sẽ khiến kết quả đầu ra thấp hơn so với tiềm năng họ có thể đạt được. Thật tiếc, kết quả tầm thường đó lại khiến họ tin rằng họ đã có một quá trình thành công.

#14 Tinh thần hữu nghị

Như thường lệ, cuối mỗi buổi hội thảo, nhà tài trợ sẽ cảm ơn và trao tặng quà kỉ niệm. Nếu có sáu người trong phòng thì năm người còn lại sẽ nhận được lời cảm ơn nồng nhiệt từ người thứ sáu vì đã dành thời gian và công sức để đóng góp vào sự phát triển của công ty. Trong khi đó nhà tài trợ nhìn tờ giấy ghi chú và cố gắng nói gì đó để truyền động lực. Một người buồn, năm người vui – đây là một truyền thống muôn thuở trong các buổi hội thảo doanh nghiệp.

Cần làm gì bây giờ?

Thời gian có thể thay đổi mọi thứ và ném bảng đen, máy tính toán vào ngồi trong sọt rác hay viện bảo tàng, nhưng kì lạ là mọi cơ hội phát triển vẫn phụ thuộc vào quá trình tư duy.

Xã hội ngày nay có những lý do biến chúng ta trở thành những kẻ có tư tưởng lỗi thời. Đó là vì chúng ta không dám làm điều khác biệt và cho phép bản thân đi theo chỉ dẫn của người khác thay vì động não. Tư duy sẽ giúp chúng ta nhận thức được những điều đúng đắn và những thành quả có thể gặt hái được khi cùng nhau ngồi vào bàn để thảo luận một vấn đề mà chúng ta thường không đề cập đến.

Năm 2018 sẽ cán mốc 65 năm kể từ khi hình thức hội thảo ra đời, đây có thể coi là tuổi nghỉ hưu chính thức của nhiều công ty.

Tuy nhiên, với những công ty đang mong mỏi tìm kiếm các cơ hội phát triển thì nên cho hình thức này nghỉ hưu sớm hơn. Thậm chí ngay bây giờ! Việc đưa vấn đề ra thảo luận trong các phiên họp sẽ làm tù tùng và giam cầm mọi ý tưởng ở bên trong. Nó là một quá trình kém hiệu quả cần phải được thay thế bằng một cách tiếp cận mới dựa trên kiến thức của mỗi người.

Hội thảo sẽ khuyến khích việc suy nghĩ thụ động, một nghi lễ phát biểu trầm lắng, đợi đến lượt và không bị ngắt lời. Tiếc rằng, nếu muốn phát triển, các doanh nghiệp phải thoát khỏi lối mòn này và giờ chính là lúc họ làm một điều gì đó khác biệt trong thế kỉ 21 này. Hãy thay đổi bằng cách tiếp cận sôi nổi, tập trung và tràn đầy hứng khởi để có thể giúp các công ty tồn tại trên thương trường cạnh tranh khốc liệt.

Đã đến lúc để Nhà phát minh ý tưởng mang đến cho bạn một cách tiếp cận tư duy hoàn toàn mới.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button