Kỹ năng mềm

Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt

nguoi me tot hon la nguoi thay tot1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Doãn Kiến Lợi

Download sách Người Mẹ Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt là cuốn sổ tay về giáo dục gia đình xuất sắc của chuyên gia giáo dục Doãn Kiến Lợi; là tác phẩm ngay từ khi còn chưa được xuất bản đã được lưu hành dưới hình thức “bản chép tay”. Cuốn sách đã:

1. Đưa ra những nguyên tắc giáo dục gia đình hoàn toàn mới mẻ, giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn toàn diện hơn về quá trình trưởng thành của con.
2. Đưa ra nhiều cách đơn giản mà hữu dụng, lý luận và thực tiễn kết hợp hoàn hảo với nhau, giúp các bậc phụ huynh có thể áp dụng và đem lại hiệu quả ngay lập tức.
3. Chỉ cho các bậc cha mẹ cách để giúp con mình yêu thích sự học, nâng cao thành tích; cách dạy trẻ làm người, luôn tự lập, tự cường, sống trách nhiệm.

Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt là một cuốn sách mô phạm thực sự cầu thị bàn về giáo dục gia đình, là công cụ thực dụng nhất của các bậc phụ huynh.

Trích dẫn :

Tôi thực sự cảm thấy may mắn khi được dịch cuốn Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt của tác giả Doãn Kiến Lợi. Trong quá trình dịch, tôi chỉ tiếc rằng mình không được đọc cuốn sách này sớm hơn bởi nếu được đọc sớm hơn, tôi sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy con của mình. Nhưng vẫn còn may mắn bởi con của tôi còn khá bé, hai cháu đang ở độ tuổi cần đặc biệt lưu ý dạy dỗ, và cuốn sách này đã đem lại cho tôi nhiều kiến thức bổ ích. Tôi có thể cam đoan rằng, đây là cuốn sách mà tất cả những người bố, người mẹ có con trong độ tuổi từ sơ sinh đến khi mười tám tuổi và các giáo viên nên đọc.

Cuốn sách gồm bảy chương, mỗi chương có một chủ đề, từ các góc độ tình yêu, việc học hành, thói quen, trí tuệ của người làm bố làm mẹ, chuyện nhỏ trong giáo dục gia đình, những sai lầm trong giáo dục…, tác giả đã trình bày cho chúng ta một số nguyên tắc giáo dục gia đình rất mới mẻ, khiến chúng ta học hỏi và ngộ ra rất nhiều điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại rất ít người làm được xung quanh vấn đề giáo dục con trẻ.

Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra rất nhiều quan điểm mà khi suy ngẫm tôi cảm thấy rất tâm đắc, ví dụ như trong vấn đề đọc sách của con, cách đọc sách tốt là đọc chữ, cách đọc sách xấu là đọc tranh. Hoặc quan điểm không nên vạch rõ ranh giới giữa các môn tự nhiên và các môn xã hội. Trên thực tế, giữa nhóm ngành tự nhiên và nhóm ngành xã hội không có ranh giới, mà ngược lại, hai nhóm ngành này luôn hỗ trợ cho nhau. Để con học lệch là một điều rất đáng tiếc, ảnh hưởng rất xấu đến tương lai của con sau này. Hoặc như vấn đề nên nhìn nhận thế nào về thành tích học tập của con, tác giả đã đưa ra một quan điểm rất đáng để các bậc phụ huynh phải suy nghĩ: Điểm tối đa là giới hạn cao nhất của thành tích, rất nhiều bậc phụ huynh yêu cầu con phải thi đạt điểm mười, điều này chỉ khiến con trẻ luôn cảm thấy mình là kẻ thất bại. Khi con đạt điểm tám hoặc chín, bố mẹ cũng đã có thể khen ngợi trẻ. Phụ huynh không nên quá coi trọng điểm số của trẻ, điều này sẽ ảnh hưởng đến động cơ học tập của trẻ. Điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần bồi dưỡng cho trẻ là thói quen ham đọc sách và niềm hứng thú trong học tập. Muốn làm được điều này, tác giả nhấn mạnh nên để trẻ được học trong bầu không khí thoải mái, tuyệt đối không nên dùng việc học để trừng phạt con trẻ, định hướng cho trẻ cảm nhận được niềm vui trong học tập, ứng dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Tác giả đã nắm bắt được tâm lý của trẻ, vận dụng phương pháp “tư duy trái chiều”, đề ra rất nhiều phương pháp ngược hẳn với cách làm theo thói quen của chúng ta như không kèm con học mới bồi dưỡng cho con phương pháp học tập tốt; phạt con, không cho con làm bài tập; học tập không nên “cực khổ, nỗ lực”; không thi đạt điểm mười; được điểm cao không khen thưởng… Những quan điểm này mới nghe thì cảm thấy rất “ngược đời”, nhưng đọc xong mới phát hiện ra một chân lý rất đơn giản: Muốn để con trẻ làm tốt một việc, hãy để trẻ thích làm việc đó trước.

Quá trình đọc cuốn sách này chính là quá trình phụ huynh tự kiểm điểm lại mình vì mỗi chúng ta còn có quá nhiều ngộ nhận xung quanh vấn đề giáo dục con trẻ. Giáo dục nằm ngay xung quanh chúng ta, mỗi chi tiết nhỏ đều là thời cơ giáo dục tốt nhất, quan trọng là bạn dùng phương pháp nào để định hướng cho con trẻ. Giáo dục con trẻ là một nghệ thuật cần phải học hỏi, và tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích qua cuốn sách này.

Bảy chương trong cuốn Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt chủ yếu tập trung vào ba vấn đề: Bồi dưỡng thói quen, giáo dục phẩm chất và phương pháp học tập. Tác giả đã chia sẻ với độc giả rất nhiều kinh nghiệm của mình trong quá trình nuôi dạy con gái. Tôi cho rằng những kinh nghiệm này rất thích hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Đương nhiên, mỗi con người đều là một cá thể, giữa con người với con người tồn tại sự khác biệt lớn trong trí tuệ và tính cách, chúng ta không thể dựa vào tất cả những phương pháp mà tác giả đưa ra để áp dụng đối với con mình và kỳ vọng con em mình cũng thành công như cô bé Viên Viên – con gái của tác giả. Nhưng những phương pháp mà tác giả Doãn Kiến Lợi đưa ra vẫn rất có tính thuyết phục. Tôi cảm thấy ưu điểm nổi bật nhất của cuốn sách này là vừa có lý luận, vừa liên hệ với thực tế, dễ áp dụng vào thực tiễn, không như nhiều cuốn sách về giáo dục trẻ em chỉ đưa ra lý luận, đọc xong độc giả không biết nên bắt đầu từ đâu, nên áp dụng thế nào.

Điều cuối cùng mà tôi muốn nói là, cảm ơn tác giả Doãn Kiến Lợi, người đã chia sẻ với độc giả rất nhiều kinh nghiệm đáng quý trong mười sáu năm nuôi dạy con của mình. Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt thực sự là một cuốn sách đáng đọc và suy ngẫm. “Mẹ là người bạn, mẹ là người thầy, mẹ là người dẫn đường chỉ lối cho con, sự khác biệt trong phương pháp giáo dục của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của con”.

Dịch giả Trần Quỳnh Hương

ĐỌC THỬ

Chương 1: Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho tình yêu

“Tiêm sẽ thấy hơi đau”

Thực ra sức chịu đựng của con trẻ là rất khó tin, chỉ cần không dọa nạt trẻ, cho trẻ một sự dự báo thích hợp về tâm lý, phần lớn trẻ sẽ chịu đựng được một số việc tưởng chừng là rất khó khăn.

Một lần, tại hành lang của bệnh viện, tôi nhìn thấy một cậu bé chừng sáu, bảy tuổi không chịu đi tiêm, bố cậu bé, một người đàn ông cao to lực lưỡng không thể giữ được cậu. Xem ra người bố cũng đã cố gắng, mấy lần định túm lấy cậu con, nhưng cuối cùng đều bị tuột tay. Thực sự có thể dùng cụm từ “quyết một phen sống mái” để miêu tả mức độ chống đối của cậu bé, thân hình nhỏ bé mà lại có sức mạnh đến mức khó ngờ, gào khóc khiến mọi người đều sửng sốt, cả dãy hành lang trở nên náo loạn vì hai bố con họ.

Nếu tinh thần một người không đi tới ngưỡng cực đoan, liệu có được nguồn năng lượng để “quyết một phen sống mái” hay không? Có thể tưởng tượng ra mức độ sợ hãi của cậu bé, và cũng có thể tưởng tượng được “chuyện nhỏ” đi tiêm gây sức ép tâm lý lớn như thế nào với cậu.

Trong quá trình trưởng thành, con trẻ sẽ gặp phải không ít những chuyện khiến chúng cảm thấy khó khăn và sợ hãi, trách nhiệm của bố mẹ là giúp chúng khắc phục tâm lý sợ hãi, để con trẻ đối mặt với những chuyện này một cách tích cực, bình tĩnh, giảm đau đớn đến mức thấp nhất.

Đơn cử là chuyện đi tiêm, trong đời sẽ phải gặp rất nhiều lần, làm thế nào để đối mặt với chuyện đi tiêm, cũng không phải là chuyện nhỏ hoàn toàn có thể coi nhẹ. Huống chi là một số tác động tâm lý do chuyện này gây ra còn có thể tác động sang những chuyện khác. Người lớn không nên dùng cảm nhận của mình để đánh giá con trẻ, cho rằng chuyện này rất đơn giản, chỉ cần giữ chặt trẻ là được, hoặc dỗ dành, lừa chúng để chúng tiêm là xong. Bố mẹ nên giáo dục trẻ cố gắng chấp nhận một cách bình tĩnh, đồng thời giúp chúng có được lòng can đảm chịu đựng sự đau đớn.

Tôi còn nhớ lần đầu tiên Viên Viên bị ốm phải tiêm là khi bé được hai mươi tháng tuổi, mới hơi biết chuyện và nói được vài câu. Viên Viên bị viêm phổi cấp tính, tôi đưa bé đến phòng khám, bác sĩ kê đơn tiêm. Sau khi lấy được thuốc, tôi nói với bé rằng phải đưa bé đi tiêm. Có lẽ bé vẫn còn nhớ lần đi tiêm phòng cách đây mấy tháng, nét mặt tỏ ra sợ hãi. Lần đi tiêm phòng đó bé còn chưa biết nói nhiều, còn đang ngơ ngác thì đã bị tiêm ngay vào mông, cũng hơi đau, khóc mấy tiếng, mũi kim vừa rút ra, tôi vội nói, “Kìa, con nhìn chiếc cốc còn có con mèo con này”. Bé liền chú ý ngay tới con mèo trên chiếc cốc, quên cả việc mông vừa bị tiêm. Hiện giờ tôi nói phải đi tiêm, có lẽ bé vẫn còn bị ám ảnh bởi chuyện đó, lúc tôi bế bé đi đến cửa buồng tiêm, bé đột nhiên nói: “Con không tiêm đâu”. Tôi dừng lại nói với bé: “Con đang bị ốm, ho, lại còn sốt nữa. Con thấy bị ốm có khó chịu không?”. Viên Viên nói khó chịu. “Thế thì con có muốn nhanh khỏi ốm không?”. Viên Viên trả lời “Muốn”. Rồi bé lại ho, hai má đỏ bừng vì sốt. Tôi thơm lên má bé, nói: “Thuốc bác sĩ kê sẽ giúp con khỏi ốm, giúp con thấy dễ chịu. Nếu không tiêm, bệnh không thể khỏi được đâu”.

Thực ra con trẻ rất hiểu biết, chỉ cần người lớn nói cho trẻ biết lý do xác đáng, trẻ sẽ nghe và hiểu. Trẻ ốm khó chịu trong người, chắc chắn cũng muốn nhanh khỏi ốm.

Về lý thuyết thì Viên Viên đã chấp nhận chuyện tiêm, nhưng trái tim non nớt của bé vẫn cảm thấy sợ hãi, ánh mắt lộ rõ vẻ lo lắng hỏi, “Tiêm có đau không hả mẹ?”. Tôi mỉm cười, bình thản nói: “À, có đau một chút, nhưng không đau quá đâu, giống như hôm trước con ngồi trên ghế không cẩn thận bị ngã dập mông đó”. Viên Viên nghe xong, có vẻ đỡ lo lắng hơn. Tôi hỏi bé tiếp: “Con thấy hôm đó bị ngã đau lắm hay chỉ đau chút xíu thôi?”. Viên Viên trả lời: “Đau chút xíu thôi ạ”.

“À, cái đau của tiêm cũng gần như cái đau hôm đó, cũng chỉ là đau chút xíu thôi”. Tôi nói với bé rất thẳng thắn, sau đó lại nói: “Ngã dập mông Viên Viên không khóc, tiêm cũng không cần phải khóc đâu, đúng không?”. Viên Viên gật đầu.

Tuy nhiên tôi vẫn cảm nhận được vẻ lo lắng và căng thẳng trong lòng bé. Và thế là tôi lại khích lệ, nói: “Mẹ thấy Viên Viên rất dũng cảm, con thử xem mình có dũng cảm không nhé. Nếu chịu được thì đừng khóc, còn không chịu được, có khóc cũng không sao”. Lời tôi nói đã khích lệ bé, để bé cảm thấy mình dũng cảm; đồng thời cũng tạo đường lùi cho bé, để bé thấy rằng nếu khóc cũng không sao.

Lúc nói chuyện với bé, nét mặt tôi rất vui vẻ, thoải mái, tỏ ra rằng đi tiêm là chuyện rất đơn giản. Viên Viên cũng thoải mái hơn nhiều, chắc chắn là bé muốn làm anh hùng, đồng thời không hề nghi ngờ về những lời mẹ nói, bởi mẹ chưa nói dối bé lần nào, nếu chỉ “đau chút xíu” thì cũng không có gì đáng sợ.

Lúc tiêm bé rất căng thẳng, người căng ra như dây đàn nhưng không khóc. Y tá thấy Viên Viên rất hợp tác nên đã khen bé. Qua “thử nghiệm”, Viên Viên cảm thấy cái đau của tiêm đúng là có thể chịu được, tâm trạng trở nên thoải mái.

Đến phòng khám khám bệnh mấy ngày không đỡ nên phải nằm viện. Trong phòng bệnh có tám bé, hầu hết đều lớn hơn Viên Viên, từ hai đến ba tuổi. Mỗi lần có người mặc áo blouse trắng đi vào, dù là y tá hay bác sĩ, có lúc chỉ vào để cặp nhiệt độ hoặc hỏi mấy câu, trong phòng bọn trẻ lại khóc như ri, chúng sợ hãi vô cùng, tựa như có sói xông vào chuồng dê. Chỉ có một mình Viên Viên không khóc, bé không chơi đùa nữa mà để tôi bế, nét mặt buồn buồn chờ đợi. Mặc dù bé cũng không thích tiêm, nhưng bé đã có thể chấp nhận một cách lý trí. Trong quá trình tiêm bé không bao giờ giãy giụa, rất biết hợp tác, ngày nào cũng được các cô y tá khen.

Do lúc đó con còn đang quá nhỏ, truyền nước không tìm được ven trên cánh tay mà chỉ có thể tìm ven trên trán, nhưng mạch máu trên trán cũng rất nhỏ, thường không thể chọc trúng ven ngay được mà phải chọc hai, ba lần. Một hôm có cô y tá trẻ lấy ven cho Viên Viên, chọc liền bảy lần mà không lấy trúng ven. Người lớn bị chọc liền bảy lần cũng không chịu được, tôi và bố Viên Viên đứng bên không thể chịu được nữa. Viên Viên bắt đầu khóc, nhưng không khóc to, chỉ khóc thút thít, nhưng đầu thì không cử động mà cứ để nguyên cho cô y tá lấy ven. Nhát thứ tám thì trúng ven, băng dính vừa cố định kim truyền lại, Viên Viên lập tức không khóc nữa. Trong lòng tôi thầm thán phục bé.

Tôi nhìn thấy một số bố mẹ trong phòng bệnh, ngày nào cũng áp dụng biện pháp dỗ dành, đánh lừa, đe dọa, ép buộc, mũi kim tiêm vào những em bé này dường như đau đớn gấp nhiều lần so với người khác. Cách làm của bố mẹ không những phóng đại sự đau đớn của con trẻ, mà cũng không dạy cho con trẻ biết cách phải dũng cảm đối mặt khi gặp khó khăn.

Lúc đó quá trình điều trị của Viên Viên còn phải có thêm một phương pháp trị liệu là “xông”, tức là cho trẻ hít vào một loại hơi có pha thuốc. Phương pháp rất đơn giản, tức là đưa ống xông vào gần mặt trẻ, để trẻ thở tự nhiên mười phút đồng hồ.

Lần đầu tiên xông, y tá đưa máy đến, chúng tôi không biết đây là đồ vật gì, chỉ bế bé lên theo yêu cầu của y tá. Cùng với tiếng “cạch” của máy, hơi xông có lẫn mùi thuốc lập tức phả lên mặt Viên Viên, bé giật mình, quay đầu tránh theo bản năng. Y tá lập tức bảo tôi giữ chặt con, đừng cử động. Tôi vội giữ chặt Viên Viên, cố gắng xoay mặt bé vào ống xông. Viên Viên không biết đã xảy ra chuyện gì, hai mắt nhắm chặt, ra sức giãy giụa để trốn làn hơi đang tỏa ra, rồi bé bắt đầu khóc, tôi cố gắng không để bé cử động. Y tá cũng đang điều chỉnh, mặt Viên Viên quay đi đâu, cô y tá liền quay ống xông qua đó. Viên Viên giãy giụa một lúc không giằng ra được, thế là khóc toáng lên và bắt đầu chống cự kịch liệt. Mới xông được năm phút, nhưng bé chống cự ghê quá nên đành phải thôi.

So với tiêm, phải nói rằng “xông” không có gì là đau đớn, chỉ hít một cách tự nhiên khí xông có lẫn mùi thuốc, nhưng không khó ngửi. Do không làm công tác tư tưởng trước cho Viên Viên, trong lúc bé chưa có sự chuẩn bị gì về mặt tâm lý lại bắt ép bé phải xông, vì thế đã trở thành chuyện mà Viên Viên sợ nhất. Mấy ngày sau đó Viên Viên đều không chịu xông, chỉ cần nhìn thấy y tá đẩy vật gì giống máy xông vào, bé lập tức tỏ ra căng thẳng, không bình tĩnh, ung dung như khi phải tiêm.

Sự việc này quả đúng là người lớn làm không được tốt, khiến con trẻ cảm thấy sợ hãi.

Đối với việc phải để trẻ chịu đựng một số nỗi đau, bố mẹ cần có những nguyên tắc sau:

Một là bình tĩnh, không được tỏ ra lo lắng. Nếu vẻ mặt người lớn tỏ ra lo lắng trước, trẻ sẽ cảm nhận được sự nghiêm trọng của vấn đề, sẽ khiến chúng sợ.

Hai là về vấn đề tại sao phải làm như vậy, cần phải giải thích cho trẻ bằng những từ ngữ dễ hiểu. Ví dụ nói với trẻ rằng hiện giờ con đang bị ốm, cần phải tiêm, tiêm có thể chữa khỏi bệnh. Không nên cho rằng trẻ không hiểu nên không nói.

Ba là cần phải nói trước và nói đúng cho trẻ biết cảm giác đau đớn mà chúng phải chịu đựng, cố gắng không nói quá sự thật và cũng không nói giảm nói tránh. Ví dụ rất nhiều bố mẹ đưa con đi tiêm, để con bớt căng thẳng liền nói “Không đau chút nào cả”, sau khi bị lừa một lần, chắc chắn con trẻ sẽ không chịu để bị lừa lần thứ hai. Lý trí và lòng can đảm đối mặt với khó khăn, thử thách của trẻ sẽ mất đi cơ hội nảy mầm, đồng thời về sau sẽ không tin người lớn nữa.

Bốn là khích lệ lòng dũng cảm ở trẻ. Thực ra sức chịu đựng của con trẻ là rất khó tin, chỉ cần không dọa nạt trẻ, cho t

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button