Kỹ năng mềm

Người Đức Dạy Con: Tự Kiểm Soát Bản Thân

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Annette Kast-Zahn

Download sách Người Đức Dạy Con Tự Kiểm Soát Bản Thân ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

TẠI SAO GIÁO DỤC CON TRẺ LẠI VẤT VẢ? Nếu trẻ em là những sinh thể sống yêu thích sự hòa thuận và luôn khao khát được chung sống yên ổn với bố mẹ và anh chị em của mình thì việc giáo dục chúng sẽ trở nên thật dễ dàng. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã là những cá thể riêng và biết rõ chúng muốn gì, thậm chí còn biết rõ hơn những gì chúng không muốn. Chúng sẵn sàng cự nự với bố mẹ để được làm theo ý thích của mình. Chúng ta, những bậc phụ huynh, cần phải chịu đựng điều này và không hề đơn giản bởi trên thực tế trẻ em có hệ thần kinh tốt hơn chúng ta.

Cha mẹ cần cho con cái tất cả những gì chúng thật sự cần. Nhưng có nên cho chúng những thứ chúng muốn? Không phải tất cả những gì trẻ em muốn đều tốt cho bản thân chúng. Chúng ta là người lớn. Chúng ta có trách nhiệm phải quyết định:

Con cần gì – Con muốn những gì? Tôi phải làm gì khi con không chịu làm những điều lẽ ra chúng phải làm? Hay khi chúng không chịu ngưng tay chân dù tôi đã nhắc nhở chúng? Làm sao để tôi có thể cùng lúc vừa giữ được bình tĩnh nhưng vẫn công bằng? Tôi có thể làm gì để những xung đột hàng ngày không dẫn đến khủng hoảng? Và khi gặp khủng hoảng thì có những giải pháp nào? Những giải pháp nào phù hợp với tôi? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời trong cuốn sách với ví dụ cụ thể lấy từ những tình huống khủng hoảng và xung đột hàng ngày mà chúng ta thường gặp với trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu và vận dụng kiến thức về tâm lí trẻ nhỏ, tôi biết rằng trong giáo dục con trẻ thường nảy sinh rất nhiều vấn đề và điều này khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Qua quá trình tiếp xúc với rất nhiều trẻ em và các bậc cha mẹ, tôi đã học được những điều thật sự hữu ích để giúp cho các bậc phụ huynh có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình trưởng thành của trẻ. Trong những điều chỉ dẫn và mẹo nhỏ của mình, tôi đã cố gắng lưu ý và liên hệ đến những kiến thức khoa học mới nhất. Điều thú vị là tôi đã học hỏi được rất nhiều từ ba đứa con của mình và muốn thực sự cảm ơn các con về điều đó.

TRẺ EM THỰC SỰ LÀ ĐIỀU TUYỆT VỜI. Chúng dễ thương, mỏng manh, khác biệt và đáng yêu. Chúng tập đi, tập nói và thoáng một cái đã lớn, làm chủ thế giới này. Trái tim chúng ta rộn rã yêu thương mỗi khi con trẻ nhìn vào mắt ta. Mặc dù vậy, tại sao nhiều cặp đôi lại không hề muốn có con? Chẳng lẽ là do người ta nghĩ nuôi một đứa trẻ rất tốn kém, hay vì họ nghe mọi người thường kêu ca việc nuôi dạy con rất vất vả?

Đặc biệt, điều làm chúng ta nản chí chính là những chương trình truyền hình thực tế trên tivi giới thiệu về những vất vả, khó khăn của các gia đình khi dạy con nhỏ: ví dụ như ta xem được cảnh một đứa trẻ 3 tuổi đánh và giật tóc em nó, đạp cả vào chân của mẹ, rồi la hét, trong khi người mẹ cố gắng hết sức mà không ngăn được thằng con trèo lên tủ rồi đứng từ trên đó ném đồ chơi xuống.

Và trên truyền hình thực tế thì mỗi tuần đều có những chương trình với những tình huống mới về các loại vấn đề nảy sinh trong khi dạy con để mọi người theo dõi. Tại sao nhiều người lại xem chương trình này? Rõ ràng nó mang tính giải trí rất cao, ngay cả đối với trẻ con: Chúng đồng thời là nhân vật chính, người viết kịch bản và đạo diễn.

Thông thường thì mọi thứ đều diễn ra như những gì bọn trẻ muốn, nhưng liệu đó có phải là những thứ chúng thực sự cần? Cha mẹ chúng thì chỉ còn biết bất lực đứng nhìn và không ngượng ngùng thể hiện sự khổ sở của mình trước con mắt của hàng triệu khán giả xem truyền hình, chỉ với mong muốn duy nhất là tìm được sự giúp đỡ.

Tất nhiên trên truyền hình thường thấy những tình huống gia đình cá biệt. Nhưng những cặp cha mẹ vốn không gặp phải nhiều khó khăn khi giáo dục con cũng thích xem chương trình thực tế này bởi đâu đó họ cũng thấy hình ảnh của chính mình và một chút na ná với những vấn đề thường ngày của họ. Người ta cũng cảm thấy an ủi khi thấy gia đình mình chưa đến mức tệ như vậy và qua đó các bậc cha mẹ cũng thấy việc giáo dục con cái là một công việc vất vả, khiến bố mẹ phải lao tâm khổ tứ rất nhiều.

Vậy giáo dục trẻ có thật sự khó khăn như người ta nghĩ không? Trong cuộc sống hôn nhân, nếu có quá nhiều vấn đề thì các cặp đôi có thể ly dị. Nhưng trong việc giáo dục con cái thì khi các vấn đề và khủng hoảng xảy ra thường xuyên, người ta không thể vì thế chia tay nhau, mà phải tìm ra cách để vượt qua nó. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cặp vợ chồng chia tay nhau, vì người bố hoặc người mẹ không thể tìm ra lối thoát, không chịu nổi áp lực của việc dạy dỗ con cái. Lúc ấy thì chỉ còn một người ở lại chịu trận, thường là mẹ của đứa trẻ. Điều này khiến cho việc vượt qua khủng hoảng trong việc giáo dục con cái của người mẹ trở nên khó khăn hơn.

Nội dung chính của cuốn sách

Cuốn sách trong tay bạn đề cập đến nhóm đối tượng là trẻ từ 2 tuổi trở lên. Thời kì sơ sinh đã qua và đây là giai đoạn trọng tâm để tập trung chăm sóc và nuôi nấng trẻ. Do đó việc giáo dục trẻ càng trở nên quan trọng hơn. Lúc trẻ còn nhỏ thì bố mẹ cũng đã phải xử lí những vấn đề như trẻ thường xuyên kêu khóc, khó ngủ, ngủ không đẫy giấc hay như việc chuyển từ bú sữa sang việc ăn dặm. Giờ trẻ đã biết đi, hiểu những lời người lớn nói và bắt đầu tập nói.

Bước quan trọng được coi là dấu mốc trong quá trình phát triển của trẻ chính là chúng nhận thức được rằng mình là một cá thể độc lập. Dần dần sẽ đến khoảng thời gian mà trẻ có thể ghi nhớ lại trong tâm trí và sau này sẽ hồi tưởng lại được.

Lúc này, bố mẹ vẫn có những ảnh hưởng rất lớn với trẻ. Cho tới khi trẻ đến trường, bố mẹ vẫn còn có vô vàn việc phải lo: vừa là người nuôi dưỡng, chăm sóc, vừa là người giáo dục, chữa bệnh, lại kiêm thêm vai trò xử lí khủng hoảng. Cha mẹ cũng là con người, cũng mắc lỗi và được phép mắc lỗi.

Cuốn sách này sẽ khiến các bậc cha mẹ nhận ra rằng việc dạy dỗ trẻ em thật sự không khó khăn như họ nghĩ. Có ba điều trọng tâm như sau:

Trẻ em vẫn chưa thể tự đáp ứng nhu cầu của mình. Vì vậy chúng cần cha mẹ. Trẻ càng nhỏ càng cần được chăm sóc nhiều hơn. Một phần rất quan trọng của giáo dục là đem lại cho trẻ những gì chúng cần. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất, nhưng rất may mắn khi đó không phải là điều khó khăn nhất.

ĐỌC THỬ

⇢ Cho trẻ những gì chúng cần chứ không phải những gì chúng muốn – Đó là một nghệ thuật
Con bạn cần gì – muốn gì?
TRẺ EM THỰC SỰ LÀ ĐIỀU TUYỆT VỜI. Chúng dễ thương, mỏng manh, khác biệt và đáng yêu. Chúng tập đi, tập nói và thoáng một cái đã lớn, làm chủ thế giới này. Trái tim chúng ta rộn rã yêu thương mỗi khi con trẻ nhìn vào mắt ta. Mặc dù vậy, tại sao nhiều cặp đôi lại không hề muốn có con? Chẳng lẽ là do người ta nghĩ nuôi một đứa trẻ rất tốn kém, hay vì họ nghe mọi người thường kêu ca việc nuôi dạy con rất vất vả?

Đặc biệt, điều làm chúng ta nản chí chính là những chương trình truyền hình thực tế trên tivi giới thiệu về những vất vả, khó khăn của các gia đình khi dạy con nhỏ: ví dụ như ta xem được cảnh một đứa trẻ 3 tuổi đánh và giật tóc em nó, đạp cả vào chân của mẹ, rồi la hét, trong khi người mẹ cố gắng hết sức mà không ngăn được thằng con trèo lên tủ rồi đứng từ trên đó ném đồ chơi xuống.

Và trên truyền hình thực tế thì mỗi tuần đều có những chương trình với những tình huống mới về các loại vấn đề nảy sinh trong khi dạy con để mọi người theo dõi. Tại sao nhiều người lại xem chương trình này? Rõ ràng nó mang tính giải trí rất cao, ngay cả đối với trẻ con: Chúng đồng thời là nhân vật chính, người viết kịch bản và đạo diễn.

Thông thường thì mọi thứ đều diễn ra như những gì bọn trẻ muốn, nhưng liệu đó có phải là những thứ chúng thực sự cần? Cha mẹ chúng thì chỉ còn biết bất lực đứng nhìn và không ngượng ngùng thể hiện sự khổ sở của mình trước con mắt của hàng triệu khán giả xem truyền hình, chỉ với mong muốn duy nhất là tìm được sự giúp đỡ.

Tất nhiên trên truyền hình thường thấy những tình huống gia đình cá biệt. Nhưng những cặp cha mẹ vốn không gặp phải nhiều khó khăn khi giáo dục con cũng thích xem chương trình thực tế này bởi đâu đó họ cũng thấy hình ảnh của chính mình và một chút na ná với những vấn đề thường ngày của họ. Người ta cũng cảm thấy an ủi khi thấy gia đình mình chưa đến mức tệ như vậy và qua đó các bậc cha mẹ cũng thấy việc giáo dục con cái là một công việc vất vả, khiến bố mẹ phải lao tâm khổ tứ rất nhiều.

Vậy giáo dục trẻ có thật sự khó khăn như người ta nghĩ không? Trong cuộc sống hôn nhân, nếu có quá nhiều vấn đề thì các cặp đôi có thể ly dị. Nhưng trong việc giáo dục con cái thì khi các vấn đề và khủng hoảng xảy ra thường xuyên, người ta không thể vì thế chia tay nhau, mà phải tìm ra cách để vượt qua nó. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cặp vợ chồng chia tay nhau, vì người bố hoặc người mẹ không thể tìm ra lối thoát, không chịu nổi áp lực của việc dạy dỗ con cái. Lúc ấy thì chỉ còn một người ở lại chịu trận, thường là mẹ của đứa trẻ. Điều này khiến cho việc vượt qua khủng hoảng trong việc giáo dục con cái của người mẹ trở nên khó khăn hơn.

Nội dung chính của cuốn sách
Cuốn sách trong tay bạn đề cập đến nhóm đối tượng là trẻ từ 2 tuổi trở lên. Thời kì sơ sinh đã qua và đây là giai đoạn trọng tâm để tập trung chăm sóc và nuôi nấng trẻ. Do đó việc giáo dục trẻ càng trở nên quan trọng hơn. Lúc trẻ còn nhỏ thì bố mẹ cũng đã phải xử lí những vấn đề như trẻ thường xuyên kêu khóc, khó ngủ, ngủ không đẫy giấc hay như việc chuyển từ bú sữa sang việc ăn dặm. Giờ trẻ đã biết đi, hiểu những lời người lớn nói và bắt đầu tập nói.

Bước quan trọng được coi là dấu mốc trong quá trình phát triển của trẻ chính là chúng nhận thức được rằng mình là một cá thể độc lập. Dần dần sẽ đến khoảng thời gian mà trẻ có thể ghi nhớ lại trong tâm trí và sau này sẽ hồi tưởng lại được.

Lúc này, bố mẹ vẫn có những ảnh hưởng rất lớn với trẻ. Cho tới khi trẻ đến trường, bố mẹ vẫn còn có vô vàn việc phải lo: vừa là người nuôi dưỡng, chăm sóc, vừa là người giáo dục, chữa bệnh, lại kiêm thêm vai trò xử lí khủng hoảng. Cha mẹ cũng là con người, cũng mắc lỗi và được phép mắc lỗi.

Cuốn sách này sẽ khiến các bậc cha mẹ nhận ra rằng việc dạy dỗ trẻ em thật sự không khó khăn như họ nghĩ. Có ba điều trọng tâm như sau:

Trẻ em vẫn chưa thể tự đáp ứng nhu cầu của mình. Vì vậy chúng cần cha mẹ. Trẻ càng nhỏ càng cần được chăm sóc nhiều hơn. Một phần rất quan trọng của giáo dục là đem lại cho trẻ những gì chúng cần. Đây có lẽ là điều quan trọng nhất, nhưng rất may mắn khi đó không phải là điều khó khăn nhất.

Chính phụ huynh cũng có những nhu cầu riêng. Hoàn toàn không hay nếu cha mẹ để cho con cái trèo lên đầu lên cổ trong suốt một thời gian dài, để cho con cái vắt kiệt sức lực của mình. Như vậy hôn nhân cũng có thể tan vỡ và mối quan hệ cha mẹ – con cái cũng phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Giáo dục cũng có nghĩa là: dạy cho trẻ biết rằng những người xung quanh chúng – nhất là cha mẹ – cũng có những nhu cầu riêng và chúng cần phải tôn trọng điều đó. Rất nhiều phụ huynh gặp khó khăn khi dạy trẻ điều này.

Một điều có lẽ khó chịu nhất trong việc dạy dỗ trẻ: đó là luôn phải nói với trẻ “Con làm cái này đi!” – “Để đó!”. Cha mẹ luôn bắt trẻ làm những việc chúng không muốn làm, tuy việc đó cần thiết và có ý nghĩa, ví dụ như dọn dẹp phòng hay tự mặc quần áo. Tương tự thì bố mẹ cũng phải hạn chế trẻ làm những việc không cần thiết như xem tivi quá lâu, lấy đồ chơi của các bạn hay ăn quá nhiều đồ ngọt. Điều trái khoáy ở đây là trẻ thường rất thích làm, mà là làm ngay, làm luôn những điều người lớn không cho phép.

Trẻ cần gì?
NHỮNG NHU CẦU NÀO của trẻ mà phụ huynh cần và nên đáp ứng, để trẻ lớn lên hạnh phúc và không bị thiếu thốn?

Trẻ em cần tình yêu thương và sự công nhận, cần sự an toàn và bảo vệ. Chúng muốn được tự trải nghiệm, được cung cấp đầy đủ cho cuộc sống, được bố mẹ tin tưởng, muốn có thời gian, cần sự quan tâm, sự mềm mỏng. Nhưng chúng ta hãy để trẻ tự nói chúng cần gì.

Muốn được cha mẹ đón nhận

Bố mẹ thân yêu!
Con không nhạy cảm như bố mẹ nghĩ đâu. Con có thể tự chịu đựng được một số thứ. Không quá tệ khi thỉnh thoảng bố mẹ thấy bực dọc, có tâm trạng tồi tệ và thậm chí còn mắng con. Khi con biết bố mẹ thật sự yêu quý con, thì mọi chuyện sẽ lại tốt đẹp. Với con, điều quan trọng nhất là bố mẹ yêu quý con như chính con người con, và rằng bố mẹ cho con thấy được điều đó. Con rất muốn bố mẹ thấy con là một đứa con tuyệt vời và bố mẹ cảm thấy hạnh phúc vì có con. Con rất cần điều đó, bởi con không phải là một đứa trẻ siêu phàm. Hãy chấp nhận con như chính con người con, kể cả khi con vẫn chưa thể nói dù đã lên 2 tuổi rưỡi. Hay khi con đi nhà trẻ mà chỉ ngồi trong lòng bố mẹ mà chưa biết làm gì. Hay khi con khóc khi không thấy bố mẹ ở bên. Hay khi con 4 tuổi vẫn phải đeo bỉm vào ban đêm. Hay khi con la khóc mỗi lần không làm được việc gì hay không được phép có thứ gì đó. Con tự biết rằng đôi khi con thật sự phiền phức! Nhưng đó không phải lỗi của bố mẹ. Bố mẹ đừng tự đổ lỗi cho mình. Con không làm như vậy để làm bố mẹ phải bực dọc. Con cần điều đó để học hỏi. Hãy nói cho con biết mỗi khi con cư xử không đúng mực. Và chỉ cho con biết cách làm thế nào để tốt hơn. Nhưng hãy vẫn yêu quý con cùng với tất cả lỗi lầm của con, bố mẹ nhé!
Thời gian và sự quan tâm
Bố mẹ thân yêu!
Con biết bố mẹ không thể ở bên con để chăm sóc con cả ngày. Con biết rõ rằng, khi con ở bên bác giúp việc hay tới nhà trẻ hay ở trong nôi, là vì bố mẹ phải làm việc gì đó. Nhưng con cần ít nhất một lần trong ngày bố mẹ ở bên, và nếu có thể, chỉ ở bên một mình con thôi. Không quan trọng bao nhiêu lâu. Nhưng con cần bố mẹ, để bố mẹ nhìn ngắm và nghe con, xem những điều con đã làm, cái nhà con đã xếp được hay bức tranh con đã vẽ. Và để kể cho con nghe, đọc truyện cho con, hát cùng con và chơi trò đóng kịch hay quan trọng nhất là làm gì đó mà bố mẹ cũng thích. Con có thể học được rất nhiều từ bố mẹ. Và cùng chơi với bố mẹ con có thể sẽ có rất nhiều niềm vui.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button