Kỹ năng mềm

Nghệ Thuật Lãnh Đạo Theo nguyên Tắc

sach-nghe-thuat-lanh-dao-theo-nguyen-tac1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Stephen R. Covey

Download sách Nghệ Thuật Lãnh Đạo Theo nguyên Tắc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

DẪN NHẬP

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN THEO NGUYÊN TẮC

Trong các cuộc hội thảo của mình, tôi thường mời mọi người phát biểu về những vấn đề gai góc nhất hoặc nêu ra các câu hỏi khó nhất của họ. Hiển nhiên là các vấn đề và câu hỏi này phải liên quan đến những xung đột hoặc nghịch lý không thể giải quyết bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận thông thường. Sau đây là một vài ví dụ:

  • Làm thế nào để cân bằng giữa các lĩnh vực cuộc sống cá nhân và sự nghiệp dưới những áp lực và khủng hoảng thường xuyên?
  • Làm thế nào để thực sự cảm thấy hạnh phúc trước những thành công và năng lực vượt trội của người khác?
  • Làm thế nào để duy trì sự kiểm soát, trong khi vẫn cho mọi người quyền tự do và tự chủ để làm việc hiệu quả và thành công?
  • Làm thế nào để tiếp thu các nguyên tắc về chất lượng toàn diện và cải tiến liên tục ở mọi cấp độ và mỗi con người khi họ đã quá hoài nghi đối với tất cả các chương trình hành động trong tháng đã qua?

Có lẽ bạn cũng từng tự hỏi mình những câu hỏi này khi phải vật lộn với những thách thức đời thường trong cuộc sống cá nhân và cả trong tổ chức của bạn. Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo hiệu quả.

Cho ai một con cá, có thể nuôi anh ta một ngày; dạy anh ta cách câu cá, giúp anh ta kiếm sống cả đời.

Với hiểu biết đó, chính bạn sẽ có thể trả lời những câu hỏi này và những vấn đề khó khăn khác. Bằng không, bạn sẽ phải mày mò và giải quyết mọi thứ theo bản năng.

Trong những năm qua, kể từ khi xuất bản cuốn 7 thói quen để thành đạt, tôi đã gặp gỡ nhiều cá nhân đáng khâm phục khi luôn tìm cách nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tổ chức của họ. Nhưng, thật đáng buồn, tôi nhận thấy nhiều người sử dụng các phương pháp kém thuyết phục trong nỗ lực chân thành nhằm cải thiện các mối quan hệ của họ để đạt đến những kết quả mong muốn.

Thông thường, những phương pháp tiếp cận này đi ngược lại các thói quen của người thành đạt. Thật vậy, John Covey, em trai tôi và là giảng viên cao học, đôi khi đề cập đến các phương pháp tiếp cận đó như là 7 thói quen của những người không thành đạt, cụ thể là:

  • Tiêu cực: nghi ngờ chính mình và đổ lỗi cho người khác;
  • Làm việc mà không có bất cứ mục đích rõ ràng nào;
  • Chạy theo công việc khẩn cấp trước mắt;
  • Tư duy thắng/thua;
  • Chỉ muốn người khác phải hiểu mình;
  • Nếu không thể thắng thì thỏa hiệp;
  • Sợ thay đổi và trì hoãn sự cải thiện.

Thành tích cá nhân sẽ dẫn đến thắng lợi tập thể khi những con người hiệu quả tiếp tục tiến lên trong quá trình tự trưởng thành. Tương tự, thất bại cá nhân là dấu hiệu báo trước các thất bại tập thể khi những con người không hiệu quả liên tục tụt hậu trong quá trình bất trưởng thành của mình – nghĩa là đi từ trạng thái phụ thuộc mà người khác phải cung cấp các nhu cầu cơ bản và làm thỏa mãn các mong muốn và khát vọng của họ, tới trạng thái chống phụ thuộc, nơi mà họ có các hành vi chống lại hoặc-bỏ-chạy, cho đến trạng thái tương thuộc, nơi họ hợp tác thay vì hủy hoại lẫn nhau.

Vậy thì chúng ta phải làm cách nào để phá bỏ các thói quen cũ đó và thay thế chúng bằng những thói quen mới?

Làm thế nào để thoát khỏi sức trì kéo của quá khứ và tái tạo chính mình để đạt được sự thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống cá nhân cũng như trong tổ chức?

Đó là điều mà cuốn sách này nỗ lực giải đáp. Trong Phần 1, tôi đề cập các ứng dụng của các nguyên tắc hiệu quả về mặt cá nhân và mối quan hệ giữa các cá nhân; trong Phần 2, tôi sẽ trình bày các ứng dụng trong quản lý và tổ chức.

NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ

Tôi muốn chia sẻ với bạn vài ví dụ về vấn đề mà tất cả chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Sau đó, tôi sẽ đưa ra một giải pháp dựa vào nguyên tắc.

  • Một số người biện minh cho các biện pháp mạnh nhân danh các cứu cánh tốt đẹp. Họ nói “kinh doanh là kinh doanh” và “đạo đức và nguyên tắc” đôi khi phải xếp sau lợi nhuận. Nhiều người trong số này không nhìn thấy mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống cá nhân tại gia đình với chất lượng của sản phẩm/dịch vụ nơi họ làm việc. Do đặc tính môi trường xã hội và pháp lý trong nội bộ công ty và các thị trường bị phân khúc ở bên ngoài, họ nghĩ rằng họ có thể tùy nghi lạm dụng các mối quan hệ mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.
  • Huấn luyện viên trưởng của một đội bóng chuyên nghiệp kể rằng vài cầu thủ của ông không chịu tập luyện sau khi kết thúc mùa bóng. Ông nói: “Họ tập trung trong tình trạng kém thể lực. Không hiểu sao họ nghĩ rằng có thể đánh lừa được tôi và cả Thượng đế để gia nhập đội hình và có thể chơi tốt trong các trận đấu!”.
  • Trong các cuộc hội thảo của mình, khi tôi hỏi: “Có bao nhiêu người trong các bạn đồng ý rằng phần lớn đội ngũ lao động của chúng ta có năng lực, sáng tạo, tài giỏi hơn mức mà công việc hiện tại của họ đòi hỏi?”, thì câu trả lời khẳng định là khoảng 99%. Nói cách khác, tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng nguồn lực lớn nhất của chúng ta đang bị lãng phí và chính sự quản lý kém cỏi nguồn nhân lực đã làm hại kết quả kinh doanh.
  • Những “người hùng” của chúng ta thường là những người làm ra nhiều tiền. Và khi người hùng nào đó – một diễn viên, một nghệ sĩ hài, một vận động viên, hoặc một chuyên gia – gợi ý rằng chúng ta có thể đạt được điều mình mong muốn bằng cách sống theo các nguyên tắc riêng, thì chúng ta thường lắng nghe họ, đặc biệt là khi các chuẩn mực xã hội củng cố cho điều họ nói.
  • Một số bậc cha mẹ lơ là việc giáo dục con cái và nghĩ rằng họ có thể làm bộ giữ hình ảnh mực thước ở ngoài xã hội, để khi về nhà thì thoải mái la hét và đập bàn giận dữ. Thế rồi họ bị sốc khi thấy con cái chưa thành niên của họ lấy ma túy, rượu chè và tình dục để lấp đầy những khoảng không trong cuộc sống của chúng.
  • Khi tôi mời một nhà điều hành doanh nghiệp tổ chức cuộc vận động kéo dài sáu tháng kêu gọi nhân viên viết một bản tuyên ngôn sứ mệnh cho công ty, ông nói: “Stephen, vậy là anh không hiểu chúng tôi rồi. Chúng tôi sẽ làm xong chuyện nhỏ này vào cuối tuần”. Tôi thấy người ta hay dành thời gian cuối tuần để giải quyết mọi chuyện – tìm cách hàn gắn quan hệ hôn nhân vào dịp cuối tuần, tìm cách củng cố lại mối quan hệ đã lạnh nhạt với con cái của họ vào dịp cuối tuần, tìm cách thay đổi văn hóa công ty vào dịp cuối tuần… Nhưng có những chuyện không thể giải quyết vào dịp cuối tuần!
  • Nhiều bậc cha mẹ tự nguyện chịu đựng sự nổi loạn và phản kháng của con cái chưa thành niên, đơn giản vì họ quá lệ thuộc về tình cảm vào việc con cái chấp nhận họ, và như vậy một sự thông đồng được thiết lập, ở đó hai bên cần những điểm yếu của nhau để khẳng định các cảm nhận về nhau và để biện minh cho sự thiếu hiệu quả của mình.
  • Trong quản lý, mọi chuyện thường được giản lược thành các phép đo. Tháng Bảy thuộc về các nhà điều hành, còn tháng Mười Hai dành cho các nhà quản lý. Các con số thường được biến hóa vào cuối năm để làm đẹp các bản báo cáo. Chúng được xem là chính xác và khách quan, nhưng ai cũng biết rằng chúng dựa trên những giả định chủ quan.
  • Hầu hết người nghe đều chán ngán các diễn giả “khéo miệng” – những người chẳng có gì để nói ngoài những câu chuyện làm quà trộn lẫn mấy lời nhạt nhẽo. Người nghe chỉ muốn thực chất, muốn quy trình. Họ muốn nhiều hơn, chứ không phải mấy viên thuốc cảm hay vài miếng băng cá nhân. Họ muốn giải quyết những căn bệnh kinh niên và đạt được các kết quả lâu dài.
  • Có lần tại một hội nghị đào tạo, tôi nói chuyện với một nhóm nhà điều hành cao cấp và phát hiện ra rằng họ cảm thấy khó chịu vì ông tổng giám đốc “buộc” họ “đến và ngồi bốn ngày chỉ để nghe một mớ tư duy trừu tượng”. Họ thuộc về một thứ văn hóa phụ thuộc, gia trưởng vốn xem đào tạo như một thứ chi phí, thay vì khoản đầu tư. Công ty của họ quản lý con người chẳng khác nào quản lý các vật thể.
  • Ở trường học, chúng ta yêu cầu sinh viên lặp lại điều chúng ta đã dạy cho họ; chúng ta kiểm tra họ về chính bài giảng của chúng ta. Họ tìm hiểu hệ thống, vui chơi và trì hoãn việc học, rồi đến lúc lại nhồi nhét kiến thức và trả bài cho chúng ta để lấy điểm. Họ thường suy nghĩ rằng mọi thứ trên đời đều vận hành theo cùng một hệ thống đó.

Một số thói quen gây ra sự kém hiệu quả bắt rễ từ lối suy nghĩ ngắn hạn, đốt cháy giai đoạn. Liệu lối học nhồi nhét ở trường có hiệu quả ở một trang trại không? Liệu chúng ta có thể bỏ đi hai tuần không vắt sữa bò, rồi quay lại và vắt sữa như điên không? Liệu chúng ta có thể “quên” không gieo hạt vào mùa xuân hoặc bỏ qua cả mùa hè và ra sức cày xới vào mùa thu để mong có một vụ mùa bội thu? Chúng ta có thể cười nhạo lối tiếp cận ngớ ngẩn đó trong nông nghiệp, nhưng trong môi trường khoa học, chúng ta vẫn cứ học nhồi nhét để lấy điểm và nhận mảnh bằng giúp chúng ta kiếm được một việc làm mơ ước, cho dù chúng ta không có nền tảng kiến thức tổng quát tốt.

ĐỌC THỬ

CÁC TRỌNG TÂM CUỘC SỐNG

Việc chú ý đến các trọng tâm có thể thay thế lẫn nhau như công việc, thú vui, bạn bè, đối thủ, vợ chồng, gia đình, bản thân, tôn giáo, tài sản, tiền bạc… sẽ làm chúng ta suy yếu và chệch hướng. Chẳng hạn, nếu tập trung vào lăng kính xã hội, chúng ta dễ phó thác cho hoàn cảnh và để ý kiến của người khác dẫn dắt, kiểm soát. Thiếu an toàn và tự trọng, chúng ta dễ lệ thuộc người khác về mặt tình cảm. Thiếu khôn ngoan, chúng ta dễ lặp lại những sai lầm của quá khứ. Thiếu định hướng, chúng ta dễ chạy theo các xu thế nhất thời và không thực hiện được điều chúng ta đã khởi sự. Thiếu năng lực, chúng ta dễ phản xạ lại những gì xảy ra với chúng ta và phản ứng theo các điều kiện bên ngoài và tâm trạng bên trong.

Nhưng khi tập trung vào các nguyên tắc đúng đắn, cuộc sống chúng ta trở nên thăng bằng hơn, nhất quán hơn, có tổ chức hơn, vững chắc hơn và bắt rễ sâu hơn. Chúng ta đã có nền tảng cho mọi hoạt động, mọi mối quan hệ và quyết định. Chúng ta cũng có ý thức làm chủ đối với mọi mặt trong cuộc sống của mình, kể cả thời gian, tài năng, tiền bạc, của cải, các mối quan hệ, gia đình và thân thể chúng ta. Chúng ta nhận ra nhu cầu sử dụng chúng vì những mục đích tốt đẹp, và, như một người làm chủ, chúng ta chịu trách nhiệm trong việc sử dụng đó.

Việc tập trung vào các nguyên tắc đem lại sự an toàn cần thiết, khiến chúng ta không bị đe dọa bởi sự thay đổi, sự so sánh hay chỉ trích. Sự định hướng giúp xác định sứ mệnh, vai trò của chúng ta và đề ra các kế hoạch, mục tiêu. Sự khôn ngoan giúp chúng ta học hỏi từ chính sai lầm của mình và không ngừng cải thiện bản thân. Năng lực giúp chúng ta giao tiếp và hợp tác, ngay cả trong điều kiện áp lực và mệt mỏi.

An toàn: An toàn thể hiện ý thức của chúng ta về giá trị, bản sắc, tình cảm, lòng tự trọng và sức mạnh bản thân. Chúng ta đã biết nhiều cấp độ an toàn – trong một chuỗi liên tục giữa một bên là ý thức sâu sắc về giá trị an toàn nội tại cao, còn bên kia là sự mất an toàn nghiêm trọng, nơi cuộc sống bị vùi dập bởi sức tác động từ mọi phía.

Định hướng: Định hướng là xác định hướng đi của chúng ta trong cuộc sống, chủ yếu bắt nguồn từ các chuẩn mực, nguyên tắc và các tiêu chí chi phối việc ra quyết định hay hành động của chúng ta. “Bảng điều khiển bên trong” này có chức năng như lương tâm vậy. Những người hoạt động ở mức định hướng thấp thường thiên về các đam mê thể chất và lệ thuộc vào cảm xúc, có lối sống ích kỷ, ăn chơi, hưởng lạc. Nhóm kế tiếp, có mức định hướng trung bình, thể hiện sự phát triển của lương tâm xã hội – một lương tâm được giáo dục và nuôi dưỡng bằng cách tập trung vào các thể chế nhân sinh, truyền thống và các mối quan hệ định hướng. Ở mức cao là lương tâm tinh thần, khi định hướng xuất phát từ các nguồn cảm hứng – một chiếc la bàn hướng vào các nguyên tắc đúng đắn.

Khôn ngoan: Sự khôn ngoan thể hiện một cái nhìn minh triết về đời sống, một ý thức về sự cân bằng, một sự hiểu biết sâu sắc về phương thức áp dụng và mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần và nguyên tắc khác nhau. Khái niệm này bao hàm sự phán đoán, khám phá và thông hiểu. Sự khôn ngoan là nhất thể, một thể thống nhất. Ở mức độ thấp, sự khôn ngoan là tấm bản đồ không chính xác khiến người ta tư duy dựa vào các nguyên tắc bị bóp méo, lệch lạc. Ở mức cao, nó là chiếc la bàn cuộc sống – chính xác và hoàn chỉnh – trong đó, tất cả các thành phần và các nguyên tắc có liên hệ mật thiết với nhau. Khi tiến tới mức độ khôn ngoan cao hơn, chúng ta cũng không ngừng nâng cao cảm nhận về sự hoàn thiện (sự việc nên là như vậy), cũng như cách tiếp cận nhạy cảm và thiết thực đối với hiện tượng (sự việc như đang có). Khôn ngoan cũng bao gồm khả năng phân biệt niềm vui chính đáng với sự thỏa mãn nhất thời.

Năng lực: Năng lực là khả năng hành động, sức mạnh và lòng can đảm để hoàn thành điều gì đó, là năng lượng thiết yếu để lựa chọn và ra quyết định, thể hiện khả năng loại bỏ những thói quen đã bám rễ và nuôi dưỡng các thói quen tiến bộ, hiệu quả hơn. Mức độ năng lực thấp thường tồn tại ở những người có bản chất yếu đuối, thiếu chắc chắn, là sản phẩm của những sự việc đang hoặc đã xảy ra. Họ chủ yếu lệ thuộc vào hoàn cảnh và những người khác. Họ phản ảnh ý kiến và phương hướng của người khác; họ không biết thế nào là niềm vui và hạnh phúc đích thực. Ở mức độ cao của năng lực là những người có tầm nhìn và kỷ luật. Cuộc sống của họ là sản phẩm mang dấu ấn riêng đến từ các quyết định của cá nhân họ hơn là từ các điều kiện bên ngoài. Họ dám nghĩ dám làm; họ luôn chủ động; họ chọn cách phản ứng trước hoàn cảnh dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn phổ quát. Họ chịu trách nhiệm về tình cảm, tâm trạng, thái độ cũng như tư tưởng và hành động của mình.

Bốn yếu tố trên đây – sự an toàn, sự định hướng, sự khôn ngoan và năng lực – có tính tương thuộc lẫn nhau. Sự an toàn và định hướng vững chắc mang lại sự khôn ngoan đích thực, còn sự khôn ngoan trở thành tia lửa hay chất xúc tác để giải phóng và định hướng năng lực. Khi kết hợp hài hòa với nhau, bốn yếu tố này sẽ tạo ra một sức mạnh to lớn cho một nhân cách cao thượng, một tính cách cân bằng và một cá nhân hoàn hảo.

CÁC TRỌNG TÂM CỦA TỔ CHỨC
Lãnh đạo theo Nguyên tắc bao gồm 7 Thói quen để thành đạt, các nguyên tắc có liên quan, các ứng dụng và quy trình. Do tập trung vào các nguyên tắc cơ bản và quy trình nên lãnh đạo dựa vào nguyên tắc thường dẫn đến những biến đổi thực sự sâu sắc về văn hóa.

Một khi lấy nguyên tắc làm trọng tâm, bạn lập tức nhận ra rằng nhất thiết phải cư xử với người khác đúng như cách bạn muốn họ cư xử với mình. Bạn xem đối thủ cạnh tranh là nguồn để học hỏi, là người giúp bạn trở nên sắc bén và nói cho bạn biết các điểm yếu của mình. Nhân cách của bạn không bị đe dọa – bởi họ hay bởi các điều kiện bên ngoài – vì bạn có một điểm tựa và chiếc la bàn. Dù đứng giữa vô vàn những đổi thay dữ dội, bạn vẫn duy trì được tầm nhìn và sự phán đoán đúng đắn. Và bạn luôn được tiếp thêm sức mạnh từ bên trong.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button