Kỹ năng mềm

Nghệ Thuật Giao Tiếp Hiệu Quả

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Patrick King

Download sách Nghệ Thuật Giao Tiếp Hiệu Quả ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Bản chất tôi là một người tò mò. Nói cách khác, tôi thích chú trọng vào đối phương khi giao tiếp và tìm hiểu động cơ, mục đích sâu xa của họ. Tôi không hứng thú lắm với việc bàn luận về ngôn từ và về ai, cái gì, ở đâu. Mọi người thường gọi tôi là gián điệp trong giao tiếp, nhưng không hẳn lúc nào tôi cũng vậy.

Có một sự việc xảy ra cách đây một vài năm đã làm thay đổi cách nhìn của tôi về giao tiếp, giúp tôi mở mang được tầm mắt.

Một người bạn của tôi vừa kết thúc một chuyến đi đã làm thay đổi cả cuộc đời cô ấy. Đó là chuyến đi vòng quanh Trung Đông, kéo dài khoảng 60 ngày. Cô ấy đã trải nghiệm sự khác biệt to lớn trong cách đối xử với phụ nữ quanh thế giới và trực tiếp chứng kiến cảnh trên cùng một con phố vừa có kẻ giàu nứt đố đổ vách, lại vừa có người nghèo đến khốn cùng.

Có lẽ, mọi người đang đoán rằng tôi sẽ rất hào hứng khi nghe câu chuyện về trải nghiệm và góc nhìn mới của bạn mình. Nhưng khi đó tôi vừa nhận một công việc mới, và đang ngập trong những xúc cảm về tầm quan trọng cũng như sự phát triển của bản thân.

Vậy nên khi cùng nhau ăn tối, tôi chẳng hỏi nhiều về chuyến đi của cô ấy. Tôi cũng có gợi vài mẩu chuyện, nhưng phần lớn thời gian, tôi chỉ chăm chăm kéo chủ đề về công việc của mình và tầm ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của bản thân. Càng kể lể nhiều, tôi càng nhận ra tâm trạng cô bạn đang thay đổi.

Khi mới ngồi xuống, bạn tôi nung nấu bao điều muốn kể về sự phức tạp của văn hóa Trung Đông. Tuy nhiên, cô ấy dần trở nên ủ rũ và chán nản.

Càng nói nhiều về bản thân, tôi càng cảm thấy hào hứng, nhưng bạn tôi lại không có được cơ hội này. Mọi cuộc hội thoại, kể cả giữa những người bạn thân, cũng có những khoảng không giới hạn. Tôi đã làm hỏng khoảng giới hạn đó bằng những nhận định và câu chuyện về chính mình, đồng thời khiến cho người bạn của mình không thể có điều kiện để chia sẻ. Trái ngược với tôi, bạn tôi cảm thấy có chút khó chịu và không thỏa mãn với cuộc hội thoại đó khi không thể khoe khoang những trải nghiệm của mình.

Đối với nhiều người, một cuộc nói chuyện thú vị không nhất thiết dựa vào phản ứng giữa các bên hay phải diễn ra trôi chảy. Hội thoại là cơ hội để chia sẻ và giãi bày những cảm xúc của mình. Nó cũng bao gồm lợi ích của mỗi cá nhân khi có thể khoe ra phần tuyệt vời bên trong mình.

Đúng vậy, chúng ta đều bị chi phối bởi lợi ích cá nhân và những gì ta sẽ có được trong các tình huống khác nhau, thậm chí cả trong giao tiếp với bạn bè. Tôi đã cướp đi lợi ích đó của bạn mình.

Chính nhờ trải nghiệm và những gì nhận ra sau buổi gặp gỡ này, tôi đã cố gắng để trở nên tò mò hơn khi giao tiếp. Kết quả là tôi đã kết nối với mọi người chặt chẽ hơn và phát triển được nhiều mối quan hệ hơn. Điều này khiến tôi tự hỏi rằng liệu đã có bao nhiêu người bạn bị tôi làm phật lòng khi không cho họ có được khoảng không của bản thân khi giao tiếp.

Nghệ thuật giao tiếp hiệu quả là cuốn sách viết về cách kết bạn và cách làm chủ các tình huống xã hội. Cuốn sách này tập trung vào các chiến lược và kĩ thuật giúp bạn trở nên cuốn hút hơn, thể hiện được nhiều cảm xúc hơn trong giọng điệu và trao đổi thông tin tế nhị hơn.

Hiển nhiên, mọi người thường muốn chia sẻ về bản thân nhiều hơn là lắng nghe về người khác. Nhưng quy tắc đơn giản này lại không mấy khi được tuân thủ.

Có những thứ sẽ giúp bạn gia tăng sự lôi cuốn của bản thân, đồng thời có thể giải quyết mọi cuộc gặp gỡ trong xã hội mà chẳng cần tốn chút công sức nào. Chẳng phải đó chính là mục đích của việc làm chủ kĩ năng giao tiếp sao?

ĐỌC THỬ

Chương 1ĐỪNG LÊN GIỌNG CUỐI CÂU

Hiện tượng lên giọng cuối câu là gì?

Bạn hỏi một người giờ nào thì phim chiếu, và họ trả lời. Vấn đề duy nhất là, câu trả lời của họ có ngữ điệu giống một câu hỏi hơn một câu trần thuật.

– Mấy giờ thì phim bắt đầu chiếu nhỉ?

– Ừm…Bảy giờ?

– Bạn có chắc không?

Người bạn này có biết chắc câu trả lời không, họ có đang nói dối bạn không, hay họ chỉ đang không chắc thôi? Hãy tưởng tượng tông giọng không chắc chắn và thiếu tự tin này được áp dụng trong mọi câu trả lời xem.

Đó chính là hiện tượng lên giọng cuối câu. Đối với những người đã xem cảnh phim nổi tiếng trong bộ phim “Huyền thoại Burgundy”, lúc Ron Burgundy đọc một đoạn chạy trên màn hình lớn là: “Tôi là Ron Burgundy…?”. Đó cũng là hiện tượng lên giọng cuối câu.

Hiện tượng lên giọng cuối câu là khi bạn diễn đạt một câu trần thuật như một câu hỏi. Những câu trần thuật như vậy không giống như mẫu câu nói mà đối phương mong đợi, vì vậy nó thường khiến họ hoang mang và hiểu lầm.Nói một cách dễ hiểu hơn, hiện tượng lên giọng cuối câu là khi bạn luôn lên giọng ở cuối câu, kiểu lên giọng chỉ sử dụng trong câu hỏi.

– Bạn có muốn ăn tối không? – Đây đích thực là một câu hỏi.

– Ừ, tôi cũng đang đói…

Nhịp điệu hay cách lên giọng ở cuối câu đã biến câu nói này từ một câu trả lời thành một câu hỏi, khiến người khác cảm thấy bạn đang không chắc chắn.

Bạn có thể để ý hiện tượng này ở bạn bè và người quen của mình và nếu tìm hiểu kĩ hơn thì bạn sẽ thấy nó xảy ra nhiều hơn đối với phụ nữ.

Tại sao lại thế và tại sao đây lại là một vấn đề?

Lý do khiến phụ nữ thường nói chuyện kiểu này là ở nhiều nền văn hóa, phụ nữ được giáo dục để thỏa hiệp, kém chủ động và ít hung hăng hơn. Vì vậy, họ áp dụng hiện tượng lên giọng cuối câu để thể hiện rằng họ đang thỏa hiệp và sẵn lòng thay đổi quyết định ban đầu, mặc dù đó không phải là điều họ muốn.

Đó chính là lí do tại sao hiện tượng lên giọng cuối câu lại là một vấn đề cần được khắc phục.

Thông thường, việc lên giọng cuối câu sẽ không khiến bạn trở nên dễ thỏa hiệp hơn. Nó chỉ khiến bạn trở nên không chắc chắn, bị động và cảm tưởng như bạn cũng chẳng biết bản thân đang nói gì.

– Johnson, phân tích của cậu về các mục này có chính xác không?

– Có…?

Khi lên giọng cuối câu, bạn có vẻ không dám chắc với câu trả lời của mình. Câu trả lời đó nghe có vẻ ngập ngừng, băn khoăn, vô thưởng vô phạt và thiếu tự tin. Bạn đang thăm dò xem liệu câu trả lời của mình có được chấp thuận không. Bạn đang tìm kiếm sự phê chuẩn. Bạn đang để người khác nghĩ rằng bạn muốn họ tác động đến điều bạn nói.

Nếu câu nói của bạn nhỏ dần đều thay vì kết thúc một cách quả quyết, bạn cũng đang mắc phải hiện tượng này. Ví dụ như: “Này, hay là đi chơi bowling đi…”

Mắc phải thói quen lên giọng cuối câu kể cả khi trả lời câu hỏi đơn giản cũng có thể mang đến những tác động tiêu cực không ngờ tới. Kết quả xấu nhất là đối phương sẽ cảm thấy mơ hồ và không thoải mái, vì họ sẽ nghĩ rằng bạn đang che dấu mục đích thực sự của bản thân.

Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra khi câu chữ, tông giọng và hành động của bạn không đồng nhất với nhau. Đối phương sẽ không thể hiểu được bạn và điều bạn muốn. Họ sẽ không thể thoải mái khi ở bên bạn, do họ không dám chắc bạn sẽ trả lời họ đúng không.

Tôi sẽ lấy thêm một ví dụ. Trong cuộc đối thoại sau, thói quen lên giọng cuối câu khiến cả hai bên đều không thỏa mãn.

– Bạn có muốn ăn tối không?

– Có…?

– Thế là có muốn hay không?

Hoặc: Nghe như kiểu bạn không muốn. Thế thì đợi thêm một tiếng nữa vậy.

Hãy luôn cân nhắc sự thật đơn giản này trong tâm trí mỗi khi bạn muốn lên giọng cuối câu chỉ để rào trước đón sau. Khi ai đó hỏi bạn một vấn đề, thứ họ muốn là một câu trả lời chứ không phải một câu hỏi mơ hồ đội lốt một câu trả lời khiến họ phải đoán già đoán non.

Trong bối cảnh xã hội, hoặc khi bạn đang ở cùng bạn bè và gia đình, hiện tượng lên giọng cuối câu cũng không hẳn là một vấn đề. Suy cho cùng thì họ đều là những người thân của bạn, vì vậy bạn không cần lúc nào cũng rạch ròi mọi thứ. Đôi khi, bạn cũng cần lợi dụng giọng điệu để rào đón và tạo cho bản thân một khoảng không để ứng biến. Dẫu vậy, việc này vẫn sẽ khá khó chịu, đặc biệt nếu đây là thói quen lặp đi lặp lại. Nếu bạn lúc nào cũng lên giọng ở cuối câu khi giao tiếp ngoài xã hội, bạn đang đẩy gánh nặng phải đưa ra quyết định và kế hoạch cho đối phương và sẽ dễ khiến họ khó chịu.

Còn trong bối cảnh công việc thì sao? Hãy tưởng tượng xem thói quen lên giọng cuối câu sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của bạn trướckhách hàng, đồng nghiệp, người hướng dẫn và cấp trên như thế nào. Hãy nghĩ xem việc lên giọng cuối câu sẽ mang lại ấn tượng ra sao?

Đó chính là ấn tượng về một người thiếu quyết đoán, kém tự tin và không chắc chắn. Như thể bạn cũng chẳng rõ bản thân đang nói gì. Nếu có người hỏi ý kiến của bạn về một bài phân tích, họ muốn dám chắc rằng bạn (1) thực sự đã hoàn thành và (2) có nhận định cụ thể về nó. Thói quen lên giọng cuối câu đẩy đi cơ hội để thảo luận, và cả sự tín nhiệm của người khác dành cho bạn.

Sự việc thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi bạn đứng ở vị trí lãnh đạo. Mọi người luôn mong đợi sự quyết đoán, chắc chắn và lí lẽ cho mọi quyết định bạn đưa ra. Lời nói của bạn sẽ truyền cảm hứng giúp người khác gia tăng sự tự tin.Tuy nhiên, việc lên giọng cuối câu lại chỉ khiến người khác không khỏi hoài nghi lời nói của bạn.

Đáng lẽ bạn nên đưa ra chỉ dẫn và truyền cảm hứng cho mọi người. Nhưng ngược lại, có vẻ như bạn đang tìm kiếm sự chấp thuận từ người khác.

Những người có thể giao tiếp lưu loát và tự tin ngoài xã hội chẳng cần sự chấp thuận từ ai khác. Kể cả khi bạn lên giọng để đưa ra dấu hiệu giữa các cá nhân với nhau, thói quen này vẫn sẽ làm gián đoạn mạch giao tiếp và dần phá hỏng các dự tính của bạn.

Điểm mấu chốt là: nếu bạn muốn người khác tin tưởng mình – điều kiện tiên quyết để tạo dựng mối quan hệ và sự đồng cảm – bạn cần dừng việc lên giọng cuối câu lại.

Vậy giờ đây khi bạn đã hiểu về hiện tượng lên giọng cuối câu và cách nó phá hoại những nỗ lực kết nối với mọi người của bạn như thế nào, làm sao để giải quyết được thói xấu này?

Đầu tiên, hãy làm rõ và nhận thức được bạn đang muốn đặt câu hỏi, hay trình bày một ý kiến. Khi những suy nghĩ vẫn đang hình thành trong đầu, hãy xác định lập trường rõ ràng luôn rằng bạn muốn hỏi hay muốn trình bày. Nếu bạn muốn hỏi, hãy đặt câu hỏi trực tiếp, đừng đưa ra một câu trả lời. Nếu muốn trình bày một vấn đề, đừng lên giọng cuối câu, vì thói quen này sẽ bóp méo ý định ban đầu trong câu chữ của bạn. Như tôi đã nói ở trên, người khác sẽ cảm thấy khá bực bội khi họ chẳng bao giờ biết được điều bạn thực sự muốn nói.

Thứ hai, hãy tập kết thúc câu nói bằng tông giọng khẳng định.

Câu khẳng định thường được xuống giọng ở cuối câu, và hơi nhấn mạnh từ khóa để một lần nữa làm rõ điều bạn đang bàn đến. Hãy thử đọc to câu sau dưới dạng câu hỏi và sau đó là câu trần thuật. Nhớ chú ý sự khác biệt khi lên giọng và xuống giọng ở cuối câu.

“Tôi sẽ ăn bánh mỳ và gặp bạn sau.”

Và cuối cùng, nhận thức chính là chìa khóa quan trọng nhất. Nếu trước đây chưa để ý thấy hiện tượng này, thì giờ đây bạn sẽ nhận ra nó có ở khắp nơi quanh bạn.

Hiện tượng lên giọng cuối câu là kết quả của việc bạn cứ cố suy đoán xem liệu một việc có được chấp nhận không. Nói dễ hiểu, việc lên giọng cuối câu là một cách nhanh hơn để đặt câu hỏi.

Để tránh mắc phải thói xấu này, thay thế những chữ bạn vô thức cắt đi bằng cả câu đầy đủ.

Đây là bản nói tắt: “Tôi sẽ ăn bánh mỳ và gặp bạn sau.”

Còn đây là bản đầy đủ: “Tôi sẽ ăn bánh mỳ và gặp bạn sau. Như thế có được không và liệu có tiện cho bạn không?”

Việc lên giọng cuối câu là một thói quen phần lớn chúng ta đều mắc phải từ khi còn nhỏ. Phải luyện tập lâu dài mới có thể bỏ được thói quen này. Nhưng thay đổi nhỏ cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách người khác nhìn nhận bạn và cả cách bạn nhìn nhận bản thân mình.

Hãy ghi nhớ: đừng đắn đo, nếu không mọi người sẽ chẳng hiểu nổi bạn đang nghĩ gì.

Chương 2Q-T–S KẾT HỢP C-M-L

Q-T-S là chiến lược giao tiếp ưa thích của tôi, vì tôi tin rằng chiến lược này có thể được áp dụng rộng rãi.

Đây là viết tắt của ba chữ Quá khứ, Triết lý và So sánh.

Quá khứ ở đây chỉ những trải nghiệm cá nhân và kí ức của bạn về chủ đề được bàn đến. Ghi nhớ một vài từ khóa như: Tôi vẫn nhớ cái hồi mà…

Triết lý là những cảm xúc, góc nhìn và nhận định của cá nhân bạn về chủ đề được bàn đến. Ghi nhớ các từ khóa: Tôi thực sự thích/ ghét việc này vì…

Cuối cùng, so sánh là đưa ra một chủ đề mở rộng, có thể liên quan hoặc không liên quan tới chủ đề đang được bàn luận. Ghi nhớ các từ khóa như: Việc này khiến tôi nghĩ đến…

Điểm mấu chốt của chiến thuật Q-T-S là ai cũng có Quá khứ, Triết lý và So sánh của bản thân mình. Bạn có kí ức, bạn có ý kiến, và bạn hoàn toàn có thể mở rộng thêm nếu chịu suy nghĩ, vậy nên nắm được chiến thuật Q-T-S cũng như vớ được phao cứu hộ khi đang lạc lõng trong một cuộc hội thoại hoặc mắc kẹt trong sự im lặng khó xử. Việc bạn cần làm chỉ là nghĩ đến Q-T-S và ngay lập lức bạn sẽ có được một chủ đề hay một câu chuyện mới.

Ở mọi cuộc hội thoại đều tồn tại những khoảnh khắc khó xử. Chẳng quan trọng liệu bạn có phải nhà ngoại giao tài ba nhất thế giới hay không. Sẽ luôn có những lúc giao tiếp bị ngừng trệ, hoặc không khí trở nên ngột ngạt. Nhưng chiến thuật Q-T-S sẽ giúp loại bỏ những khoảnh khắc khó xử này.

Bây giờ hãy thử với một chủ đề mà bạn thường không có gì để nói nhé. Đối với tôi, thì đó là giải đua xe NASCAR (Hiệp hội Đua xe thương mại Mỹ). Tôi đang sống ở San Francisco, và như mọi người ở đây, tôi đang sử dụng hệ thống phương tiện giao thông công cộng để đi lại.Giả sử như có ai nhắc đến tình yêu của họ với NASCAR, thứ mà tôi chả hiểu gì. Tôi sẽ áp dụng chiến thuật Q-T-S như sau:

Quá khứ: Tôi chưa từng đi xem bất cứ giải đua NASCAR nào, nhưng nó có vẻ rất thú vị. Bạn đã đi nhiều chưa? [Tôi không có quá khứ về chủ đề này]

Triết lý: Các giải đua NASCAR có vẻ rất đông vui. Chắc hẳn khi đến đó thì không chỉ là ngồi một chỗ và xem xe hơi đúng không? [Đưa ra một ý kiến về các giải đua NASCAR]

So sánh: Những tay đua ở NASCAR hẳn là sẽ có rất nhiều nhà tài trợ nhỉ? Nó làm tôi nhớ đến đội bóng đá châu Âu và đồng phục của họ. Điên đảo luôn! [Chọn một phương diện của chủ đề đang nói đến và so sánh với một thứ hoàn toàn khác]

Đúng vậy, chiến lược Q-T-S rất ấn tượng, nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng thành công.

Vấn đề duy nhất tồn tại ở chiến thuật này là bạn phải vẽ được một bức tranh trong đầu và quyết định xem sẽ nói về việc gì, hoặc gợi lại một sự kiện trong ngân hàng kí ức của mình. Việc tập hợp các dòng suy nghĩ và câu chữ mà không cần luyện tập là rất khó, có thể khiến chúng ta bối rối mất một lúc.

Q-T-S cần được dựng lên trong đầu. Nhưng các bước của chiến thuật C-M-L được vẽ lên bên ngoài.

C-M-L là viết tắt của Cụ thể, Mở rộng và Liên hệ. Ở chiến thuật này, bạn trực tiếp nói về chủ đề đang được bàn đến và đặt câu hỏi về chủ đề này một cách cụ thể, mở rộng hoặc qua liên hệ. Đối với nhiều người thì cách này dễ hơn, vì nó cho phép họ được xử lý thông tin ngay lập tức và phản ứng lại với điều gần nhất mà họ nghe thấy.

C-M-L là một chiến thuật giao tiếp tuyệt vời vì nó không xa rời với ngữ cảnh. Chiến thuật này không yêu cầu bạn phải lục lọi lại quá khứ hay chuyên môn như chiến thuật trước trước. C-M-L bám sát chủ đề của cuộc hội thoại và giúp bạn điều chỉnh nội dung để không bị lạc đề.

Trong một số trường hợp, phương pháp Q-T-S không thể hoặc không thích hợp để áp dụng với một số nội dung được gợi lên. Những lúc đó, bạn có thể nhanh chóng chuyển sang sử dụng C-M-L.

Dưới đây là cách chiến thuật C-M-L vận hành.

C – Cụ thể. Ở bước này, bạn đặt câu hỏi hoặc đưa ra ý kiến cụ thể hơn và đi sâu hơn vào chủ đề được nói đến.

Ví dụ, khi nghe ai đó kể chuyện họ đang lắp ráp xe hơi, bạn có thể đặt câu hỏi kiểu như: Vậy sẽ thế nào nếu bạn lắp ráp theo cách này? hoặc Tôi chưa từng thấy ai làm như vậy bao giờ. Liệu sẽ mất bao lâu, và cụ thể là bạn cần những dụng cụ gì?

Khi bạn chẳng biết gì về chủ đề này, vào những lúc như vậy, hãy đẩy nó lại cho người gợi chuyện để bạn có thể học hỏi được thêm. Hãy chuyển ánh đèn sân khấu sang cho họ và giúp họ được chia sẻ về từng chi tiết vặt vãnh. Hãy yêu cầu họ làm như vậy. Khi bàn luận cụ thể hơn, bạn cũng không tránh được việc chạm tới những động cơ và quá trình trong suy nghĩ của mọi người. Đây cũng chính là thứ mọi người muốn được sẻ chia.

Câu hỏi Tại sao rất hữu dụng trong trường hợp này. Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, những câu hỏi này lại thích hợp để sử dụng trong bước tiếp theo.

B – Mở rộng. Lúc này, bạn nên đặt ra những câu hỏi hoặc đưa ra những ý kiến chung chung hơn.

Ví dụ, nếu ai đó kể với bạn về cách họ đang lắp ráp một chiếc xe hơi, bạn có thể áp dụng các câu hỏi Ai, Cái gì, Lúc nào và Ở đâu:

Bạn có làm cùng ai không? Đó là loại xe gì? Bạn bắt đầu từ lúc nào? Bạn để các bộ phận ở đâu?

Các câu hỏi mở rộng là một bước lùi lại giúp thu thập ngữ cảnh và bối cảnh của chủ đề. Đây sẽ là điều cần thiết để bạn có thể hiểu rõ được nội dung của chủ đề.

L – Liên hệ. Khi không thể nghĩ được điều gì cụ thể hoặc chung chung để nói tiếp, hãy tìm một chủ đề liên quan đến chủ đề đang được nói đến.

Bước này cũng gần giống với bước So sánh trong chiến thuật Q-T-S, vì những câu hỏi có thể đưa ra khá tương tự nhau. Hãy ghi nhớ những cụm quan trọng sau: Việc này khiến tôi nghĩ đến…

Ví dụ, nếu chủ đề đang được thảo luận là lắp ráp xe hơi, bạn cũng không cần phải hỏi thêm quá nhiều nếu không thực sự quan tâm. Chỉ cần lựa một chi tiết nhỏ, liên quan hay không đều được và tận dụng nó để gợi lên một chủ đề khác.

Việc lắp ráp xe khiến tôi nghĩ đến việc tập thể hình…Việc này cũng rất cực.

Lắp ráp xe hơi khiến tôi nghĩ đến việc lắp ráp máy tính. Bạn đã từng làm bao giờ chưa?

C-M-L là một chiến thuật giao tiếp đầy hiệu lực, có thể giúp bạn không cần mất thời gian suy nghĩ mà vẫn không bị cạn ý tưởng để nói. Bạn sẽ không bị mắc phải vũng lầy thường gặp khi cố gắng đi đúng hướng và bắt kịp đối phương trong khi suy nghĩ xem nên nói gì tiếp theo.

C-M-L khiến đối phương thấy rằng bạn thực sự tò mò và quan tâm đến cuộc hội thoại, điều làm nên sự thoải mái cần thiết của một mối quan hệ.

Nếu có một vũng lầy tồn tại với chiến lược C-M-L, thì đó là chiến thuật này quá tập trung vào một phương diện. Khi hỏi quá nhiều câu hỏi cụ thể, bạn có nguy cơ biến cuộc hội thoại trở nên quá đặc thù. Nếu cuộc hội thoại quá đặc thù, sẽ rất khó để bạn có thể hiểu và chú tâm được. Đối phương sẽ dễ dàng cảm nhận được sự không hứng thú từ bạn và sẽ nghĩ rằng bạn đang ngó lơ họ. Việc này tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn.

Và dĩ nhiên, khi bạn hỏi quá nhiều câu hỏi chung chung, bạn sẽ khiến đối phương nhàm chán. Nói dễ hiểu hơn, bạn sẽ hỏi quá nhiều về ngữ cảnh và bối cảnh – chẳng có gì trọng yếu cả – chỉ nhảy từ câu hỏi này sang câu hỏi khác. Nghe chẳng khác gì những mẩu chuyện phiếm mà mọi người vẫn chán ghét.Việc này tạo nên một mối liên kết lỏng lẻo.

Mặt trái của việc hỏi quá nhiều câu hỏi Liên hệ là nó khiến bạn như mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và chẳng thể tập trung được vào việc gì. Chúng cũng làm đối phương cảm thấy bạn chẳng thèm quan tâm đến chủ đề họ đang nói đến, vì bạn sẽ ngay lập tức quay sang một chủ đề khác. Trường hợp này cũng tương tự những mẩu chuyện phiếm khiến cho các buổi gặp gỡ trở thành cơn ác mộng với nhiều người.

Vậy cách tối ưu nhất là bạn hãy sử dụng xen kẽ ba phương thức nêu trên, cũng như ba phương thức trong chiến thuật Q-T-S.

Một khi bạn thành thạo rồi, các mẫu câu sẽ tự ập đến cùng các ý tưởng xuất hiện một cách tự nhiên nhất. Bạn thích chú trọng vào các yếu tố bên trong hay bên ngoài và bạn có thích hỏi hoặc đưa ra ý kiến với người khác không?Cách giao tiếp nào giống với tính cách và dễ điều chỉnh nhất đối với bạn?

Đối với tôi thì là sự kết hợp của Quá khứ, Cụ thể và Liên hệ: Q-C-L.

Vậy cách kết hợp Q-T-S và C-M-L của bạn là gì? Việc khám phá ra cách thức giao tiếp tối ưu nhất cho bản thân phụ thuộc vào chính bạn.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button