Kỹ năng mềm

Nạn Đói Trên Thế Giới Giải Thích Cho Con Trai Tôi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jean Ziegler

Download sách Nạn Đói Trên Thế Giới Giải Thích Cho Con Trai Tôi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

– Con không cách nào hiểu được ở thế kỷ này, trên hành tinh giàu có này mà vẫn có người chết vì đói.
– Karim, con có lý. Từ mùa xuân 1999, lúc cha con mình thảo luận với nhau về vấn đề này, lúc đó có một nạn đói kinh khủng xảy ra ở Somalie, đến nay nạn đói này vẫn còn kéo dài.
Thỉnh thoảng đài truyền hình phát những đoạn tin tức ngắn – trong sự dửng dưng tuyệt đối của mọi người – về các hình ảnh kinh hoàng của dân Somalie, đàn ông đàn bà trẻ con đi đứng xiêu vẹo trên đôi chân gầy gò yếu đuối xuôi về Nam Somalie. Con có thấy những hình ảnh này không?
– Vì vậy con mới nói con quá phẫn nộ!
– Con thấy đó, theo ba nghĩ không một ai ở Tây phương, nơi các xứ có rất nhiều người giàu sinh sống, chịu khó ghi nhớ rằng đang có nạn đói xảy ra ở Somalie, ở Su-Đăng, ở Sierra Leone, ở Bắc Hàn và các nước thuộc Thế Giới Thứ Ba khác. Hoặc có thể nói đúng hơn, họ có ghi nhớ nhưng không có một cuộc nổi loạn do lương tâm thúc đẩy khởi phát lên ở xứ chúng ta. Hoàn toàn không có. Hủy hoại dần dần, giờ chết của những người chịu cực hình vì đói kéo dài bất tận, trở nên – nói như thế nào đây – một chuyện bình thường. Như thế những gì con thấy trên truyền hình chỉ là khía cạnh “trình diễn” nhất của nạn đói Somalie. Thật ra nạn đói này đã có từ đầu năm và xương đã chết thành núi ở Nam Somalie, Galcas, Colba, Dugiuma, Gherille. Những nạn nhân này con không thấy họ. Ống kính truyền hình đặt cách xa đó hàng trăm cây số, ở Ogaden nơi cổng vào các trại của người Éthiopie. Những người con thấy là những người sống sót, những người có đủ sức mạnh để đi qua biên giới đến một trong những trung tâm nuôi ăn – các trại đón tiếp ở Ogaden.
– Ogaden ở đâu?
– Là một tỉnh của Éthiopie ngay sát Somalie. Dân cư tỉnh này đa số là người chăn cừu và nông dân người Somalie. Cách đây hơn tám mươi năm, hoàng đế Ménélik của Addis-Abeba chinh phục phần đất xưa cũ này của Somalie và cưỡng bức họ sát nhập vào đế quốc của ông. Ngày nay Éthiopie nghèo như ông thánh Job trong Kinh Thánh hồi xưa. Hơn nữa sau một cuộc cách mạng, chính quyền Addis-Abeba hiện nay nối tiếp các hoàng đế amhara tiếp tục làm chiến tranh! Lần này họ đánh người láng giềng phía bắc, nước Cộng Hòa Érythrée.
Ba kể tất cả những chuyện này cốt để con hiểu mười mấy ngàn người thoát hố chôn tập thể ở Nam Somalie sống sót đến được một xứ cũng rất nghèo là những người được phép lạ. Rất nhiều trạm đón tiếp trong vùng Éthiopie của Dolo, Kallalo là những nơi để các nạn nhân nằm chờ chết.
– Nhưng chính quyền Somalie sẽ làm gì? Hàng chục ngàn nạn nhân hạn hán, các gia đình chăn nuôi mà súc vật họ bị chết, tất cả đều là người Somalie.
– Sự việc rất khó để hiểu. Nước Somalie rộng gấp đôi nước Việt Nam nhưng chỉ có khoảng 10 triệu dân. Nền kinh tế tương đối phồn thịnh ở phía Bắc. Ở Harhgeisa vùng thung lũng Nogal trong nhiều vùng rộng rải của xứ sở mênh mông này có đầy đủ giếng nước, mùa màng tốt, nhiều đoàn súc vật.
– Dù vậy chính quyền vẫn không làm gì cho hàng chục ngàn người đồng hương của họ đang hấp hối?
– Vấn đề là từ hơn mười năm nay, nước Somalie – một nước thuần một sắc dân, nói một ngôn ngữ, cùng một tôn giáo, chưa từng bị nạn xâu xé sắc tộc như các nước Phi Châu khác – lại không còn chính quyền đúng nghĩa với danh từ này. Các phe phái thù ghét đánh nhau bằng súng, bằng dao ở Kalachnikov. Mỗi phe có một lãnh chúa chiến tranh điều khiển, họ chỉ muốn có một chuyện: quyền lực cho họ, tiền bạc, đàn súc vật cho phe nhóm họ.
Ở phía Nam Somalie nơi có nạn đói, có hải cảng Merca. Hai phe lâm chiến phá hủy bến tàu. Các tàu chở gạo của các tổ chức quốc tế đậu đàng xa. Họ dùng những chiếc thuyền ọp ẹp lỗi thời chở nhỏ giọt những bao gạo vào hải cảng. Trên những bức tường bị phá hủy của hải cảng, các binh sĩ trẻ có vũ trang, cặp mắt sáng rực vì cần sa và thuốc lá đứng chờ lấy địa tô: họ chất gạo lên xe vận tải để đem bán ở các chợ phía Bắc. Thê thảm hơn: hải cảng Mogadiscio, một hải cảng trang bị khá nhất ở bờ biển Ấn Độ dương có xe cần trục, có kho chứa ngũ cốc, có thảm cuốn hàng hóa, có dòng nước sâu đủ khả năng để chứa và phân phối hàng trăm tấn hàng hóa mỗi ngày. Hải cảng tân tiến này nằm gần phía bắc của Merca, không xa vùng có dân chúng bị chết đói. Nhưng hải cảng Mogadiscio bị tê liệt, bị đóng cửa. Các lãnh chúa địa phương đánh nhau từng khu vực. Kết quả: cứu trợ quốc tế không đến được. Các tàu ngoại quốc không cập bến vì sợ cướp bóc. Thủy thủ đoàn sợ cho tính mạng của họ, ba thông cảm họ. Bắt con tin là một kỹ nghệ thịnh hành ở Somalie!
– Các lãnh chúa chiến tranh này là những tên tội phạm, họ giết chính dân chúng của họ!
– Hoàn toàn đúng như vậy!
– Ngày nay có bao nhiêu người trên thế giới bị nạn đói đe dọa?

– Tổ chức Lương Nông Quốc Tế gọi tắt là FAO của Liên Hiệp Quốc trong một bản tường trình đã ước lượng có 30 triệu người chết đói năm 1998 và cũng cùng thời gian này có khoảng 828 triệu người thường xuyên ở trong tình trạng suy dinh dưỡng. Đó là những người đàn ông, đàn bà, trẻ con do ăn uống thiếu thốn lâu ngày nên bị chấn thương, thường là những chấn thương vĩnh viễn không hồi lại được. Hoặc họ chết sớm, hoặc họ sống trong tình trạng khuyết tật nặng (mù mắt, bị còi, phát triển khả năng trí tuệ không đầy đủ vv…)
Lấy ví dụ của bệnh mù mắt: mỗi năm có khoảng 7 triệu người bị mù, thường là trẻ em vì suy dinh dưỡng hay vì các bệnh liên hệ đến chậm phát triển. 146 triệu người mù sống ở Phi châu, Á châu và Châu Mỹ La Tinh. Năm 1999, Gore Brundtland, nữ giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới trình bày chương trình “Tầm Nhìn 2020” ở Genève đã tuyên bố: “Có thể tránh được 80% trường hợp bị mù.” Do các em khi còn nhỏ ăn uống thiếu sinh tố A. Người ta có thể đọc thống kê về nạn đói bằng hai cách: các nạn nhân không ngừng gia tăng trên thế giới, đặc biệt là các xứ ở phía Nam; tuy nhiên nếu người ta so sánh các nạn nhân suy dinh dưỡng với tỷ lệ dân số gia tăng trên thế giới thì người ta thấy có giảm đi một chút. Năm 1990, 20% nhân loại bị suy dinh dưỡng; tám năm sau, con số này chỉ còn 19%.
– Những người bị suy dinh dưỡng trầm trọng ở phần đất nào nhiều nhất?
– Ở Đông Nam Á và ở phía Nam địa cầu có 18% dân số, ở Phi châu có 36%, ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caraibes có 14%. Ba phần tư bị “suy dinh dưỡng nặng nề” ở nông thôn; một phần tư còn lại ở các thành phố ổ chuột chung quanh các thành phố khổng lồ các nước thuộc Thế Giới Thứ Ba.
– Tại sao lại như thế? Những người sống ở nhà quê là những người sản xuất ra thực phẩm thì bị thiếu nhiều nhất?
– Đúng vậy! Ví dụ ở vùng nam sa mạc Sahara Phi châu có những nhóm nông dân rất giỏi: chăm chỉ làm việc, có hiểu biết sâu rộng của tổ tiên để lại, siêng năng cày bừa mỗi ngày nhưng đó lại là những người suốt đời không bao giờ ăn đủ no. Chính họ thường hay chết vì suy dinh dưỡng hay khi có nạn đói hoành hành.
– Phi châu là lục địa bị nặng nề nhất?
– Không. Theo con số tuyệt đối thì Á châu. Có 550 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu thực phẩm trong khi ở Phi châu “chỉ co” 170 triệu người ở vùng nam Sahara.
–  Âu châu là lục địa không bị đói?
– Không đúng chút nào! Người ta có thể chết đói trong một xứ giàu. Nước Nga chẳng hạn. Ngày nay Liên Bang Xô Viết là nước sản xuất vàng, uranium, dầu hỏa và khí đốt thiên nhiên nhiều nhất. Hơn nữa, đó là cường quốc nguyên tử thứ nhì. Ngoài ra còn có những ví dụ ngược đời khác: nước Congo-Kinshasa có nhiều quặng mỏ thiên nhiên phong nhú nhất quả đất nhưng hiện nay có cả ngàn người chết đói. Ở Ba-Tây, nước cai trị bởi một chế độ thiểu số ham muốn độc quyền sở hữu tài sản vô độ, nước này là một trong các nước xuất cảng ngũ cốc lớn nhất thế giới, dù vậy ở những tiểu bang Bắc-Đông, hằng năm nạn suy dinh dưỡng tạo nên những hố chôn người khổng lồ.
– Nạn đói bắt nguồn từ đâu?
– Từ ngàn xưa! Nó đi theo nhân loại từ thuở tạo thiên lập địa. Nó là nỗi ám ảnh hàng ngày của con người thời đồ đá. Các thành phố Ur và Babylone bị nạn đói hoành hành liên tục. Những nạn đói khủng khiếp xảy ra từng thời kỳ giết hại dân chúng vùng quê trong thời Cổ Đại hy lạp và la mã. Hàng triệu nông nô, dân quê, người thành thị, vợ con họ bị chết đói vào thời Trung Cổ. Ở Trung Hoa, Phi châu, Á châu và vùng đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ có hàng trăm ngàn người bị chết đói trong suốt thế kỷ 19 vừa qua.
Trong vòng một trăm năm vừa qua, khả năng sản xuất – kể cả nông nghiệp – của nhân loại đã phát triển một cách vượt bực. Như Marx đã từng nói, ngày nay không còn một miếng đất nào mà “không canh tác.” Vật chất thừa thải. Nhưng nạn đói vẫn chưa biến mất. Ngày nay lý do làm giết hại con người là thiếu tổ chức xã hội, có nghĩa là bất công trong việc phân phối của cải có được. Hàng năm có hàng triệu chết đói vì họ không có phương tiện tài chánh (hay các phương tiện khác) để có được thức ăn đầy đủ.

ĐỌC THỬ

– Theo con hiểu, quả đất của chúng ta có thể nuôi sống mọi người?
– Không những thế mà nó còn nuôi nỗi số lượng người gấp đôi hiện nay. Hiện nay chúng ta có khoảng 5.5 tỷ. Theo tổ chức Lương Nông Quốc Tế, với tình trạng sản xuất nông nghiệp hiện nay, chúng ta có đủ lương thực để nuôi 12 tỷ người. Nuôi có nghĩa là mỗi người – đàn ông, đàn bà, trẻ con – nhận một phần lương thực có từ 2 400 đến 2 700 ca-lô-ri mỗi ngày, các nhu cầu lương thực thay đổi tùy từng người, từng công việc họ làm và từng vùng họ sống.

– Như thế nạn đói không phải là một biến cố oan nghiệt?
– Tuyệt đối không. Nếu việc phân phối lương thực trên thế giới được công bằng thì mọi người có đủ để ăn.
Có một lý thuyết rất tác hại ở Tây phương: luật đào thải tự nhiên. Đó là một lý thuyết quái ác! Tất cả mọi người đều công nhận nạn đói trên thế giới là chuyện nhục nhã không chấp nhận được nhưng có người lại nghĩ có một cái gì bất hạnh lại là chuyện tốt. Dân số thế giới gia tăng không ngừng và rất nhanh chóng, như thế nạn đói làm công việc điều hòa hóa: loại bỏ các sinh vật mà nếu nó sống sẽ tạo nên nạn nhân mãn. Ngắn gọn: để tránh cho mọi người khỏi chết vì thiếu dưỡng khí, thiếu thức ăn, thiếu nước uống và do tất cả hệ quả tác hại do nạn nhân mãn, từng thời kỳ một, thiên nhiên sẽ tự đào thải số thặng dư.
– Ai đã sáng chế ra lý thuyết khủng khiếp như vậy?
– Đó là một mục sư Anh Giáo tên là Thomas Malthus, sống ở Anh vào cuối thế kỷ 18. Năm 1798 ông xuất bản Khảo Luận Về Nguyên Tắc Dân Số tạo một thành công lớn trong giới cầm quyền Âu châu.
– Làm sao người ta có thể tin vào lý thuyết của ông Malthus?
– Karim, câu trả lời rất đơn giản. Lý thuyết này tuyệt đối sai nhưng đầu óc mình giữ lại lý thuyết này vì nó phù hợp hoàn toàn vào suy nghĩ tâm lý: hình ảnh kinh hoàng của những người bị đói, trẻ em hấp hối nằm dưới đất của một bệnh xá, hàng ngàn người đàn ông đàn bà từ rừng rậm Su-Đăng đi ra được chiếu trên truyền hình làm cho tâm hồn người xem không chịu đựng được. Để trấn an lương tâm nhức nhối hoặc, đối với một số người, biểu lộ lòng phẫn uất của họ trước cái phi lý cuộc đời, họ bám vào – nhưng không phải lúc nào họ cũng thú nhận – vào cái ngụy-thuyết của Malthus để giúp cho họ quên đi, đẩy lùi lại, “hủy bỏ” cái khủng khiếp mà họ vừa chứng kiến một cách thụ động.
Karim, con phải mạnh mẽ nói: không một nạn nhân nào của nạn đói là một nạn nhân “không thể tránh được.” Đối với chúng ta, những con người có lòng xác quyết, sống và hành động thì không có nạn nhân và chết không phải là một biến cố oan nghiệt của số phận.
– Khi xem truyền hình, con có cảm tưởng như tất cả các nạn nhân đều không giống nhau. Vì sao?
– Cơ quan Lương Nông Quốc Tế phân biệt rõ giữa “nạn đói vì cơ cấu” và “nạn đói vì hoàn cảnh.”
Để giải thích nhanh hơn, người ta có thể nói “đói vì hoàn cảnh” tạo nên do sự sụp đổ nhanh chóng, bất ngờ, ngắn hạn cả một cơ cấu kinh tế xã hội của một xã hội. Ví dụ hạn hán, cuồng phong tàn phán làng mạc, ruộng đồng, đường xá, giếng nước; chiến tranh đốt phá nhà cửa, đuổi dân lên đường chạy, cấm chợ, làm nổ cầu. Bỗng chốc họ không còn thức ăn, hôm trước hôm sau hàng triệu người chết đói. Nếu cứu trợ quốc tế không đến kịp thì họ chết.
– Ba có thấy những tai ương như thế bao giờ chưa?
– Có. Ba nhớ một ngày tháng giêng năm 1985 ở Éthiopie. Vì sự sụp đổ các dòng nước, xứ xuất cảng cà-phê, da súc vật, cam quít này lâm vào nạn hạn hán và nạn đói. Mưa không rơi trong năm năm trời, từ lâu không còn nơi nào còn nguồn dự trữ. Máy bay trực thăng quốc tế chở phẩm vật cứu trợ bay trên cao nguyên sỏi đá, ở cao độ 2400 mét chầm chậm đáp xuống vùng đồng bằng mênh mông Barka nơi dân Ben-Ammar ở. Đâu đâu cũng thấy đất màu xám hay vàng. Bay cả một giờ mà chỉ thấy một vài làng mạc hiếm hoi, những làng mạc gần như bị bỏ rơi, không còn người sống; những ngôi làng ma nhà cửa còn y nguyên nhưng không còn người và súc vật. Phái đoàn của ba hạ cánh xuống Agordat, thủ đô của Barka, ngày xưa đây là một vùng phì nhiêu của Éthiopie. Bình thường, thành phố có khoảng 6000 dân nhưng khi ba đến thăm, thì có đến 25.000… mỗi buổi sáng, có từng đoàn người mới tới, họ khốn khổ đi trong sương mù.
Những căn lều bằng giấy căng bằng dây nhựa giữa hai hàng cây dài vô tận. Những khuôn mặt bất động, những bộ xương nằm dưới đất bụi bặm. Không một tiếng động, chỉ nghe tiếng vo ve của ruồi đậu trên các con mắt nhiễm trùng của các em bé. Nằm dựa lưng vào thùng phuy nước duy nhất của trại, một vài cụ già, trưởng tộc còn sống sót của bộ lạc, ánh nhìn vô hồn, da bọc xương, đứng dựa trên các chiếc gậy chăn cừu to lớn. Đứng trước mặt khách lạ người ngoại quốc, họ giữ một nhân cách không thể tưởng tượng được qua cử chỉ của họ.

Trước cửa trung tâm tiếp đón, một nam y tá trẻ người Éthiopie đứng phân loại: một công việc khiếp đảm nhưng không thể tránh được, trên đó cả một vùng đất mênh mông của lãnh thổ Éthiopie – hơn 1.2 triệu cây số -, hàng trăm bác sĩ, y tá, cán sự xã hội người nước ngoài và người Éthiopie bắt buộc phải trình diện. Những người sống sót trong cuộc hành trình lâu dài đến trung tâm tiếp cứu Agordat đa số cần thức ăn đặc biệt và săn sóc khẩn cấp. Loại thức ăn đặc biệt này có giới hạn, y tá địa phương sẽ khám xét tình trạng xem ai là người có thể sống sót, ai sắp chết. Trước ngôi nhà bằng gạch, các bà mẹ ngồi bồng con. Cả một đống áo quần rách rưới nhẹ nhàng phất phơ theo nhịp thở. Người y tá vạch đống áo quần rách rưới này. Thỉnh thoảng anh làm dấu để chỉ một người đàn bà ngồi bên cạnh. Thế là các thanh niên đến đống áo quần này, bưng nhẹ nhàng người đó lên chiếc xe vận tải hạng nhẹ, chở họ lên ngọn đồi nới có bệnh viện cách đó vài cây số.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button