Kỹ năng mềm

Một Túi Yêu Thương

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Gail Rechlin – Caroline Winkler

Download sách Một Túi Yêu Thương ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Cuốn sách này ủng hộ việc các bậc phụ huynh nghiêm khắc dạy bảo, uốn nắn sửa sai khi trẻ mắc lỗi, nhưng đồng thời cũng đề cao thái độ tôn trọng cả cha mẹ và trẻ nhỏ.

Cuốn sách khuyến khích bạn không chỉ nghĩ về những gì bạn nên nói, mà cả cách bạn nói điều đó ra như thế nào. Cách mà chúng ta giao tiếp với con trẻ có thể khích lệ con hợp tác hơn, giúp gắn kết các thành viên gia đình, và để chúng ta có thêm những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau.

**

Lần đầu tiên nuôi dạy một đứa trẻ, bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi. Một số câu hỏi không thực sự quan trọng, một số khác bạn có thể tự trả lời bằng chính bản năng làm cha mẹ và bằng những kiến thức sẵn có của bản thân. Nhưng sẽ còn rất nhiều câu hỏi mà bạn không tìm được câu trả lời, trong suốt nhiều năm, cho đến khi con dần khôn lớn. Bạn biết tìm ai để có thể nhận được lời khuyên?

Bạn có thể tìm được câu trả lời qua rất nhiều cuốn sách nuôi dạy trẻ nhưng thực tế là chỉ có một vài trong số đó đáng để bạn mua. Những câu trả lời mang tính tức thời, nặng tính lý thuyết, thiếu thông tin, không thể nào áp dụng thành công cho các tình huống thực tế trong cuộc sống.

Thực tế, nuôi dạy trẻ là một lĩnh vực đầy phức tạp và khó khăn. Đã nhiều năm, tôi khuyên các cha mẹ trẻ tìm tới ông bà – những người đã làm rất tốt công việc nuôi nấng những đứa trẻ của họ, và hãy để bản năng làm cha, làm mẹ chỉ đường cho bạn. Ai sẽ cho lời khuyên về những vấn đề như dạy một đứa trẻ đang chập chững ngồi bô tốt hơn một bà mẹ đã thành công trong việc nuôi con? Hay để có lời khuyên khi đứa trẻ lên 3 bị đau ốm thì còn gì tốt hơn là tìm đến và nghe lời chia sẻ của một ông bố đã thành công trong tình huống như vậy?

Gail Reichlin và Caroline Winkler chính là những vị phụ huynh mà bạn cần tìm. Tôi đã biết Gail được một vài năm nay, và tôi cảm thấy cô có khả năng viết nên một cuốn sách nuôi dạy trẻ. Cô rất giàu kinh nghiệm và là người đặc biệt quan tâm tới trẻ em. Cô và người cộng sự, Caroline Winkler, hai phụ nữ giỏi giang, những bà mẹ tuyệt vời của ba đứa trẻ, họ có cả một kho báu kinh nghiệm để cho bạn những lời khuyên, những hướng dẫn chính xác và đáng tin cậy. Họ cũng là những người thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với các ông bố, bà mẹ, thậm chí cả các chuyên gia về trẻ em. Được viết nên từ những kiến thức thực tế và tấm lòng chân thành, ấm áp, cuốn sách chứa đựng hầu hết những điều mà người đọc tìm kiếm và sẽ tìm thấy, ngay trong cuốn sách này.

— Tiến sĩ Burton L. White

Tác giả của cuốn sách The New First Three Years of Life (tạm dịch: Ba năm đầu tiên của cuộc đời) và Raising a Happy, Unspoiled Child (tạm dịch: Nuôi nấng một đứa trẻ hạnh phúc, ngoan ngoãn)

Trích dẫn

Gửi tới các bậc phụ huynh

Bạn còn nhớ lần cuối cùng mình được khen là người cha, người mẹ tuyệt vời là khi nào không? Hãy suy nghĩ trong giây lát. Tưởng tượng thiên thần bé bỏng, đáng yêu của bạn, mới lên 3 mà đã biết nói: “Mẹ, cảm ơn mẹ đã nhắc con thu dọn đồ chơi!” Hay cậu con trai lên 5 biết tự giác cảm ơn: “Cảm ơn bố vì đã nấu tất cả những món rau bổ dưỡng này. Bố đã luôn quan tâm tới con!” Hẳn khi đó bữa tối sẽ thật tuyệt vời.

Tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng những hành động này rất hiếm gặp trong cuộc sống. Thực tế, hầu hết chúng ta đều là những ông bố, bà mẹ rất tâm huyết với sự nghiệp dạy dỗ con trẻ. Dẫu vậy, chúng ta nhận được rất ít, thậm chí là không một lời cảm ơn nào từ những thiên thần của mình hoặc chúng ta phải dạy lũ trẻ nói ra điều đó. Chúng ta cũng thường xuyên phải xử lý những tình huống bất ngờ. Ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân cộng với những quyết định tức thì và cả những quyết định ảnh hưởng lâu dài tới con cái, đôi khi, chúng ta cảm thấy bối rối, xáo trộn, mất kiên nhẫn, thậm chí là căng thẳng và mệt mỏi. Tất cả những điều đó dẫn tới sự lo âu, xấu hổ, mặc cảm hay thậm chí là cảm giác bất lực.

Bạn muốn tìm lời khuyên từ những người đi trước, nhưng thời mà một người hàng xóm có thể dành thời gian để lắng nghe những “thành tích” trong việc nuôi dạy con của bạn đã qua rồi. Không khó để hình dung ra hình ảnh của người hàng xóm ấy: Một phụ nữ trung niên tâm lý, hài hước, luôn có sẵn cà phê và những cái ôm khích lệ bạn. Bà chia sẻ rằng, bản thân mình đã từng trải qua những tình huống tương tự, và những câu chuyện kèm theo những lời khuyên của bà ấy thật bổ ích với bạn. Nhưng trong thời đại này, ngay cả những bậc cha mẹ làm việc tại nhà cũng khó mà tìm được những người hàng xóm như vậy. Còn những người đi làm sẽ chẳng còn thời gian để nói chuyện về gia đình. Khi gặp phải một ngày thật tồi tệ, cảm thấy bế tắc đến mức sắp phát điên lên, bạn nên làm gì để lấy lại sự bình tĩnh?

Đừng lo lắng, bạn không hề đơn độc! Với kinh nghiệm hơn ba mươi năm lắng nghe các bậc cha mẹ và con trẻ, chúng tôi biết điều mà các phụ huynh muốn hỏi. Chính vì thế, cuốn sách này được viết nên, trong vai trò như một nhà tư vấn thân thiện và lạc quan, sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm thấy câu trả lời cho mình. Trên cơ sở tình yêu thương và sự hài hước, cuốn sách giúp các bậc phụ huynh có cách giải quyết dễ dàng và hiệu quả hơn trước những hành vi chưa đúng của trẻ.

Chúng tôi cũng đã từng trải qua những tình huống tương tự – những khoảnh khắc bối rối trước đám đông, cảm thấy như bị mắc kẹt trong cuộc chiến mà mình không có đủ sức mạnh để chiến thắng, mất đi sự kiên nhẫn khi mà lũ trẻ làm lơ trước sự có mặt của ta. Và trong một ngày thực sự tồi tệ, chúng ta đã nói với các con theo cách mà chúng ta chưa từng nói, ngay cả với kẻ thù tồi tệ nhất – những câu quát mắng liên hồi, giống như một viên chỉ huy lúc vỡ trận: “Nhanh lên!”; “Tắt ngay đi!”; “Con có nghe mẹ nói không?”; “Hãy dừng ngay việc đó lại!”; “Con đang làm đau em đấy!”; “Nói xin lỗi mẹ ngay!”; “Con lại quên mất giao kèo của chúng ta rồi!… chỉ có tình yêu trong ngôi nhà này!”

ĐỌC THỬ

Trong suốt những năm tháng đầu tiên làm cha mẹ, cả hai chúng tôi đã nhận được vô số lời khuyên, nhưng rất nhiều trong số đó, điều thì chung chung, điều thì mâu thuẫn và thậm chí có điều còn khiến chúng tôi thêm bối rối. Chúng tôi cố tìm cách giải quyết thông minh và thực tế hơn. Chúng tôi háo hức tìm đọc những điều mà “các chuyên gia” khuyên. Vậy nhưng sau đó chúng tôi lại càng thấy bối rối hơn, có lỗi với các con hơn và thất vọng vì những nỗ lực của mình chẳng đi đến đâu.

Cuốn sách bạn đang có trong tay giống như một cuốn sổ ghi chép những câu chuyện giữa những người bạn. Những chủ đề được nhắc tới đều là những vấn đề rất thực tế như những buổi sáng mệt mỏi với các công việc lặt nhặt, tới những vấn đề sâu sắc hơn, như giải thích về cái chết, giáo dục lòng tự trọng, và những bài học về giá trị cuộc sống. Với cách dẫn dắt câu chuyện thân mật và tự nhiên như khi trò chuyện với hàng xóm, chúng tôi tập trung vào việc mang lại sự tự tin cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái. Nhưng trên hết, bạn mới chính là chuyên gia bởi không ai hiểu rõ con của bạn bằng chính bạn. Chúng tôi chỉ đưa ra những gợi ý để bạn cân nhắc. Những gợi ý đó không cứng nhắc theo kiểu những điều mà bạn phải làm hay đừng bao giờ làm. Và thực tế là trong cuốn sách này, chúng tôi không hề nêu ra những việc bạn “cần làm” hay “nên làm”.

Nếu bạn không hài lòng với những phương pháp bản năng đã trở thành thói quen như la lớn, chỉ trích, tét vào mông, mắng mỏ, đe dọa, dỗ dành hay trừng phạt, và thường xuyên cảm thấy mình sơ suất trước những gì bạn đang quan tâm nhất, thì chúng tôi tin rằng cuốn sách này có thể giúp bạn tạo ra sự thay đổi. Chúng tôi luôn tin rằng để thay đổi cách ứng xử của con trẻ, trước tiên bạn cần thay đổi chính bạn! Giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để giải quyết các vấn đề. Với hàng trăm ví dụ trong cuốn sách, chúng tôi chỉ ra điều mà cha mẹ nói và thông điệp mà đứa trẻ đón nhận. Chúng tôi cũng đưa ra một số gợi ý cho các bậc cha mẹ để cuộc trò chuyện với bọn trẻ mang lại hiệu quả cao hơn, đặt ra những giới hạn cần thiết cho chúng nhưng vẫn bộc lộ được sự thấu hiểu và đồng cảm. Duy trì thái độ cởi mở, biết lắng nghe trẻ trong những năm đầu đời mang lại giá trị tích cực, và chúng tôi gợi ý cho bạn rất nhiều cách để thực hiện điều đó.

Một túi yêu thương ủng hộ việc các bậc phụ huynh nghiêm khắc dạy bảo, uốn nắn sửa sai khi trẻ mắc lỗi, nhưng đồng thời cũng đề cao thái độ tôn trọng lòng tự trọng của cả cha mẹ và trẻ nhỏ. Cuốn sách của chúng tôi khuyến khích bạn không chỉ nghĩ về những gì bạn nên nói, mà cả cách bạn nói điều đó ra như thế nào. Cách mà chúng ta giao tiếp với lũ trẻ có thể khích lệ chúng hợp tác hơn, giúp gắn kết các thành viên gia đình, và để chúng ta có thêm những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau.

Chúng tôi tin rằng hiệu quả của kỷ luật bao gồm việc chỉ ra hành vi sai trái của trẻ và hiểu được những cảm xúc đằng sau hành vi đó. Chẳng hạn như, khi con bạn lao vào ẩu đả với một đứa trẻ khác, đầu tiên bạn phải lập tức ngăn chúng lại với một phản ứng thích hợp. Nhưng việc dành thời gian để tìm hiểu và xử lý những cảm xúc giận dữ đó, sau khi mọi việc đã lắng xuống, cũng có tầm quan trọng không kém. Mục đích của việc này là để bạn có thể hiểu rõ được tại sao con mình lại hành động như vậy. Sau khi đã biết rõ nguyên nhân và giải quyết được những khúc mắc, bạn có thể ngăn chuyện đó tái diễn.

Bạn là người thầy đầu tiên của con mình, và trong những năm đầu đời của trẻ, bạn thực sự có thể giúp chúng hình thành khả năng nhận thức và tính tự giác. Đan xen với các chủ đề về quá trình dạy trẻ là những chủ đề về tình yêu thương và cách bồi dưỡng một tâm hồn tinh tế. Bằng cách chỉ ra cho trẻ cách cư xử đúng đắn cũng như gợi ý cách bày tỏ cảm xúc của bạn một cách thích hợp, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra cách tốt nhất để dạy trẻ những bài học quan trọng. Chúng tôi cũng đưa ra các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và những câu nói khiến trẻ cảm nhận được cảm xúc của cha mẹ, từ đó khuyến khích chúng bày tỏ cảm xúc của mình bằng lời nói chứ không phải bằng hành động. Từ đó giúp bạn từng bước bồi dưỡng tình yêu thương và lòng vị tha, góp phần hình thành nên tính cách của trẻ sau này.

Trong những năm đầu đời của trẻ, tại sao cần tập trung nhiều vào sự giao tiếp và tính kỷ luật? Bởi vì mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới giàu mạnh. Gia đình là nơi cho trẻ những cảm nhận đầu tiên về sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, cũng như những tình cảm quan trọng trong suốt cuộc đời. Trong những năm đầu đời, gia đình chính là nơi để trẻ học cách kiểm soát bản thân, sống với sự tôn trọng và tình yêu thương dành cho mọi người. Gia đình cũng chính là nơi an toàn để bạn cùng các con trải nghiệm sự thất bại và rút ra bài học từ những sai lầm. Dù có hoàn cảnh khác nhau (gia đình hạt nhân, gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, gia đình nhiều thế hệ…) song những gia đình hạnh phúc đều dành cho trẻ một tình yêu vô điều kiện cùng sự thấu hiểu và những lời động viên. Trong môi trường giáo dục này, trẻ được lắng nghe, được chia sẻ, được học hỏi và lớn khôn. Đây chính là điều sẽ giúp trẻ trở thành một người mạnh mẽ với tâm hồn tinh tế khi bước vào thế giới rộng lớn.

Một túi yêu thương được sắp xếp theo các chủ đề, rõ ràng và dễ tra cứu, phù hợp với các ông bố, bà mẹ có cuộc sống bận rộn. Mỗi chủ đề trong cuốn sách được chia thành ba phần, các phần đều độc lập với nhau và để bạn có thể đọc bất cứ phần nào vào bất cứ khi nào bạn có thời gian.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button