Kỹ năng mềm

Luyện Trí Nhớ Bằng Kỹ Năng Ghi Nhớ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : 1980 Books Biên Soạn

Download sách Luyện Trí Nhớ Bằng Kỹ Năng Ghi Nhớ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Chương 1 LỊCH SỬ CÁC PHƯƠNG PHÁP GHI NHỚ

Thời xa xưa, khi công nghệ còn chưa xuất hiện, xã hội lúc ấy không có bất kỳ một thiết bị nào giúp ghi chép các dữ kiện thông tin một cách kịp thời và nhanh chóng. Ở thời ấy, một trí nhớ tuyệt vời có tầm quan trọng sống còn. Một trí nhớ tốt kết hợp cùng phương pháp ghi nhớ thông minh có thể giúp cho những nhà thơ và những người kể chuyện tốt nhớ được những câu chuyện, bài thơ, bài hát của họ vào thời điểm mà người ta không biết máy ghi âm hay thiết bị thu hình là gì.

Những nhà hùng biện tài ba đầu tiên ở Hy Lạp và La Mã cũng đã có những bài diễn thuyết rất dài với độ chính xác cao bởi họ đã ứng dụng phương pháp ghi nhớ để học những bài diễn thuyết đó, sau đó nghiền ngẫm chúng.

Về cơ bản, những gì mà họ đã làm là kết hợp những ý chính của bài diễn thuyết với những phần, bộ phận trong ngôi nhà của họ. Phương pháp này được gọi là “đặt địa điểm cho sự việc”. Điều này có nghĩa là ý tưởng đầu tiên của một bài diễn thuyết sẽ kết hợp hai kết hợp với phòng khách, ý tưởng thứ ba kết hợp với một đồ nội thất nào đó bên trong phòng khách, và cứ tiếp tục làm tương tự như vậy. Khi một nhà hùng biện muốn nhớ được bài diễn thuyết của mình, theo từng bước tư duy, ông ta thực sự như đang dùng tâm trí đi dạo một vòng trong ngôi nhà của mình. Khi nghĩ về cánh cửa chính, sẽ gợi nhớ cho ông ta đến ý tưởng đầu tiên trong bài diễn thuyết của mình. Đến “địa điểm” thứ hai, căn phòng khách, giúp ông ta nhớ đến ý tưởng tiếp theo của bài nói. Và cứ như vậy cho đến hết bài diễn thuyết. Đó chính là cách thức ghi nhớ “đặt địa điểm”, cách chúng ta ghi nhớ ý tưởng bằng cách “đi từ địa điểm đầu tiên”.

Mặc dù Simonides (vào khoảng năm 500 trước công nguyên) được biết đến như cha đẻ của nghệ thuật ghi nhớ bài bản, nhưng thật sự những mảnh tài liệu bằng da thuộc về phương pháp ghi nhớ đã có trước đó hàng ngàn năm, trước cả khi Simonides cho rằng phương pháp ghi nhớ là một kỹ năng cần thiết trong vốn liếng của những nhà hùng biện.

Cicero đã viết rằng trí nhớ của những luật sư và những nhà hùng biện được rèn giũa bằng những phương pháp ghi nhớ và học hỏi không ngừng. Trong tác phẩm “De Oratore” (Quan điểm từ các nhà hùng biện) của mình, Cicero đã mô tả quá trình bản thân mình ứng dụng phương pháp ghi nhớ như thế nào.

Có thể dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của nghệ thuật diễn thuyết trong suốt những ngày tháng đầu tiên này. Nhà triết học Quintilian đã viết rằng: “Chúng ta không bao giờ nhận định được sức mạnh của một trí nhớ tuyệt vời lớn đến thế nào, hay nó thực sự siêu phàm đến thế nào. Nhưng trong thực tế, trí nhớ tuyệt vời đã mang đến cho nghệ thuật diễn thuyết vị trí hiện tại cũng như thời đại hưng thịnh của nó.”

Người xưa cũng hiểu rõ rằng việc rèn luyện trí nhớ có thể giúp cho quy trình suy nghĩ trở nên tốt hơn. Từ một mảnh tài liệu nhỏ có niên chú khoảng năm 400 trước công nguyên, chúng ta nhận thấy rằng “Trí nhớ là phát minh tuyệt vời và vĩ đại nhất, luôn hữu ích đối với việc học tập và cả cuộc sống.” Và Aristotle, sau khi ca ngợi các phương pháp ghi nhớ, đã nói rằng: “Trí nhớ cũng sẽ giúp con người tranh luận dễ dàng hơn.”

Nếu Simoniades là người đầu tiên phát minh ra lý thuyết về sự kỳ diệu của một trí nhớ tốt, Cicero là người thầy tuyệt vời đầu tiên của bộ môn rèn luyện trí nhớ, thì vị thánh Thomas Aquinas đã trở thành vị thánh đỡ đầu cho lý thuyết này, khiến lý thuyết này trở thành một nghệ thuật phù hợp với lẽ thường và có tính đạo lý.

Trong suốt thời Trung cổ, thực tế những nhà sư và nhà triết học chỉ là những người biết và ứng dụng những phương pháp rèn luyện trí nhớ. Cách sử dụng những phương pháp này của họ hầu hết đều bị giới hạn bởi các tôn giáo, mà về cơ bản thì chỉ có vài tôn giáo nhất định. Ví dụ như, đối với phương pháp ghi nhớ được sử dụng để tóm tắt tác phẩm “Đạo đức và phi nhân”, một số thầy tu và nhà triết học đã dạy rằng phương pháp ghi nhớ này chỉ ra “Cách để tới được thiên đàng và tránh xa địa ngục.”

Vào năm 1491, một tác giả khác ở Ravenna đã viết tác phẩm “Chim phượng hoàng”, tác phẩm đã trở nên rất nổi tiếng trong tất cả các sách dùng để học tập các phương pháp rèn luyện trí nhớ, mang nghệ thuật để có được trí nhớ tuyệt vời ra khỏi thế giới tu sĩ thông thường. Trong suốt hai thế kỷ XV và XVI, nhiều cuốn sách khác về chủ đề này cũng đã ra đời.

Có một số vị vua như vua nước Pháp Francis I đã sử dụng phương pháp ghi nhớ, hay vua Henry III của nước Anh. Shakespeare cũng đã bị lôi cuốn và sử dụng phương pháp ghi nhớ này. Rạp hát “Globe Theater” đã được gọi với cái tên “Rạp hát ghi nhớ.” Những nhà triết học ở thế kỷ thứ XVII đã dạy những phương pháp ghi nhớ (như Francis Bacon có một trong những cuốn sách về ghi nhớ của ông là “Đỉnh cao của việc học”), và một vài vị học giả cho rằng Leibniz đã phát minh ra các phép tính trong khi tìm kiếm một phương pháp ghi nhớ giúp hỗ trợ khả năng nhớ các con số.

Bạn thấy đấy, chẳng có gì mới mẻ đối với vấn đề phương pháp ghi nhớ này cả. Không may rằng, những phương pháp này đã bị bỏ bẵng đi rất nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, một số người vẫn thực hiện chúng vì thực sự bị lôi cuốn. Nhưng thực tế là đối với nhiều người, việc sử dụng phương pháp ghi nhớ chỉ được coi như một cách thức giải trí. Trong thời đại này của chúng ta, những người biểu diễn nhiều trò vui sử dụng phương pháp ghi nhớ này để biểu diễn “những mánh lới đánh vào tâm lý” ngay trên sân khấu. Tuy vậy, họ ít khi sử dụng phương pháp ghi nhớ cho những mục đích thực tế hay việc học hành nghiêm túc. Đâu đó cũng có những người cố gắng để mang những phương pháp ấy đến đám đông, nhưng lại không thành công.

Trong một cuốn sách có tựa đề “Trí nhớ” của tác giả William Stokers, một nhà triết học đồng thời là một người thầy dạy về phương pháp ghi nhớ trong những năm 1800, đã tổng kết lại mức độ quan tâm của công chúng đối với nghệ thuật để có được một trí nhớ tuyệt vời rằng:

“Rất đúng khi nói rằng từ xưa đến nay, những người đạt được thành tựu, có những chiến thắng, và những giải thưởng ở hiện tại, kể cả những người “được lĩnh hội giáo dục”, những người thông minh, hay cả thế giới này, tuy có biết nhưng dường như không quan tâm đến những giá trị kỳ diệu của phương pháp ghi nhớ. Sự chấp nhận và ham muốn học hỏi bộ môn khoa học này từ hàng nghìn người là một số lượng cực kỳ ít ỏi, không là nghĩa lý gì so với vô số người trên Trái Đất này. Khi chúng ta nhận thức được về sự cần thiết phải có những bài luyện tập trí nhớ đúng cũng quan trọng như là hơi thở đúng đắn quan trọng như thế nào với các vận động thể chất, đồng thời có sự phát triển hơn trong tư duy của những người có tri thức. Mặc dù tất cả những điều đó đều đã được nói đến và được thực hiện, nhưng chúng ta có thể thấy rằng một lượng tương đối – nếu không muốn nói là tuyệt đối mọi người đều không biết đến nghệ thuật ghi nhớ tuyệt vời này!”

Có một sự thực rằng trong một khoảng thời gian dài, bộ môn khoa học này chưa có được tầm nhận thức đúng đắn, chỉ được nhận thức chung chung là một môn khoa học chính thức cần phải có mà thôi. Và thế hệ sau sẽ nhìn lại, và coi đây là một sự bào chữa mà thôi. Khi ấy, việc mọi người coi nghệ thuật rèn luyện trí nhớ như vậy giống như một điểm tối tri thức trong hoàn cảnh mọi thứ đều vô cùng phát triển. Chúng ta hãy hy vọng rằng một ngày nào đó nghệ thuật ghi nhớ không còn bị ruồng rẫy như vậy nữa, vì với tốc độ phát triển của xã hội trong thời điểm hiện nay, chúng ta không chỉ cần rèn luyện mỗi kỹ năng đọc hiểu, mà kỹ năng ghi nhớ cũng quan trọng không kém.

Những cuốn sách về ghi nhớ của Stokes đã được xuất bản vào năm 1888. Gần một thế kỷ sau, chúng ta vinh dự biết bao khi mang nghệ thuật của một trí nhớ tuyệt vời đến gần với mọi người hơn, không chỉ bằng cách dạy lại các phương pháp ghi nhớ, mà còn bằng việc mang chúng đến một tầm cao mới, một tầm cao dành cho những ai ham học hỏi.

ĐỌC THỬ

NÃO BỘ GHI NHỚ THÔNG TIN NHƯ THẾ NÀO?

BÍ MẬT MANG TÊN “LIÊN KẾT”

Tất cả các bộ nhớ, dù có được rèn luyện hay không, đều phát triển dựa vào sự liên kết. Điều này có thể khẳng định bằng một cách rất đơn giản. Bạn sẽ học được rất nhiều các phương pháp liên kết ghi nhớ trong cuốn sách này, và thậm chí còn có nhiều điều sâu sắc hơn thế. Bạn thấy đấy, khi một ai đó nói rằng: “Tôi đã quên rồi” thường không có nghĩa là họ hoàn toàn quên tất cả, chỉ là họ thực sự không nhớ được rõ ràng những gì xảy ra từ đầu.

Hãy xét về mặt bản chất, tại sao bạn có thể quên mất, không thể nhớ ra được một số thứ bạn cần? Hãy thử quay lại một chút, và có thể bạn sẽ có giải pháp để nhớ được chúng đấy. Câu hỏi bạn sẽ đặt ra là nếu như bạn thực sự đã nhớ toàn bộ một sự việc, tại sao một lúc nào đó bạn vẫn có thể quên chúng?.

Điều này khiến bạn ép mình phải nhớ được toàn bộ sự việc từ những chi tiết đầu tiên đến những chi tiết cuối cùng, một cách tỉ mỉ và chi tiết. Vậy bạn có thể làm điều này như thế nào? Những cách thức liên kết đơn giản nhất mà bạn học được trong cuốn sách này sẽ giúp bạn làm những điều đó, những thứ cần nhớ ra tự động sẽ tái hiện trong đầu bạn.

Chúng tôi gọi một trong những nhân tố cơ bản của một trí nhớ được rèn luyện bài bản là “Nhận thức được mặt bản chất của sự việc.” Mọi thứ mà bạn nhận thức được về mặt bản chất đều khiến bạn rất khó quên. Và việc ứng dụng được những phương pháp liên kết trí nhớ này sẽ khiến bạn nhận thức được bản chất của sự việc. Trong đó, quan sát là nhân tố cần thiết đối với quá trình nhận thức này. Hay nói cách khác, mọi thứ bạn muốn nhớ được đều phải bắt đầu từ việc quan sát. Việc sử dụng phương thức liên kết trí nhớ cũng sẽ giúp bạn trong quá trình quan sát.

Lại một câu hỏi khác được đặt ra là, ngoài những vật cụ thể hữu hình, thế giới này có biết bao vật vô hình và trừu tượng, bạn có thể kết hợp chúng như thế nào đây? Câu hỏi này đưa đến một nhân tố khác bạn cần biết về một trí nhớ đã được rèn luyện bài bản. Những điều có ý nghĩa thì luôn luôn giúp bạn nhớ được một cách dễ dàng hơn rất nhiều so với những điều không có ý nghĩa gì cả. Bạn sẽ thấy rằng, khi bạn hiểu vấn đề sâu sắc hơn, thì không có bất kỳ thứ gì được coi là vô hình hay trừu tượng cả. Bạn cũng sẽ học được cách làm thế nào để những thứ vô hình hay những thông tin trừu tượng khó hiểu trở nên có ý nghĩa và hữu hình, hiển hiện rõ ràng trong tâm trí bạn. Chỉ khi bạn thành thạo được phương pháp này, thì việc nhớ và học mọi thứ mới trở nên dễ dàng hơn từ nay về sau.

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng việc học tất cả mọi thứ thực sự đều cần dựa vào trí nhớ. Những người làm công tác giáo dục không muốn thừa nhận điều này, nhưng bản thân họ biết rằng điều này thực sự chính xác. Và cũng như vậy, mọi học sinh, sinh viên cũng đều biết rằng nếu họ có thể nhớ tốt hơn thì họ sẽ nhận được nhiều điểm tốt hơn từ giáo viên của họ – những người không thích nói đến khái niệm “phương pháp ghi nhớ”. Chúng ta đều biết rằng, ba kỹ năng học tập cơ bản hiện nay là:

1. Kỹ năng tìm kiếm thông tin

2. Kỹ năng ghi nhớ thông tin

3. Kỹ năng ứng dụng thông tin.

Kỹ năng tìm kiếm thông tin có ưu thế hơn đối với những người làm công tác giáo dục và với nguồn tài nguyên tri thức của nhân loại, trong khi kỹ năng ứng dụng lại có lợi thế hơn cho bạn. Ở đây, chúng ta đang quan tâm đến kỹ năng thứ 2, đó là: Kỹ năng ghi nhớ thông tin.

Hãy bắt đầu bằng hệ thống liên kết của bộ nhớ mỗi người. Đầu tiên, bạn phải nhận thức được rằng bạn cần sử dụng phương thức liên kết này cả đời, chứ không phải vài ngày. Vấn đề là bạn thường chỉ sử dụng phương thức liên kết này trong tiềm thức, mà không nhận thức được mục đích của chúng. Mọi thứ mà bạn liên kết thường rất rõ ràng, kể cả khi nó chỉ ở trong tiềm thức thì cũng sẽ khiến khả năng nhớ của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng vì bạn không kiểm soát được tiềm thức của mình, sự liên kết của bạn đôi khi sẽ không hoàn hảo, khiến bạn quên mất một số điều đáng nhớ trong cuộc đời mình.

Đây là một nguyên tắc ghi nhớ cơ bản: Bạn có thể ghi nhớ được mọi thông tin nếu như nó được liên kết với những thứ bạn đã biết hoặc nhớ.

Bạn có nhớ có bao nhiêu nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Anh không, chính xác là 5 nguyên âm, bao gồm: a, e, i, o, u. Nếu giáo viên của bạn đã từng nói với bạn cách nhớ số nguyên âm này bằng cách nghĩ về từ “uể oải”, sau đó bạn làm theo và thực sự nhớ được chúng. Như vậy nghĩa là dù không nhận thức được, giáo viên của bạn đã vừa áp dụng quy luật ghi nhớ cơ bản rồi đấy. Cô giáo hay thầy giáo ấy đã giúp bạn nhớ được những thông tin mới và trừu tượng, những nguyên âm a, e, i, o, u bằng cách kết hợp chúng với những gì mà bạn đã biết, đã hiểu. Vì vậy, từ “uể oải”, thật sự là rất hiệu quả.

Rất ít người có thể nhớ được hình dạng nước Nga hay Hy Lạp, hoặc bất kỳ một quốc gia nào đó, ngoại trừ một đất nước, đó là Italia. Đó là bởi vì hầu hết mọi người đều đã từng nói, hay từng đọc rằng hình dạng đất nước này giống hình một cái ủng. Lại tiếp tục có một quy luật ở đây, hình dạng của cái ủng là kiến thức đơn giản mà mọi người đã biết, và khi kết hợp hình dạng đất nước Italia với cái ủng thì không một ai có thể quên được.

Có nhiều ví dụ phổ biến biểu thị sự kết hợp trí nhớ, dù là không chủ ý hay có chủ ý. Và đây cũng là một ví dụ như vậy: những sinh viên ngành Y sử dụng sự gợi nhớ (một cách thức để nâng cao trí nhớ), giúp họ nhớ được những dây thần kinh sọ não; những sinh viên khác lại tưởng tượng đến từ tiếng Anh là “Homes” (những ngôi nhà) trên mặt hồ lớn, giúp họ nhớ được Ngũ đại hồ của Hoa Kỳ gồm có hồ Huron, hồ Ontario, hồ Michigan, hồ Erie, và hồ Superior; hay những sinh viên khác lại tưởng tượng ra cụm từ “Sơn Tùng Ăn Bánh” để nhớ được bốn chất giọng trong một bộ nhạc (các chữ cái đầu tiên của cụm từ gồm S, T, A, B là những chữ cái đầu tiên của Soprano, Tenor, Alto và Bass- lần lượt là các giọng nữ cao, nam cao, nữ trầm, nam trầm trong âm nhạc).

Ngoài ra, người ta có thể nhớ được núi Fujiyama cao khoảng 12.365 feet (bằng 3.776 mét) bằng cách kết hợp độ cao của dãy núi này với cách tính thời gian trong một cuốn lịch (1 năm gồm có 12 tháng và 365 ngày).

Với những ví dụ như vậy, chỉ có một điều đáng phiền là chúng chỉ có hiệu quả đối với một số thứ cụ thể; chúng bị giới hạn trong một phạm vi nào đó. Tuy nhiên, cách thức rèn luyện trí nhớ trong cuốn sách này là không giới hạn, bạn có thể ứng dụng chúng trong mọi thứ, bất kỳ thứ gì cũng được. Chúng sẽ chỉ bị giới hạn khi bạn bị giới hạn, không sẵn sàng ứng dụng chúng mà thôi. Điểm cần chú ý ở đây là: Nếu như bạn biết cách liên kết một cách có chủ ý mọi thứ bạn muốn nhớ với một vài thứ mà bạn đã biết, thì bạn sẽ thực sự có được một trí nhớ tuyệt vời. Điều này tương đối đơn giản. Bạn có thể học được cách liên kết một số thứ bạn muốn, theo cách nhanh chóng và tự nhiên nhất.

Phương thức ghi nhớ một cách bài bản mà bạn học được trong cuốn sách này là một phương thức rất tự nhiên. Chúng đơn thuần là việc sử dụng những quy trình tự nhiên để sắp xếp theo hệ thống, hay mô hình hóa những điều cần nhớ. Từ trước đến giờ, có thể nhiều lần bạn đã từng nghe hoặc từng thấy một số thứ khiến cho bạn tự vỗ vào tay mình và nói rằng: “Ồ, điều đó làm mình nhớ đến…”. Nhưng bạn biết không, thường thì những thứ nhắc bạn nhớ đến điều gì đó thực sự chẳng làm gì cả. Chỉ là đâu đó trong tâm trí bạn đã có một sự liên kết ngẫu nhiên và trùng hợp giữa chúng mà thôi.

Tại sao, và khi nào mà những nhà diễn thuyết trong thời cổ đại có thể sử dụng căn nhà của họ như những “địa điểm gợi nhớ”, nhắc họ nhớ đến những ý tưởng trong bài diễn thuyết, tìm kiếm thêm các căn nhà khác để khiến họ có nhiều “địa điểm gợi nhớ” hơn? Những căn nhà và những tòa nhà giống nhau không thể được sử dụng đi sử dụng lại. (một nhà tư tưởng học cho rằng: “Địa điểm gợi nhớ cũng giống như những viên sáp, chúng chỉ tiếp tục phát huy tác dụng khi mà những gì viết lên chúng lần trước đã bị lu mờ, và chúng đã sẵn sàng để được viết lên thêm lần nữa.”)

Không, vấn đề là những “địa điểm gợi nhớ” trong căn nhà đã trở nên quá quen thuộc sau tất cả những lần sử dụng, một cái cầu thang chỉ là một cái cầu thang mà thôi, và một căn phòng khách cũng vậy. Với những nhà diễn thuyết cổ đại, những nguyên tắc ghi nhớ quan trọng đơn giản là không bao giờ xảy ra và tồn tại. Việc kết hợp những ý tưởng trong bài diễn thuyết hay bất kỳ điều gì khác với những địa điểm là không cần thiết. Những ý tưởng có thể kết hợp được với nhau, vì vậy một ý tưởng này hiện ra sẽ gợi nhớ cho bạn đến một ý tưởng khác.

Ý tưởng đơn giản đó là nền tảng cơ bản của phương pháp ghi nhớ Liên Kết. Đầu tiên, cuốn sách sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng phương pháp này để ghi nhớ những thứ hữu hình. Sau đó, khi bạn đã học được cách ghi nhớ những thứ vô hình và trừu tượng như những ý kiến hay khái niệm. Và bạn sẽ thấy rằng ý tưởng này có thể dễ dàng ứng dụng được cả với những thứ như vậy.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button