Kỹ năng mềm

Luật Trí Não

Lời giới thiệu

Trong suốt thời kỳ học phổ thông hay thậm chí ngay cả khi đã tốt nghiệp đại học, có mấy khi bạn tự hỏi phải học như thế nào, phải suy nghĩ ra sao cho hiệu quả? Và cũng có mấy khi, bạn gặp riêng thầy cô hay những người thuộc thế hệ đi trước để học cách học, để hỏi cách hỏi, để ghi nhớ cách ghi nhớ cho hiệu quả hay không? Học tập và làm việc hiệu quả rõ ràng không dừng lại ở lượng kiến thức được truyền thụ trong nhà trường hay trong công việc mà là cách xử lý lượng kiến thức đó như thế nào và sau đó sử dụng chúng ra sao. Nhiều thập kỷ qua, giáo dục đã quên đi phần quan trọng của việc xử lý và sử dụng ấy mà mới giảng dạy trong các trường sư phạm, giúp cho các nhà giáo hiểu được cơ chế nhận thức, cơ chế hoạt động cơ bản, cũng như cơ chế ghi nhớ và tư duy của não người. Đối với nhiều nhà giáo, giảng viên, những kiến thức ấy có lẽ cũng đã phần nào phát huy được tác dụng của họ. Thế nhưng, đâu chỉ có người dạy mới cần biết cách vận dụng năng lực trí não sao cho hiệu quả. Người truyền thụ và người được truyền thụ kiến thức đều quan trọng như nhau. Vì vậy mà những kiến thức về não và vận dụng trí não hiệu quả phải trở thành kiến thức cơ bản được giảng dạy rộng rãi, sao cho người dạy và người học đều có khả năng tư duy hiệu quả. Hơn thế nữa, nắm vững quy luật trí não là bước đi đầu tiên trong việc khai phá những tiềm năng to lớn của bộ não, của năng lực tư duy. Đó đã và đang là bước tiến lớn của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Bạn hãy thử làm phép tính nhẩm này xem sao: nhân đôi con số 8.388.628. Trong vài giây, bạn có thể đưa ra kết quả không? Một chàng trai có thể thực hiện phép tính đó, rồi lại nhân đôi kết quả tìm được. Cứ như thế, chỉ trong vài giây, anh ta đã thực hiện được 24 lần, và điều đáng kinh ngạc là kết quả luôn luôn đúng. Một cậu bé có thể cho bạn biết chính xác giờ giấc tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả khi cậu đang ngủ. Một cô bé có thể xác định chính xác kích thước của một vật ở cách cô 20 mét. Một cô bé khác, chỉ mới 6 tuổi mà đã vẽ được những bức tranh sống động, đầy sức cuốn hút và triển lãm tranh của mình tại phòng tranh trên đại lộ Madison. Nhưng thực tế, chẳng cậu bé, cô bé nào trong số này có thể buộc dây giày cho ra hồn, và các em chỉ có chỉ số thông minh (IQ) không quá 50.

Bộ não của con người thật là kỳ diệu.

Bộ não của bạn không quá kỳ lạ, nhưng lại không kém phần đặc biệt. Hệ thống vận chuyển thông tin phức tạp nhất trên Trái Đất này chính là bộ não của con người. Não có thể dễ dàng quan sát những đường gợn sóng nhỏ đen đen trên một mảnh gỗ đã được tẩy trắng và sau đó nói lên ý nghĩa của chúng. Để đạt được điều kỳ diệu này, não bạn gửi đi những cú xóc điện “nổ lách ta lách tách” qua hàng trăm dặm dây nối được tạo thành bởi các tế bào não nhỏ đến mức phải hàng nghìn tế bào não đó mới có thể lấp đầy khoảng trống giữa hai từ trong câu này. Não hoàn thành tất cả quá trình này chỉ trong nháy mắt. Quả thực, chính bạn vừa mới làm việc đó. Có một điều cũng kỳ diệu không kém, nó làm cho chúng ta liên hệ mật thiết với nhau. Đó là, hầu như tất cả chúng ta đều không biết được bộ não của mình hoạt động như thế nào.

Điều này mang lại những hậu quả cũng kỳ lạ không kém. Chúng ta cố gắng vừa gọi điện thoại vừa lái xe, bất chấp sự thật là não khó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc khi buộc phải tập trung chú ý. Chúng ta tạo nên những môi trường làm việc áp lực cao, mặc dù bộ não bị áp lực sẽ làm việc kém năng suất hơn. Các trường học của chúng ta được thiết kế ra để cho hầu hết các hoạt động học tập thật sự đều diễn ra ở nhà. Sẽ thật phi lý nếu nói rằng điều này không gây tác hại quá lớn. Hãy đổ lỗi cho một thực tế là các nhà khoa học nghiên cứu về não ít khi trò chuyện với các giáo viên và nhân viên kinh doanh, các chuyên gia giáo dục và kế toán viên, những nhà quản lý và các tổng giám đốc. Trừ phi lúc này, trên bàn uống nước của bạn có tờ tạp chí Journal of Neuro Science (Khoa học thần kinh), nếu không thì bạn đang đứng ngoài cuộc đấy.

Vì thế, tôi đã viết cuốn sách này, với mục đích đưa bạn nhập cuộc..

Bạn sẽ già đi như Jim hay Frank?

Chúng ta sẽ khám phá ra tác động tích cực của việc rèn luyện cơ thể đối với não bằng cách xem xét nhóm dân số đang lão hóa. Tôi đã hiểu được điều này qua một người đàn ông bình thường tên là Jim và một người nổi tiếng là Frank. Tôi gặp cả hai người khi họ đang xem tivi. Một bộ phim tư liệu về nhà dưỡng lão của Mỹ quay những người ngồi xe đẩy, rất nhiều người trong số đó ở độ tuổi từ 85 đến 90, chật kín trong các phòng lớn sáng mờ mờ. Họ chỉ ngồi quây tròn và dường như đang chờ đợi cái chết. Một người tên là Jim. Cặp mắt ông ta ngây dại, đờ đẫn và đơn độc. Ông ta có thể dễ dàng khóc ngay lập tức, nhưng mặt khác lại sử dụng những năm cuối đời chăm chăm nhìn vào khoảng không. Tôi chuyển kênh tivi. Tình cờ tôi bắt gặp một người trông có vẻ còn rất trẻ, Mike Wallace. Nhà báo này đang bận rộn phỏng vấn vị kiến trúc sư gần 90 tuổi, Frank Lloyd Wright. Đó là một cuộc phỏng vấn cuốn hút nhất mà tôi từng được nghe.

“Khi tôi đi bộ đến nhà thờ Thánh Patrick… ở thành phố New York, lòng tôi đầy sùng kính”, Wallace vừa nói vừa búng điếu thuốc lá.

Ông già nhìn Wallace chăm chú. “Chắc chắn đó không phải là cảm giác tự ti chứ?”

“Chỉ vì tòa nhà thì lớn còn tôi lại nhỏ bé, ông định nói như vậy phải không?”

“Đúng thế.”

“Tôi không nghĩ thế.”

“Tôi hy vọng ông không nghĩ vậy.”

“Ông không có cảm xúc gì khi vào nhà thờ Thánh Patrick sao?”

“Rất tiếc”, Wright nói không chút ngập ngừng, “bởi đó không phải là thứ thật sự đại diện cho tinh thần độc lập và tự chủ của cá nhân, tôi thấy nó nên đại diện cho những công trình lớn mà chúng ta cống hiến cho nền văn hóa.”

Tôi lặng người đi vì câu trả lời khôn khéo của Wright. Trong bốn câu trả lời của ông, tôi nhận thấy một câu biểu hiện trí óc minh mẫn, tầm nhìn không gì lay chuyển nổi và thiện ý xuất phát từ óc suy nghĩ chín chắn của ông. Đoạn còn lại của cuộc phỏng vấn đầy tính thuyết phục này là phần cuối cuộc đời của Wright. Ông đã hoàn thành các bản thiết kế cho viện bảo tàng Guggenheim, công việc cuối cùng của ông vào năm 1957, lúc ông đã 90 tuổi.

Nhưng có một điều gì đó khiến tôi không thể nói nên lời. Trong lúc chờ đợi câu trả lời của Wright, tôi nhớ đến hình ảnh Jim trong nhà dưỡng lão. Ông ta cùng độ tuổi với Wright. Thực tế, đa số mọi người ở đây đều ở độ tuổi đó. Đột nhiên, tôi để ý thấy hai dạng lão hóa. Jim và Frank gần như sống trong cùng một thời. Nhưng một trí tuệ thì gần như héo mòn, còn trí tuệ kia vẫn giữ được sức sáng chói như ánh sáng mặt trời. Có điều khác nhau nào trong quá trình lão hóa giữa hai người đàn ông như Jim và Frank − người kiến trúc sư nổi tiếng kia? Câu hỏi này đã bị các nhà nghiên cứu bỏ ngỏ trong suốt một thời gian dài. Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã từng biết đến nhiều người lão hóa đang sống những cuộc đời có ích ở độ tuổi 80 và 90. Những người khác hình như trở nên méo mó và suy nhược trong cuộc sống và thường họ không sống nổi đến 70 tuổi. Những nỗ lực giải thích điểm khác nhau này đã dẫn đến nhiều phát hiện quan trọng mà tôi đã phân nhóm các câu trả lời theo sáu câu hỏi sau đây:

1) Có nhân tố nào để dự đoán chính xác xem bạn sẽ lão hóa ra sao?

Đó là câu hỏi chưa bao giờ dễ trả lời đối với các nhà nghiên cứu. Họ đã tìm được rất nhiều biến số mang tính bản chất góp phần tạo nên khả năng lão hóa của một con người. Đó chính là lý do tại sao các nhà khoa học đã đón nhận kết quả nghiên cứu này với cả lời hoan nghênh lẫn sự nghi ngờ. Kết quả là, nụ cười trên gương mặt Jack La Lanne là một trong những biến số độc lập lớn nhất về sự lão hóa thành công, đó chính là có hay không có phong cách sống “ngồi lỳ ở nhà”. Nói một cách đơn giản, nếu bạn là người ít hoạt động, trì trệ, bạn có nhiều khả năng lão hóa giống như Jim. Nếu bạn chưa lão hóa hoàn toàn ở độ tuổi 80, và có một phong cách sống năng động, bạn có nhiều khả năng lão hóa giống như Frank, và bạn có nhiều khả năng làm việc đến tận 90 tuổi.

Lý do chính của sự khác nhau dường như là ở việc rèn luyện cơ thể, giúp cải thiện sự khỏe khoắn của tim mạch, giảm nguy cơ bệnh tật như đau tim, đột quỵ. Song các nhà nghiên cứu cũng tự hỏi tại sao những người lão hóa “thành công” dường như tỉnh táo nhiều hơn về mặt tinh thần. Điều này sẽ dẫn tới câu hỏi thứ hai:

2) Đã có những cuộc trắc nghiệm hay chưa?

Câu hỏi này đề cập đến những cuộc trắc nghiệm thần kinh đã được tiến hành. Không quan trọng nó được đánh giá thế nào, câu trả lời luôn luôn đúng là: Những người thường xuyên rèn luyện cơ thể có thể nâng cao năng lực nhận thức, đôi khi rất đáng kinh ngạc, so với những người không chịu vận động. Những người thường xuyên rèn luyện cơ thể thực hiện tốt hơn những người “ngồi lỳ ở nhà” trong những trắc nghiệm về trí nhớ dài hạn, khả năng lập luận, sự chú ý, cách giải quyết vấn đề, thậm chí thực hiện các nhiệm vụ được gọi là thông minh. Những nhiệm vụ này kiểm tra khả năng suy luận nhanh nhạy và suy nghĩ trừu tượng, khả năng sử dụng những dữ kiện đã đã học được từ trước để giải quyết một vấn đề mới. Rèn luyện cơ thể giúp cải thiện cơ bản một loạt khả năng có thể đạt được trong lớp học và ở nơi làm việc.

Không phải bất kỳ khả năng nhận thức nào cũng được cải thiện nhờ việc rèn luyện cơ thể. Ví dụ như kỹ năng trí nhớ ngắn hạn tỏ ra không liên quan tới hoạt động thể chất. Trong khi hầu hết mọi cơ thể đều thể hiện một sự cải thiện nào đó, thì mức độ lợi ích với mỗi cá nhân lại tương đối khác nhau. Điều quan trọng nhất là, những kết quả nghiên cứu này − bền vững như chúng đã từng tồn tại − chỉ thể hiện mối liên kết, chứ không phải nguyên nhân. Để chỉ ra mối liên hệ trực tiếp, cần tiến hành thêm hàng loạt các cuộc thử nghiệm khác. Và các nhà nghiên cứu buộc phải đặt ra câu hỏi:

3) Bạn có thể biến Jim thành Frank?

Các cuộc thử nghiệm gợi lại cuộc trình diễn được dàn dựng lại. Các nhà nghiên cứu đã tìm được một nhóm những người ít vận động, đánh giá năng lượng não của họ, giúp họ luyện tập một thời gian rồi đánh giá lại năng lượng não của họ. Các nhà nghiên cứu luôn nhận thấy khi những người ít vận động tham gia vào một chương trình tập luyện aerobic, mọi khía cạnh năng lực tinh thần của họ bắt đầu hồi phục. Sau gần bốn tháng hoạt động, kết quả thật tuyệt vời. Điều này cũng xảy ra tương tự với trẻ em ở độ tuổi đi học. Trong một lớp học, học sinh tập đi bộ hai hoặc ba buổi mỗi tuần, mỗi buổi chừng 30 phút. Sau 12 tuần, kết quả nhận thức của chúng được cải thiện đáng kể so với trước khi đi bộ. Khi chương trình rèn luyện bị hủy bỏ, kết quả học tập của chúng lại trở về tình trạng trước cuộc thử nghiệm. Các nhà khoa học nhận thấy có một mối liên kết trực tiếp. Trong chừng mực nào đó, các bài luyện tập có thể biến Jim thành Frank, hoặc ít nhất có thể biến Jim thành một phiên bản sắc nét hơn của chính ông ta.

Khi hiệu quả của việc rèn luyện nhận thức ngày càng rõ rệt hơn, các nhà khoa học bắt đầu điều chỉnh các câu hỏi của mình. Một trong những câu hỏi lớn nhất, chân tình nhất đối với những người ít vận động là: Bạn cần loại luyện tập nào và cần luyện tập trong bao lâu mới có thể đem lại tác dụng? Tôi sẽ đưa ra cả thông tin vui và thông tin buồn.

4) Thông tin buồn là gì?

Thật đáng ngạc nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu về dân số lão hóa, kết quả thu được không nhiều. Nếu bạn đi bộ vài lần mỗi tuần, điều đó sẽ có lợi cho não của bạn. Với những người chịu khó nhúc nhích một chút, não cũng được cải thiện hơn so với người không hề vận động. Cơ thể dường như la hét đòi trở về thuở sơ khai, là một đứa trẻ hiếu động. Bất kỳ sự tán đồng lịch sử nào, dù hết sức nhỏ nhặt cũng được nhiệt liệt hoan nghênh. Trong phòng thí nghiệm, tiêu chuẩn vàng của bài tập aerobic là 30 phút cho mỗi bài tập, hai hoặc ba lần mỗi tuần. Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nhận thức của não càng được gia tăng.

Tất nhiên, kết quả của mỗi người đều khác nhau và không ai lại chịu dấn thân vào một chương trình tập luyện khắt khe mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Luyện tập quá nhiều gây nên tình trạng kiệt sức và có thể làm tổn thương quá trình nhận thức. Các kết quả nghiên cứu chỉ đơn thuần đưa ra gợi ý về sự luyện tập mà một người nên thực hiện. Trải qua hàng triệu năm, từ thời xa xưa, việc rèn luyện cơ thể đã rất tốt cho não. Ích lợi của nó đáng ngạc nhiên ra sao, khi chúng ta trả lời được câu hỏi tiếp theo.

5) Luyện tập có thể chữa được bệnh rối loạn trí não?

Xác định ảnh hưởng rõ rệt của việc rèn luyện cơ thể đối với quá trình nhận thức điển hình, các nhà nghiên cứu muốn biết liệu có thể sử dụng các bài luyện tập để chữa trị một quá trình nhận thức hay không. Chúng ta nghĩ sao về những căn bệnh của tuổi già như chứng mất trí nhớ và một căn bệnh tương tự, bệnh Alzheimer[1] (sa sút trí tuệ ở người cao tuổi)? Và cả những rối loạn cảm xúc như sự phiền muộn? Các nhà nghiên cứu xem xét cả hai khía cạnh phòng ngừa và can thiệp. Nhiều cuộc thí nghiệm được thực hiện đi thực hiện lại trên toàn thế giới, trong hàng chục năm, thu hút hàng nghìn nhà nghiên cứu và cho kết quả thật rõ ràng. Nguy cơ mắc chứng giảm trí nhớ trong cuộc đời bạn thường giảm một nửa nếu bạn tham gia hoạt động thể chất trong thời gian rảnh rỗi. Tập aerobic dường như đóng vai trò then chốt. Với bệnh Alzheimer, hiệu quả của nó còn lớn hơn rất nhiều, rèn luyện cơ thể sẽ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh hơn 60%.

Rèn luyện cơ thể bao nhiêu mới đủ? Tập đi tập lại mỗi ngày một ít. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên tham gia một loại hình luyện tập nào đó, chỉ cần hai lần mỗi tuần cũng mang lại ích lợi cho bạn. Nâng cao việc rèn luyện cơ thể bằng cách đi bộ 20 phút mỗi ngày, bạn có thể giảm khoảng 57% nguy cơ đột quỵ, một trong những nguyên nhân gây bại liệt thần kinh ở người lớn tuổi.

Có một người chịu trách nhiệm chính trong việc xúc tiến các cuộc nghiên cứu này là Tiến sĩ Steven Blair. Anh đã thực sự không muốn trở thành nhà khoa học, mà muốn trở thành huấn luyện viên điền kinh. Trông anh có vẻ huyền bí giống như Jason Alexander, diễn viên đóng vai George Costanza trong vở hài kịch cổ Seinfeld[2] trên truyền hình. Huấn luyện viên của Blair ở trường trung học, Gene Bissel, một lần bị tước quyền huấn luyện đội bóng đá sau khi bị phát hiện đã không nghe điện thoại của một quan chức thể thao. Mặc cho các quan chức của liên đoàn bóng đá gây khó khăn, Bissel vẫn tin đội của ông sẽ chiến thắng. Và chàng Steven trẻ tuổi không bao giờ quên được vụ việc đó. Blair đã viết lại rằng, tinh thần tận tụy cống hiến đã truyền cho anh lòng ngưỡng mộ bất diệt đối với sự phân tích thống kê chính xác, đầy ý nghĩa của công việc nghiên cứu sức khỏe cộng đồng mà anh đang dấn thân vào. Bài thuyết trình mới đây của anh về sức khỏe và tỉ lệ người chết có giá trị như một bước ngoặt về cách thức làm việc với đức tính trung trực trong lĩnh vực này. Tính chính xác trong công việc nghiên cứu đã truyền cảm hứng tới các nhà nghiên cứu khác. Họ đặt câu hỏi làm thế nào sử dụng phương pháp rèn luyện cơ thể để không những chỉ phòng ngừa mà còn can thiệp, nhằm điều trị các chứng bệnh rối loạn tâm thần như suy nhược và trầm cảm?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button